Báo cáo biện pháp Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua các tiết sinh hoạt tập thể

- Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học nhằm đạt mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp; tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh sử dụng quyền và bổn phận của mình và phát triển toàn bộ về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở lớp 3 được tập trung chủ yếu ở 3 môn học: Tiếng việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội.

- Bộ Giáo dục - Đào tạo đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học. Đây là chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố.

- Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, dễ bị kích động, lôi kéo,. Đặc biệt trong bối cảnh cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ đang chịu rất nhiều những tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực. Nếu thiếu kĩ năng sống các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi bạo lực, lối sống ích kỉ, thực dụng, dẫn tới rất nhiều những hệ lụy đau lòng như bạo lực học đường, nghiện ma túy, đua xe,. Sở dĩ như vậy là do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giao tiếp,.

- Tất cả các kĩ năng mà học sinh có được đều cần thông qua thực tiễn. Đó có thể là học từ vui chơi cùng bạn, từ thầy cô, từ gia đình, từ đọc sách báo,. song quan trọng hơn cả vẫn là phải qua thực hành, qua việc làm rồi tự mình trải nghiệm, rút ra bài học.

 

doc 5 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 6280
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua các tiết sinh hoạt tập thể", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua các tiết sinh hoạt tập thể

Báo cáo biện pháp Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua các tiết sinh hoạt tập thể
MỤC LỤC
PHẦN THỨC NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ:...............................Trang 2
1. Lí do chọn đề tài:	.Trang 3
2. Mục đích nghiên cứu: 	.Trang 3
3. Đối tượng nghiên cứu:	.Trang 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:....................................Trang 3
5. Phạm vi nghiên cứu:	.Trang 3
6. Phương pháp nghiên cứu:	.Trang 3
PHẦN HAI: NỘI DUNG. 	.Trang 4
Chương I. Cơ sở lí luận : 	.Trang 5
Chương II. Cơ sở thực tiễn: 	.Trang 5
1.Thuân lợi:......................................................Trang 5
2.Khó khăn:......................................................Trang 5
 3. Thực trạng rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học:: trang 6
Chương III: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua các tiết sinh hoạt tập thể.
4. Giải pháp: ................................................................... Trang 8
 5. Kết quả nghiên cứu: .................................................... Trang 15 
III. KẾT LUẬN	.Trang 17
	Bài học kinh nghiệm:...................................................Trang 18
IV. PHỤ LỤC: .......................................................................... Trang 22
Tài liệu tham khảo :......................................................Trang 21
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lí do chọn đề tài :
- Ở Việt Nam, để thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã và đang từng bước đổi mới theo theo bốn trụ cột của thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để chung sống. Phương pháp giáo dục cũng đang đổi mới theo hướng trang bị kiến thức cần thiết cho các em học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
- Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học nhằm đạt mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp; tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh sử dụng quyền và bổn phận của mình và phát triển toàn bộ về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở lớp 3 được tập trung chủ yếu ở 3 môn học: Tiếng việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội.
- Bộ Giáo dục - Đào tạo đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học. Đây là chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố.
- Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, dễ bị kích động, lôi kéo,... Đặc biệt trong bối cảnh cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ đang chịu rất nhiều những tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực. Nếu thiếu kĩ năng sống các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi bạo lực, lối sống ích kỉ, thực dụng, dẫn tới rất nhiều những hệ lụy đau lòng như bạo lực học đường, nghiện ma túy, đua xe,... Sở dĩ như vậy là do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giao tiếp,...
- Tất cả các kĩ năng mà học sinh có được đều cần thông qua thực tiễn. Đó có thể là học từ vui chơi cùng bạn, từ thầy cô, từ gia đình, từ đọc sách báo,... song quan trọng hơn cả vẫn là phải qua thực hành, qua việc làm rồi tự mình trải nghiệm, rút ra bài học.
- Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là vô cùng quan trọng. Điều đó cần được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố. Bản thân tôi đã tôi thấy việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong các tiết sinh hoạt tập thể xoay quanh các chủ đề, chủ điểm tất tốt. Vì thế tôi chọn đề tài: “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua các tiết sinh hoạt tập thể.”
2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật...
- Giúp học sinh có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc.
- Trang bị cho các em một số kĩ năng thực hành một số công việc cụ thể để phục vụ bản thân, để có thể giúp đõ những người xung quanh mình. 
 - Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kỹ năng phù hợp .
+ Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. KNS giúp HS có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày.
+ KNS giúp HS vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành.
- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức
- Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đồng thời có sự thống nhất cao việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong toàn cấp học; trang bị cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày; giúp các em có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử, ứng phó phù hợp, tích cực trước tình huống cuộc sống. 
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài hướng vào nghiên cứu một số nội dung liên quan đến kĩ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 3 trong các tiết sinh hoạt tập thể, chú trọng vào kĩ năng thực hành.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xây dựng cơ sở lý luận của công tác giáo dục kĩ năng sống trong tiết sinh hoạt tập thể ở trường tiểu học.
- Thực trạng chỉ đạo tổ chức dạy kĩ năng sống trong tiết sinh hoạt tập thể.
- Đề cuất một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong tiết sinh hoạt tập thể.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Tìm hiểu một số đặc điểm, biện pháp cơ bản của kĩ năng sống được hình thành qua việc học tập tiết Sinh hoạt tập thể tại lớp 3 của trường tôi trong năm học này.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra (Học sinh trả lời trắc nghiệm).
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp (Phân tích nguyên nhân, tổng hợp kết quả).
- Phương pháp so sánh (So sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài)
- Phương pháp thực hành: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động, để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kĩ năng; thực hiện sự phối hợp trong ngoài nhà trường, làm tốt công tác xã hội trong việc giáo dục kĩ năng sống.
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG.
 	Chương I.Cơ sở lí luận: 
Vì sao nên dạy kỹ năng sống cho trẻ từ tiểu học?
Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống
Theo tôi thì phụ huynh rất quan tâm đến khía cạnh giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bởi vì kỹ năng sống chính là những trải nghiệm thực tế nhất về cuộc sống để trẻ rèn luyện được tinh thần tự lập, tinh thần đội nhóm và năng lực cá nhân. Hiện nay nhiều trường học vẫn liên tục cố gắng đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển về trí tuệ, đạo đức lẫn thể chất.
	- Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại... Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có những khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
- Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. 	
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải đảm bảo các yếu tố: giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật... Tuy nhiên, giáo dục kĩ năng sống để đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không phải chỉ từ các bài giảng.
- Kĩ năng sống là cái có sau những trải nghiệm thực tế nên việc lồng ghép này sẽ không dừng lại ở mức giảng dạy lý thuyết mà cụ thể hóa thành từng trường hợp, hoàn cảnh và yêu cầu học sinh xử lý.
- Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm, chứ không đặt mục đích “rèn nếp” hay “nghe lời”. Công dân toàn cầu là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, quyết định có làm điều này hay điều khác và chịu trách nhiệm về điều đó, chứ không tạo ra lớp công dân chỉ “biết nghe lời”.
- Đây là sự khác biệt cơ bản của việc giáo dục kĩ năng sống với môn học truyền thống như Đạo đức.
- Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học được Bộ GD-ĐT triển khai vào năm học 2010-2011. Đây là môn học mở, tùy điều kiện từng trường để áp dụng linh hoạt, vì không quy định tiết học, giờ học cụ thể nên tùy thuộc vào điều kiện dạy học cụ thể.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_ren_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_lop_3_thong.doc