Báo cáo biện pháp Ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Toán lớp 3

Học sinh tiểu học còn nhỏ, nên quá trình nhận thức thường gắn với những hình ảnh, hoạt động cụ thể. Bởi vậy các phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy. Đặt biệt là các phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Trong những tiết học có đồ dùng trực quan đẹp, rõ nét học sinh sẽ chú ý đến bài giảng hơn và kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn.

 Đối với môn Toán không có nhiều tranh ảnh như các bộ môn khác, nhưng không phải vì thế mà không cần đến ứng dụng CNTT. Ngoài bộ đồ dùng dạy và học toán chỉ là những con số, các bài toán và những hình vẽ. Thế nhưng, những con số, những bài toán và những hình vẽ nếu đưa lên màn hình lớn với sự nhấn mạnh bằng cách đổi màu chữ hay gạch chân, sẽ có hiệu quả hơn.Chính vì vậy mà việc đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn toán là cần thiết.

 

doc 25 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 24621
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Toán lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Toán lớp 3

Báo cáo biện pháp Ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Toán lớp 3
A. Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT đã rất phổ biến ở Việt Nam. Cùng với sự đi lên của xã hội, ngành giáo dục cũng mạnh dạn đưa ứng dụng CNTT vào dạy học. Đối với ngành giáo dục đào tạo, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. Mặt khác, ngành giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Hơn nữa, CNTT là phương tiện để giúp chúng ta tiến tới một “ Xã hội học tập”. Bởi vậy, trong năm học này, ngành giáo dục tiếp tục ứng dụng CNTT trong trường học để tạo bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề phát triển CNTT trong những năm tiếp theo.
Việc sử dụng CNTT ở Hà Nội đã trở nên phổ cập và mang tính thường nhật. Trong trường tiểu học Thanh Xuõn Trung , học sinh lớp 3 đã được làm quen với môn Tin học. Nên việc đưa ứng dụng CNTT vào trường học là việc làm cần thiết và đúng đắn. Trong công tác giảng dạy, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp dạy và học. Nhờ đó mà học sinh hứng thú học tập hơn, kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
 Ứng dụng CNTT có thể đưa vào tất cả các môn học, đặc biệt là các môn có sử dụng nhiều tranh ảnh cho bài giảng. Trong 2 năm học gần đây, tôi đã mạnh dạn đưa ứng dụng CNTT vào nhiều môn học. Đặc biệt là môn Toán tôi đã thiết kế được giáo án điện tử để đưa vào giảng dạy. Đối với bộ môn Toán, ngoài sử dụng phần mềm Power Point tôi còn sử dụng phần mềm VioLET,và phần mềm Active primary vào bài giảng, tạo không khí học tập thoải mái cho học sinh. Qua quá trình soạn giáo án và giảng dạy tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm và quyết định viết đề tài: . Ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Toán lớp 3 
2. Mục đích nhiên cứu:
 	- Tìm hiểu về ứng dụng CNTT vào môn Toán lớp 3.
	- Tìm hiểu thực trạng khi đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Toán lớp 3.
	- Đổi mới phương pháp dạy học khi đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Toán lớp 3 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
	-Học sinh lớp 3A1.
	-Theo dõi và kiểm tra đánh giá việc tiếp thu bài của học sinh.
	-Đối chiếu với các tiết học không có sử dụng CNTT.
B. Nội dung
1. Nội dung – Lý luận
 Học sinh tiểu học còn nhỏ, nên quá trình nhận thức thường gắn với những hình ảnh, hoạt động cụ thể. Bởi vậy các phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy. Đặt biệt là các phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Trong những tiết học có đồ dùng trực quan đẹp, rõ nét học sinh sẽ chú ý đến bài giảng hơn và kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn.
	Đối với môn Toán không có nhiều tranh ảnh như các bộ môn khác, nhưng không phải vì thế mà không cần đến ứng dụng CNTT. Ngoài bộ đồ dùng dạy và học toán chỉ là những con số, các bài toán và những hình vẽ. Thế nhưng, những con số, những bài toán và những hình vẽ nếu đưa lên màn hình lớn với sự nhấn mạnh bằng cách đổi màu chữ hay gạch chân, sẽ có hiệu quả hơn.Chính vì vậy mà việc đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn toán là cần thiết.
2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc giảng dạy học môn Toán ở lớp 3:
. Những thuận lợi:
- Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung là đơn vị điển hình về ứng dụng CNTT, nên đã sớm triển khai việc đưa ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy và học. Năm học 2011 – 2012 tiếp tục thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung đã phát động phong trào “Giáo viên mạnh dạn sử dụng giáo án điện tử trong năm học”. Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá mỗi giáo viên trong nhà trường.
	- Được sự quan tâm của Ban Giỏm Hiệu, sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo và toàn thể phụ huynh trong toàn trường hỗ trợ về cơ sở vật chất cho nhà trường. Trong năm học vừa qua trường đã được cấp máy chiếu Panasonic , máy vi tính và nối mạng Internet. 
	- Nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên học nâng cao trình độ tin học. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn sử dụng công nghệ thông tin cho giáo viên. Trường còn tổ chức các buổi tham luận về ứng dụng CNTT để giáo viên trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.
2.2. Những khó khăn:
	- Khó khăn nhất đối với giáo viên chúng tôi là trình độ tin học còn hạn chế, nên việc thiết kế giáo án điện tử rất vất vả và mất nhiều thời gian. Nhà trường luôn tạo điều kiện cho chúng tôi đi học để nâng cao trình độ tin học, nhưng thời gian có hạn nên chúng tôi không thể đi chuyên sâu tìm hiểu được các kiến thức của tin học để soạn bài theo mong muốn.
 	- Việc thiết kế giáo án điện tử chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc chọn màu sắc, phông nền hay phông chữ, chọn hiệu ứng đôi khi chưa phù hợp.
 	- Giờ học còn phụ thuộc vào, phòng học, ánh sáng. 
3.Thực trạng và những yêu cầu cần thiết khi thiết kế giáo án điện tử.
 3.1. Những tiện ích khi sử dụng giáo án điện tử:
Đến năm học 2011 -2012 giáo án điện tử đã được nhiều giáo viên đón nhận một cách tích cực, bởi nó tạo ra một không khí học tập sôi nổi, thu hút sự chú ý của học sinh, học sinh thực sự làm chủ trong tiết học.Khi dạy bằng giáo án điện tử giáo viên đỡ vất vả hơn nhiều. Thay bằng các thao tác gắn đồ dùng lên bảng, giáo viên chỉ cần clích chuột là có. Dạy bằng giáo án điện tử còn tránh được tình trạng cháy giáo án do quá nhiều thao tác gắn và tháo đồ dùng dạy học.
	-Khi sử dụng giáo án điện tử giáo viên có thể thiết kế bài học như sách giáo khoa, không cần in tranh ảnh tốn tiền, mất thời gian mà hình ảnh lại nhỏ không rõ nét như khi đưa lên màn hình lớn.
	- Đối với môn Toán không có nhiều tranh ảnh như các môn học khác, nhưng không phải vì thế mà không cần đến ứng dụng CNTT. Môn Toán tuy ít tranh ảnh, nhưng mỗi bài học hay mỗi bài toán ta đưa lên màn hình lớn sẽ giúp học sinh chú ý hơn. 
Những từ ngữ trọng tâm trong bài ta có thể đổi màu hoặc gạch chân sẽ giúp học sinh hiểu bài hơn , từ đó giải bài toán một cách dễ dàng. Hoặc khi tóm tắt đề bài ta có thể dùng những hình ảnh phù hợp với đề bài ( như con chim, con cá, bông hoa...) những hình ảnh này tụi có thể lấy trên mạng Internet. 
Cách tóm tắt đề bài đó sẽ giúp học sinh dễ hiểu bài và làm bài tốt hơn. Những bài toán về hình học ta có thể đưa lên màn hình lớn, tô màu những phần cần thiết, như vậy sẽ giúp học sinh dễ hiểu bài hơn. Hoặc những bài toán về ghép hình, mỗi bài toán có thể có nhiều cách ghép khác nhau. Cùng một lúc giáo viên đưa các đáp án lên bảng sẽ rất vất vả và mất thời gian. Nhưng nếu dạy bằng giáo án điện tử thì chỉ cần thiết kế trong một Slide là có đủ các đáp án của bài. Dựa vào đó học sinh biết đựoc mình đã ghép theo cách nào, và còn có những cách ghép nào nữa. Từ đó học sinh có thể vận dụng các cách ghép hình cho các bài học sau.
	-Ngoài sử dụng phần mêm PowerPoint tôi còn sử dụng phần mềm VioLET vào phần luyện tập dưới dạng trò chơi sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh. Trò chơi có thể diễn ra đầu, giữa hoặc cuối tiết học.Trò chơi có thể giải quyết được một hoặc nhiều bài toán. Trò chơi này còn giúp học sinh tính toán và phản xạ nhanh, từ đó phát triển tư duy cho học sinh. Để thưòng xuyên đổi mới tôi thường lấy tên trò chơi là “Ai nhanh, ai đúng,?” hoặc Thử tài đoán nhanh”...
	 -Việc đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy có rất nhiều cái lợi cho cả học sinh lẫn giáo viên. Vấn đề đặt ra là phải soạn giáo án như thế nào cho phù hợp thì mới đem lại hiệu quả mong muốn. 
 3.2. Những lưu ý khi sử dụng giáo án điện tử:
- Đối với môn Toán những con số, những dấu cộng, trừ, nhân, chia quá nhỏ nên khi thiết kế giáo án điẹn tử không đơn giản chút nào. Bởi vậy khi thiết kế giáo án điện tử cần chú ý những điều sau:
a.Cần chọn phông chữ, màu chữ, phông nền, màu nền cho phù hợp. Không nên chọn màu sắc tối, nhợt nhạt sẽ không gây được sự chú ý của học sinh. Không nên chọn màu sắc quá lòe loẹt, hoặc quá nhiều màu sắc trong một Slide nhìn sẽ rối mắt.
b. Chỉ đưa những kiến thức trọng tâm của bài vào Slide.
c. Những kiến thức cần nhấn mạnh thì nên chọn hiệu ứng đổi màu hoặc gạch chân, chứ không nên chọn hiệu ứng quá sinh động làm cho học sinh chỉ chú ý xem các hiệu ứng không chú ý đến kiến thức của bài.
d. Hiệu ứng chuyển trang cũng nên chọn hiệu ứng phù hợp, không nên chọn hiệu ứng quá nhanh hay quá chậm hoặc qua sống động ảnh hưởng đến sự tập trung vào bài học của học sinh.
e. Khi sử dụng phần mềm VioLET cần chọn bài toán phù hợp với nội dung kiến thức của bài để học sinh chơi trò chơi. Không nên chọn bài quá khó, bởi vì phần trò chơi này học sinh làm bài tập trắc nghiệm trong thời gian ngắn. Đề bài nên thiết kế ở phần mềm Microsoft OfficeW..., chọn màu cho phù hợp , chụp ảnh rồi mới đưa vào ViOLET. Bởi phần mềm VioLET phông chữ nhỏ, chỉ có màu đen. 
4. Một vài minh họa thiết kế giáo án điện tử Toán 3:
Bài: HÌNH CHỮ NHẬT
Trong bài này tôi thiết kế trên 18 Slide. Sau đây là một số Slide chính trong bài:
+ Slide thứ nhất tôi thiết kế phần lời chào và giới thiệu: 
+ Slide thứ hai chứa nội dung phần kiểm tra bài cũ 
Ở phần này tôi cho học sinh làm bài vào bảng con và bảng lớp .sau đó tôi cho học sinh nhận xét và tôi nhận xét .
+ Slide thứ ba là phần giới thiệu bài :
Tôi cho học sinh quan sát từng đồ vật và nêu câu hỏi để học sinh trả lời .Sau cùng tôi rút ra bài học .
+ Slide thứ tư bắt đầu vào bài học mới 
+ Slide thứ năm tôi cho học sinh thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau :
Từ nhóm đôi học sinh thảo luận các câu hỏi trờn sau đó tôi cho học sinh kết thành nhóm 4 thaỏ luận các câu hỏi ở slide tiếp theo.
Từ những câu hỏi học sinh đó thảo luận tụi bắt đầu hỏi từng câu hỏi nhỏ để rút ra nội dung bài học ở slide kế tiếp 
.
Slide thứ chín và thứ mười là phần bài tập 1.Ở bài tập này tôi cho học sinh làm vào bảng con và sau đó tôi đưa đáp án đúng để sửa bài :
Slide thứ mười một là phần bài tập 2.Ở bài tập này tôi cho học sinh thực hành đo ở trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi tôi đưa ra .Sau sùng tôi dùng thước để kiểm tra xem các em thục hiện có đúng hay không :
Slide thứ mười hai là bài tập 3: Ở bài tập này tôi cho học sinh thảo luận nhóm đôi trong thời gian 30 giây để tìm ra các hình chữ nhật có trong bài: Sau đó tôi cho học sinh đi tìm chiều dài chiều rộng của từng hình và số đo của các cạnh đó. Và trong lúc học sinh thực hiện tôi đưa ra những đáp án đúng bằng những cái clich chuột .
Slide tiếp theo là bài tập số 4: Ở bài tập này tôi cho học sinh nêu yêu cầu và làm vào Phiếu Bài Tập một học sinh lên bảng làm. Sau khi tôi đó thu 5 phiếu chấm điểm bắt đầu tôi sửa bài của học sinh trên bảng làm trước và đáp án của các em dưới lớp. Cuối cùng tôi đưa ra đáp án đúng và một vài cách để có thể kẻ thành hình chữ nhật.
+ Để phần trò chơi luôn hấp dẫn trong các tiết học tôi có thể đổi tên trò chơi; “Ai đúng, ai sai?” hoặc “ Thử tài đoán nhanh”...
Ở bài này tôi cho học sinh chơi trò ((Ai nhanh hơn )) Tôi cho học sinh ghép từ 4 hình tam giác thành một hình chữ nhật. Trong thời gian 1 phút đội nào ghép đúng và nhanh thì đội đó thắng và được thưởng một tràng vỗ tay.
- Ngoài ra, còn các Slide khác là lời giới thiệu , lời chào..
Bài: ĐỀ CA MÉT – HÉT TÔ MÉT
-Với tiết này nếu không ứng dụng CNTT thì bài dạy rất là nhàm chỏn. khi hỡnh thành cỏc đơn vị cho học sinh .
Nhưng khi dùng giáo án điện tử tôi chỉ cần clich chuột và thay những đơn vị cần ghi nhớ bằng những chữ màu khác Giúp học sinh thích thú hơn khi học bài: Ở bài học này tôi cũng thiết kế 14 Slide và các sai cũng được thiết kế trỡnh tự một tiết dạy .
Trịnh Thị Ánh Nhung
Slide này tụi cho học sinh làm bảng con kết hợp bảng lớp.
Slide tiếp theo là nội dung bài học : Ở slide này tụi cho học sinh thảo luận nhóm đôi để tỡm ra đáp án đúng sau đó tôi đưa những nội dung bài học cần ghi nhớ lên bảng cho học sinh đọc cá nhân đồng thanh .
Khi học sinh đó nắm được các đơn vị cần truyền thụ và cần ghi nhớ tôi cho học sinh chuyển qua phần luyện tậpđể nắm kiến thức rừ hơn . 
Bài tập 1: Tôi đưa lên Slide cho học sinh đọc yờu cầu, sau đó học sinh thảo luận nhóm 2. Sau khi học sinh thảo luận tôi cho học sinh chữa bài và đáp án đúng cũng được đưa lên màn hình với màu sắc khác để cả lớp nhìn thấy rõ, chứ không phải chỉ nghe. Như vậy học sinh sẽ hiểu rõ hơn bài tập này hơn.
Bài tập 2: Với bài tập 2 tôi không cho học sinh thảo luận, mà yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ rồi trả lời từng câu hỏi. Sau mỗi câu trả lời tôi cũng đưa đáp án đúng lên màn hình với màu chữ khác với đề bài để học sinh thấy rõ và so sánh với kết quả của mình.
Bài tập 3: Cho học sinh làm giấy nháp, 1 học sinh làm bảng phụ. Sau khi học sinh làm xong tôi đưa đáp án đúng cho học sinh chữa bài. Nếu kết quả của học sinh nào không đúng với đáp án thì lúc đó chữa bài tìm ra nguyên nhân dẫn đến sai.
Để củng cố kiến thức cũng như kiểm tra xem các em nhớ bài tớ đâu tôi cho học sinh chơi trũ chơi và thi đua đọc lại bảng đơn vị đo độ dài sau:
Và cuối cùng là slide chào:
5. Kết quả:
Qua thời gian giảng dạy tụi thấy những tiờt học cú sử dụng CNTT học sinh tiếp thu bài nhanh hơn và tiết học sinh động hơn những tiết học không sử dụng CNTT.
	Sau khi nghiên cứu và đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Toán lớp 3A tôi thấy học sinh thích học những tiết có dạy bằng giáo án điện tử hơn những tiết dạy truyền thống. Sau khi dạy bài “ ĐỀ CA MÉT – HÉT TÔ MÉT ” , tôi đã cho 2 lớp 3A4 (dạy không có CNTT) và 3A1 (dạy có CNTT) kiểm tra cùng 1 đề bài thì kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3A1 (Thực nghiệm)
50
45
90
5
10
0
0
0
0
 3A4 (Đối chứng)
46
20
44
21
46
5
10
0
0
- Nhìn vào bảng trên cho thấy chất lượng lớp 3A1 có ứng dụng CNTT kết quả cao hơn so lớp 3A4 không có ứng dụng CNTT. Hầu hết các em ở lớp 3A1 (Thực nghiệm) nắm chắc bài và tìm kết quả nhanh, đúng hơn lớp 3A4 (Đối chứng). Với các tiết học khác có ứng dụng CNTT kết quả cao hơn hẳn so với khi dạy không có ứng dụng CNTT.
C. Kết luận và khuyến nghị.
 Trên đây là một vài kinh nghiệm đưa ứng dụng CNTT vào dạy Toán lớp 3A1. Khi đưa ứng dụng CNTT vào dạy học tuy có vất vả và mất nhiều thời gian, nhưng hiệu quả bài học rất cao. Những tiết dạy có sử dụng CNTT gây hứng thú học tập cho học sinh, làm cho tiết học nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên để có một giáo án điện tử phải có thời gian, có ý tưởng từ trước, chứ không thể đến giờ lên lớp mới chuẩn bị. Bởi vậy,đòi hỏi người giáo viên luôn giành nhiều thời gian cho công việc soạn bài.
 Qua quá trình giảng dạy môn Toán lớp 3A1 có ứng dụng CNTT tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm như trên. Bài viết này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của tổ chuyên môn và các cấp lãnh đạo và toàn thể các bạn đồng nghiệp để tôi giảng dạy ngày càng tốt hơn.
Thanh Xuân, ngày 14 tháng 04 năm 2012
Người viết
Trịnh Thị Ánh Nhung

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_ung_dung_cntt_vao_giang_day_mon_toan_lop_3.doc