Báo cáo biện pháp Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò

Trong công cuộc đổi mới của xã hội hiện nay, một nền giáo dục tiến bộ được coi là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Sinh thời Bác Hồ đã nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng với cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Đúng vậy, tất cả những điều đó đều bắt đầu từ giáo dục mà nên, mà khởi nguồn là giáo dục Tiểu học.

Trong bậc Tiểu học thì lớp Một là môi trường đầu tiên các em được làm quen với trường Tiểu học. Đây là một việc rất mới lạ nên các em thường bỡ ngỡ và lúng túng. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm lớp Một là cầu nối rất quan trọng giúp các em làm quen và nhanh chóng hòa nhập với môi trường học tập.

Giáo viên chủ nhiệm lớp Một luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc dạy dỗ và giáo dục học sinh. Ngoài việc truyền thụ kiến thức cho các em chúng ta còn phải uốn nắn, rèn luyện cho các em từ lời ăn, tiếng nói và rèn luyện kĩ năng hình thành nhân cách cho học sinh.

Đúng vậy, các cụ xưa đã có câu:

“Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài

Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc thôi.”

Mỗi viên ngọc muốn có một giá trị nhất định như chúng ta hằng mong muốn thì cần phải có những người thợ khéo tay mài dũa mà nên. Học sinh lớp Một ví như những viên ngọc thô nếu được giáo dục toàn diện thì sẽ trở thành công dân có ích cho xã hội, góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng đất nước sau này. Đúng là: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.

Thực tế cho thấy việc định hướng, kích thích học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp Một hăng say học tập là một điều vô cùng quan trọng.

 

docx 33 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò

Báo cáo biện pháp Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò
ặc trưng của môn học mà giáo viên lựa chọn, phối hợp một cách hợp lí các hình thức học tập với nhau.
Cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi trong tiết Tập đọc vừa có tác dụng giúp học sinh được đọc nhiều hơn, vừa giúp cho các em dễ dàng phát hiện ra lỗi sai của bạn để từ đó giúp bạn sửa sai.
Ví dụ: Khi dạy bài “Mưu chú Sẻ” tôi đã cho học sinh luyện đọc theo nhóm như sau:
Chia bài tập đọc thành hai đoạn: đoạn 1 từ đầu đến rửa mặt; đoạn 2 là phần còn lại.
Cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi (hai em trong cùng một bàn tạo thành một nhóm, một em đọc đoạn 1, một em đọc đoạn 2 và ngược lại).
Học sinh đọc xong trong nhóm thì tôi gọi các em đọc trước lớp. Sau mỗi nhóm đọc tôi luôn mời các bạn nhận xét và cho ý kiến về bài đọc của hai bạn trong nhóm. Tôi cũng hướng dẫn học sinh nhận xét cụ thể bạn nào đọc tốt, bạn nào đọc còn có điểm gì cần khắc phục để giúp nhau cùng đọc tốt hơn.
Ngoài việc cho học sinh đọc theo nhóm đôi như trên tôi còn cho các con tập làm quen với cách đọc hỏi đáp theo nội dung bài học.Việc làm này vừa giúp học sinh luyện đọc được nhiều hơn vừa giúp các em hiểu thêm về nội dung của bài học mà lại tạo cho các em nguồn hứng thú mới khi tham gia luyện đọc.
Ví dụ: Khi dạy bài tập “Kể cho bé nghe”, sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài xong tôi cho các em luyện đọc đối đáp như sau:
Hai em trong một bàn tạo thành một nhóm.
Em A đọc dòng thứ nhất: Hay nói ầm ĩ
Em B đọc dòng thứ hai:	Là con vịt bầu.
Em A đọc dòng thứ ba:	Hay hỏi đâu đâu
Em B đọc dòng thứ tư:	Là con chó vện
Cứ như vậy lần lượt đến hết bài. Tôi thấy hầu hết học sinh đều rất hứng thú khi tham gia vào hoạt động đọc theo nhóm này. Các con thích thú khi tham gia luyện đọc cùng đồng nghĩa với việc kĩ năng đọc của học sinh ngày được nâng cao và như vậy tôi đã thành công trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
Tăng cường tổ chức cho học sinh làm việc nhóm (nhóm 2, 3, nói chuyện tay đôi, nói chuyện tay ba ) để học sinh có cơ hội trao đổi bàn bạc. Tuy nhiên, không phải lúc nào học tập nhóm cũng là tốt. Chúng ta chỉ nên cho học sinh làm việc nhóm khi câu hỏi đặt ra khá rộng, khó, cần sự góp ý của nhiều người thì làm việc nhóm mới thật cần thiết và đạt hiệu quả.
Ví dụ: Dạy bài “Con gà” trong môn Tự nhiên và Xã hội: giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm ra các bộ phận chính của con gà. Lúc này các em sẽ quan sát tranh và tự do kể tên những bộ phận chính của con gà. Như vậy học sinh sẽ tự mình phần nào lĩnh hội được kiến thức của tiết học.
Ví dụ : Sau khi dạy bài “Phép trừ trong phạm vi 4” tôi cho học sinh chơi trò chơi “Tìm bạn” như sau:
Gọi sáu em học sinh lên bảng, ba em cầm các tấm thẻ mang số 1; 2; 3, ba em còn lại sẽ lấy tấm thẻ ghi các phép tính:
4 - 1
4 - 2
4 - 3
Khi có hiệu lệnh của cô thì những em cầm tấm thẻ ghi phép tính phải tự tìm đến với các bạn cầm tấm thẻ ghi số (là kết quả của phép tính mình đang cầm) để tạo thành một nhóm đôi. Chẳng hạn bạn cầm tấm thẻ có phép tính “4 – 1” thì phải tìm đến bạn cầm tấm thẻ mang số “3” để tạo thành một nhóm. Bạn nào tìm đúng và nhanh nhất là thắng cuộc. Ai không tìm được bạn cùng nhóm là bị thua, phải nhảy lò cò một vòng quanh lớp.
* Hình thức 2: Tổ chức các hoạt động phân vai, sắm vai trong tiết học.
Mỗi môn học có đặc trưng khác nhau nhưng nó lại luôn liên quan chặt chẽ với nhau. Thấy được điều đó, ngay từ đầu năm học tôi đã đặc biệt lưu tâm đến việc rèn kĩ năng nghe, nói cho học sinh ở tất cả các môn học.
Trong Phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt cũng không ngoại lệ. Ở những tiết học này, ngoài việc rèn cho học sinh kĩ năng đọc to, rõ ràng, rành mạch tôi còn cho học sinh luyện đọc phân vai (với các bài có lời thoại) nhằm thay đổi không khí của tiết học và tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh. Chẳng hạn như khi dạy bài tập đọc “Mời vào” tôi đã hướng dẫn các em đọc phân vai như sau:
Một em đóng vai chủ nhà.
Một em đóng vai các nhân vật đến gõ cửa ngôi nhà (Thỏ, Nai, Gió).
Tiến hành luyện đọc:
Nhân vật: Cốc, cốc, cốc!
Chủ nhà: Ai gọi đó? Nhân vật: Tôi là Thỏ. Chủ nhà: Nếu là Thỏ Cho xem tai.
Hay trong bài tập đọc “Vì bây giờ mẹ mới về” tôi cho học sinh luyện đọc sắm vai theo các nhân vật như sau:
Phân vai cho học sinh hoặc cho học sinh xung phong nhận vai:
- Người dẫn chuyện.
Người mẹ
Cậu con trai
Tiến hành đọc:
Người dẫn chuyện: Đọc từ đầu đến hoảng hốt
Người mẹ: Con làm sao thế? Cậu con trai:Con bị đứt tay. Người mẹ: Đứt khi nào thế? Cậu con trai:Lúc nãy ạ!
Người mẹ: Sao đến bây giờ con mới khóc?
Cậu con trai: Vì bây giờ mẹ mới về.
Hình thức luyện đọc này thường được tiến hành sau phần tìm hiểu bài. Bởi lúc này các em đã nắm được nội dung bài tập đọc nên sẽ dễ dàng đọc đúng ngữ điệu, phù hợp với nhân vật mà mình đang đọc sắm vai.
Phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học.
Bên cạnh những lời giảng giải của giáo viên thì đồ dùng trực quan cũng là một phương tiện hỗ trợ hiệu quả giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức.Lúc này tôi thường sử dụng những đồ dùng trực quan như tranh ảnh, video, clip ...để giúp học sinh dễ dàng cảm nhận được điều cô muốn truyền tải. Vì vậy đi đâu gặp bất cứ hình ảnh, cảnh đẹp nào có thể làm tư liệu dạy học tôi đều chụp lại hoặc quay video mang về để làm kho tư liệu dùng chung..
Ví dụ: Khi dạy học vần bài 34: ui – ưi học sinh được học từ mới là: “Đồi núi” mà đối tượng học sinh của tôi là thành phố, có nhiều em chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy đồi núi. Nên khi dạy tôi đã vừa giải thích vừa chỉ vào tranh cho các em thấy đâu là đồi, đâu là núi. Tôi nghĩ làm như vậy học sinh sẽ dễ dàng hình dung ra và nhận biết về đồi và núi.
Ngoài việc sử dụng có hiệu quả bộ tranh được trang bị tôi luôn học hỏi, tìm tòi để đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm thay đổi không khí lớp học và thu hút sự tập trung chú ý của học sinh.
Ví dụ: Dạy học vần bài 38: ao- eo
Ở phần luyện đọc câu, đoạn thơ ứng dụng, học sinh được luyện đọc đoạn thơ: Suối chảy rì rào
Gió reo lao xao Bé ngồi thổi sáo
Nếu trong khi dạy mà cô chỉ dùng lời để giải thích về nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ này thì hầu hết các em chưa cảm nhận được. Còn khi cô cho học sinh xem tranh như trong sách giáo khoa và lại còn lồng âm thanh tiếng suối chảy, tiếng sáo thì học sinh sẽ dễ dàng cảm nhận được hết nội dung mà đoạn thơ muốn truyền tải.
Tranh môn học vần bài 38 : eo – ao
Tạo ra môi trường học tập công bằng, thân thiện, hứng thú
cho học sinh.
Học sinh lớp một còn rất nhỏ nên rất thích được cô khen. Cô thường xuyên khen để trẻ tự tin khi phát biểu ý kiến xây dựng bài, thamgia thảo luận hay trình bày quan điểm của mình về một vấn đề gì đó. Tránh chê bai hay dùng những câu nói thiếu tế nhị ( như “Con nói sai rồi”; “Có thế mà cũng không biết”) khiến trẻ sợ hãi, căng thẳng dẫn đến chán học và không nói điều gì trong lớp vì sợ sai cô lại mắng. Trái lại trong khi học sinh đọc bài hoặc phát biểu ý kiến xây dựng bài, tôi luôn luôn động viên các em bằng những lời lẽ rất gần gũi như:
Con cứ nói (đọc) to lên cho cả lớp cùng nghe không sợ sai, nếu sai cô sẽ giúp con.
Con nói gần đúng rồi đấy, có bạn nào muốn bổ sung gì cho bạn không? (khi học sinh lời chưa đầy đủ).
Con nói hơi nhầm một tí thôi (nếu là khi học sinh trả lời sai)
Để giảm bớt áp lực cho học sinh, trong quá trình giảng dạy tôi chỉ chấm bài đúng, sai cho học sinh và nhận xét cụ thể những mặt mạnh cần phát huy cũng như động viên những em cần cố gắng hơn trong học tập với lời nhận xét như:
Con làm bài tốt, cần phát huy.
Con làm bài khá tốt, nếu viết cẩn thận hơn thì bài viết sẽ đẹp hơn nhiều.
Con có tiến bộ rất nhiều song cần cẩn thận hơn nhé.
Nếu sửa được nét khuyết thì chữ của con sẽ đẹp lên rất nhiều.
Nếu con tính toán cẩn thận thì bài làm của con tốt hơn rất nhiều. 
Giáo viên cũng có thể gây hứng thú học tập ngay từ thời điểm bắt đầu tiết học nhằm kích thích sự tò mò của học sinh.
Ví dụ:Khi dạy bài “Con mèo” môn Tự nhiên và Xã hội.
Phần khởi động: tôi cho học sinh hát bài “Rửa mặt như mèo”
Tiếp đó tôi tổ chức cho học sinh thi bắt chước tiếng kêu của mèo.
Sau đó tôi giới thiệu bài như sau: Để biết mèo có những bộ phận chính nào? Người ta nuôi mèo để làm gì? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiều qua bài “Con mèo”. Làm như vậy học sinh sẽ cảm thấy rất thoải mái khi bước vào tiết học mới và sẵn sàng lĩnh hội kiến thức mà cô giáo truyền đạt.
Một việc làm thiết thực nữa để tạo hứng thú học tập cho học sinh là tạo không gian lớp học tích cực, sạch sẽ, thoáng mát, sạch đẹp. Để tạo ra môi trường học tập công bằng, thân thiện, hứng thú cho học sinh bằng cách thay đổi không gian học tập. Có thể có những việc làm cụ thể như:
+ Xếp lại bàn ghế theo hình chữ U trong khi học các tiết hoạt động tập thể hay tiết sinh hoạt lớp.
+ Kết hợp hài hòa giữa kiến thức trong sách và quan sát thực tế cho học sinh. Chẳng hạn như dạy bài “Gió” trong môn Tự nhiên và Xã hội, tôi cho học sinh chuẩn bị chong chong từ hôm trước, đến tiết học cho học sinh cầm chong chóng thực hành xem chong chóng của ai quay nhanh hơn.
Với việc tích cực đổi mới phương pháp dạy học, linh hoạt thay đổi các hình thức học tập trong lớp như trên, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi rất thoải mái, tự tin trong học tập. Các em lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không khí lớp học rất sôi nổi. Mỗi khi tôi đưa ra một câu hỏi nào đó thì các em rất mạnh
dạn giơ tay phát biểu ý kiến và sẵn sàng bổ sung ý kiến cho bạn. Tôi nghĩ như vậy tôi đã thành công trong việc kích thích học sinh hăng say học tập.
KẾT HỢP CHẶT CHẼ VỚI CHA MẸ HỌC SINH
Kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi những điều cô dạy trên lớp các con được thực hành mọi lúc, mọi nơi. Cũng có khi ở lớp cô dạy thế nào thì về nhà các con sẽ làm như vậy, khi đó chúng ta rất cần sự hỗ trợ từ phía các bậc phụ huynh học sinh. Chính vì vậy mà trong buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm tôi đã thống nhất với các phụ huynh về cách quản lí và giáo dục con sao cho hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:
Về mặt đạo đức: Phụ huynh học sinh cùng thầy cô giáo hướng dẫn con em mình nói to, rõ ràng, nói đủ ý thành câu. Kết hợp cùng cô giáo nhắc nhở các con biết chào hỏi, thưa gửi khi nói chuyện với người trên. Biết đưa hay nhận một vật gì đó từ tay người lớn bằng hai tay. Biết dùng từ cảm ơn khi nhận được sự quan tâm giúp đỡ của người khác, nói lời xin lỗi khi mắc lỗi hoặc làm phiền người khác.
Về học tập: tự tin trong học tập, nói năng to tát rõ ràng. Nói, trả lời đủ câu, không nói trống không. Có ý thức tự giác trong học tập, tự chuẩn bị sách vở trước khi tới lớp.Động viên khích lệ học sinh học tập, tránh chê bai, đánh mắng các con. Cùng cô giáo giúp con nhận ra sai sót của mình trong khi làm bài và hướng dẫn con cách sửa sai. Tôi cũng giải thích cho phụ huynh học sinh hiểu về sự đổi mới trong cách đánh giá học sinh đó là không chấm điểm hàng ngày mà cô chỉ chấm đúng sai rồi nhận xét dựa trên thực tế bài làm của học sinh. Trong môn Toán thì các bậc phụ huynh dễ dàng nhận ra sai sót của con mình, còn trong môn Tiếng Việt tôi giải thích cho phụ huynh hiểu khi cô chấm bài viết của con cô thường gạch dưới chữ con viết chưa đẹp và sửa sai những lỗi cơ bản mà con thường mắc phải. Nếu chấm bài ở trên lớp cô sẽ gạch dưới chữ con viết chưa đúng và nói cho con biết con viết sai ở điểm nào và cách sửa sai ra sao. Khi về nhà các bậc phụ huynh kiểm tra bài vở của con cũng làm tương tự như vậy. Cần giải thích cho con hiểu cô gạch dưới chữ này của con là con viết chưa đẹp (do nét khuyết, nét móc) và hướng dẫn cho con cách sửa sai chứ không nên quát mắng các con.
Về các hoạt động khác:
+ Khuyến khích con em mình tự tin tham gia vào các hoạt động chung của trường, lớp. Có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học và môi trường xung quanh.
+ Thường xuyên trao đổi với cô giáo về tình hình học tập của con, đặc biệt là những học sinh nhút nhát chưa tự tin trong học tập hay những học sinh tiếp thu chậm...
+ Tranh thủ thời gian trò chuyện cùng con về cô giáo và các bạn trong
lớp.
+ Phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm dạy dỗ con của mình với các bậc phụ
huynh khác trong buổi họp cha mẹ học sinh.
+ Tham mưu và cùng cô giáo tổ chức tốt các ngày lễ, hội cho học sinh như: Vui Tết Trung thu; đón giáng sinh nhân dịp noel, Hội chợ Quê.
Liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh, trao đổi gặp gỡ qua các buổi họp, qua sổ liên lạc điện tử hay chỉ một vài phút trước giờ lên lớp Những việc làm ấy thực sự đã giúp tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ và giáo dục học sinh. Thông qua trao đổi với phụ huynh học sinh tôi sẽ nắm bắt được tâm tư tình cảm của các em để từ đó tìm ra biện pháp giáo dục tốt nhất cho bản thân mình.
KẾ HOẠCH MINH HOẠ
Môc tiêu:

Thứ năm ngày 15 tháng 2 năm 2017
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Tự nhiên và xã hội – Tiết: 23 Bài: Cây hoa
Kiến thức: Học xong bài này HS có khả năng: Kể tên một số loài hoa và nơi sống của chúng. Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây hoa. Nêu được ích lợi của hoa. Có ý thức chăm sóc các cây hoa ở nhà, không bẻ cây, hái hoa nơi công cộng.
Kỹ năng sống: KN kiên định từ chối lời rủ rê hái hoa nơi công cộng. KN phê phán hành vi bẻ cây hái hoa nơi công cộng. KN tìm kiếm và xử lí thông tin về cây cây hoa.
Phát triển KN giao tiếp thông qua các HĐ HT.
Thái độ: Có ý thức chăm sóc cây hoa, không bẻ cây, hái hoa ở nơi công cộng.
ChuÈn bÞ:
GV : MT, MC
Tranh một số loài hoa, cây hoa, một số câu đố nói về hoa, hai cái bảng con để học sinh chơi trò chơi.
HS sưu tầm các cây hoa mang đến lớp.
Các hoạt động dạy học:
TG
NDKT cơ bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ĐD
5’
2’
8’
7’
Kiểm tra bài cũ
MT: HS kể tên được các bộ phận của cây rau và lợi ích của cây rau
Bài mới
*Giới thiệu
* Bài mới
a.Hoạt	động	1: Nhận biết các bộ phận của cây hoa MT: HS kể được các bộ phận của cây hoa
b. Hoạt động 2: Biết ích lợi của việc trồng hoa MT:	HS	biết được ích lợi của
các loài hoa
Kể tên các bộ phận của cây rau?
Ăn rau có ích lợi gì?
Giới thiệu cây hoa
Yêu cầu học sinh để cây hoa của đã chuẩn bị lên bàn và giới thiệu với các bạn trong nhóm
Tên của cây hoa?
Đâu là rễ, thân. lá, hoa của cây hoa?
* Hướng dẫn học sinh đàm thoại, liên hệ:
Nêu màu sắc và mùi thơm của các loài hoa con mang đến lớp.
Con có tên các loài hoa được trồng ở các bồn hoa ven sân trường mình không?
* Giáo viên nêu kết luận
Hướng dẫn học quan sát tranh, đọc và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
Hướng dẫn học sinh
đàm thoại:
2 – 3 em trả lời
Bạn khác nhận xét và bổ sung
Quan sát
Học sinh tự nói về cây hoa của mình với các bạn trong nhóm 4.
Đại diện các nhóm lên trình bày
Các bạn khác nhận xét và bổ sung
Từng cá nhân học sinh trả lời
Nhiều học sinh trả lời
Các bạn khác nhận xét và bổ sung cho bạn.
Cả lớp mở sách
Từng cặp học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
Các cây hoa học sinh tự sưu tầm
10’
c. Hoạt động 3: Trò chơi “Đố bạn hoa gì”
MT: HS biết đọc
tên các loài hoa.
+ Kể tên các loài hoa mà con biết?
+ Hoa dùng để làm gì?
+ Khi đi chơi ở vườn hoa, công viên con có ngắt hoa không? Vì sao?
*Giáo viên nêu kết luận.
Tôi tiến hành cho học sinh chơi trò chơi như sau:
- Chia lớp thành hai
đội
Hoa hồng, hoa cúc
Làm cảnh
Trang trí
Làm nước hoa
Tổ 1 và tổ 2 là đội “Thỏ Trắng”; tổ 3 và tổ 4 là đội “Mặt trời nhỏ”
Nêu luật chơi: Cô đưa ra bức tranh hay một câu đố, đội nào có được một đáp án đúng là ghi được một điểm (ghi câu trả lời ra bảng con). Cuối cùng đội nào ghi được nhiều hơn là đội đó giành chiến thắng.
Trọng tài là cô giáo và bạn lớp trưởng.
Tiến hành chơi thử
Chơi thật
+ Lần thứ nhất: Đưa ra một số tranh tự sưu tầm cho học sinh xem
và đoán đó là hoa gì?
Học sinh chơi theo nhóm tổ, suy nghĩ và nói tên hoa.
Lớp trưởng vào vị trí trọng tài
Hai bạn đội
trưởng của hai đội Các bạn khác quan sát
Học sinh cả lớp
Các câu đố, và tranh về hoa.
3’
Củng cố - Dặn dò
(tranh đã nêu ở phần trên).
+ Lần thứ hai: Đọc các câu đố nói về hoa (câu đố đã nêu ở phần trên)
Tổng kết trò chơi dựa trên câu trả lời thực tế của hai đội để tuyên dương đội chiến thắng.
Cây hoa có những bộ phận chính nào?
Hoa dùng để làm gì?
Kể tên một số loài hoa mà con biết?
Để cây hoa mau lớn và cho hoa đẹp con cần làm gì?
Dặn học sinh biết
bảo vệ và chăm sóc cây hoa.
cùng tham gia theo nhóm đội.
- Nhiều học sinh trả lời
Bổ sung
Rút kinh nghiệm
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa cô và trò là góp một phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách, sự tự tin cho học sinh. Qua đây các em sẽ mạnh dạn, tự tin phát biểu ý kiến xây dựng bài cũng như tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh đặc biệt là cô giáo. Các hoạt động học tập ở trường cung cấp cho các con những hiểu biết sơ giản cần thiết trong cuộc sống như: đi bộ đúng quy định (qua bài học đạo đức hay qua các hoạt động của tháng an toàn giao thông); cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường học (qua các tiết hoạt động tập thể hay các buổi tuyên truyền dưới cờ); quyền và bổn phận của trẻ em, cách phòng tránh dịch bệnh theo mùa
Chính sự gần gũi, cởi mở của cô là cầu nối cho học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Học sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp trò chuyện với cô và như vậy các em sẽ lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng mà không cảm thấy gò bó, khó chịu gì cả.
Giữa học kì II năm học 2016 – 2017 này tôi đã áp dụng những điều trên vào việc giảng dạy cho học sinh mà tôi phụ trách và đã thu được một số kết quả đáng mừng:
Kiến thức – Kĩ năng
Năng lực
Phẩm chất
HTT
HT
CHT
Tốt
Đạt
CCG
Tốt
Đạt
CCG
16HS
35HS
1HS
45HS
16HS
1HS
45HS
16HS
1HS
Ngoài ra học sinh hứng thú hơn trong học tập, ngày càng mạnh dạn và tự tin trong học tập cũng như khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Học sinh làm việc nhóm có hiệu quả hơn rất nhiều so với lứa tuổi lớp Một của những năm học trước.
Tuy nhiên để thành công trong việc xây dựng mối quan hệ gần gũi thân thiện giữa giáo viên và học sinh đòi hỏi mỗi thầy cô cần:
Nắm vững đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh để đưa ra những hoạt động cũng như những yêu cầu tương ứng giúp học sinh tích cực, mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập.
Nắm được thực trạng kĩ năng nói trước đám đông của học sinh lớp mình phụ trách để tìm cách hướng dẫn, động viên các em tự tin hơn trong giao tiếp.
Vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy tích cực trong hoạt động dạy học hàng ngày.
Phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học.
Phát huy được tính chủ động, gây được hứng thú học tập cho học sinh.Tạo ra môi trường học tập công bằng, thân thiện, hứng thú cho các em.
Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là học hỏi về mặt công nghệ thông tin để từng bước đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Trên đây là những kinh nghiệm mà trong quá trình giảng dạy tôi đã đúc kết được.Tôi nghĩ rằng việc gây hứng thú học tập cho học sinh là điều mà mọi giáo viên đứng lớp điều quan tâm.Và tôi tin chắc rằng với cái tâm của một nhà giáo,với lòng yêu nghề mến trẻ thực sự thì giáo viên chúng ta sẽ gây được hứng thú học tập cho học sinh và đó sẽ là một thành công lớn trong cuộc đời giảng dạy của mỗi người.Từ những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện và qua việc phân tích những biện pháp trên, tôi tin rằng kinh nghiệm này có thể áp dụng cho mọi lớp ở bậc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5.
KHUYẾN NGHỊ
Để nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh, chúng tôi rất mong Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và đào tạo quan tâm tăng cường thêm đồ dùng dạy học như băng đĩa môn Tập viết... phục vụ giờ học để đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Một số kinh nghiệm “Xây dựng mối quan hệ gần gũi thân thiện giữa cô và trò”trình bày trên được tôi rút ra qua nhiều năm giảng dạy và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như mục đích đề tài đã đặt ra. Qua đề tài này, tôi kính mong nhận được sự đóng góp, bổ sung ý kiến của các cấp lãnh đạo, Hội đồng khoa học cơ sở, các bạn đồng nghiệp trao đổi góp ý để tôi làm tốt hơn nữa công tác giảng dạy và giáo dục của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật giáo dục
Tập san giáo dục
Phương pháp dạy học các môn học lớp 1
Các cuốn sách giáo khoa, sách giáo viên môn: Tiếng Việt, Đạo Đức, Tự nhiên và Xã hội lớp 1

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_xay_dung_moi_quan_he_gan_gui_than_thien_gi.docx
  • pdfskkn_nop_11201818.pdf