Biện pháp Tổ chức một số trò chơi để nâng cao hiệu quả tiết thể dục cho học sinh Lớp 4
Đó là khẩu hiệu chung của mọi quốc gia trên thế toàn thế giới, thể hiện phương châm hoạt động trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ngày nay, trẻ em Việt Nam đang được sống và học tập dưới một chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt, được thừa hưởng những thành quả vĩ đại của ông cha ta để lại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, được Đảng và nhân dân ta rất quan tâm, săn sóc. Họ là những người chủ tương lai của đất nước, sứ mệnh lịch sử tương lai của cả dân tộc đều trông mong vào thế hệ trẻ.
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong chương trình giáo dục phổ thông. Yêu cầu cấp thiết là hình thành và phát triển nhân cách học sinh với mục tiêu giáo dục toàn diện (Đức - Trí - Thể - Mĩ).
Vì vậy giáo dục thể chất cho trẻ em là một vấn đề cấp bách, cần thiết trong chiến lược phát huy nhân tố con người của Đảng và Nhà nước ta, là mục tiêu phấn đấu của chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu của tổ chức y tế thế giới.
Trẻ em là đối tượng đang trong giai đoạn cần và dễ tác động nhất của hệ thống giáo dục quốc dân, trẻ em lứa tuổi Tiểu học luôn thu hút mối quan tâm của toàn xã hội. Nhiều nhà khoa học trong, ngoài ngành đã và đang tìm, cải tiến và hoàn chỉnh những phương tiện và phương pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục, đảm bảo cho trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Những phương pháp “ học mà chơi, chơi mà học” thông qua các trò chơi hấp dẫn đã một mặt mang đến cho trẻ nhỏ cảm giác mới lạ về thế giới xung quanh, mặt khác lại là một phương pháp giáo dục thể chất ( GDTC) quan trọng, đặc biệt là nâng cao khả năng nhanh nhẹn, khéo léo.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp Tổ chức một số trò chơi để nâng cao hiệu quả tiết thể dục cho học sinh Lớp 4
ó nhiều chuyển biến về - tâm sinh lí và tư duy. Hành động của các em chuyển dần từ thụ động, giản đơn sang trạng thái tương đối chủ động và linh hoạt hơn. Lứa tuổi này, bước đầu các em đã có khả năng phân tích và tổng hợp đơn giản,biết tự điều chỉnh những hoạt động của bản thân nhưng ở mức độ không cao. Học sinh đã có ý thức và khả năng tự quản tương đối tốt, biết phối hợp và giúp nhau trong học tập và rèn luyện. Ở tuổi này các em các rất thích được tham gia vào quá trình tìm tòi, sáng tạo. Quá trình hưng phấn thường chiếm ưu thế, vì vậy các em rất hiếu động. Các em thường ham chơi, ưa hoạt động, thích bắt chước và cố gắng làm theo đúng động tác, điệu bộ hành vi của giáo viên. Nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em để sử dụng các đối sách giảng dạy huấn luyện hợp lý là tiền đề của sự nâng cao hiệu quả giảng dạy huấn luyện của các giáo viên . 3.2 Phương pháp tổ chức giáo viên Công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp: Trong quá trình giảng dạy môn Thể dục ở trường tiểu học công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp cũng góp phần giúp tiết học được sinh động hơn, giúp học sinh hứng thú hơn trong tập luyện. Muốn vậy giáo viên cần chú ý và thực hiện tốt một số điểm sau: Để giảng dạy một tiết Thể dục được tốt hơn thì ngoài nghiên cứu kế hoạch bài soạn và tập lại động tác thì sân tập, dụng cụ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng cho một giờ học Thể dục. Vì vậy trước khi lên lớp giáo viên cần phải chuẩn bị sân tập, dụng cụ trước khi giờ học theo yêu cầu của kế hoạch bài soạn. Kiểm tra lại sân tập, dụng cụ nếu không được an toàn thì phải sửa chữa và bổ sung kịp thời. Mặt khác, người giáo viên cần phải chọn vị trí tập cho học sinh một cách phù hợp như: tránh ánh nắng chiếu vào mặt học sinh, sân tập phải đảm bảo sạch và an toàn Ví dụ: Khi chơi trò chơi “Ném bóng trúng đích”. Giáo viên cần chuẩn bị trước những dụng cụ như bóng nhựa, sọt, hay sân tập luyện còn cát bụi, đá thì giáo viên cần vệ sinh ngay để bảo vệ an toàn cho các em tập luyện, tránh phản tác dụng khi tập luyện Thể dục. Cũng như các môn học khác, bao giờ giáo viên cũng phải có kế hoạch cụ thể, là giáo án mà ở đây muốn chọn được trò chơi phù hợp để đưa vào tiết dạy, trước tiên giáo viên cần tìm hiểu và nắm được: Nội dung bài dạy: Lượng kiến thức theo yêu cầu trong tiết dạy đó ít hay nhiều, yêu cầu về lượng vận động trong tiết dạy ra sao, các dạng vận động đó là dạng nào (tay, chân, toàn thân...) Không gian, thời gian: Chú ý điều kiện sân tập: bằng phẳng, rộng, thoáng, tiếng ồn không làm ảnh hưởng xung quanh hay ngược lại. Một tiết dạy thời lượng cho phép 40 phút như vậy khi phân phối thời gian cho phép tổ chức trò chơi, giáo viên cần lưu ý sao cho hợp lý (phần này còn lệ thuộc vào mục đích của trò chơi). Ngoài ra cần chú ý đến thời gian vào buổi nào (ảnh hưởng của thời tiết) Phân loại trò chơi Theo tính chất vận động: Có trò chơi tĩnh và trò chơi động. + Trò chơi tĩnh: là trò chơi chỉ vận động một bộ phận của cơ thể, và không thay đổi vị trí của người chơi. + Trò chơi động: Dạng trò chơi đòi hỏi vận động toàn thân và được thay đổi vị trí của người chơi. Theo mục đích của trò chơi: Tất cả các trò chơi đều có một mục đích chung là giúp cho người chơi thư giãn, song trò chơi trong tiết dạy thể dục còn có mục đích riêng: + Là một bài tập khởi động, làm nóng các bộ phận cơ thể liên quan mạnh đến bài tập ở phần tiếp theo. + Là một bài tập luyện: Thông qua trò chơi học sinh được tập luyện thêm các động tác, các kiến thức mới được học hoặc ôn luyện những kiến thức đã học những tiết trước. + Là bài tập củng cố: Thông qua trò chơi học sinh được củng cố lại những kiến thức đã được học. Theo thời gian trong tiết dạy: Chơi vào đầu giờ, giữa giờ hoặc cuối giờ. Như vậy căn cứ vào mục tiêu của bài thì chọn trò chơi theo mục đích. giờ. - Nếu trò chơi là một bài tập khởi động: Thì thường được tổ chức vào đầu + Loại trò chơi này ta nên chọn để áp dụng vào những tiết dạy mà sự luyện tập của học sinh là sự vận động mạnh các cơ bắp và các khớp cơ. Tất nhiên vào đầu giờ học bao giờ giáo viên cũng cho học sinh khởi động toàn diện, song bài tập như thế có thể một số học sinh thực hiện còn hời hợt, thì sự khởi động đó chưa đạt yêu cầu, nhất là các tiết học vào đầu buổi sáng khi các em sau một đêm ngủ các cơ bắp nghỉ, cơ thể còn mệt mỏi uể oải.Nếu giáo viên cho tổ chức trò chơi sau khi thực hiện bài tập khởi động, các em sẽ thấy thoải mái, hưng phấn hẳn lên. Khởi động có chất lượng hơn, thì vào bài tập luyện có sự vận động mạnh các em sẽ thấy dễ dàng và còn tránh được các tai nạn như trật khớp, đau cơ bắp sau khi tập luyện. Do đó ta chọn trò chơi động là chủ yếu. Theo tính chất vận động của tiết dạy mà chọn nội dung trò chơi cho phù hợp với sự vận động đó. Có thể thay đổi trò chơi cũ thành trò chơi mới nhưng phù hợp với nội dung bài. Ví dụ: - Bài 47: Phối hợp chạy, nhảy, mang vác. ( SGV Thể dục lớp 4, trang 119). Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh” hoặc trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. Trò chơi này giúp cho học sinh vui chơi, khởi động một cách tích cực hơn đồng thời tạo sự hưng phấn khi tập luyện và là bài tập bổ trợ cho nội dung học tiếp theo “Phối hợp chạy, nhảy, mang vác". Hình 1 : Nhảy đúng, nhảy nhanh. Hình 1 Hình 2 : Nhảy ô tiếp sức. Hình 2 - Bài 8: Đội hình đội ngũ - Trò chơi “Bỏ khăn” ( SGV Thể dục lớp 4, trang 55- 56). Nội dung tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau: Có thể thay trò “Bỏ khăn” bằng trò chơi “Thi xếp hàng nhanh”. Qua trò chơi này giúp học sinh tập tích cực hơn kĩ năng tập hợp hàng, tác phong kỉ luật, nhanh nhẹn, khẩn trương. Hình3: Thi xếp hàng nhanh. Hình 3 Nếu trò chơi là bài tập luyện: Theo yêu cầu của chương trình học ở lớp 4 thì loại trò chơi này chiếm đa số các tiết. Trong đó còn số ít tiết giáo viên tự chọn trò chơi. Trò chơi này giúp học sinh luyện tập kiến thức với tinh thần tự nguyện tự giác, nên giáo viên phải chọn đúng trò chơi để đưa vào các tiết dạy thì tác dụng luyện tập sẽ được đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên cần phải chú ý một số điểm sau: + Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh: Ở lứa tuổi tiểu học cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh nên không thể lựa chọn trò chơi đòi hỏi phải dùng nhiều sức mạnh, trò chơi có qui tắc phức tạp và khi tổ chức trò chơi cần lưu ý số lượng học sinh nam, học sinh nữ, học sinh có sức khỏe yếu... Vì vậy cần chọn trò chơi, tổ chức chơi cho phù hợp và hấp dẫn . + Địa điểm, sân tập, dụng cụ: Giáo viên cần lưu ý số lượng học sinh tham gia, cấu trúc nội dung trò chơi, hình thức tổ chức chơi. + Thời gian và hoàn cảnh: Thời gian chơi quyết định tới cách lựa chọn trò chơi, mặt khác trò chơi chịu ảnh hưởng trực tiếp vào điều kiện hoàn cảnh (nắng, mưa...) cụ thể để giáo viên chọn lựa các hình thức tổ chức và loại trò chơi cần thiết. Có như vậy giáo viên tổ chức giảng dạy theo hướng phân hóa đối tượng học sinh một cách tốt hơn. Ví dụ: Trò chơi “Chạy tiếp sức” mà trong chương trình đã giới thiệu chỉ dùng luyện chạy nhanh và chỉ vận dụng một vài tiết còn lại giáo viên phải tự chọn. Cho nên giáo viên cần tìm các trò chơi phù hợp với tiết dạy. + Trò chơi 1: “Nhanh lên bạn ơi!” (Hình 4) Trò chơi này rèn luyện cho học sinh tố chất nhanh nhẹn, linh hoạt và cách tổ chức phối hợp giữa các bạn trong nhóm. Trò chơi này có nhiều hình thức tổ chức khác nhau (tam giác, vòng tròn, hình vuông, ) tùy số lượng học sinh, sân bãi, dụng cụ. a b c Hình 4 Chơi theo đội hình vòng tròn: Kẻ 2 vòng tròn đồng tâm, vòng tròn ngoài có đường kính 6 - 10m, vòng tròn trong 0,8 - 1,5m và chia ra làm 4 phần đều nhau. Đặt 4 quả bóng, hoặc mẩu gỗ, chiếc khăn vào 4 phần đã chia trong vòng trò. Chia học sinh thành 4 đội đều nhau sau cho từng đội điểm số thứ tự. Khi có lệnh chơi các em đồng thanh đọc vần điệu: "Bạn ơi ! Bạn ơi ! Ta cùng thi chạy, Xem tổ nào nhất, Nào ! Một ! Hai ! Ba !" Khi đọc đến tiếng "ba", tất cả số 1 của 4 đội chạy vào vòng tròn nhỏ nhặt lấy vật( bóng, mẩu gỗ, khăn,) của đội mình,của đội mình đưa cho số 2, đứng vào vị trí cũ. Số 2 đón lấy vật, chạy đến vòng tròn nhỏ và đặt vật vào ô của mình, sau đó chạy nhanh về chạm tay số 3. Số 3 tiếp tục như vậy cho đến hết. Đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc. Nếu để vật rơi ra ngoài, cần nhặt lại. + Trò chơi 2: (Hình 5) Vẽ 2 vạch giới hạn cách nhau 10m, ở chính giữa 2 vạch giới hạn vẽ một vòng tròn có đường kính 0,5m và để một vật nào đó bất kì (khăn, mẩu gỗ). Khi bắt đầu chơi, giáo viên gọi tên số nào thì hai em số đó chạy lên giành lấy vật trong vòng tròn, khi người của đội bạn đã cầm vật thì người cùng số phải chạy đuổi theo giành lấy lại vật bằng cách vỗ nhẹ vào người bạn. Trong trường hợp này người cầm vật sẽ thua, còn nếu người cầm vật chạy qua vạch giới hạn thì là người thắng cuộc. Sau đó vật để lại trong vòng tròn, trò chơi lại tiếp tục như thế cho đến người cuối cùng của hai đội. Với trò chơi trên giáo viên có thể tự đặt tên và hướng dẫn các em chơi, có thể chọn trò chơi nhẹ nhàng hơn. Đây là trò chơi hoàn thiện bài tập chạy nhanh. x 10m x x x x x x x x x x x Hình 5 Ngoài ra trong quá trình giảng dạy một số nội dung chúng ta có thể sử dụng trò chơi để giúp cho các em tập luyện được tích cực, tự giác hơn. Nếu trò chơi có tính thư giãn đơn thuần: Thường được tổ chức vào cuối giờ. Chỉ áp dụng cho những tiết dạy mà giáo viên đã cho các em học sinh luyện tập nhiều lần, đảm bảo được yêu cầu của bài. Nếu tiết dạy đòi hỏi lượng vận động lớn, giáo viên cho luyện nhiều, lúc các em đã thấm mệt. Giáo viên nên tổ chức trò chơi tĩnh, chủ yếu để các em lấy tinh thần vui vẻ thoải mái, trường hợp này có thể áp dụng cho các tiết luyện tập chạy . Thời gian tổ chức các trò chơi này khoảng từ 5-7 phút cuối giờ. Ví dụ1: Trò chơi diệt con vật có hại H.6 Tập hợp lớp thành đội hình hàng ngang hay vòng tròn quay mặt vào tâm. Khi giáo viên gọi tên những con vật có ích như : trâu, bò, lợn, gà.thì tất cả học sinh im lặng. Nếu em nào hô diệt thì phải hát hoặc múa 1 bài . Khi giáo viên gọi tên những con vật hại như: ruồi, muỗi, gián ,kiếnthì tất cả học sinh hô to là “Diệt Diệt Diệt” và tay giả làm động tác đập ruồi, muỗi. Mục đích: Rèn luyện sự tập chung chú ý và tính phản xạ nhanh của học sinh. sân. Hình 6 Ví dụ 2: Trò chơi làm theo hiệu lệnh H.7 Tập hợp lớp thành đội hình hàng ngang hay vòng tròn quay mặt vào tâm - Khi giáo viên gọi tên những con vật biết bay: chim, ong, bướm,thì tất cả học sinh phải làm động tác giả như bay. - Khi giáo viên gọi tên những con vật không biết bay: trâu, bò, lợn thì tất cả im lặng không làm động tác giả bay, nếu em nào làm động tác giả bay thi phải hát hoặc múa 1 bài. Mục đích: Rèn luyện sự tập chung chú ý và khả năng phản xạ nhanh của học sinh. Hình 7 Ví dụ 3: - Bài 46: Bật xa, tập phối hợp chạy nhảy - Trò chơi “Con sâu đo” ( SGV Thể dục lớp 4, trang 117). Phần mở đầu: Sau khi khởi động tôi đã sử dụng trò chơi “Nhảy đúng nhảy nhanh” trò chơi này giúp cho học sinh vui chơi, khởi động một cách tích cực hơn đồng thời tạo sự hưng phấn khi tập luyện và là bài tập bổ trợ cho nội dung học tiếp theo “Bật xa”. Phần cơ bản: Sau khi học sinh tập xong phần bật xa tôi đưa trò chơi “ Lăn bóng bằng tay” thay cho trò chơi “Con sâu đo”. vì nội dung bật xa đã sử dụng nhiều đến sức bật của chân và trò chơi “Con sâu đo” cũng lại sử dụng chủ yếu sức bật của chân. Để tránh sự nhàm chán cho học sinh tôi thay trò chơi “ Lăn bóng bằng tay” nhằm giúp các em tham gia chơi tích cực hơn đồng thời qua tiết học giúp các em được vận động đều các bộ phận của cơ thể như chân, tay. Trường Tiễu học Thanh Xuân Nam KẾ HOẠCH BÀI DẠY Lớp: 4E Môn: Thễ dục Giáo viên: Vũ Thanh Thủy Tuần 23 - Bài 46 Tên bài dạy: BËT XA, TË9 9HỐI HỢ9 CHẠY, NHẢY trß ch¬i “ LĂN BÓNG BẰNG TAY” MỤC TIÊU: KiÕn thøc: Ôn bËt xa và học phối hợp chạy, nhảy. Chơi trò chơi “Lăn bóng bằng tay”. Kỹ n¨ng: HS bước đầu biết cách thực hiÖn động tác phối hợp chạy, nhảy. HS biết cách chơi và tham gia chơi được. Thái ®é: HS tËp luyÖn nghiêm túc, tích cực, có ý thức tự giác và ký luËt cao. Rèn luyÖn tính đoàn kết, giúp đỡ lan nhau trong tËp luyÖn. ÐỊA ÐIỂM - PHƯƠNG TIÖN: Ðịa điễm : Nhà thễ chất. 2.Phương tiÖn : Còi, dây, bóng, phấn. NộI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Néi dung §L Ph-¬ng pháp gi¶ng d¹y TG SL I. MỞ ÐẦU: 8 -10’ ÐH lên lớp 4 hàng ngang GV 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 ÐH 4 hàng ngang GV 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 - Cán sự điều khiễn lớp khởi động. 1. TËp trung lớp : Cán sự báo cáo sĩ số, trang phục. GV phỗ biến nội dung và yêu cầu bài học. 2. Khởi động : - Ðứng tại chỗ giËm chân vỗ tay và hát. 1lần - Xoay các khớp: Cỗ,vai, 1lần hông,đầu gối và xoay cỗ tay 2x8N cỗ chân. Néi dung §L Ph-¬ng pháp gi¶ng d¹y TG SL - Chơi trß ch¬i “Nhảy đúng nhảy nhanh” 1-2 lần GV điều khiễn học sinh chơi trò chơi. Yêu cầu: HS biết cách b¾t xa. ÐH tËp luyÖn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 CB XP Cả lớp lần lượt tËp bËt xa theo hiÖu lÖnh của giáo viên. Chia tỗ tËp do tỗ trưởng điều khiễn. Giáo viên bao quát nh¾c nhở học sinh söa sai. Thi đua gi÷a các tỗ đễ t×m ra người bËt xa nhất. Yêu cầu: HS biết cách phối hợp chạy, nhảy. II. CƠ b¶N: a: Ôn bËt xa. 6 -8' 1lần 1-2 lần 1lần b: Học phối hợp chạy, nhảy. 8 -10' Néi dung §L Ph-¬ng pháp gi¶ng d¹y TG SL 6 -8’ GV hướng dan cách tËp luyÖn phối hợp, tËp mau+ giải thích động tác. Cho học sinh tËp thö, sau đó tËp chính thức. GV quan sát và söa sai cho học sinh. - Yêu cầu: HS biết cách chơi và tham gia được chơi đúng luật. Đội hình chơi trò chơi 2 hàng dọc. 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 CB XP Đ GV 0 0 0 0 0 0 0 GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi sau điều khiển học sinh tham chơi trò chơi. GV nhận xét và tuyên dương tổ chơi tốt. - ÐH xuống lớp. 2. Ch¬i trß ch¬i “Lăn bóng bằng tay”. 5' III. KẾT THÚC: - Nhảy thả láng, tại chỗ vỗ tay và hát. - GV cïng học sinh nhËn xÐt và đánh giá giờ học. - GV dÆn dò xuống lớp. Néi dung §L Ph-¬ng pháp gi¶ng d¹y TG SL GV 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Trường Tiễu học Thanh Xuân Nam KẾ HOẠCH BÀI DẠY Lớp: 4G Môn: Thễ dục Giáo viên: Vũ Thanh Thủy Tuần 23 - Bài 46 Tên bài dạy: BËT XA, TË9 9HỐI HỢ9 CHẠY, NHẢY- trß ch¬i “ con s©u ®o” MỤC TIÊU: KiÕn thøc: Ôn bËt xa và học phối hợp chạy, nhảy. Ch¬i trß ch¬i “Con s©u ®o". Kỹ n¨ng: HS bước đầu biết cách thực hiÖn động tác phối hợp chạy, nhảy. HS biết cách chơi và tham gia chơi được. Thái ®é: HS tËp luyÖn nghiêm túc, tích cực, có ý thức tự giác và ký luËt cao. Rèn luyÖn tính đoàn kết, giúp đỡ lan nhau trong tËp luyÖn. ÐỊA ÐIỂM - PHƯƠNG TIÖN: Ðịa điễm : Nhà thễ chất. 2.Phương tiÖn : Còi, dây, bóng, phấn. NộI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Néi dung §L Ph-¬ng pháp gi¶ng d¹y TG SL I. MỞ ÐẦU: 5 -7’ ÐH lên lớp 4 hàng ngang GV 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 ÐH 4 hàng ngang GV 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 - Cán sự điều khiễn lớp khởi động. 1. TËp trung lớp : Cán sự báo cáo sĩ số, trang phục. GV phỗ biến nội dung và yêu cầu bài học. 2. Khởi động : - Ðứng tại chỗ giËm chân vỗ tay và hát. 1lần - Xoay các khớp: Cỗ,vai, hông,đầu gối và xoay cỗ tay 1lần cỗ chân. 2x8N - Chơi trß ch¬i “Nhảy đúng nhảy nhanh” II. CƠ b¶N: a: Ôn bËt xa. b: Học phối hợp chạy, nhảy. 6 -8' 8 -10' 1-2 lần 1lần 1-2 lần 1lần GV điều khiễn học sinh chơi trò chơi. Yêu cầu: HS biết cách b¾t xa. ÐH tËp luyÖn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 CB XP Cả lớp lần lượt tËp bËt xa theo hiÖu lÖnh của gv. Chia tỗ tËp do tỗ trưởng điều khiễn. Giáo viên bao quát nh¾c nhở học sinh söa sai. Thi đua gi÷a các tỗ đễ t×m ra người bËt xa nhất. Yêu cầu: HS biết cách phối hợp chạy, nhảy. 2. Ch¬i trß ch¬i “Con sâu đo”. III. KẾT THÚC: Nhảy thả lỏng, tại chỗ vỗ tay và hát. GV cùng học sinh hÖ thống lại nội dung học GV nhËn xÐt dÆn dò, xuống lớp. 6 -8’ 5’ 2 lần GV hướng dan cách tËp luyÖn phối hợp, tËp mau+ giải thích động tác. Cho học sinh tËp thö, sau đó tËp chính thức. GV quan sát và söa sai cho học sinh. - Yêu cầu: HS biết cách chơi và tham gia được chơi đúng luật. Đội hình chơi trò chơi 2 hàng dọc. 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 - - - - - - - - - - - - - 0 0 0 0 0 0 0 - - - - - - - - - - - - - CB XP 6-8m GV 0 0 0 0 0 0 0 GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi sau điều khiển học sinh tham chơi trò chơi. GV nhận xét và tuyên dương tổ chơi tốt. - ÐH xuống lớp. GV 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 C: KẾT LUẬN Kết quả đạt được: Qua điều tra các lớp học do tôi trực tiếp giảng dạy đến cuối tháng 3 tôi thấy kết quả lớp 4E áp dụng một số trò chơi phù hợp với nội dung học đã giúp các em tham gia chơi trò chơi tốt hơn tăng lên rõ diệt cụ thể như sau: Nội dung Lớp 4E(50) Lớp 4G(49) Số lượng % Số lượng % Chơi đúng luật, nhiệt tình tham gia chơi 50 100 42 85,7 Chơi chưa đúng luật, chưa chủ động tham gia chơi 0 0 7 14,3 Tích cực tự giác tham gia chơi 48 96 41 83,6 Chưa tích cực tự giác tham gia chơi 2 4 8 16,4 Rèn khả năng phản xạ, sự tập chung chú ý, nhanh nhẹn khéo léo 47 94 41 83,6 Khả năng phản xạ, sự tập chung chú ý, nhanh nhẹn khéo léo chưa cao 3 6 8 14,4 Biết phối hợp với bạn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau 47 94 40 81,6 Chưa đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau 3 6 9 18,4 Bài học kinh nghiệm: Trong các tiết dạy thể dục, giáo viên biết lựa chọn và tổ chức trò chơi hợp lý sẽ có tác dụng lớn trong việc luyện tập thể lực một cách toàn diện cho học sinh gây được hứng thú học cho học sinh và hứng thú dạy cho giáo viên. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. Giáo dục truyền thống đạo đức lối sống, tính tổ chức kỷ luật, tính đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện cho các em học sinh. Qua những trò chơi hợp lý giáo viên tận dụng được thời gian tiết dạy để học sinh “chơi mà học” Giáo viên không mất nhiều công sức, thời gian tìm tòi các trò chơi này mà chỉ cần chú ý suy nghĩ và sáng tạo làm thế nào để các em học sinh vui chơi bổ ích có tính tổ chức, tính giáo dục đặc biệt tăng chất lượng tiết học lên. Kết luận và khuyến nghị: Kết luận: Môn thể dục được coi là môn năng khiếu, song không phải ai có năng khiếu thể dục thể thao là đã có một sức khỏe tốt mà đòi hỏi phải có sự tập luyện hợp lý thường xuyên. Tùy thuộc vào tâm lý lứa tuổi, sự phát triển về mặt sinh học mà có kế hoạch luyện tập hợp lý. Nếu giáo viên giảng dạy mà không chú ý thì kết quả giáo dục sẽ ngược lại. Áp dụng sáng kiến này tôi thấy mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc phát triển trò chơi trong tiết dạy cho học sinh, giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau cùng học tập, tập luyện. Giúp cho học sinh hứng thú hơn và chịu đựng được lượng vận động lớn, khắc phục khó khăn, chống lại mệt mỏi hồi phục nhanh chóng sau một giờ tập, buổi tập. Làm cho các em luôn tích cực hăng say và hiểu rõ được kỹ năng vận động, phương pháp tập luyện của một giờ học, một buổi học. Nâng cao hiệu quả phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ trong nhà trường. Theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hôm nay. Mặt khác nó còn góp phần thúc đẩy các phong trào học tập của nhà trường lên cao hơn nữa. Đây mới chỉ là quan điểm của tôi qua quá trình giảng dạy và huấn luyện, vì vậy sẽ còn những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn chỉnh và có tính ứng dụng cao hơn nữa. Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo để bản sáng kiến được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thanh Xuân, ngày 10 tháng 04 năm 2018 Người viết Vũ Thanh Thủy TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo viên thể dục lớp 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sách giáo viên thể dục lớp 2 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sách giáo viên thể dục lớp 3 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sách giáo viên thể dục lớp 4 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phương pháp dạy học thể dục và trò chơi vận động cho học sinh tiểu học, nhà xuất bản Giáo dục – nhà xuất bản Đại học sư phạm.
File đính kèm:
- bien_phap_to_chuc_mot_so_tro_choi_de_nang_cao_hieu_qua_tiet.docx
- skkn_td_thuy_1_8620189.pdf