Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập đọc – Kể chuyện lớp 3
Môn Tiếng Việt ở trường có nhiệm vụ hình thành hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
Vì những lẽ trên, dạy phân môn Tập đọc có một ý nghĩa vô cùng to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Từ đó giúp trẻ chiếm lĩnh ngôn ngữ dùng để giao tiếp và học tập. Đọc là công cụ để học các môn học khác.
Bên cạnh đó, phân môn Kể chuyện có vị trí đặc biệt quan trọng không kém trong dạy học tiếng mẹ đẻ, vì hành động kể là một hành động “nói” đặc biệt trong hoạt động giao tiếp. Kể chuyện vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết về đời sống và tạo điều kiện để học sinh rèn luyện một cách tổng hợp các kĩ năng Tiếng Việt như nghe, đọc, nói trong hoat động giao tiếp. Khi đọc, học sinh đã tiếp nhận tác phẩm văn học ở dạng có âm thanh (đọc thành tiếng). Khi kể chuyện, các em đang tái sản sinh một tác phẩm nghệ thuật ở dạng lời nói. Vì truyện là một tác phẩm văn học nên kể chuyện có cả sức mạnh của văn học. Truyện có khả năng bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Sự hiểu biết về cuộc sống, về con người, tâm hồn, tình cảm của các em sẽ nghèo đi biết bao nhiêu nếu không có môn học Kể chuyện trong trường học.Kể chuyện ở lớp 3 được gắn bó chặt chẽ với phân môn Tập đọc, đều là kể lại câu chuyện học sinh đã đọc trong bài tập đọc đầu mỗi tuần trong thời gian 0,5 tiết.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập đọc – Kể chuyện lớp 3
mình. Ở lớp 3 tôi dạy, thường cuối tiết học, tôi mới cho một hoặc hai học sinh khá giỏi kể lại toàn truyện. Đó là mục đích để các bạn kể chưa tốt sau khi đã kể từng đoạn nhỏ thì theo dõi bạn kể lại cả truyện từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân. Để kể lại toàn bộ câu chuyện học sinh cần luyện tập theo cả hai yêu cầu: kể đúng và kể hay. Để kể đúng, các em cần nắm vững nội dung truyện. Để kể hay, các em phải luyện tập nhiều để đạt trình độ thành thục hơn. h. Những lưu ý khi hướng dẫn học sinh kể chuyện Giáo viên cần lưu ý học sinh đến đặc điểm riêng của từng loại bài để dễ dàng hướng dẫn học sinh và tiến trình bài dạy diễn ra một cách nhẹ nhàng nhằm rèn luyện kĩ năng kể chuyện cho học sinh một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, giáo viên cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh kể chuyện: Nếu có em đang kể bỗng lúng túng vì quên truyện, giáo viên có thể nhắc nhở một cách nhẹ nhàng để em đó nhớ lại câu chuyện. Nếu có em kể thiếu chính xác, cũng không nên ngắt lời thô bạo. Chỉ nhận xét khi em đó đã kể xong. Nên động viên, khuyến khích các em tự tin, hồn nhiên như là đang kể cho anh, chị, em hay bạn bè nghe. Giáo viên cần quan niệm đúng mức về kể sáng tạo. Chúng ta không coi việc học sinh kể thuộc lòng câu chuyện, kể chính xác từng câu chữ trong văn bản truyện là thiếu sáng tạo. Chỉ trong trường hợp học sinh kể như đọc văn bản, vừa kể vừa cố nhớ lại một cách máy móc từng câu chữ trong văn bản, giáo viên mới nhận xét là kể chưa tốt. Sau mỗi lần kể, cả lớp và giáo viên nhận xét nhanh theo những yêu cầu sau: Về nội dung: Kể có đủ ý, đúng trình tự không? Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có phù hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa? Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phố hợp giữa lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Cần đặc biệt khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo và động viên kịp thời những em kể chưa tốt. Biện pháp 6: Thực hiện sắm vai thường xuyên và tổ chức có khoa học Học sinh rất thích đóng kịch, dù đó không phải là vở kịch có xung đột kịch, có diễn biến phức tạp. Vì vậy mà bất cứ bài học nào phù hợp với phương pháp đóng vai thì tổ chức cho học sinh sắm vai. Tuy thời gian đầu có khó khăn vì các em còn nhỏ, nhưng sau dần các em sẽ quen và sẽ trở thành nhu cầu học tập. Sử dụng hình thức này để rèn kĩ năng nói, kĩ năng kể cho học sinh, đồng thời giúp các em hiểu sâu hơn tình cảm, tính cách của nhân vật trong bài học. Với tiết Tập đọc, có thể cho các em sắm vai đọc lại bài tập đọc trong phần luyện đọc lại. Lời các nhân vật phải trung thành với bài đọc, không được thay đổi. Giáo viên chú ý nhắc giọng của từng nhân vật, trong đó có người dẫn chuyện. Ví dụ: Khi cho học sinh đọc phân vai bài “Chiếc áo len” (Tiếng Việt 3, tấp 1, trang 20) cần chú ý giọng từng nhân vật như sau: Người dẫn chuyện: giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Giọng mẹ: bối rối khi nói với Lan, cảm động khi nói với Tuấn. Giọng Lan: phụng phịu, làm nũng khi nói với mẹ, phần cuối bài giọng ân hận. Giọng Tuấn: nhỏ, thì thào, nhưng dứt khoát, mạnh mẽ, thuyết phục. Với kể chuyện, không chỉ có nhân vật chính mà còn có thêm cả các nhân vật phụ cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. Giáo viên không cung cấp trước lời nói của các nhân vật để các em tự tìm lấy. Giáo viên không bày sẵn các tình huống mà để các em dựa vào câu chuyện để xử lí tình huống đó; tạo điều kiện cho các em thỏa sức sáng tạo, nhưng phải bám sát nội dung câu truyện. Bên cạnh đó dùng cử chỉ, hành động để thể hiện nội dung câu chuyện. Biện pháp 7: Sử dụng trò chơi học tập Học sinh Tiểu học có độ tuổi từ 6 – 11 tuổi, đây là giai đoạn học sinh có nhiều chuyển biến trong nhận thức, trí tuệ và trong tâm sinh lý của trẻ. Ở trẻ chưa có khả năng chú ý tập trung lâu dài vào đối tượng do cơ thể trẻ chưa hoàn thiện về các chức năng sinh lý. Trẻ ở độ tuổi này là những con người ham học nhưng vẫn còn ham chơi, rất hiếu động, tò mò. Nhà giáo dục đã tìm ra một phương pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà vẫn đảm bảo cho trẻ đáp ứng được mục tiêu môn học. Đó chính là trò chơi học tập. Thông qua trò chơi sẽ giúp học sinh lĩnh hội, khám phá tri thức, từ đó hình thành nên những kĩ năng cần thiết. Trò chơi là một hình thức học tập tích cực và sáng tạo. Từ định hướng của Bộ và thực tiễn nói trên, tôi xin chọn ra một số trò chơi góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn Tập đọc - Kể chuyện. Tổ chức trò chơi trong giờ Tập đọc Trò chơi: Đọc “truyền điện” - Mục đích: + Rèn kĩ năng đọc (đọc thầm, đọc thành tiếng). + Luyện thói quen tập trung chú ý cao (kết hợp vừa đọc thầm vừa nghe bạn đọc thành tiếng); khả năng phản xạ nhanh, kịp thời (có khả năng đọc nối tiếp thật nhanh khi được chỉ định “truyền điện”). Chuẩn bị: + Các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3. + Giáo viên (hoặc lớp cử 1 học sinh đọc tốt) làm trọng tài; có thể kết hợp đánh dấu, ghi tên những học sinh được “Truyền điện” và kết quả đọc của học sinh đó. Đọc tốt: hoa đỏ tương đương 15 điểm; đọc khá: hoa xanh tương đương 10 điểm, đọc chưa tốt: hoa vàng tương đương 5 điểm. Cách tiến hành: Trọng tài nêu cách chơi: + Cả lớp cử một người đọc đầu tiên (theo cách bình chọn hoặc bốc thăm). Người đọc đầu tiên (học sinh 1) đứng lên đọc thành tiếng thật rõ ràng, rành mạch từ 1 đến 4 câu văn (dòng thơ) thì dừng lại và chỉ định nhanh “truyện điện” vào một bạn bất kì trong lớp (hoc sinh 2) đọc tiếp theo. + Nêu học sinh 2 được chỉ định nhưng không đọc được câu tiếp theo (sau khi cả lớp đếm 1, 2, 3) hoặc đọc không đúng câu tiếp theo (cả lớp hô “sai”), thì phải đứng tại chỗ; học sinh 1 có quyền “truyền điện” lần 2 (mời bạn khác đọc tiếp). Nếu học sinh 2 đọc đúng (từ 1 đến 4 câu) thì dừng lại “truyền điện” 1 bạn khác (học sinh 3). Cứ như vậy cho đến hết bài. + Trường hợp học sinh đọc hết bài, nếu chưa có lệnh của trọng tài thì vẫn được “truyền điện” bạn khác đọc lại từ đầu cho đến khi trọng tài yêu cầu dừng lại là kết thúc trò chơi. Chú ý: + Học sinh phải đọc hết câu mới được dừng lại chỉ định người đọc tiếp. Cần dừng lại sau các câu đã gọn ý để người nghe dễtheo dõi. + Khi 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp phải đọc thầm theo dõi. + Khi kết thúc trò chơi, lớp tuyên dương bạn đọc tốt dựa vào điểm của trọng tài và bình bầu của cả lớp. Giáo viên nhắc nhở những bạn bị đứng vì đọc sai cần tập trung theo dõi bạn đọc, động viên những bạn học chưa tốt. Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Ông ngoại”(Tiếng Việt 3, tập 1), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh như sau: Học sinh đọc: “Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luống khí mát dịu mỗi sáng”. Học sinh 1 chỉ định học sinh 2 đọc tiếp: “Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. Năm nay, tôi sẽ đi học”. Học sinh 2 chỉ định học sinh 3 đọc tiếp: “Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, dán nhãn, pha mực và dạy tôi những chữ cái đầu tiên. Một sáng, ông bảo: “Ông cháu mình đén xem trường thế nào”. Học sinh 3 chỉ định tiếp, học sinh 4 chỉ định... cứ như vậy cho đến hết bài. Khi dạy một tiết Tập đọc, có thể tổ chức trò chơi này ở khâu luyện đọc từng câu, từng đoạn trước lớp. Tổ chức trò chơi trong giờ Kể chuyện Trò chơi: Mảnh ghép kì diệu - Mục đích: Trau dồi khả năng ghi nhớ câu chuyện đã học; biết sắp xếp các ý theo đúng trình tự diễn biễn của câu chuyện khi tập kể; rèn trí thông minh, nhanh nhạy. Chuẩn bị: Làm các bìa kích thước khoảng 30cm x 40cm, gắn nam châm mặt sau, đủ ghi rõ các ý tóm tắt hoặc chi tiết nổi bật theo từng đoạn của câu chuyện đã tập đọc, tạo thành 1 bộ phiếu; có thể làm nhiều bộ phiếu cho nhiều nhóm cùng chơi, mỗi bộ phiếu đựng trong một phong bì to (các phiếu lộn xộn, không đúng trình tự), ngoài phong bì điền tên câu chuyện. Lập các nhóm từ 2 – 3 bạn. 1 học sinh khá giỏi làm trọng tài. Cách tiến hành: Mỗi nhóm một bộ phiếu, khi nghe lệnh “bắt đầu” mới được xem và sắp xếp bằng cách gắn lên bảng theo đúng trình tự, chi tiết. Khi hết thời gian, nhóm chưa thực hiện xong là thua cuộc. Nhóm còn lại hoặc khi cả 2 nhóm cùng xong thì đối chiếu kết quả. Nhóm nào đúng và nhanh là thắng. Ví dụ: Khi cho học sinh kể lại truyện sau khi tập đọc bài “Hai Bà Trưng” (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 4), giáo viên đưa ra các chi tiết để sắp xếp như sau: + Giặc ngoại xâm chém giết dân lành, bóc lột sức dân. Nhân dân oán hận. + Trưng Trắc và Trưng Nhị, giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông. Thi Sách bị tướng giặc Tô Định giết chết. + Hai Bà Trưng kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù, Hai Bà Trưng ngồi lên bành voi, đoàn quân rùng rùng lên đường. + Thành trì của giặc bị sụp đổ, Tô Định ôm đầu chạy về nước. + Đất nước sạch bóng quân thù. Nhân dân ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng. Khi tiến hành dạy Kể chuyện, sau khi hướng dẫn cho học sinh nhớ lại nội dung câu chuyện, GV có thể tổ chức cho học sinh thi với nhau. * Trò chơi: Thi kể chuyện theo lời nhân vật: “Tôi kể bạn nghe” - Mục đích: Rèn kĩ năng kể chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện; luyện trí nhớ và khả năng dùng từ ngữ chính xác. Chuẩn bị: Dùng mảnh bìa cứng làm thành vòng mũ đội đầu, phía trước ghi tên hoặc hình của nhân vật. Cách tiến hành: Từng học sinh xung phong tham gia khi kể chuyện theo lời nhân vật mà mình chọn (kể từng đoạn). Giáo viên và các bạn còn lại nhận xét cho điểm. Ví dụ: Khi kể lại truyện “Nhà ảo thuật” (Tiếng Việt 3, tập 2) theo lời của nhân vật Xô-phi hoặc Mác, có thể chọn nhân vật chú Lý, hoặc mẹ của 2 bạn nhỏ tạo tính sáng tạo cho học sinh. IV . KẾT QUẢ THỰC HIỆN Kế hoạch bài dạy thực nghiệm. Sau gần một năm giảng dạy, thực tế lớp tôi, các em học sinh đã có kĩ năng đọc và kể chuyện tốt, tiến bộ hơn hẳn. Hầu hết các em đều xem trước bài ở nhà vì thế khi lên lớp nhiều em đọc, trả lời câu hỏi tốt và kể chuyện đúng nội dung. Thậm chí có rất nhiều em kể chuyện rất sáng tạo. Các em rất hào hứng, thích thú trong giờ Tập đọc – Kể chuyện. Có những bài Tập đọc – kể chuyện từ đầu năm mà đến gần cuối năm các em vẫn kể lại rất đúng nội dung và thể hiện giọng kể sáng tạo. Qua việc khảo sát một số bài Tập đọc – Kể chuyện, tôi nhận thấy chất lượng phân môn Tập đọc – Kể chuyện của lớp 3G được nâng lên rõ rệt so với đầu năm học. Tỉ lệ học sinh có kĩ năng đọc và kể chuyện sáng tạo được tăng lên rất cao. Giờ Tập đọc lớp học rất sôi nổi, hào hứng. Các em thi đua nhau cố gắng đọc to, rõ ràng, tích cực giơ tay phát biểu và kể chuyện rất hay. Phụ huynh trong lớp rất phấn khởi vì những tiến bộ con em mình đạt được. Gần cuối năm học, tôi đã có tôi khảo sát chất lượng ở một bài Tập đọc – Kể chuyện như sau: KẾ HOẠCH BÀI DẠY M«n: TËp ®äc - KÓ chuyÖn TuÇn 28 TiÕt 82 Bµi: Cuéc ch¹y ®ua trong rõng - Xu©n Hoµng - I MỤC TIÊU A- TẬP ĐỌC 1- Kiến thøc: - Hiểu các từ ngữ trong bài: nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, thiếu cẩn thận, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì công việc sẽ bị thất bại. Kỹ nǎng : Học sinh tự tìm ra cách đọc, ngắt giọng. Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các tiếng có âm, vần khó: nguyệt quế, bộ đồ nâu, ngúng nguẩy, rần rần, khỏe khoắn, thảng thốt, lung lay. Biết phân biệt đối thoại giữa Ngựa Con và Ngựa Cha. Th¸i ®é: - Cã ý thøc l¾ng nghe ý kiÕn cña mäi ng-êi; cÈn thËn , chu ®¸o trong c«ng viÖc. B- KỂ CHUYỆN Dựa vào điểm tựa là các tranh minh họa từng đoạn học sinh kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa Con; biết phối hợp lời kể với cử chỉ điệu bộ, biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung. Học sinh nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung. CHUẨN BỊ -Thầy: Máy tÝnh. Bài giảng điện tử. -Trß:SGK, vë. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Thời gian Néi dung kiến thøc cơ bản Ph-ơng pháp, hình thøc tổ chøc dạy học Hoạt déng của GV Hoạt déng của HS 40’ TẬP ĐỌC ÔĐTC Kiểm tra bài cũ - Kễ lại c©u chuyÖn “Qu¶ t¸o “ vµ TLCH. C. Bài mới Giới thiÖu bài: Giíi thiÖu chủ ®iễm vµ truyÖn ®ọc LuyÖn dọc MT:HS biết ng¾t nghØ h¬i ®óng sau các dấu c©u, gi÷a các cụm tõ. Ðọc mẫu §1: Giäng s«i næi , hµo høng §2: Ngùa cha: ©u yếm, ©n cần Ngùa con: tù tin, ngóng nguÈy §3: Giäng chËm, gän, râ §4: Giäng nhanh, håi hép HD luyÖn dọc + giải nghĩa tõ §ọc nối tiếp c©u §ọc ®óng: mu«ng thó, ngóng nguÈy, l-ít qua. §ọc nối tiếp ®oạn: HD HS nghØ h¬i ®óng, ®ọc các c©u v¨n v¬Ý giọng thÝch hîp: (SGV hưíng dÉn) Gi¶i nghÜa các tõ: nguyÖt quế, ®ối thủ, vËn ®éng viên,th¶ng thốt. §ọc tõng ®oạn trong nhãm 2 HS kễ vµ TLCH NhËn xÐt. Ghi vë Nghe+ Theo dâi SGK §ọc tiếp nối c©u (2 lưît) 3 HS ®ọc; CL ®ọc ®ång thanh.. -§ánh dấu trong SGK 2 HS ®ọc. 2 HS ®ọc chó gi¶i. LuyÖn ®ọc nhãm 4. 2 nhãm ®ọc - Nêu YC 5’ NhËn xÐt. - Nêu M§ - YC của tiết học. 2’ Ghi b¶ng. 17’ - §ọc mÉu toµn bµi - Nêu YC. - Viết tõ khã vµ söa lçi phát ©m. - Chia ®oạn - §ưa c©u dµi. - §ọc mÉu. HD cách ng¾t nghØ; giọng ®ọc - Giao nhiÖm vụ. 14’ 2’ 40’ 15’ * §ọc §T c¶ bµi. 3. HD tìm hiểu bài MT:HS trả lời đúng các câu hỏi và hiểu nội dung bài. *Ðoạn 1: Chốt: Chó chØ lo ch¶i chuèt, t« ®iÓm cho vÎ ngoµi của m×nh. *§oạn 2: Gi¶i nghÜa: mãng (Cha yªn t©m ®i, mãng của con ch¾c l¾m. Con nhất ®ịnh sẽ th¾ng) * §oạn 3,4: (chuÈn bị kh«ng chu ®¸o, qu¸ chủ quan) (§õng bao giê chủ quan dï lµ viÖc nhỏ nhất.) TN: chủ quan Bài häc: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại. KỂ CHUYỆN 1.Luyện đọc lại: MT: Luyện đọc diễn cảm toàn bài. Phân vai dựng lại truyện. NhËn xÐt. Nêu YC. Nêu YC Ngùa Con chuÈn bÞ tham dù héi thi ntn? NhËn xÐt, chốt KT Nêu YC Ngùa Cha khuyên nhủ con ®iÒu g×? Nghe cha nói Ngùa Con ph¶n ứng thế nµo? NhËn xÐt vµ chốt c©u TL ®óng. Nêu YC. V× sao Ngùa Con kh«ng ®ạt kết quả trong héi thi? YC TLuËn nhóm 2. -NhËn xÐt chốt ý ®óng Ngùa Con rót ra bµi học g×? YC ®Æt c©u víi tõ “ chủ quan”. Rót ra bµi học. -GV đọc mẫu đoạn 2 -YC HS tự phân vai đọc lại câu chuyện. - Nhận xét HS. NhËn xÐt. -1 HS đọc c¶ bµi CL ®ọc thầm ®oạn 1 2 HS TL NhËn xÐt. 1 HS ®ọc ®oạn 2, CL ®ọc thầm vµ TLCH (Khuyên Ngùa Con xem lại bé móng) 1 HS TL 1 HS ®ọc ®oạn 3, 4, CL ®ọc thầm. Th¶o luËn nhóm 2. §ại diÖn nhóm TL 2 HS ®Æt c©u. 1HS nh¾c lại - HS tự phát hiện các từ cần nhấn giọng. 2-3 HS luyện đọc hay. Các nhóm luyện đọc phân vai. Thi đọc phân vai trước lớp. 22’ Kể chuyện Nêu nhiệm vụ Hướng dẫn HS kể chuyện - Kể lại từng đoạn chuyện. - Kể lại toàn bộ câu chuyện. Gọi 1 HS nêu yêu cầu. Yêu cầu đọc đoạn kể mẫu. Con hiểu kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con là như thế nào? (Nhập vai mình là Ngựa Con, kể lại câu chuyện, xưng là “tôi” hoặc “mình”, “tớ”.) Nói nhanh nội dung từng tranh. Để kể tốt câu chuyện con cần làm gì? ( Nắm rõ nội dung, biết chọn giọng kể, sử dụng điệu bộ, cử chỉ.) Yêu cầu HS quan sát để nhận xét bạn. Nêu tiêu chí đánh giá. -GV nhận xét - Dựa vào 4 tranh minh họa 4 đoạn câu chuyện, kể lại toàn chuyện bằng lời của Ngựa Con. 1 HS đọc, lớp đọc thầm. HS trả lời. Tranh 1: Ngựa Con mải mê soi bóng mính dưới nước. Tranh 2: Ngựa cha khuyên con đến gặp bác thợ rèn. Tranh 3: Cuộc thi, các đối thủ đang ngắm nhau. Tranh 4: Ngựa Con phải bỏ dở cuộc đua vì hỏng móng. HS nêu tiêu chí đánh giá. - 4 HS nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của Ngựa Con. - 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. 2’ 1’ D. Cñng cè - Củng cố bài. - NhËn xét tiết học. E. DÆn dß: - Chuẩn bị bài sau: Cùng vui chơi. . Sau khi học bài con rút ra bài học gì ? NhËn xét tiết học. DÆn dò. Cả lớp nhận xét. 1 HS kể lại cả câu chuyện. - Nghe - CL theo dõi. Bổ sung Rót kinh nghiÖm Kết quả khảo sát: Tổng số HS Kĩ năng đọc và kể chuyện chưa tốt Kĩ năng đọc và kể chuyện bình thường Kĩ năng đọc và kể chuyện tốt Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 60 5 8,3% 14 23,4 % 41 68,3% Đây thực sự là một kết quả rất khả quan so với kết quả khảo sát đầu năm mà cô trò tôi đã đạt được trong gần một năm học qua. Trong năm học này, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để giúp nâng cao hiệu quả việc dạy và học phân môn Tập đọc – Kể chuyện. Đây cũng là một số kinh nghiệm khi dạy trên lớp của tôi. Với tiết dạy minh họa tôi đã trình bày ở trên, cùng với sự nỗ lực không ngừng của bản thân, tôi đã quyết tâm làm trong suốt thời gian qua, tất cả mục đích là giúp học sinh có kĩ năng đọc và kể chuyện tốt hơn. Qua việc tổ chức trò chơi áp dụng vào dạy học phân môn Tập đọc – Kể chuyện lớp 3, tôi thấy học sinh đã có nhiều hứng thú hơn trong học tập. Các em tiếp thu bài nhanh hơn, khắc sâu nội dung bài, không cảm thấy nhàm chán trong giờ học. Cùng với việc áp dụng những phương pháp giảng dạy đã nêu ở trên, kết quả học tập của học sinh do lớp tôi phụ trách đã có nhiều tiến bộ. 100% học sinh thích học Tập đọc – Kể chuyện. Không khí trong tiết học trở nên sôi nổi hơn, các em rất tích cực tham gia đọc và kể; chủ động hơn trong học tập. Kĩ năng tập đọc, kể chuyện có nhiều chuyển biến rõ rệt. Các em đọc to, rõ ràng hơn. Biết sử dụng ngữ điệu, phân biệt giọng từng nhân vật khi đọc. Khi kể chuyện các em đã tự tin, nắm được cốt truyện, kể tự nhiên, có sức hút, có sáng tạo. Đặc biệt, các em rất thích phân vai để đọc hoặc dựng lại câu chuyện. KẾT LUẬN Bài học kinh nghiệm Trong quá trình nghiên cứu đề tài, qua nghiên cứu lý luận và thực tế để nâng cao hiệu quả dạy và học Tập đọc - Kể chuyện cho học sinh lớp 3 thông qua dạy bộ môn Tiếng Việt, tôi đã rút ra được những bài học có giá trị sau: Về phương pháp: Giáo viên phải có lòng say mê nghề nghiệp, luôn có ý thức tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo.Sử dụng linh hoạt, sáng tạo, đổi mới các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Về giảng dạy: Phải kiên trì uốn nắn cho các em kịp thời, phân bố thời gian hợp lí, rèn luyện học sinh, theo dõi, kiểm tra thường xuyên việc đọc và kĩ năng đọc cho học sinh; luôn khen thưởng, động viên các em đúng lúc. Cần tạo ra thói quen đọc diễn cảm, kể chuyện sáng tạo và tạo phong trào thi đua giữa các học sinh trong lớp với nhau. Cần đưa ra yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh, trong các tiết học chú ý dạy theo đối tượng. Trong quá trình giảng dạy nên tổ chức trò chơi học tập để thay đổi không khí học tập gây hứng thú với học sinh. Kết luận Trong thời đại hiện nay - thời đại của tri thức và trí tuệ, khoa học, công nghệ và thông tin. Biết đọc, biết kể chuyện càng quan trọng hơn vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin, để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Nâng cao kĩ năng đọc và kể chuyện cho học sinh Tiểu học là một vấn đề hết sức cần thiết. Nó có ý nghĩa rất lớn để kích thích sáng tạo của học sinh, mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng tình câm, nhân cách cho học sinh. Qua từng câu chuyện, từng bài đọc, học sinh còn được cung cấp vốn từ ngữ, năng lực diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học. Từ đó nâng cao trình độ văn hóa nói chung và trình độ Tiếng Việt nói riêng.Vì vậy để nâng cao kĩ năng đọc và kể của học sinh, đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải nỗ lực hết mình, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư suy nghĩ sáng tạo cho các em say mê, hứng thú hoạt động học tập. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về giải pháp giúp dạy và học tốt phân môn Tập đọc – Kể chuyện cho học sinh lớp 3. Mặc dù rất cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn và được áp dụng vào thực tế. Các đề xuất và khuyến nghị Trên thực tế, để nâng cao kết quả dạy và học phân môn Tập đọc – Kể chuyện thông qua môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3, tôi có một số kiến nghị như sau: * Đối với giáo viên: Để giúp giáo viên tổ chức các hoạt động dạy - học đạt kết quả cao thì mỗi giáo viên cần tích cực sưu tầm các tài liệu tham khảo, tranh ảnh, băng hình, khai thác các tài liệu dạy Tập đọc- Kể chuyện qua Đài truyền hình, mạng Internet để kỹ năng dạy của giáo viên được hoàn thiện hơn. Nâng cao hơn nữa hiệu quả của các buổi sinh hoạt chuyên môn giữa các khối lớp để cùng nhau trao đổi thảo luận về phương pháp dạy các tiết khó. * Đối với phụ huynh: Quan tâm đến việc học tập của con em, thường xuyên kiểm tra sách vở, đốc thúc quản lý việc học ở nhà. T«i xin ch©n thành cảm ơn !
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cac_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoc.docx
- skkn_nang_3g_2017-2018_76201811.pdf