Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học Hà Tĩnh
Ở Trường Đại học Hà Tĩnh, để đảm bảo chất lượng dạy và học, từ năm học 2011-2012 Nhà trường đã tổ chức lấy ý kiến phản hồi của SV về hoạt động giảng dạy của GV vào cuối mỗi học kỳ.
Với chức năng, nhiệm vụ được giao Phòng Khảo thí - ĐBCL là đơn vị chủ trì phối hợp với các khoa/bộ môn và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện. Hoạt động lấy ý kiến từ người học của Trường Đại học Hà Tĩnh được tiến hành làm hai đợt trước khi kết thúc mỗi học kỳ trong năm học. Việc thực hiện khảo sát được thực hiện thông qua mẫu phiếu khảo sát được Ban giám hiệu phê duyệt. Tất cả nội dung của phiếu khảo sát đều bám sát các chỉ số do Bộ GD&ĐT yêu cầu và có sự phù hợp với tình hình thực tế của Trường Đại học Hà Tĩnh.
Việc tiến hành thực hiện lấy ý kiến sinh viên được thực hiện theo quy trình các bước gồm: Xây dựng kế hoạch; Thông báo Kế hoạch lấy ý kiến tới các đơn vị, cử cán bộ cố vấn học tập hỗ trợ sinh viên trong quá trình thực hiện lấy ý kiến.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học Hà Tĩnh
Lấy ý kiến phản hồi (YKPH) từ người học về hoạt động giảng dạy (HĐGD) của giảng viên (GV) là hoạt động được Bộ GD & ĐT chỉ đạo đang được thực hiện rộng rãi tại các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc. Việc lấy YKPH từ người học phần nào đánh giá được chất lượng HĐGD của đội ngũ GV nói riêng, chất lượng đào tạo của Nhà trường nói chung. Như vậy, việc lấy YKPH từ phía người học về HĐGD là một yêu cầu không thể thiếu đối với một cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, để áp dụng và thực hiện hoạt động này như thế nào cho hiệu quả và nhanh chóng vẫn là một thực trạng đang tồn tại ở không ít các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. 1. Thực trạng công tác lấy YKPH từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại Trường Đại học Hà Tĩnh Ở Trường Đại học Hà Tĩnh, để đảm bảo chất lượng dạy và học, từ năm học 2011-2012 Nhà trường đã tổ chức lấy ý kiến phản hồi của SV về hoạt động giảng dạy của GV vào cuối mỗi học kỳ. Với chức năng, nhiệm vụ được giao Phòng Khảo thí - ĐBCL là đơn vị chủ trì phối hợp với các khoa/bộ môn và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện. Hoạt động lấy ý kiến từ người học của Trường Đại học Hà Tĩnh được tiến hành làm hai đợt trước khi kết thúc mỗi học kỳ trong năm học. Việc thực hiện khảo sát được thực hiện thông qua mẫu phiếu khảo sát được Ban giám hiệu phê duyệt. Tất cả nội dung của phiếu khảo sát đều bám sát các chỉ số do Bộ GD&ĐT yêu cầu và có sự phù hợp với tình hình thực tế của Trường Đại học Hà Tĩnh. Việc tiến hành thực hiện lấy ý kiến sinh viên được thực hiện theo quy trình các bước gồm: Xây dựng kế hoạch; Thông báo Kế hoạch lấy ý kiến tới các đơn vị, cử cán bộ cố vấn học tập hỗ trợ sinh viên trong quá trình thực hiện lấy ý kiến. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện khảo sát, khi tổng hợp và phân tích số liệu đã phát hiện ra một số khó khăn, hạn chế của công tác lấy ý kiến phản hồi từ người học. Cụ thể: - Về nhận thức, tư tưởng: trong quá trình tổ chức thực hiện ban đầu có sự phản ứng của một bộ phận giảng viên, cho rằng đây là việc làm ảnh hưởng đến uy tín của người thầy trên bục giảng, không phù hợp với truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam. - Hoạt động lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên ở mỗi trường đang tổ chức đánh giá theo mỗi kiểu khác nhau, không có sự đồng nhất, phiếu được thiết lập tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm của mỗi trường mà từ đó mỗi trường tự xây dựng mẫu đánh giá riêng. - Phần lớn việc lấy ý kiến phản hồi của người học mới dừng lại ở việc tổng hợp báo cáo số liệu cho Ban giám hiệu để lãnh đạo Nhà trường có cái nhìn bao quát về “Bức tranh tổng thể người dạy”, chưa dùng kết quả cho ý kiến để xét thi đua khen thưởng cũng như chưa đưa ra những chế tài xử lý đối với những trường hợp giảng viên nhiều năm liền có chung ý kiến phản hồi về chất lượng giảng dạy còn hạn chế nhất định. - Nội dung câu hỏi trong phiếu lấy ý kiến còn chủ yếu là định tính, ít được định lượng, chưa chi tiết, câu hỏi còn khá dài thiếu trọng tâm, thang đo sử dụng để đánh giá chưa hiệu quả nên kết quả đánh giá chưa sát với thực tế, chưa gắn vào định mức giá trị lao động cho giảng viên. - Kết quả đánh giá công tác dạy học và phục vụ đào tạo đôi khi không phản ánh đúng thực tế, bởi vì còn tồn tại tỉ lệ không nhỏ người học có ý thức tự giác và trách nhiệm chưa cao với Nhà trường, cộng đồng và xã hội. Điều này không chỉ khiến cho việc thu thập thông tin không đầy đủ, mà còn có thể làm sai lệch kết quả đánh giá; - Kinh nghiệm của cán bộ quản lý và các chuyên viên trực tiếp thực hiện công tác này còn hạn chế, nên quá trình triển khai gặp nhiêu khó khăn, chưa thực sự tạo được sự cuốn hút và sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm của người học. Nên trong quá trình tổ chức triển khai lấy phiếu một số học viên có quan niệm việc lấy ý kiến chỉ là hình thức, nên chỉ làm cho xong việc, chất lượng lấy phiếu không cao. 2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động lấy YKPH từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh 2.1. Xác định được ý nghĩa và hiệu quả của hoạt động lấy YKPH từ người học Mặc dù còn khá nhiều ý kiến lo ngại về hiệu quả của công tác lấy ý kiến PHTNH nhưng thực tế cho thấy, công tác này đã mang lại những hiệu quả rất rõ rệt, có những tác động không nhỏ đến công tác giảng dạy và phục vụ đào tạo của Nhà trường. Do dó, cả nhà Quản lý và các cán bộ thực hiện trực tiếp đều phải xác định được ý nghĩa và hiệu quả của việc lấy ý kiến PHTNH. 2.2. Nâng cao nhận thức của CBGV, SV, nhân viên trong nhà trường về hoạt động lấy YKPH của người học. - Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về ý nghĩa của công tác lấy YKPH của người học cho toàn thể CBQL, GV và SV để đảm bảo các thông tin thu thập được có giá trị; - Xóa bỏ tâm lý e ngại, thậm chí không đồng tình từ phía xã hội, phía GV nhằm đạt được hiệu quả cao nhất khi thu thập ý kiến phản của sinh viên; - Cần nâng cao nhận thức của SV về hoạt động lấy YKPH của người học về HĐGD của GV. Coi đây là một hoạt động thể hiện tính văn minh trong đánh giá, người học được thể hiện quyền lợi, trách nhiệm của riêng mình. 2.3. Xây dựng nội dung đánh giá phù hợp - Cần phải cân nhắc, chọn lọc ra những câu hỏi quan trọng, có ảnh hưởng nhiều đến công tác giảng dạy của giảng viên và công tác phục vụ đào tạo. Ngoài ra, hệ thống câu hỏi này phải đảm bảo tính giá trị (có thể đo được cái ta cần đo) và độ tin cậy cao. -Nên xây dựng câu hỏi ngắn gọn, súc tích, đúng ngữ pháp, với lối diễn đạt trong sáng, dễ hiểu; tránh việc xây dựng câu hỏi quá nhiều chi tiết làm mất nhiều thời gian trả lời của SV. Với những câu hỏi không cần thiết nên được loại bỏ. - Nên tránh những câu hỏi mà nội dung đánh giá chỉ mang tính định tính mà thiếu tính định lượng. Điều này không chỉ khó khăn cho người đánh giá, mà còn khó khăn cho người tổ chức thực hiện. - Trong hệ thống câu hỏi, nên ưu tiên những câu hỏi liên quan đến chất lượng dạy học và phục vụ đào tạo, tránh những câu hỏi mang tính hình thức. 2.4. Công tác triển khai khảo sát Để nâng cao tinh thần tự giác của SV, Kế hoạch khảo sát cần được phổ biến rộng rãi tới cố vấn học tập, lớp trưởng các đơn vị liên quan (như Phòng Công tác CT-HSSV, Đoàn thanh niên). Bên cạnh việc phổ biến về ý nghĩa, nguyên tắc và cách thực hiện, cần khuyến khích, tạo thuận lợi cho người học tham gia trả lời các câu hỏi. Có như vậy, người học mới tự giác thực hiện, trả lời trung thực và có trách nhiệm. 2.5. Sử dụng kết quả lấy YKPH của người học để đánh giá HĐGD của GV đi đôi với thực hiện cải tiến, nâng cao chất lượng đội ngũ Sau mỗi năm học, Nhà trường cần chỉ đạo Phòng Đào tạo tổ chức Hội nghị về sử dụng kết quả khảo sát YKPH của người học để có giải pháp, kế hoạch cải tiến các hoạt động dạy học, chất lượng đào tạo của các CTĐT. Kết quả lấy ý kiến phản hồi của người học không chỉ dừng lại ở việc coi đó là một kênh thông tin mang tính tham khảo mà cần sử dụng kết quả lấy ý kiến người học vào việc đánh giá phân loại, công tác thi đua khen thưởng hàng năm. Bên cạnh đó kết quả khảo sát cần được phân tích và sử dụng làm căn cứ xây dựng, triển khai các kế hoạch cải tiến chất lượng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ và kết quả công tác của đội ngũ này. Nhà trường cũng cần đưa ra các biện pháp chế tài để kiểm soát sự điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giảng viên sau mỗi đợt người học góp ý, phản hồi.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoa.docx