Báo cáo biện pháp Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá nhằm phát triển thể lực cho học sinh tiểu học
Công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao trong trường học các cấp là một hoạt động giáo dục quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước, đáp ứng nhu cầu đổi mới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Chính vì vậy hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992 có quy định "Chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học" .
Tại chỉ thị 36 CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới cũng chỉ rõ: "Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hằng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên". Công tác thể dục thể thao cần coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học, tổ chức hướng dẫn và vận động đông đảo nhân dân tham gia rèn luyện thân thể hàng ngày. Giáo dục thể chất trong trường học là thực hiện mục tiêu phát triển thể chất cho học sinh, sinh viên, góp phần vào việc đào tạo con người phát triển toàn diện, họ là những người chủ tương lai của đất nước, sứ mệnh lịch sử tương lai của dân tộc đều trông mong vào thế hệ trẻ. Học sinh Việt Nam ngày nay đang được sống và học tập dưới một chế độ ưu việt - chế độ Xã hội Chủ nghĩa, đang thừa hưởng những thành quả vĩ đại của ông cha ta để lại trong sự nghiệp chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, chăm sóc. Trong di chúc của Hồ Chủ tịch, Người đã căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết". Thấm nhuần lời dạy của Người, thế hệ trẻ Việt Nam trong đó có lực lượng học sinh các nhà trường phổ thông đang ra sức thi đua học tập, rèn luyện góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá nhằm phát triển thể lực cho học sinh tiểu học
oại khóa của học sinh (n=36) TT Nội dung n Tỷ lệ (%) 1 - Hình thức tập luyện ngoại khóa theo nhóm tự nguyên cùng sở thích không có giáo viên hướng dẫn. 13 43,3 2 - Hình thức tập luyện tự nguyện theo cặp, bạn chơi tốt kèm bạn chưa biết chơi, hoặc bạn chơi yếu. 17 56,7 3 - Hình thức tập luyện theo câu lạc bộ, trong CLB lại chia thành từng cặp, từng nhóm, luyện tập có tổ chức và có giáo viên hướng dẫn 26 86,7 4 - Hình thức tập luyện ngoại khóa tự nguyện đồng loạt theo lớp. 8 26,7 5 - Hình thức tập luyện theo nhóm cùng sở thích, có thi đấu cọ sát. 28 93,3 6 - Hình thức tập luyện cá nhân. 19 63,3 Bảng 6: Kết quả phỏng vấn học sinh về hình thức thúc đẩy phong trào TDTT ngoại khóa (n =330) TT Nội dung n Tỷ lệ (%) 1 - Hình thức tập luyện ngoại khóa theo nhóm tự nguyên cùng sở thích không có giáo viên hướng dẫn. 13 43,3 2 - Hình thức tập luyện tự nguyện theo cặp, bạn chơi tốt kèm bạn chưa biết chơi, hoặc bạn chơi yếu. 17 56,7 3 - Hình thức tập luyện theo câu lạc bộ, trong CLB lại chia thành từng cặp, từng nhóm, luyện tập có tổ chức và có giáo viên hướng dẫn 26 86,7 4 - Hình thức tập luyện ngoại khóa tự nguyện đồng loạt theo lớp. 8 26,7 5 - Hình thức tập luyện theo nhóm cùng sở thích, có thi đấu cọ sát. 28 93,3 6 - Hình thức tập luyện cá nhân. 19 63,3 Qua kết quả phỏng vấn được tổng hợp ở bảng 5 và bảng 6, chúng tôi chỉ chọn những biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá mà giáo viên, học sinh lựa chọn có tỷ lệ từ 70% trở lên. Qua nghiên cứu và căn cứ vào kết quả phỏng vấn 36 cán bộ giáo viên, 330 học sinh chúng tôi đã chọn được 2/6 biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa mang tính hiệu quả và khả thi sau: Biện pháp 3: Hình thức tập luyện theo câu lạc bộ, trong câu lạc bộ lại chia thành từng cặp, từng nhóm, luyện tập có tổ chức và có giáo viên hướng dẫn. Biện pháp 5: Hình thức tập luyện theo nhóm, có thi đấu cọ sát. Hai biện pháp trên là hai hình thức tổ chức được chúng tôi đưa vào nghiên cứu ứng dụng. CHƢƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Tổ chức tiến hành thực nghiệm Mục đích thực nghiệm: Kiểm chứng tính khả thi của các hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường Tiểu học nơi tôi công tác. Đối tượng thực nghiệm: Trước thực nghiệm, đề tài đã chọn một cách ngẫu nhiên 300 học sinh khối 4, lớp 5 trường Tiểu học nơi tôi công tác. Đề tài đã lựa chọn hình thức thực nghiệm so sánh song song. Phân nhóm thực nghiệm: Nhóm thực nghiệm được chọn ngẫu nhiên 150 học sinh (77 nữ + 73 nam). Nhóm đối chứng 150 học sinh (77 nữ + 73 nam). Đối tượng nghiên cứu ở cả hai nhóm đều tương đối đồng đều về lứa tuổi, giới tính, trình độ thể lực. 4.1.3 Địa điểm và thời gian thực nghiệm Thời gian thực nghiệm: học kỳ II năm học 2017 - 2018 Địa điểm thực nghiệm: trường Tiểu học nơi tôi công tác Nội dung thực nghiệm Nhóm thực nghiệm được tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá theo 2 hình thức tổ chức đã đổi mới ứng với hai biện pháp thực nghiệm nên trên: + Hình thức tập luyện theo câu lạc bộ, trong CLB lại chia thành từng cặp, từng nhóm, luyện tập có tổ chức và có giáo viên hướng dẫn. + Hình thức tập luyện theo nhóm, có thi đấu cọ sát. Nhóm đối chứng hoạt động tự nhiên theo các hình thức trước đây. Trong quá trình thực nghiệm, cả 2 nhóm đều tuân thủ điều kiện sống sinh hoạt và học tập bình thường. Đánh giá thể lực của các nhóm trƣớc thực nghiệm Để đánh giá mức độ phát triển thể lực của học sinh khối 4, 5 trước và sau khi thực nghiệm chúng tôi đã sử dụng 6 test theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục - Đào tạo tại Quyết định số 53/2008/QĐ- BGDĐT ban hành quy định về đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. Thời gian kiểm tra các test đều được tiến hành trong cùng một thời gian, các điều kiện kiểm tra như nhau. Trước khi tiến hành quá trình thực nghiệm, hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng được tiến hành kiểm tra thể lực, kết quả kiểm tra được trình bày ở bảng 7 và bảng 8. Bảng 7: Kết quả thể lực của nam học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (trƣớc thực nghiệm). TT Nội dung kiểm tra Nhóm TN (n =73 ) Nhóm ĐC (n =73) t P X ±d X ±d 1 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 9 2,79 9,2 2,43 0,34 >0,05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 152 25,50 154 23,3 0,44 >0,05 3 Chạy 30m XPC (s) 6,50 0,60 65,5 0,56 0,12 >0,05 4 Chạy con thoi 4x10m (s) 13,20 1,55 13,5 1,78 0,18 >0,05 5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 820 125,3 840 87,56 0,41 >0,05 Bảng 8: Kết quả thể lực của nữ học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (trƣớc thực nghiệm) TT Nội dung kiểm tra Nhóm TN (n =40) Nhóm ĐC (n =40) t P X ±d X ±d 1 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 8 1,52 8,5 1,48 0,53 >0,05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 140 12,28 142 13,3 0,18 >0,05 3 Chạy 30m XPC (s) 7,50 0,62 7,55 0,58 0,60 >0,05 4 Chạy con thoi 4x10m (s) 14 1,36 14,2 1,63 0,25 >0,05 5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 710 36,24 712 38,1 0,13 >0,05 Các số liệu trong bảng 7 và bảng 8 cho thấy, các chỉ số thể lực trên của cả 6 nội dung kiểm tra đều có ttính 0,05. Ứng dụng các biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá. Biện pháp 1: Hình thức tập luyện theo câu lạc bộ, trong câu lạc bộ lại chia thành từng cặp, từng nhóm, luyện tập có tổ chức và có giáo viên hướng dẫn Mục đích: Đây là hình thức tập luyện có sự kết hợp giữa tính tập thể và tính cá nhân, trong đó học sinh dưới sự chỉ đạo của tổ chức lớp học và giáo viên có kinh nghiệm, chuyên môn. Các em có thể trao đổi những ý tưởng, nguyên nhân, kiến thức hợp tác với nhau trong quá trình lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Qua đó học sinh sẽ thu thập được nhiều từ việc dạy cho bạn mình tập luyện cũng như việc học hỏi từ bạn mình. Bên cạnh đó giáo viên bao quát, điều hành các mối quan hệ tương tác giữa học sinh với nhau nhằm giúp các em đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Yêu cầu Câu lạc bộ tập theo đúng kế hoạch, luyện thường xuyên, liên tục, vừa đảm bảo tính hứng thú, tích cực tham gia Câu lạc bộ đạt chất lượng cao. Câu lạc bộ phải phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học sinh. Nội dung và cách thực hiện Thành phần: Cán bộ giáo viên và học sinh đang học tập và công tác tại trường Tiểu học. Thời gian: Học kỳ II năm học 2017 – 2018 (từ tháng 1 đến hết tháng 5). Mỗi tuần tập 3 buổi vào các ngày thứ 3, thứ 4 và thứ 5. Tập từ 16h đến 17h30. Địa điếm: Tại nhà thể chất của Trường Tiểu học nơi tôi công tác. Giáo viên xây dựng kế hoạch triển khai tới các khối lớp. Giáo viên tổng hợp danh sách, phân chia các nhóm môn. Bàn giao danh sách cho từng giáo viên phụ trách các nhóm môn. Giáo viên hướng dẫn lớp thông qua nội dung tập luyện trong suốt thời gian sinh hoạt CLB. Giáo viên hướng dẫn cho CLB tập đồng loạt sau đó chia cặp hoặc chia các nhóm nhỏ, (cũng có thể cho học sinh tự chọn cặp). Nếu là nhóm thì mỗi nhóm từ 3 đến 5 học sinh. Giáo viên nêu và giải thích rõ ràng mục tiêu làm việc, giao nhiệm vụ một cách rõ ràng cho từng cặp và từng nhóm tập luyện để mỗi thành viên trong cặp và trong nhóm nắm được công việc cần tập luyện tiếp theo sau khi đã tập đồng loạt. Định thời gian tập luyện của mỗi cặp và mỗi nhóm kể cả giờ giải lao. Phân chia địa điểm cho mỗi cặp và mỗi nhóm. Giáo viên nhận xét và nhắc nhở chung trước và sau mỗi buổi tập. Biện pháp 2: Hình thức tập luyện tự nguyện theo nhóm cùng sở thích, có giáo viên, có thi đấu cọ sát. Mục đích: Tạo hứng thú và định hướng để học sinh phấn đấu tập luyện nhằm khẳng định chính mình thông qua các lần thi đấu cọ sát. Yêu cầu: Câu lạc bộ phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong các em học sinh. Nội dung và cách thực hiện: Thành phần: Cán bộ giáo viên và học sinh đang học tập và công tác tại trường Tiểu học nơi tôi công tác. Thời gian: Học kỳ II năm học 2017 – 2018 (từ tháng 1 đến hết tháng 5), mỗi tuần tập 3 buổi vào các ngày thứ 3,4,5 tập từ 16h đến 17h30 - Địa điểm: Tại nhà đa năng và sân trường Tiểu học nơi tôi công tác. Giáo viên xây dựng kế hoạch, triển khai tới các lớp hoặc thông báo trên đài phát thanh của trường. Giáo viên tổng hợp danh sách theo các nhóm môn. Giáo viên phổ biến lịch tập cụ thể của nhóm môn. Chọn cử học sinh làm nhóm trưởng. Kinh phí phục vụ cho tập luyện của nhóm là tự đóng góp và chi phí. Giáo viên nêu và giải thích rõ ràng mục tiêu làm việc, giao nhiệm vụ một cách rõ ràng từng nhóm tập. Tổ chức thi đấu cọ sát. Giáo viên thể dục phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức các giải thi đấu chào mừng các ngày kỷ niệm trong năm. Tổ tham mưu xây dựng thêm các nội dung thi đấu mà các nhóm tập luyện để khai thác tối đa sở trường về lĩnh vực thể thao đang tiềm ẩn trong mỗi học sinh trong các nhóm. Tham mưu xây dựng nhiều giải thưởng để khích lệ tinh thần phấn đấu vươn lên trong tập luyện và thi đấu của các em học sinh. Đánh giá thể lực của các nhóm sau thực nghiệm. Sau khi tiến hành quá trình thực nghiệm xong, hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng được chúng tôi tiến hành kiểm tra thể lực, kết quả kiểm tra được trình bày ở bảng 9 và bảng 10. Bảng 9: Kết quả thể lực của nam học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (sau thực nghiệm) TT Nội dung kiểm tra Nhóm TN ( n =20 ) Nhóm ĐC ( n =20 ) Sự khác biệt X ±d X ±d t P 1 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 12 2,67 11,5 2,76 2,51 <0,05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 165 19,50 162 18,3 2,28 <0,05 3 Chạy 30m XPC (s) 5,50 0,68 5,37 0,59 2,12 <0,05 4 Chạy con thoi 4x10m (s) 11,2 0,98 10,8 1,11 4,38 <0,05 5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 920 98,3 890 93,7 2,34 < 0,05 Qua bảng 9 cho thấy, sau khi thực nghiệm thể lực của nam học sinh nhóm thực nghiệm đã tăng trưởng rõ rệt ở cả 6 chỉ tiêu được kiểm tra, nhưng trong đó có 2 chỉ số tốt hơn hẳn là lực bóp của tay thuận và chạy con thoi 4 x 10m với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Bảng 10: Kết quả thể lực của nữ học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (sau thực nghiệm). TT Nội dung kiểm tra Nhóm TN (n =40 ) Nhóm ĐC (n =40 ) Sự khác biệt X ±d X ±d t P 1 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 9,5 1,68 9,1 1,48 2,01 < 0,05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 150 17,24 147 17,75 2,67 < 0,05 3 Chạy 30m XPC (s) 6,80 0,37 6,5 0,43 2.,42 < 0,05 4 Chạy con thoi 4x10m (s) 12 1,28 11,5 1,34 2,18 < 0,05 5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 810 46,7 790 43,6 2,31 < 0,05 Các số liệu trong bảng 10 cho thấy, sau thực nghiệm, thể lực của nữ học sinh nhóm thực nghiệm cũng tăng lên rõ rệt ở cả 6 chỉ tiêu được kiểm tra, sự khác biệt có ý nghĩa thông kê với p < 0,05. Biểu đồ 1: Nhịp độ tăng trƣởng thể lực của nam học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm 7 6 5 4 Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 3 2 1 0 Lực bóp tay thuận kg) Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) Bật xa tại chỗ (cm) Chạy 30m XPC (s) Chạy con thoi 4x10m (s) Chạy tùy sức 5 phút (m) Biểu đồ 2: Nhịp độ tăng trƣởng thể lực của nữ học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm. 7 6 5 4 Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 3 2 1 0 . Lực bóp tay thuận kg) Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) Bật xa tại chỗ (cm) Chạy 30m XPC (s) Chạy con thoi 4x10m (s) Chạy tùy sức 5 phút (m) Như vậy, qua thực nghiệm đã khẳng định biện pháp 2: Hình thức tập luyện tự nguyện theo nhóm cùng sở thích, có giáo viên, có thi đấu cọ sát có hiệu quả trong việc tăng cường thể lực cho học sinh cả nam và nữ. Nhờ tăng cường các hình thức đổi mới hoạt động TDTT ngoại khóa có sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên trong thời gian học kỳ II năm học 2017 – 2018 (từ tháng 1 đến hết tháng 5), mà tinh thần thái độ học tập rèn luyện thể thao ngoại khóa của học sinh đã tăng lên, các em được rèn luyện và thi đấu TDTT nhiều hơn, đó chính là cơ sở nâng cao trình độ tập luyện, trình độ thể lực. Kết quả phát triển thể lực của nhóm thực nghiệm cho phép khẳng định các hình thức tổ chức mà đề tài đã đề xuất và ứng dụng có giá trị thực tiễn, bước đầu góp phần nâng cao thể lực chung cho học sinh trường Tiểu học nơi tôi công tác. CHƢƠNG 5: KẾT QUẢ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGHIÊN CỨU VÀO THỰC TẾ Đề tài tôi đã hoàn thành trong học kỳ II năm học 2017 – 2018 áp dụng các biện pháp: Biện pháp 1: Hình thức tập luyện theo CLB, trong CLB lại chia thành từng cặp, từng nhóm luyện tập có tổ chức và có giáo viên hướng dẫn. Biện pháp 2: Hình thức tập luyện theo nhóm cùng sở thích, có giáo viên, có thi đấu cọ sát đấu. Qua những biện pháp trên đã áp dụng trong thực tế nơi tôi công tác thì đã thu được những kết quả đáng kể: Sự phát triển thể lực của học sinh qua các năm học (Từ năm học 2012 – 2013 đến năm học 2017 – 2018). Đánh giá theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 19 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo chúng tôi chọn ngẫu nhiên 100 học sinh (50 học sinh nam, 50 học sinh nữ) khối lớp 5 (10 tuổi) của các năm học và tiến hành thực nghiệm đánh giá. Kết quả như sau: Năm học Chỉ số Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt Lực bóp tay thuận 30% 70% 33% 67% 34% 66% 35% 65% 37% 63% Nằm ngửa gập bụng 25% 75% 27% 73% 28% 72% 30% 60% 30% 60% Bật xa tại chỗ 28% 72% 30% 70% 32% 68% 33% 67% 35% 65% Chạy 30m xuất phát cao 27% 73% 29% 71% 31% 69% 34% 66% 35% 65% Chạy con thoi 29% 71% 30% 70% 32% 68% 34% 66% 34% 66% Chạy 5 phút tùy sức 24% 76% 26% 74% 27% 73% 29% 71% 30% 70% Thành tích thi đấu thể dục thể thao các cấp: Trong các năm học qua, từ năm học 2012 – 2013 đến năm học 2017 – 2018 đã có học sinh tham gia thi đấu thể dục thể thao các cấp: Quốc gia, Thành phố, Huyện các môn (điền kinh, cầu lông, bóng bàn, đá cầu, bóng đá, cờ vua, thể dục nhịp điệu, ...). Kết quả cụ thể: Thành tích Năm học Cấp Quốc gia ( Huy chƣơng) Cấp Thành phố ( Huy chƣơng) Cấp quận Giải 2013 - 2014 1 huy chương Vàng 1 huy chương Bạc 5 giải Nhất 4 giải Nhì 3 giải Ba 2014 - 2015 1 huy chương đồng 1 huy chương Vàng 1 huy chương Bạc 6 giải Nhất 5 giải Nhì 3 giải Ba 2015 - 2016 8 giải Nhất 6 giải Nhì 5 giải Ba 2016 - 2017 1 huy chương Đồng 4 giải Nhất 3 giải Ba 2017 - 2018 giải Nhất giải Nhì 10giải Ba Qua kết quả đánh giá thể lực của học sinh các năm học và thành tích thi đấu thể dục thể thao các cấp của học sinh đã một lần nữa khẳng định hai biện pháp nghiên cứu tôi đưa ra trong đề tài đã có tính hiệu quả và có tính khả thi góp phần làm tăng thể lực cho học sinh tiểu học nói chung và nâng cao thành tích thi đấu thể dục thể thao cho nhà trường nói riêng. Các biện pháp này có thể áp dụng trong trường Tiểu học nơi tôi công tác và có thể phổ biến rộng rãi tới các trường Tiểu học ở những địa phương khác có điều kiện tương đồng. C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận Qua kết quả đánh giá thể lực của học sinh các năm học và thành tích thi đấu thể dục thể thao các cấp của học sinh đã một lần nữa khẳng định hai biện pháp nghiên cứu tôi đưa ra trong đề tài đã có tính hiệu quả và có tính khả thi góp phần làm tăng thể lực cho học sinh tiểu học nói chung và nâng cao thành tích thi đấu thể dục thể thao cho nhà trường nói riêng. Các biện pháp này có thể áp dụng trong trường Tiểu học nơi tôi công tác và có thể phổ biến rộng rãi tới các trường Tiểu học ở những địa phương khác có điều kiện tương đồng. Công tác TDTT ngoại khóa của học sinh trường Tiểu học nơi tôi công tác trong những năm gần đây đã thay đổi đáng kể. Điều đó chứng tỏ tính đúng đắn của đề tài. Đề tài đã đề xuất và ứng dụng có hiệu quả 2 hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá nhằm phát triển thể lực cho học sinh Tiểu học . Đó là 2 hình thức sau: Hình thức tập luyện theo câu lạc bộ, trong CLB lại chia thành từng cặp, từng nhóm, luyện tập có tổ chức và có giáo viên hướng dẫn. Hình thức tập luyện theo nhóm cùng sở thích, có giáo viên, có thi đấu cọ sát. Thực nghiệm sư phạm đã chứng minh 2 hình thức tổ chức tôi đã đề xuất có tác dụng thu hút đông đảo các em học sinh tham gia tập luyện, đồng thời thể lực của các em đã phát triển theo hướng cân đối, hài hòa. Sự khác biệt sau thực nghiệm đã khẳng định có độ tin cậy ở ngưỡng xác suất thông kê với p<0,05. Đề xuất ứng dụng kết quả nghiên cứu. Đề tài đã nghiên cứu và đề xuất ra được 2 hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực cho học sinh. Các hình thức đề xuất trên là kết quả nghiên cứu nghiêm túc và sự kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp nghiên cứu. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã xác định mức độ cần thiết và khả thi của các hình thức tổ chức. Điều đó cho thấy rằng nội dung đã đáp ứng được mục tiêu và giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên thể dục của các trường trong Quận Thanh Xuân trong việc tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh trong điều kiện hiện nay. Khuyến nghị Để nâng cao hiệu quả thực sự của môn học Thể dục nói chung và nâng cao thể lực cho học sinh đồng thời phát triển phong trào tập luyện ngoại khóa các môn thể thao trong nhà trường, cần thiết phải triển khai áp dụng một cách đồng bộ 2 hình thức mà kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng. Tuy nhiên trong quá trình tìm tòi nghiên cứu không tránh khỏi nhưng hạn chế. Vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày. . . tháng .. năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Người viết Nguyễn Thị Thuỳ Trang TÀI LIỆU THAM KHẢO Chỉ thị số 112 CT/TW ngày 09/05/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về công tác thể dục thể thao trong những năm trước mắt, 1989. Nxb Hà Nội. Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24/03/1994 của Ban chấp hành TW Đảng về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới. Nxb Hà Nội. Chỉ thị 133/TTg ngày 07/03/1995 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng quy hoạch và phát triển thể thao. Nxb Hà Nội Điều 41, chương III, Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Điều 16 Pháp lệnh TDTT tháng 9/2000 về trách nhiệm của nhà trường đối với việc tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa. Hướng dẫn số 6318 GDTC về việc thực hiện cấp chứng chỉ môn học TDTT bộ giáo dục và đào tạo. Ngày 07/09/1996. Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước với TDTT (2004). Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội. Pháp lệnh Thể dục thể thao (2000). Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Vũ Đức Thu, Trương Anh Tuấn (1996), Lý luận và phương pháp GDTC, NXB TDTT Hà Nội. Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải, Phùng Thị Hoà, Vũ Bích Huệ, Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác GDTC và phát triển TDTT trong nhà trường các cấp, tuyển tập NCKH GDTC, Sức khoẻ trong trường học các cấp" NXB TDTT Hà Nội 1998; Trang 68. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII.NXB sự thật 1991. Nguyễn Đức Văn (2000). Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao. Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 37/36 CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TDTT GDTC GD&ĐT CLB TN ĐC Thể dục thể thao Giáo dục thể chất Giáo dục và đào tạo Câu lạc bộ Thực nghiệm Đối chứng 38/36 MỤC LỤC Phần mở đầu Lý do chọn đề tài 1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 Phương pháp nghiên cứu 3 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 6 Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận về đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá trong nhà trường 7 Chương 2: Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá ở trường Tiểu học nơi tôi công tác 16 Chương 3: Các biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường Tiểu học 21 Chương 4: Thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả thực nghiệm 25 Chương 5: Kết quả áp dụng các biện pháp nghiên cứu vào thực tế 31 Kết luận và khuyến nghị Kết luận 34 Khuyến nghị 34 Tài liệu tham khảo 36
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_doi_moi_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_the_du.docx
- the_ducnguyen_thi_thuy_trangth_nguyen_trai_138201815.pdf