Báo cáo biện pháp Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trong tình hình mới
Trong sự nghiệp xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định, phát triển giáo dục tiểu học (GDTH) là một bộ phận không thể tách rời trong toàn bộ mục tiêu, nhiệm vụ và đường lối lãnh đạo của Đảng. Giáo dục luôn được tiến hành trong sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Chính vì vậy, vai trò và tầm quan trọng của GDTH trong hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng được chú trọng đầu tư, từ đó đã đạt được nhiều thành tựu lớn đối với sự nghiệp giáo dục. Trong đó, công tác quản lý về GDTH đã đáp ứng tốt nhu cầu học tập của đối tượng học cấp tiểu học, đồng thời, góp phần bảo đảm cho các chính sách, mục tiêu, chiến lược về giáo dục cơ bản được thực thi đúng hướng và có hiệu quả thiết thực.
Đại dịch Covid-19 hiện nay đã và đang gây ảnh hưởng tiêu cực, đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý nhà nước (QLNN) về giáo dục và chất lượng giáo dục nói chung cũng như GDTH nói riêng. Thách thức rất lớn đối với bậc tiểu học là nguy cơ tổn thương và chịu ảnh hưởng tiêu cực đến thể trạng sức khỏe, thể lực, tinh thần của trẻ, đồng thời, cũng cần chú ý hạn chế sử dụng thiết bị công nghệ trong việc dạy học, tương tác học tập trực tuyến cho trẻ ở bậc tiểu học Một điểm bất cập nữa là số lượng các trường tiểu học, điểm trường lớn, còn nhiều khó khăn khi đang trong quá trình sắp xếp các điểm trường cũng đã ảnh hưởng đến môi trường giáo dục hay kinh tế và thu nhập của các gia đình do ảnh hưởng của dịch bệnh, biến động về nghề nghiệp, công việc, nơi ở dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em không đến trường, thậm chí bỏ học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trong tình hình mới
Trong chiến lược phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, giáo dục tiểu học luôn là nền tảng cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân, là cấp học đầu tiên, có vị trí đặc biệt để hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Chính vì vậy, trong xây dựng kế hoạch, chương trình tổng thể để phát triển giáo dục trong tương lai, yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần phải quan tâm hơn nữa cho cấp tiểu học, trong đó cần tập trung quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, từ đó góp phần đào tạo nhân lực chất lượng phục vụ phát triển đất nước. Đặt vấn đề Trong sự nghiệp xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định, phát triển giáo dục tiểu học (GDTH) là một bộ phận không thể tách rời trong toàn bộ mục tiêu, nhiệm vụ và đường lối lãnh đạo của Đảng. Giáo dục luôn được tiến hành trong sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Chính vì vậy, vai trò và tầm quan trọng của GDTH trong hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng được chú trọng đầu tư, từ đó đã đạt được nhiều thành tựu lớn đối với sự nghiệp giáo dục. Trong đó, công tác quản lý về GDTH đã đáp ứng tốt nhu cầu học tập của đối tượng học cấp tiểu học, đồng thời, góp phần bảo đảm cho các chính sách, mục tiêu, chiến lược về giáo dục cơ bản được thực thi đúng hướng và có hiệu quả thiết thực. Đại dịch Covid-19 hiện nay đã và đang gây ảnh hưởng tiêu cực, đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý nhà nước (QLNN) về giáo dục và chất lượng giáo dục nói chung cũng như GDTH nói riêng. Thách thức rất lớn đối với bậc tiểu học là nguy cơ tổn thương và chịu ảnh hưởng tiêu cực đến thể trạng sức khỏe, thể lực, tinh thần của trẻ, đồng thời, cũng cần chú ý hạn chế sử dụng thiết bị công nghệ trong việc dạy học, tương tác học tập trực tuyến cho trẻ ở bậc tiểu học Một điểm bất cập nữa là số lượng các trường tiểu học, điểm trường lớn, còn nhiều khó khăn khi đang trong quá trình sắp xếp các điểm trường cũng đã ảnh hưởng đến môi trường giáo dục hay kinh tế và thu nhập của các gia đình do ảnh hưởng của dịch bệnh, biến động về nghề nghiệp, công việc, nơi ở dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em không đến trường, thậm chí bỏ học. Thực trạng về công tác quản lý giáo dục tiểu học thời gian qua Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 – 2021 của Vụ GDTH (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: “Năm học 2020 – 2021, toàn quốc có 14.786 cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học với 16.323 điểm trường, giữ ổn định so với năm học trước. Cả nước có tổng số 8.736.033 học sinh tiểu học, tăng 152.301 em so với năm học trước. Tổng số lớp là 280.274 (tăng 4.325 lớp so với năm học trước); tỷ lệ trung bình là 31,27 học sinh/lớp”1. Quy mô, mạng lưới các trường tiểu học được phát triển và mở rộng, bước đầu đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất cho ngành Giáo dục. Chất lượng GDTH có bước chuyển biến tích cực, công tác phổ cập giáo dục duy trì kết quả đạt được đáng khích lệ. Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản đã đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới chương trình giáo dục bậc tiểu học. Hiện nay, theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2020 – 2021, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo (theo Luật Giáo dục năm 2019) cấp tiểu học là 69,4%2. Công tác khuyến học, khuyến tài, xã hội hóa giáo dục nói chung và GDTH nói riêng đã mang lại hiệu quả cao, tiếp tục chỉ đạo các nhà trường thực hiện công tác giảng dạy theo đúng kế hoạch và mục tiêu đã đề ra, đồng thời, tiếp tục triển khai dạy học ngoại ngữ theo đề án dạy học ngoại ngữ và dạy học tự chọn tại các trường tiểu học. Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển GDTH được ban hành và tổ chức thực hiện, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật về GDTH, quy định điều lệ nhà trường cấp tiểu học, các quy định về tổ chức và hoạt động của các trường tiểu học được thực hiện nghiêm túc. Chẳng hạn, các nghị định của Chính phủ được ban hành, như: Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021; Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều thông tư hướng dẫn, đặc biệt gần đây là Thông tư số 40/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tiến hành chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 – 2025” nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến 2025 được triển khai có hiệu quả. Để các địa phương trên cả nước nâng cao chất lượng dạy và học đối với GDTH, ngày 13/12/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành Công văn số 5766/BGDĐT-GDTH về việc “Hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ứng phó dịch Covid-19”. Bên cạnh đó, việc tăng cường kiểm định chất lượng chương trình đào tạo và hợp tác quốc tế, ưu tiên phát triển các chương trình đào tạo chất lượng quốc tế dạy bằng tiếng Anh cũng được đề ra, yêu cầu thực hiện hiệu quả. Đối với các địa phương cũng đã chủ động rà soát đội ngũ giáo viên hiện có để xác định số lượng biên chế giáo viên cần bổ sung cho từng cấp học; xây dựng lộ trình, các giải pháp khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên gắn với nâng cao hiệu quả việc tinh giản biên chế; tính toán nhu cầu đào tạo nâng chuẩn trình độ đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông theo Luật Giáo dục năm 2019 và phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên để đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng; chú trọng triển khai tập huấn, bồi dưỡng bằng hình thức bồi dưỡng qua mạng (thông qua hệ thống quản lý học tập trực tuyến – LMS). Năm 2021, các địa phương cử 37.389 giáo viên tham gia đào tạo nâng chuẩn trình độ, trong đó có 17.822 giáo viên tiểu học (chiếm tỷ lệ 6,36% giáo viên chưa đạt chuẩn); 9.708 giáo viên trung học cơ sở (chiếm tỷ lệ 3,86% giáo viên chưa đạt chuẩn)3. Do diễn biến Covid-19 vẫn còn nhiều phức tạp, việc quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng của GDTH bị ảnh hưởng rất lớn trước yêu cầu phải thay đổi, thích ứng với phương thức tổ chức giáo dục mới. Các trường có số lượng học sinh chênh lệch khá lớn, đặc biệt là sự chênh lệch về cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo, của các trường tiểu học. Vẫn còn có một số lượng không nhỏ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa sử dụng thành thạo phương pháp giảng dạy mới kết hợp với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác nguồn học liệu, quản lý nhà trường, quản lý lớp học và tổ chức các hoạt động giáo dục bậc tiểu học cho phù hợp, hiệu quả. Ngành Giáo dục còn bị động trong việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học trực tuyến cho đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên sắp ở độ tuổi nghỉ hưu để ứng phó với diễn biến của dịch bệnh. Một số địa phương chưa có giải pháp giải quyết chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập mạng lưới cơ sở trường, lớp; đồng thời, chưa có chính sách ưu đãi đối với giáo viên dạy trong các sở dân tộc nội trú, bán trú Phương thức dạy học trực tuyến chưa thể thay thế học trực tiếp và trong thực tế, hoạt động dạy học trực tuyến đang cho thấy những vấn đề bất cập, như: kế hoạch, nội dung, phương pháp dạy học chưa được chuẩn bị bài bản, thống nhất, chưa chuyển đổi phù hợp với phương thức dạy học trực tuyến, truyền hình; dạy học trực tuyến hay dạy học truyền hình không thay thế được học trực tiếp đối với trẻ trong độ tuổi mầm non và chưa đáp ứng các yêu cầu chất lượng đối với học sinh bậc tiểu học; quá trình học trực tuyến đòi hỏi gia đình học sinh (bố, mẹ) tham gia hỗ trợ nhiều hơn, trong khi vẫn phải thực hiện các công việc khác; tâm lý và sức khỏe của học sinh bị ảnh hưởng khi phải dành hàng giờ trước màn hình tivi, máy tính để hoàn thành các nội dung học tập4. Điều kiện về hạ tầng truyền thông, điều kiện về kinh tế – xã hội các vùng miền vẫn có những khoảng cách lớn cho các thầy cô và học sinh ở các khu vực miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn do thiếu trang thiết bị cơ bản cho việc dạy trực tuyến Một số giải pháp chủ yếu đặt ra Để quản lý tốt và nâng cao chất lượng GDTH trong giai đoạn mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có giải pháp nhằm để ổn định tâm lý, tư tưởng của học sinh bị tác động vì dịch bệnh. Thứ nhất, cần tăng cường phối hợp giữa nhà trường – gia đình trong việc quản lý, hỗ trợ học sinh, nhất là học sinh tiểu học, trong việc học trực tuyến tại nhà. Công tác giáo dục thể chất và y tế trường học cần triển khai hiệu quả, bảo đảm an toàn trường học, cùng với đó là xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe học đường, nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng – an ninh. Thứ hai, chú trọng nâng chuẩn trình độ giáo viên và triển khai bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu dạy học, đồng thời yêu cầu ngành có giải pháp phù hợp để hỗ trợ giáo viên, người lao động trong ngành Giáo dục bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là giáo viên, người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Thứ ba, ưu tiên bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ việc dạy học và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn để không trẻ em nào vì điều kiện kinh tế mà không thể đến trường. Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện thể chế, tăng cường phân cấp và thanh tra kiểm tra, đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo Thứ năm, đối với các trường tiểu học cần có sự đề xuất, tham mưu cho sở, phòng Giáo dục và Đào tạo tại địa phương trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị dạy học; đặc biệt chú trọng tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trong các nhà trường; về cách tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng đổi mới tích cực. Các trường cần hướng dẫn cho học sinh biết cách tự đánh giá mình, đánh giá bạn, nhóm bạn trong từng hoạt động; phân công nhiệm vụ cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm giúp các em phát huy tối đa năng lực của mình; mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập và trong giao tiếp. Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện mô hình trường học gắn với cuộc sống tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100% Kết luận Nhận thức được vai trò của GDTH đối với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách nhằm phát triển giáo dục phù hợp với điều kiện của đất nước và từng vùng miền, địa phương khác nhau. Việc vận dụng sự chỉ đạo của Nhà nước về giáo dục bậc tiểu học ở các cấp chính quyền cũng như sự sáng tạo trong thực hiện các chính sách, kế hoạch của mỗi địa phương là khác nhau, tạo nên sự khác biệt trong chất lượng GDTH mỗi địa phương. Dù mục tiêu GDTH có đa dạng đến đâu thì mục đích cuối cùng vẫn là đào tạo cho các em phát triển đúng hướng, trở thành những công dân tích cực trong tương lai. GDTH là bước giáo dục đầu tiên để xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển về đạo đức nhân cách và tư duy cũng như kỹ năng của các em trong tương lai, do đó, cần phải quan tâm, chú trọng đầu tư cho GDTH nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước. Chú thích: 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020 – 2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 đối với giáo dục tiểu học. Hà Nội, ngày 12/8/2021. 2. Bộ Giáo dục thống kê cả nước thiếu 94.714 giáo viên thừa 10.178 giáo viên. https.//giaoduc.net.vn, ngày 28/8/2021. 3. Nhận diện thách thức. https://special.nhandan.vn, ngày 29/12/2021. 4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chủ trì phiên họp toàn thể chuyên đề “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Hà Nội, ngày 30/12/2021. Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI, kinh nghiệm của các quốc gia. H. NXB Hà Nội, 2002. 2. Luật Giáo dục năm 2019. 3. Lương Công Lý – Nguyễn Thị Vân – Nguyễn Kim Phượng. Phát huy vai trò của giáo dục – đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. H. NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, 2016. 4. Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021. 5. Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. 6. Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7. Thông tư số 40/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_tie.docx