Báo cáo biện pháp Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
- Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2020 đã đề ra những chỉ tiêu phát triển cụ thể cho thể dục, thể thao Việt Nam. Theo đó, nền thể dục, thể thao nước ta phấn đấu năm 2019, số người tham gia luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên đạt tỷ lệ 28% và năm 2020 đạt 33% dân số; số gia đình luyện tập thể dục thể thao đến năm 2019 đạt 22% và năm 2020 đạt 25% tổng số hộ gia đình trong toàn quốc; số trường học phổ thông có câu lạc bộ thể dục, thể thao, có hệ thống cơ sở vật chất đủ phục vụ cho hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên, có đủ giáo viên và hướng dẫn viên thể dục, thể thao; thực hiện tốt hoạt động thể thao ngoại khóa năm 2019 đạt 45% và đến năm 2020 đạt từ 55 - 60% tổng số trường học; 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; các trường học, xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp có đủ cơ sở vật chất thể dục, thể thao phục vụ việc tập luyện của nhân dân. Về thể thao thành tích cao, chỉ tiêu đề ra là thể thao Việt Nam giữ vững vị trí trong top 3 dẫn đầu của thể thao khu vực Đông Nam Á; năm 2020, có khoảng 45 vận động viên vượt qua các cuộc thi vòng loại, có huy chương tại Đại hội Thể thao Olimpic lần thứ 32; tập trung đầu tư cho các môn thể thao trọng điểm; bảo đảm các điều kiện để sắn sàng đăng cai tổ chức thành công các sự kiện thể thao lớn của châu Á và thế giới. Để hoàn thành được các mục tiêu của Chiến lược, đưa thể dục thể thao Việt Nam vươn cao trên trường quốc tế thì sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ban, ngành từ trung ương đến địa phương là vô cùng cần thiết và cấp bách.
- Trên thực tế hoạt động thể dục thể thao tại các trường học nói chung và môn học thể dục nói riêng trên toàn quốc đang được các ban ngành quan tâm. Vì điều kiện sân bãi, dụng cụ và môn học này mang đặc trưng riêng nên hoạt động TDTT cũng chưa đồng đều trên toàn quốc cũng như các địa phương khác nhau.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
![Báo cáo biện pháp Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học Báo cáo biện pháp Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học](https://s1.bienphapgiaoduc.com/g5kb642qnvviri9v/thumb/2023/08/22/bao-cao-bien-phap-giao-duc-the-chat-theo-dinh-huong-tich-hop_vkLf7IXzt6.jpg)
i khoá: - Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, giảng dạy theo đúng phân phối chương trình Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội đề ra. Xây dựng nội dung dạy tự chọn trong phần học bắt buộc của phần cứng chương trình. Căn cứ vào tình hình thực tế từ đó thống nhất trong tổ thể dục của trường về nội dung môn học tự chọn Đảm bảo đúng nội quy, đặc trưng dành riêng cho môn giáo dục thể chất. Thực hiện nhận xét, đánh giá học sinh theo đúng thông tư 22/2016 của Bộ GD&ĐT. Hoạt động ngoại khoá: Tham gia các hoạt động tập thể do nhà trường; Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân; Trung tâm Văn hóa- Thể dục thể thao quận Thanh Xuân tổ chức Phát hiện các học sinh năng khiếu để huấn luyện, bồi dưỡng phát triển năng khiếu cho các em. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT NĂM HỌC 2018-2019 THÁNG NỘI DUNG 8 – 9 Ổn định tổ chức. Nhận lớp. Lập danh sách ghi tên sổ điểm. Lập phiếu điều tra sức khoẻ ban đầu của học sinh để quan tâm đặc biệt các đối tượng có bệnh lí Hướng dẫn học sinh nội quy tiết học thể dục. Thành lập các nhóm học sinh năng khiếu. Hướng dẫn học sinh bài TD giữa giờ. 10 Duy trì nề nếp. Thực hiện đúng các quy chế chuyên môn. Rèn luyện các nhóm năng khiếu (lồng ghép luôn trong các tiết học của giáo viên). Hoặc rèn luyện theo đợt theo KH của nhóm SHCM Thành lập bồi dưỡng đội tuyển bóng rổ thi MILO Lập kế hoạch lên tiết hội giảng. Dự giờ đồng nghiệp. Thực hiện theo kế hoạch của trường, phòng giáo dục 11 Duy trì nề nếp. Thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Dự giờ hội giảng đợt I. Lựa chọn thi GVDG Quận (nếu có). THÁNG NỘI DUNG Tổ chức tham gia các hoạt động TDTT (Hội khỏe phù đổng cấp trường, quận theo KH). Tổ chức các hoạt động chuẩn bị cho kỷ niệm 20/11. Thực hiện theo kế hoạch của trường, phòng giáo dục 12 Tiếp tục duy trì nề nếp. Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn. Lập kế hoạch ôn tập và tổ chức Đánh giá học kì I nghiêm túc. Hoàn thành điểm chính xác, đúng thời gian quy định. Thực hiện theo kế hoạch của trường, phòng giáo dục Tổ chức đưa học sinh tham gia các giải cấp quận đạt kết quả cao và an toàn. 1+2 Duy trì nề nếp. Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn. Tập trung dạy học và hướng dẫn học sinh học tập nghiêm túc sau nghỉ Tết, chống rã đám. Tiếp tục thực hiện theo kế hoạch của trường, phòng giáo dục đề ra. Tiếp tục đưa học sinh thi đấu cấp quận. (theo kế hoạch của quận) 3 Thi GVDG Thành phố (nếu có). Duy trì nề nếp. Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn. Tiếp tục thực hiện theo kế hoạch của trường, phòng giáo dục đề ra 4+5 Duy trì nề nếp. Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn. Tổ chức ôn tập và Đánh giá kì II nghiêm túc cho học sinh. Vào điểm chính xác, đúng thời hạn quy định. Lập danh sách các học sinh có năng khiếu lên kế hoạch rèn luyện trong hè để xây dựng mũi nhọn cho hoạt động giáo dục thể chất của trường. Tập hợp dữ liệu báo cáo nhóm trưởng chuẩn bị đón đoàn kiểm tra TDTT cuối năm. Nhắc nhở khuyến khích các học sinh về hè tham gia các môn thể thao yêu thích để rèn luyện sức khoẻ. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tập hợp số liệu tình hình sức khỏe đầu năm của học sinh các lớp mình dạy (theo số liệu của y tế trường trong đợt kiểm tra sức khỏe đầu năm). Từ điều tra sức khoẻ ban đầu, kết hợp cụ thể trong các tiết học, tôi thường xuyên nắm tình hình sức khỏe học sinh thông qua nhiều kênh thông tin. Ví dụ: qua báo cáo sức khỏe trong các tiết học của học sinh, qua quan sátđể điều chỉnh lượng vận động cho phù hợp với từng nhóm học sinh, từng cá nhân. Điều này dù rất nhỏ nhưng nó mang lại hiệu quả của giờ học, đặc biệt là an toàn trong tập luyện. Tổ chức thực hiện Giáo dục thể chất theo định hƣớng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học Dạy học là sự phối hợp nhiều phương pháp. Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp giữa giáo viên và học sinh. Việc lựa chọn hợp lí và sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp đó sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức khoa học và hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thực hành một cách sáng tạo. Sử dụng nhóm các phƣơng pháp: 3.1 Phƣơng pháp thuyết trình Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần nói ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, đồng thời vận dụng nhiều kiến thức các môn Tiếng Việt, Toán, giúp học sinh dễ tiếp thu các khái niệm và hình dung động tác kỹ thuật. Giáo viên thể dục phải có kinh nghiệm và phải biết sử dụng ngôn từ chuẩn xác, ngắn gọn, miêu tả đúng cấu trúc động tác để học sinh dễ hình dung. Giáo viên phải sử dụng các khẩu lệnh chính xác rõ dự lệnh, động lệnh. Khi giảng giải cần am hiểu và sử dụng kiến thức về Toán học một cách chính xác đôia với một số động tác. Ví dụ 1: Khi phân tích kỹ thuật tâng cầu bằng đùi. Giáo viên nhấn mạnh điểm tiếp xúc cầu 1/3 mặt đùi phía ngoài. Đùi nâng cao vuông góc với cẳng chân và song song với mặt đất. Điều chỉnh hướng đi của cầu lên thẳng. Ví dụ 2: Khi hướng dẫn tâng cầu, cần nhấn mạnh muốn tâng được nhiều lần chạm, học sinh phải biết sử dụng lực tác dụng lên quả cầu đồng đều, nhịp nhàng, kết hợp điểm chạm đúng để hướng của cầu lên thẳng và tiếp tục đảo cầu quay xuống. Phƣơng pháp vấn đáp. Môn thể dục ít sử dụng phương pháp vấn đáp nhưng khi sử dụng lại rất thiết thực. Đặc trưng của môn học thể dục là thuận lợi cho việc giao tiếp trực tiếp với học sinh trên sân tập và hiệu quả khi chia nhóm. Vì vậy, giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi phù hợp để kiểm tra độ nhớ của học sinh, đồng thời phát huy năng lực học sinh. Phƣơng pháp sử dụng tài liệu tham khảo. Đối với môn thể dục phương pháp này không phổ biến, nhưng có thể sử dụng trông một số nội dung như: đá cầu, chạy, nhảy Tôi đã tìm hiểu và khuyến khích học sinh tìm hiểu trên nhiều kênh thông tin về thành tích cao nhất những kỷ luật mới. Tìm hiểu thêm về các luật mới của môn TT đó Ví dụ: Khi học đá cầu - Giáo viên có thể đưa ra bài tập: Hãy vẽ và chú thích kích thước sân bãi của sân đá cầu (chỉ dẫn: theo luật mới năm 2007 và bổ sung năm 2010. Đây cũng là một nội dung động viên trong việc đánh giá nội dung học cầu. Thông thường học sinh rất sợ học đá cầu (đặc biệt là học sinh nữ). Khi đưa ra yêu cầu và có chỉ dẫn như vậy, học sinh sẽ rất hào hứng và bớt căng thẳng, sợ sệt trong nội dung đá cầu. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm. Soạn giáo án: Đúng kiến thức nội dung thể hiện được các mục tiêu bài dạy Dưới đây là một giáo án thực nghiệm PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN TRƢỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN BẮC ----------------o0o---------------- GIÁO VIÊN: NGUYỄN TIẾN DẬU GIÁO ÁN: LỚP 4 Hà Nội, Ngày 03 tháng 12 năm 2018 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: THỂ DỤC TUẦN14 BÀI 27 Tên bài dạy: - ÔN BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI “CHẠY TIẾP SỨC” MỤC TIÊU Kiến thức: Ôn bài thể dục phát triển chung lớp 4. Trò chơi “Chạy tiếp sức” Kĩ năng: Học sinh thực hiện đúng biên độ, đúng hướng, đúng nhịp từng động tác. Học sinh bước đầu thực hiện động tác trên nền nhạc. Học sinh tham gia chơi chủ động, đúng luật. Thái độ: Học sinh học tập nghiêm túc tự giác, hào hứng, chủ động tích cực, tính tập thể cao, có tinh thần tập luyện thể dục. Học sinh phối hợp với bạn, đoàn kết nhiệt tình khi tham gia chơi. ĐỊA ĐIỂM, PHƢƠNG TIỆN Địa điểm: nhà đa năng. Phương tiện: máy chiếu, máy tính, loa, còi, 2 bóng và 4 mắc cơ. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP LÊN LỚP NỘI DUNG ĐỊNH LƢỢNG PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC Thời gian Số lần 1. Phần mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. Chạy thành 1 hàng dọc xung quanh sân tập Khởi động chung: Xoay các khớp (cổ, cổ tay, cổ chân, khuỷu tay, vai, hông, gối) * Kiểm tra bài cũ: 4 HS tập động tác Thăng bằng, động tác 4-6’ 1-2’ 1-2’ 1-2’ 1-2’ 80- 100m 2Lx8 N 2Lx8 N Đội hình nhận lớp Đội hình chạy khởi động Đội hình khởi động x x x x x x x x x x x x x x x x x x Nhảy, động tác Điều hòa . Phần cơ bản Bài thể dục phát triển chung Rèn biên độ động tác. Rèn tập theo nhịp Chia nhóm tập luyện: (nhóm tổ 1-4 tập động tác 1,2,3,4 và nhóm 2-3 tập động tác 5, 6, 7, 8) 22- 24’ 1-2’ 3-4’ 2-3’ 4-5’ ’ 1Lx8 N 4-5L x x x x x x x Giáo viên Đội hình Cán sự điều khiển, GV quan sát sửa sai cho HS. Giáo viên làm lại những nhịp học sinh làm chưa chuẩn. Học sinh quan sát clip động tác. Học sinh trả lời biên độ động tác, nhịp. GV nhắc lại và chia nhóm tập. Cán sự điều khiển, GV nhận xét sửa sai cho HS Đội hình x x x x x x x x x x x CS CS x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x G x x x x x x x x CS x x x - Củng cố Bài thể dục: (Các tổ trình diễn) 2.4 Trò chơi: “ Chạy tiếp sức” 3. Phần kết thúc Hồi tĩnh thả lỏng + Tay + Chân + Toàn thân Hệ thống bài học. Đánh giá tuyên dương các tập thể các nhân tập tốt. Xuống lớp 2-3’ 7-9’ 1-2’ 1-2’ 2Lx8 N 4-5L 2Lx8 N Tập làm quen với nhạc. Lần 1 Tổ 1- 4 quan sát, nhận xét. Ngồi x x x x x x x x Tập x x x x x x x Tập x x x x x x x Ngồi x x x x x x x Lần 2 Tổ 2-3 quan sát, nhận xét. Giáo viên đánh giá lại. -Giáo viên nhắc lại luật chơi, cách chơi, cho học sinh chơi thử - chơi thật. Các tổ thi đua với nhau, các ban quan sát cổ vũ nhận sét. 8 m GV điều khiển HS thả lỏng trên nền nhạc. Đội hình thả lỏng GV nêu câu hỏi HS trả lời, GV hệ thống lại. -GV tuyên dương, động viên HS. Sử dụng nhóm phƣơng pháp dạy học trực quan. Gồm các phương pháp: - Phƣơng pháp minh hoạ: Đối với môn thể dục thì phương pháp này rất quan trọng và không thể thiếu trong hầu hết các tiết học, các nội dung tập luyện. Bất kỳ một kiến thức mới nào thì giáo viên cũng phải làm mẫu chuẩn xác, phân tích để học sinh hiểu và hình dung ra động tác đó, có thể kết hợp những clip quay chậm có thể do chính mình thực hiện để kích thích hứng khởi trong học tập của học sinh. Nếu giáo viên đạt thành tích cao thì sẽ là tấm gương để học sinh học tập vì lứa tuổi các em thích thần tượng hóa các hình ảnh. Dùng hình minh họa động: để học sinh dễ hình dung đường đi của động tác. Hoặc có thể quay clip động tác của mình cùng học sinh để học sinh thêm hứng thú tập luyện. Đồng thời ở phương pháp này người giáo viên cũng phải tìm tòi nhiều tư liệu về hình ảnh trực quan về kỹ thuật, về các vận động viên, hoặc tìm ra các nhân tài ngay trong lớp để giới thiệu hình ảnh làm mẫu, động tác đúng để các con học tập theo. - Phƣơng pháp quan sát. Đây cũng là phương pháp mà không thể thiếu trong môn học thể dục khi các con được tập luyện trong một không gian rộng hơn, tiếp xúc với không gian thiên nhiên. Trong tiết học thể dục ngoài trời, học sinh không chỉ quan sát các bạn tập luyện mà các con còn bị ảnh hưởng bởi môi trường thiên nhiên xung quanh. Vì vậy tôi đã sử dụng rất nhiều kinh nghiệm về quản lý học sinh, bố trí vị trí đứng tập luyện, kết hợp với điều kiện đặc điểm tình hình cụ thể trên sân trường cùng với các điều kiện ngoại cảnh làm sao để đảm bảo nghiêm túc, an toàn và hiệu quả của giờ học. Muốn làm được điều đó, trước hết tôi đã xây dựng nội quy cho tiết học, xác định rõ mục đích giáo dục sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Ví dụ 1: dàn hàng tập, tận dụng tối đa khuôn viên sân hẹp và thực hiện 2 nội dung Bật nhảy và Đá cầu. Kết quả: Số lần vận động tăng. Hình thành cảm giác động tác tốt hơn. Ví dụ 2: Khi thấy thời tiết mưa, sân trơn, căn cứ vào tình hình thực tế trên sân, tôi đã chọn giải pháp rút ngắn cự ly, tăng số lần và giảm số rào tập cho phần trò chơi và chuyển phần về đích từ nhảy với chạm vật thành vòng qua vật chuẩn. Tôi đặt mục đích trò chơi vui vẻ nhưng an toàn trên hết. Kết quả học sinh học tập rất vui và an toàn. Sử dụng nhóm các phƣơng pháp thực hành. Đặc thù của môn học thể dục là thực hành. Chính vì vậy, đây là phương pháp chủ yếu và xuyên suốt trong các tiết học. - Phƣơng pháp tập luyện: Ở phương pháp này, giáo viên tổ chức học sinh vận dụng các kiến thức về lý thuyết để hình thành các kỹ năng, Vì vậy cần đặc biệt quan tâm đến phương pháp luyện tập kỹ xảo vận động. - Phân nhóm từng đối tƣợng: Các em học sinh tiểu học thường thích xuống tiết thể dục nhưng chưa hẳn thích tập luyện thể dục vì nhiều lý do. Các em nam thì đôi khi hưng phấn quá mức, hoặc một số học sinh thích thể hiện trước đám đông, quậy phá... Một số có biểu biện rụt rè, nhút nhát, ngại vận động. Chính vì những đặc điểm về đối tượng học sinh như trên, giáo viên cần chọn lọc và đưa ra các phương pháp, các bài tập... phù hợp đề học sinh thực hiện được tốt hơn. Ví dụ: Khi thực hiện ôn tập đá cầu. Tôi chia lớp thành 4 nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. Mỗi nhóm tập luyện theo các yêu cầu cụ thể phù hợp với nhóm của mình. - Phƣơng pháp trò chơi. Để tiết học không nhàm chán và đạt hiệu quả cao, việc học mà chơi- chơi mà học cần được vận dụng vào trong mỗi giờ học, và trò chơi là một trong những nội dung bắt buộc của phân phối chương trình môn học thể dục. Trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học nhẹ nhàng hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tích cực và hiệu quả. Thông qua trò chơi các em gần gũi và dễ hiểu nhau hơn, đồng thời qua đó rèn luyện và hình thành nhân cách học trò rõ nét nhất. Đối với tôi, việc tổ chức trò chơi là một lợi thế vì thực tế trong nhiều năm trực tiếp giảng dạy và làm công tác đoàn tôi đã tìm tòi, sáng tạo và tích luỹ được khá nhiều trò chơi. Trong mỗi tiết học tôi đều quan tâm đến việc bố trí hợp lý thời gian và hướng dẫn trò chơi cho các con. Tôi tìm hiểu sưu tầm rất nhiều trò chơi thông qua các quyển sách như: 360 trò chơi trong nhà và ngoài trời; Trò chơi vận động của trường CĐSP, ĐHSP; các trò chơi bổ trợ trong sách giáo khoa; các trò chơi dân gian và các trò chơi do mình tự tìm tòi sáng tạo... Cụ thể tôi quan tâm đến các yếu tố sau: Để tổ chức trò chơi đạt hiệu quả tốt, cần dựa trên các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để lựa chọn và đưa ra các trò chơi sao cho phù hợp (lồng ghép tranh, chơi trên nền nhạc). Lựa chọn trò chơi phù hợp sẽ bổ trợ trực tiếp cho nội dung tiết học, việc lồng ghép kiến thức môn Âm Nhạc, Mĩ Thuật vào trò chơi sẽ làm trò chơi hấp dẫn hơn. + Ví dụ: Học sinh chơi các trò chơi vận động trên nền nhạc Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ phục vụ cho các trò chơi. Tôi đã tận dụng, lựa chọn các dụng cụ có sắn, các đồ dùng trong cuộc sống như vỏ ống sữa bột, cờ tự làm, các mốc vật chuẩn có sắn của trường Để chuần bị dụng cụ cho trò chơi này, học sinh có thể vận dụng kiến thức từ môn Mĩ thuật của mình. Sân bãi và đội hình tập luyện: Chú ý đến thực tế sân bãi để có thể tổ chức trò chơi cho hợp lý. Dùng nhiều đội hình, các bản nhạc rộn ràng cổ vũ để kích thích hứng thú tập luyện của học sinh... Yêu cầu học sinh vận dụng kĩ năng tính toán ở môn Toán để chia đội hình chia nhóm cho hợp lí. Tôi luôn tìm tòi các bản nhạc hay có ý nghĩa liên quan đến nội dung trò chơi hoặc cắt đoạn nhạc để phù hợp với thời lượng vận động của các phần học mà mình muốn đưa vào. Việc làm này đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ và mất rất nhiều thời gian. Đổi lại mỗi bài học đều làm cho học sinh rất hứng thú và các tiết học đạt hiệu quả cao. Tôi luôn trao đổi cùng nhóm giáo viên dạy nhạc để cùng tìm ra các bài nhạc khởi động hay và phù hợp, ưu tiên sử dụng được các bài hát trong chương trình Âm nhạc dành cho học sinh Tiểu học. Ví dụ chọn Nhạc: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ, Bài Trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc, các bài hát nhạc theo nhịp 2/4 theo các khối lớp đang học nhạc, hoặc nhạc có nhịp điệu phù hợp với nội dung bài tập. Bên cạnh đó, tôi cũng cùng giáo viên Mĩ Thuật đưa các tranh có cùng chủ đề mà các con đang học. Ví dụ: Yêu cầu học sinh phác họa lại động tác của bạn mình đối với học sinh lớp 5). Sau đó cùng giáo viên Mĩ Thuật trao đổi, sửa nét cho học sinh, đưa ra những nhận xét nhằm khuyến khích học sinh tiếp tục phát huy khả năng của mình. Qua nhiều tiết dạy thực nghiệm, tôi thấy học sinh rất hào hứng đón nhận, đồng thời yêu quý, gần gũi với môn học hơn. Chính vì vậy các con hăng say tập luyện đạt kết quả cao hơn góp phần vào nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung và môn học thể dục nói riêng. Nhóm các phƣơng pháp kiểm tra đánh giá. Việc kiểm tra đánh giá căn cứ vào thông tư 22/2016/TT- BGD&ĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá HS tiểu học. Việc đổi mới trong kiểm tra đánh giá là cả thầy và trò cùng tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập. Thông tin này giúp giáo viên điều chỉnh cách dạy học và là một biện pháp nhắc nhở học sinh cố gắng phấn đấu. Khi kiểm tra các nội dung học tập, giáo viên có thể chia nhóm và giao cho các tổ tự kiểm tra đánh giá với các yêu cầu cụ thể mà giáo viên đưa ra về mức đọ yêu cầu và các tiêu chí đánh giá. Sau đó, giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, chốt lại mức đánh giá theo quy định, từ đó học sinh có thói quen tự đánh giá khả năng của mình để phấn đấu. Đồng thời giáo viên cũng nên tôn trọng việc tự đánh giá của các con có sự giám sát và nhắc nhở để các con có sự đánh giá đúng công bằng đối với mình và các bạn. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC Đối với học sinh: Hầu hết các em có ý thức tham gia tập luyện để hoàn thiện nhiệm vụ học tập của mình. Học sinh biết cách tự rèn luyện thân thể để nâng cao sức khoẻ đẩy lùi bệnh tật. Thông qua học tập môn thể dục các em hiểu và có hứng thú học tập các môn học khác đạt kết quả cao. Đồng thời rèn luyện tính tập thể và biết tự bảo vệ sức khoẻ cho bản thân ở mức nhất định. Từ đó thay đổi quan niệm về học tập lệch trong các môn học đáp ứng được mục đích của giáo dục toàn diện. Bản thân các em cảm thấy tự tin và là tiền đề quan trọng để học tập tốt các môn học khác. Thông qua môn thể dục, học sinh được tìm hiểu thể hiện nhiều hoạt động, bài tập, trò chơi có liên quan đến kiến thức các môn học khác. Thực tế áp dụng phương pháp nêu trên kết quả các lớp tôi dạy đã đạt chỉ tiêu đề ra. Quan trọng hơn là các con học thể dục được thể hiện bản thân và thấy không căng thẳng. Luôn luôn có hứng thú với môn học. Phân tích, đánh giá kết quả đạt được dựa trên bảng so sánh số liệu TT Nội dung thử nghiệm KQ trƣớc thử nghiệm KQ sau thử nghiệm 1 HS - Thích học giờ GDTC 55% 75% 2 HS - Bình thường khi học giờ GDTC 35% 25% 3 HS – Không thích học giờ GDTC 10% 0% Đối với phụ huynh: Phụ huynh rất hài lòng khi con em mình có ý thức và tự rèn luyện quan tâm đến các môn học thể dục một cách tự giác và hào hứng. Điều đó cũng làm thay đổi quan niệm về giáo dục thể chất của phụ huynh. C- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu và với thực tế trải nghiệm dạy học trong nhiều năm đặc biệt áp dụng cụ thể vào năm học 2018-2019 tại trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc tôi đã thu được kết quả sau: Thực hiện tốt kế hoạch năm học với môn thể dục, học sinh được phát triển toàn diện: Đức- Trí- Thể- Mĩ. Vận dụng kiến thức chuyên môn một cách linh hoạt và có hiệu quả trong các giờ dạy Ứng dụng công nghệ thông tin lồng ghép, tích hợp các môn học như: Mĩ thuật, Âm nhạc, Toán học một cách hợp lý và có hiệu quả. Các tiết học, học sinh hào hứng, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập. Đặc biệt, với đặc thù của môn Thể dục thì tất cả các tiết học đều đảm bảo an toàn cho học sinh khi tham gia vận động KHUYẾN NGHỊ Như vậy, với những biện pháp đã đề xuất, đảm bảo được việc thực hiện đúng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo các nguyên tắc của việc dạy học nói chung và môn Thể dục nói riêng, chứng tỏ tính đúng đắn của đề tài. Tuy nhiên các biện pháp chỉ là công cụ, yếu tố con người mới là quyết định. Để các tiết học thành công và hiệu quả, giáo viên cần có lòng say mê nghề nghiệp, có tinh thần học hỏi, sáng tạo, tìm tòi những giải pháp phù hợp cho từng bài dạy, từng đối tượng học sinh. - Tôi mong các cấp lãnh đạo Sở và Phòng quan tâm hơn nữa cho các trường học, đầu tư thêm trang thiết bị dụng cụ để công tác giáo dục thể chất đạt kết quả tốt hơn. Trên đây là toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã viết và thực tế áp dụng trong năm học vừa qua. Tôi xin cam đoan là không sao chép nội dung của người khác! Hà Nội, Ngày 10 tháng 4 năm 2019 Người viết TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách thể dục lớp 1, 2, 3, 4, 5. Sách 360 trò chơi trong nhà và ngoài trời. Sách tâm lý giáo dục. Các tài liệu sách báo, mạng Internet hàng ngày Tâm sinh lý và những biểu hiện của trẻ tự kỉ. Tài liệu tin học soạn và trình chiếu FowerPoint, các bài hát có chủ đề liên quan. Các văn bản hướng dẫn hoạt động NCKH-SKKN của Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC .
File đính kèm:
bao_cao_bien_phap_giao_duc_the_chat_theo_dinh_huong_tich_hop.docx
skkn_the_duc_2018-20192_1110201921.pdf