Báo cáo biện pháp Một số trò chơi giúp học sinh luyện các mẫu câu Tiếng Anh có hiệu quả

 Có thể nói rằng trò chơi mang hiệu quả kép. Chơi làm thỏa mãn nhu cầu của trẻ. Trò chơi phát triển tâm lý và hình thành nên nhân cách. Trong khi chơi các em được phát triển trí giác nhanh, phát triển các thao tác tư duy, phát triển tưởng tượng và phát triển ngôn ngữ. Từ chỗ ý thức của các em hướng tới thao tác chơi rồi dần chuyển sang mục đích, nội dung và yêu cầu khách quan của trò chơi từ đó hình thành động cơ học tập. Trò chơi giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó. Qua trò chơi học tập, học sinh được khắc sâu nhiều kiến thức. Chính vì vậy trò chơi học tập là một phương tiện quan trọng trong quá trình dạy học đặc biệt đối với học sinh tiểu học.

doc 16 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 520
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số trò chơi giúp học sinh luyện các mẫu câu Tiếng Anh có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số trò chơi giúp học sinh luyện các mẫu câu Tiếng Anh có hiệu quả

Báo cáo biện pháp Một số trò chơi giúp học sinh luyện các mẫu câu Tiếng Anh có hiệu quả
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI
–µ—
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH LUYỆN 
CÁC MẪU CÂU TIẾNG ANH CÓ HIỆU QUẢ 
Lĩnh vực/Môn	: Tiếng Anh
Họ và tên	: Nguyễn Thị Hồng Thắm	
Năm học: 2014 - 2015
Mã SKKN
MỤC LỤC
A. Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài	1
II. Cơ sở nghiên cứu	2
III.Đối tượng nghiên cứu	3
IV. Phạm vi nghiên cứu	3
B. Nội dung
I. Vai trò của trò chơi trong tiết học	4
II. Thực trạng	4
III. Một số trò chơi và phương pháp thực hiện các trò chơi	5
 IV. Kết quả thực hiện	13
C. Kết luận và khuyến nghị
A-MỞ ĐẦU
I- Lý do chọn đề tài
 Việt Nam đang trên đường hội nhập và phát triển. Vì vậy việc học Tiếng Anh của học sinh Việt Nam thực sự rất cần thiết. Anh ngữ, ngôn ngữ của giao tiếp quốc tế đã trở thành một cầu nối không thể thiếu cho học sinh Việt Nam để các em có thể lĩnh hội kho tàng kiến thức của nhân loại trang bị cho mình những kiến thức để phục vụ đất nước mình. 
 Mặc dù là một môn học mới và lạ dễ thu hút sự chú ý của học sinh tiểu học với hình ảnh minh họa sinh động và vốn từ ngữ gần gũi với lứa tuổi học sinh nhưng Tiếng Anh vẫn là một môn học về ngôn ngữ nên không tránh khỏi việc gây nhàm chán cho học sinh khi phải lập lại những mẫu câu cho thành thạo. Để giúp học sinh tiếp thu tốt những kiến thức cơ bản của chương trình Tiếng Anh tiểu học, hướng tới hoạt động học tập chủ động, tránh tạo thói quen học tập thụ động, tạo nền tảng kiến thức vững chắc cho các em. Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm tích hợp các hoạt động trò chơi vào hoạt động thực hành mẫu câu nhằm gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học, giúp các em hiểu nhanh, nhớ lâu bài học của mình hơn qua đề tài “ Một số trò chơi giúp học sinh luyện mẫu câu Tiếng Anh có hiệu quả”.
 II- Cơ sở nghiên cứu
Những năm gần đây việc dạy mẫu câu vẫn được chú trọng, nhưng các cấu trúc được lựa chọn để sử dụng trong các tình huống giao tiếp và dạy chúng như dạy những công thức mà không quá quan tâm đễn những quy tắc ngữ pháp, hình thức chi phối những cấu trúc đó. Điều này giúp học sinh vận dụng mẫu câu và các tình huống giao tiếp một cách dễ dàng hơn.
 Chính vì vậy giáo viên cần giúp học sinh giao tiếp tốt thông qua các mẫu câu và thực hành chúng một cách hiệu quả.
 Đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh tự tìm tòi, phát hiện và tiếp thu kiến thức trong khi giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn là mục tiêu trọng tâm trong việc giúp học sinh ghi nhớ tốt bài học của mình. Một hình thức cũng rất cần trong giờ học đó là trò chơi.Trò chơi không phải lúc nào cũng là loại hình giải trí. Nó có thể sử dụng để củng cố ngữ liệu trong bài học theo một phương thức hấp dẫn học sinh. Vì sử dụng trò chơi chúng ta có thể ôn tập và giới thiệu ngữ liệu một cách vui vẻ.
Những hoạt động trò chơi cũng chỉ đơn giản là những trò chơi được biến tấu từ những trò chơi quen thuộc của các em như: oẳn tù tì, tiếp sức, ghép câu, chuyền bóng,  . Việc sử dụng hợp lý đồ dùng dạy học có sẵn và tự làm cũng góp phần tích cực đến thành công của tiết học.
III- Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 4 của trường Tiểu học
IV- Phạm vi nghiên cứu 
 Trong năm học 2014-2015, tôi dược phân công dạy lớp 4. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu một số phương pháp giúp học sinh luyện mẫu câu có hiệu quả thông qua một số trò chơi.
B- NỘI DUNG
I- Vai trò của trò chơi trong tiết học 
 Có thể nói rằng trò chơi mang hiệu quả kép. Chơi làm thỏa mãn nhu cầu của trẻ. Trò chơi phát triển tâm lý và hình thành nên nhân cách. Trong khi chơi các em được phát triển trí giác nhanh, phát triển các thao tác tư duy, phát triển tưởng tượng và phát triển ngôn ngữ. Từ chỗ ý thức của các em hướng tới thao tác chơi rồi dần chuyển sang mục đích, nội dung và yêu cầu khách quan của trò chơi từ đó hình thành động cơ học tập. Trò chơi giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó. Qua trò chơi học tập, học sinh được khắc sâu nhiều kiến thức. Chính vì vậy trò chơi học tập là một phương tiện quan trọng trong quá trình dạy học đặc biệt đối với học sinh tiểu học.
II- Thực trạng 
 1- Thuận lợi
 Trong những năm gần đây, việc dạy và học môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học đã có những chuyển biến theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. 
 Môn Tiếng Anh cũng được sự quan tâm, đầu tư của các cấp lãnh đaọ, của BGH các nhà trường và của nhiều bậc phụ huynh. Cùng với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình trong công tác, luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy.
 2- Khó khăn
 Bên cạnh những thuận lợi trên còn có một số khó khăn như: Số lượng học sinh có ý thức cao chưa nhiều, học sinh còn có thói quen thụ động khi hoạt động nhóm hoặc còn rụt rè trong giao tiếp.
 Như vậy khi cho học sinh luyện tập mẫu câu, giáo viên cần khích lệ học sinh, tạo hứng thú cho các em bằng một số các hoạt động học mà chơi, chơi mà học.
Bảng khảo sát thái độ học tập của học sinh khi chưa áp dụng đề tài
Lớp
Sĩ số
Số HS tích cực
Số HS chưa tích cực
4A
55
29 – 52,7%
26 – 47,3%
4B
58
31 - 53,4%
27 – 46,6%
 III- Một số trò chơi và phương pháp thực hiện các trò chơi
 1- Trò chơi dược thực hiện theo hoạt động nhóm
 a- Trò chơi “Oẳn tù tì”
 * Mục đích 
 Tạo được sự bất ngờ trong việc chia nhiệm vụ hỏi và trả lời, vì nếu cứ thay phiên hỏi và trả lời như bình thường thì các em sẽ biết trước câu mình phải hỏi( hoặc trả lời) do đó sẽ không chú ý đến những gì bạn mình nói.
 * Phạm vi áp dụng:
 Trò chơi này áp dụng cho dạng bài luyện tập mẫu câu hỏi và trả lời có hình minh họa trong sách giáo khoa.( Ask and answer.)
 * Phương thức tiến hành:
 - Sau khi giới thiệu từ vựng, mẫu câu và tiến hành thực hành theo nhóm. Học sinh tiến hành thực hành mẫu câu theo nhóm đôi. 
 - Ở mỗi nhóm đôi, học sinh sẽ oẳn tù tì, bạn thắng sẽ chỉ tranh và hỏi, bạn thua sẽ nhìn tranh và trả lời.
 - Đối với mẫu câu tự giới thiệu, bạn thắng sẽ chỉ tranh và đọc to từ hoặc nhóm từ trong tranh, bạn thua sẽ phải đặt câu với từ hoặc nhóm từ đó.
b- Trò chơi: “Ghép câu”
 * Mục đích
 Ghép câu giúp các em thuần thục trong hoạt động đối thoại tạo sự tự tin cho các em trong quá trình giao tiếp sau này.
 * Phạm vi áp dụng:
 Trò chơi này được áp dụng cho dạng bài luyện tập mẫu câu đối đáp trong bàì hội thoại.
 * Phương thức tiến hành:
 - Bước vào phần luyện tập, học sinh được chia thành từng nhóm tùy thuộc vào độ dài của bài hội thoại
 - Mỗi thành viên của nhóm sẽ được phát một thẻ có chứa một câu trong bài hội thoại. Nhiệm vụ của mỗi học sinh là phải học thuộc câu của mình và không để cho các bạn nhìn thấy, sau đó sẽ đọc to câu của mình lên cho cả nhóm nghe và cùng nhau sắp xếp những câu đó lại cho đúng theo thứ tự của bài hội thoại đã học.
1- I do, too.
2- What’s for lunch, Mum?
3- Spaghetti.
4- That’s good. I like Spaghetti.
Đáp án: 2, 3, 4, 1
 - Nhóm học sinh có thể lên bảng đứng theo thứ tự này, hoặc viết câu trả lời vào giấy hoặc bảng nhóm.
 2- Trò chơi được thực hiện với học sinh cả lớp 
 a- Trò chơi: “Chuyền bóng”
 * Mục đích
 Hoạt động chia đội chuyền bóng tạo được sự bất ngờ tạo hứng thú trong hoạt động học tập.
* Phạm vi áp dụng:
 Trò chơi được áp dụng cho dạng bài:
 - Luyện tập mẫu câu hỏi và trả lời trong tiết học ngữ liệu mới.
 - Luyện tập mẫu câu hỏi và trả lời trong tiết ôn tập. Khi đó giáo viên phải giới thiệu lại các mẫu câu cần ôn tập trong tiết học.
 Ví dụ: - Where do you live? – I live in London.
What’s your address? – It’s 18 North Street. 
Who is he? - He’s an engineer.
 * Phương thức tiến hành:
 - Chuẩn bị 4 quả bóng (2 quả có dấu chấm hỏi và 2 quả trả lời)
 - Chia lớp ra thành 2 nhóm, phát cho mỗi nhóm 2 quả (1 có dấu chấm hỏi và 1 không có).
 - Cả lớp vừa hát đồng thanh (hoặc nghe đĩa CD/ băng cassette) vừa chuyền bóng. khi có hiệu lệnh của giáo viên học sinh nào đang giữ quả bóng có dấu chấm hỏi của nhóm 1 sẽ đặt câu hỏi cho bạn có quả trả lời của nhóm 2 và ngược lại.
 b- Trò chơi: “Gọi tên” 
 * Mục đích
 Ngoài việc củng cố tinh thần đồng đội cho học sinh, hoạt động gọi tên làm cho các em ý thức hơn trong việc giúp đỡ các bạn yếu hơn vì nếu bạn không trả lời được thì cả đội sẽ thua. Đây là điểm thành công nhất trong hoạt động trò chơi này.
 * Phạm vi áp dụng:
 Trò chơi này được áp dụng cho dạng bài:
 - Luyện tập mẫu câu hỏi và trả lời / mẫu câu đối đáp trong tiết học ngữ liệu mới.
 - Luyện tập mẫu câu hỏi và trả lời / mẫu câu đối đáp trong tiết ôn tập. Khi đó giáo viên phải giới thiệu lại các mẫu câu cần ôn tập trong tiết học. 
Vi dụ: - Where is he? – He is at home.
- What’s the matter with you? – I am tired. 
- What are you doing? – I am studying English.
* Phương thức tiến hành:
- Chia lớp thành 2 đội chơi (Mỗi đội chơi là một chiếc thuyền) Nhiệm vụ của mỗi thuyền viên là trả lời câu hỏi sau đó đặt câu hỏi và gọi tên một thành viên của đội bạn để bạn ấy trả lời. Nếu đội bạn trả lời được, tiến trình trên tiếp tục được thực hiện. Nếu đội bạn không trả lời được xem như thuyền của đội đó bị thủng một lổ. Trong một khoảng thời gian nhất định ( do giáo viên quy định) thuyền nào có ít lỗ thủng hơn thì đội đó thắng.
c- Trò chơi: “I see something”
 * Mục đích 
 Để khích lệ học sinh nói nhiều câu Tiếng Anh vận dụng những từ đã biết vào mẫu câu 
 * Phạm vi áp dụng
 Giáo viên tổ chức trò chơi: “I see something” trong tiết ôn tập giúp học sinh nói nhiều từ vựng và mẫu câu một cách tự nhiên.
 * Phương thức tiến hành:
 Chia học sinh thành 2 nhóm, giao cho mỗi nhóm một số tranh bằng nhau. Một bạn trong nhóm (đội trưởng) chọn một tranh không cho đội bạn nhìn thấy và nói: “I see something” hoặc: “What’s this?”. Đội kia sẽ đoán bằng cách đặt câu hỏi:
 “Is it a book? Is it a pen?...” tối đa là 3 câu hỏi hoặc có thể nói “It’s a ” nếu đúng sẽ nhận luôn tranh đó. Giáo viên qui định thời gian. Hết giờ đội nào nhiều tranh hơn là đội thắng cuộc.
Minh họa bằng một bài dạy cụ thể
IV- Kết quả thực hiện
1. Đối với giáo viên
 - Giáo viên có thể khai thác triệt để tranh ảnh có sẵn trong sách giáo khoa, do đó không mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị.
 - Đồ dùng có giá thành thấp, chỉ cần làm một lần và có thể sử dụng lâu dài.
 - Các hoạt động chơi mà học đã thu hút được sự tham gia hoạt động nhiệt tình của tất cả các đối tượng học sinh trong tiết học. 
2. Đối với học sinh
 Học sinh được vừa học vừa chơi, thông qua các trò chơi các em vừa được học ngữ liệu mới vừa được ôn các ngữ liệu đã học, đã biết một cách tự nhiên. Giúp các em không còn rụt rè, ngại giao tiếp bằng Tiếng Anh và tích cực tham gia học tập hơn. 
Kết quả đạt được khi áp dụng các hoạt động trò chơi vào thực tế dạy và học tại 02 lớp 4
Lớp
Sĩ số
Số HS tích cực
Số HS chưa tích cực
4A
55
46 – 83,6%
9 – 16,4%
4B
58
49 - 84,4%
9 – 15,6%
C- KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ
1- Kết luận
 Có thể khẳng định rằng đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể từ cơ sở vật chất đến đối tượng học sinh là yếu tố vô cùng quan trọng để công tác dạy và học đạt hiệu quả tốt nhất, đặc biệt đối với môn Tiếng Anh bậc Tiểu học. Nó giúp học sinh phát triển các kĩ năng học ngôn ngữ hiệu quả, nhất là kĩ năng giao tiếp, đó cũng chính là mục đích của dạy học ngoại ngữ cho học sinh Tiểu học. 
 Mục đích của việc dạy mẫu câu là nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng nghe-
nói, giúp học sinh có điều kiện trao đổi thông tin, nâng cao trình độ Tiếng Anh.
 Có nhiều hình thức tổ chức để hướng dẫn học sinh luyện mẫu câu. Nhiệm vụ
của người giáo viên là tìm ra những hình thức lôi cuốn, hấp dẫn các em tham gia luyện tập một cách chủ động và hiệu quả, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh.
 Qua thực tế giảng dạy tại một số lớp, tôi nhận thấy việc áp dụng đề tài mang lại hiệu quả cao, các em có hứng thú với việc học hơn và qua đó chất lượng dạy và học được cải thiện đáng kể. 
 Trên đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện trong tiết dạy của mình. Những biện pháp đó đã mang lại kết quả nhất định trong giờ dạy. Rất mong được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để cùng nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong trường Tiểu học.
 2- Khuyến nghị
 Để ngày một nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong trường Tiểu học, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân mỗi người giáo viên thì sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, của BGH các nhà trường là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc định hướng giúp đỡ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ. 
 Chính vì vậy tôi rất mong được tham dự nhiều chuyên đề các cấp, các lớp tập huấn để giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Đồng thời khuyến nghị nhà trường đầu tư thêm tài liệu bổ trợ, phương tiện dạy học, phòng học chức năng để nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong trường Tiểu học.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2015
T«i xin cam ®oan ®©y lµ s¸ng kiÕn kinh nghiÖm do m×nh viÕt kh«ng sao chÐp néi dung cña ngêi kh¸c

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_tro_choi_giup_hoc_sinh_luyen_cac_ma.doc