Báo cáo biện pháp Làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học tiếng Anh

Trước kia đa số giáo viên giảng dạy theo phương pháp truyền thống đó là : giáo viên giảng bài, học sinh ghi chép và làm bài tập ứng dụng, sau đó giáo viên sửa sai. Giáo viên luôn là người chủ động trên lớp, còn tất cả học sinh chỉ lắng nghe và làm bài tập đầy đủ. Như thế giáo viên sẽ rất mệt mỏi vì phải nói suốt tiết dạy, còn học sinh thì thụ động và không có điều kiện luyện tập, hơn nữa lỗi mà học sinh mắc phải không

được chấp nhận, các em thấy xấu hổ khi mắc lỗi. Vì thế các em rất ngại học, nói tiếng Anh và như vậy tiết học tiếng Anh sẽ luôn nặng nề đối với các em học sinh. Là một giáo viên dạy ngoại ngữ, chúng ta phải làm thế nào để học sinh không ngại học và ngày càng trở nên thích thú học tiếng Anh hơn?

 

docx 16 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 1880
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học tiếng Anh

Báo cáo biện pháp Làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học tiếng Anh
ĐẶT VẤN ĐỀ.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, việc biết ngoại ngữ - đặc biệt là tiếng Anh có tầm quan trọng rất lớn lao. Tiếng Anh là công cụ tạo điều kiện hòa nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận những thông tin về khoa học kĩ thuật, tiếp cận với các nền văn hóa khác cũng như những sự kiện quốc tế và kho tàng văn hóa phong phú trên thế giới.
Ở Việt Nam, tiếng Anh đã và đang được dạy và học ở tiểu học với tư cách là môn học tự chọn. Trong thời gian không xa, tiếng Anh sẽ trở thành môn học bắt buộc trong các trường Tiểu học trên toàn quốc.
Cùng với việc thay sách giáo khoa ở bậc tiểu học hiện nay thì nhu cầu đổi mới về phương pháp dạy học là một nhu cầu cấp bách và cần thiết. Chính vì vậy mà việc giảng dạy theo phương pháp mới đang là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn mà bất cứ người giáo viên nào cũng nhận thấy và luôn trăn trở. Chính vì thế, ngoài việc giảng dạy bám sát kiến thức chuẩn của chương trình tiếng Anh tiểu học và theo sách giáo khoa, người giáo viên phải luôn nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp phù hợp nhất để lôi cuốn học sinh yêu thích tiết học tiếng Anh. Có như thế học sinh mới không cảm thấy nhàm chán mà có sự hào hứng chờ đợi tiết tiếng Anh, tham gia tích cực hơn vào tiết học này và tiết học sẽ trôi qua một cách sôi nổi, sinh động đồng thời bản thân các em học sinh sẽ tự mình nâng cao chất lượng học tập. Trăng trở với vấn đề này và qua kinh nghiệm rút ra từ thực tế giảng dạy cũng như tham khảo thêm sách vở và các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học tiếng Anh”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Như chúng ta đã biết, năm học 2010-2011 là năm học thứ 5 toàn nghành giáo dục thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Với mục tiêu giáo dục tiểu học là “Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. (Điều 22 - Luật Giáo dục -1998).
Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người, có kỹ năng cơ bản về nghe , đọc, nói, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn về sinh, có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật.
Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
Trước kia đa số giáo viên giảng dạy theo phương pháp truyền thống đó là : giáo viên giảng bài, học sinh ghi chép và làm bài tập ứng dụng, sau đó giáo viên sửa sai. Giáo viên luôn là người chủ động trên lớp, còn tất cả học sinh chỉ lắng nghe và làm bài tập đầy đủ. Như thế giáo viên sẽ rất mệt mỏi vì phải nói suốt tiết dạy, còn học sinh thì thụ động và không có điều kiện luyện tập, hơn nữa lỗi mà học sinh mắc phải không
được chấp nhận, các em thấy xấu hổ khi mắc lỗi. Vì thế các em rất ngại học, nói tiếng Anh và như vậy tiết học tiếng Anh sẽ luôn nặng nề đối với các em học sinh. Là một giáo viên dạy ngoại ngữ, chúng ta phải làm thế nào để học sinh không ngại học và ngày càng trở nên thích thú học tiếng Anh hơn?
Để dạy một tiết anh văn cho học sinh tiểu học có hiệu quả và giúp học sinh hứng thú trong tiết học này, chúng ta cần thực hiện những bước sau:
Sự chuẩn bị của giáo viên (Teacher’s preparation).
Soạn bài giảng:
Khi soạn bài chúng ta nên bám sát vào sách giáo khoa và mở rộng đúng chỗ cần thiết, theo mục đích yêu cầu, nếu mở rộng tùy tiện sẽ không kịp giờ dạy hoặc sẽ lạc chủ đề làm cho học sinh khó hiểu, hơn nữa sẽ làm mất tính logic của bài học.
Sử dụng đồ dùng trực quan.
Giáo viên có thể vẽ một số hình đơn giản, đôi khi những nét phác họa ngộ nghĩnh nhưng giúp học sinh khắc sâu được kiến thức:
Ví dụ :
A boy	a girl	happy	sad
Để luyện tập cách chào hỏi: good morning, good afternoon.
08:00
12:00
18:00
22:00
Ngoài ra giáo viên còn có thể dùng một số đồ vật để giảng dạy. Mỗi bài cần có tranh minh họa, dùng đồ vật thật hoặc cử chỉ - điệu bộ - diễn xuất của giáo viên để gây sự chú ý và hứng thú cho học sinh.
Các em thấy trước mắt nhìn những đồ vật xung quanh mình từ đó các em sẽ thấy gần gũi hơn với ngôn ngữ nước ngoài và cảm thấy tiếng Anh trước mắt mình thật hấp dẫn, mình cần phải học vì nó không có gì xa lạ.
Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị trước các đồ vật có trong cuộc sống hàng ngày. Giáo viên giơ tay đó lên, hay chỉ vào vật đó nêu có trong lớp và yêu cầu cả lớp nói nghĩa của từ tiếng Anh tương đương. phương pháp này có thể mang lại hứng thú bất ngờ cho học sinh vì học sinh được luyện tập với các vật có thật trong thực tế.
 Ví dụ: Khi dạy (Unit 6 - My classroom - English 3 ). Để giới thiệu từ mới:
a book:
một quyển sách
a ruler:
một cái thước kẻ
a pen:
một cái bút mực
an eraser:
một cục tẩy
Cụ thể: Khi dạy từ “book” giáo viên chỉ vào quyển sách hoặc có thể chỉ vào tranh đã chuẩn bị sẵn và hỏi:
Teacher: What is this? (Đây là cái gì?) Students: It’s a book. ( Đây là một quyển sách)
a book
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào đồ vật và đoán nghĩa của từ. Phương pháp này cho các em hứng thú học tập và sự tập trung cao vì các từ mà giáo viên giới thiệu là những đồ vật rất gần gũi và dễ đoán nghĩa đối với các em.
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có sẵn đồ vật thật ở trường nên giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để thay thế.
Ví dụ: Unit 9 - My favourite food and drink - English 4. Khi dạy từ vựng, tôi dùng nhiều tranh ảnh để dạy từ mới, kiểm tra từ mới. Ví dụ như:
meat	orange juice
`
Chicken	fish
Ngoài việc sử dụng các đồ dùng trực quan để giới thiệu từ mới, chủ đề hay tình huống của bài, giáo viên có thể sử dụng chúng để củng cố bài học nhằm giúp cho học sinh khắc sâu hơn nội dung của bài và học sôi nổi hơn.
Theo quan điểm của tôi tất cả các phương tiện dạy học như băng, đài và các phương tiện trực quan như tranh, ảnh, đồ vật thật...đều có thể gây cảm hứng thú cho học sinh trong học tập. Trong đó việc sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp gây hứng thú cho học sinh hiệu quả nhất trong giảng dạy ngoại ngữ vì phương tiện trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ý nghĩa, giúp học sinh liên tưởng được ý nghĩa của ngôn ngữ một cách trực tiếp, dễ dàng, dễ khắc sâu mà không cần phiên dịch.
Với các chủ đề gần gũi, sát thực với cuộc sống thường ngày của bộ sách giáo khoa tiếng Anh từ khối 3 đến khối 5, giáo viên có thể giới thiệu từ mới hay tình huống thông qua các phương tiện trực quan như hình ảnh hay đồ vật thật.
Khai thác câu trả lời.
Đây là phương pháp áp dụng quá trình hỏi - đáp (elicitation) liên tục để yêu cầu học sinh tìm ra từ mới hặc nghĩa của từ mới. Bạn có thể cho học sinh xem tranh và yêu cầu học sinh tìm ra từ cho bức tranh đó.
Ví dụ: Giáo viên đưa ra một bức tranh sân vận động và hỏi:
Teacher :What is this? Student : Museum?
Teacher : Not quite right. Student : Stadium?
Teacher : Very good.
Tổ chức trò chơi.
Tổ chức và lồng ghép các trò chơi, các hoạt động nhóm, dạy một số bài hát đơn giản hay cho học sinh xem một đoạn phim có liên quan đến cấu trúc, từ vựng trong bài để gây hứng thú cho học sinh trong tiết học. Đặc biệt vào đầu tiết học giáo viên nên xen lẫn việc kiểm tra bài cũ với việc tổ chức một trò chơi nhỏ để khuấy động không khí và tăng sự hào hứng sôi nổi cho học sinh. (Có rất nhiều trò chơi và hoạt động nhóm, ở đây tôi chỉ đưa ra một vài trò chơi và hoạt động nhóm).
Ví dụ: Unit 4 : School activities (English 5)
“Hoạt động nhóm theo dạng: Brainstorming”
Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, cả hai nhóm có cùng chung một câu hỏi. Giáo viên giới hạn thời gian nhất định và yêu cầu nhóm nào trả lời đúng và nhiều ý, mỗi ý cho mười điểm. Nhóm nào nhiều điểm hơn thì nhóm đó thắng.
School
Sing songs	Play football
Possible answers
- Play chess
- Read books
- Listen to music
- Jump rope
- Write a letter
- Dance
- Play badminton
- Play hide - and - seek
Ví dụ: Tôi tổ chức một trò chơi Shask attack ở Unit 1 - Hello - English
Tôi chuẩn bị sẵn hình vẽ 1 cô bé và một con cá mập cắt rời, hoặc đôi lúc tôi tự phác họa bằng vài nét đơn giản lên bảng.
H	E	L	L	O
Giáo viên phải kích thích tính năng động, tích cực của học sinh, luôn tạo ra những tình huống ngữ cảnh để giúp học sinh tư duy sáng tạo. Giáo viên phải dự kiến được những trở ngại, lầm lẫn mà học sinh hay vấp phải để có phương pháp giải quyết kịp thời và hợp lý.
Ví dụ: Giáo viên phải dự trù tình huống có thể xảy ra khi học sinh hỏi từ có liên quan đến chủ đề bài học khi các em nói hoặc viết. Nếu giáo viên không biết sẽ làm cho học sinh hụt hẫng, mất đi niềm tin. Vì vậy giáo viên
cần có kiến thức vững vàng, phải có vốn từ vựng thật phong phú, chữ viết rõ ràng, cách phát âm rành mạch, lưu loát, giọng đọc to, khỏe và trong quá trình dạy phải thật chính xác và hợp logic.
Giáo viên phải hiểu rõ về địa lý, lịch sử, nền văn hóa của nước Anh, phong tục, tập quán, trình độ khoa học , kỹ thuậtKiến thức là cái luôn biến đổi không ngừng, vì thế giáo viên phải thường xuyên cập nhật thông tin, trao đổi với đồng nghiệp để vừa học hỏi, vừa nâng cao trình độ chuyên môn. Trong khi giảng dạy giáo viên cần bám sát thực tế, nếu không kiến thức sẽ trở nên lạc hậu, lỗi thời (cái mới ở đây phải được toàn thể cộng đồng công nhận và sử dụng).
sinh.
Phương pháp khêu gợi trí tò mò và sự ham hiểu biết của học
Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học sự tò mò và tính ham hiểu biết của
các em rất lớn nên các em dễ bị lôi cuốn vào những vấn đề mà chúng quan tâm.
Do vậy khi biên soạn sách giáo khoa Tiếng Anh từ khối 3 đến khối 5 các nhà biên soạn sách hiện hành đã tập trung vào những chủ đề gần gũi, sát thực với học sinh, phù hợp với trình độ, lứa tuổi, nhu cầu, sở thích cũng như vốn sống của các em.
Ví dụ các chủ đề như :
Chủ đề về đồ ăn và đồ uống (Unit 9 - My favourite food and drink - English 4)
Chủ đề về bạn bè (Unit 4 - My friends - English 3)
Chủ đề về gia đình (Unit 7 - My family - English 3)
Chủ đề về các hoạt động thể thao, giải trí (Unit 5 - Sports and games- English 5)
..
Tất cả các chủ đề này đều gây hứng thú cho học sinh và khêu gợi được ở các em tính tò mò rất cao.Vì vậy giáo viên phải biết cách đưa ra các tình huống dạy để lôi cuốn các em vào chủ đề của bài cũng như những hoạt động ở trên lớp.
Ví dụ: Khi dạy Unit 10 “At the circus” - Ở rạp xiếc (English 4) để thu hút sự chú ý của học sinh vào hoạt động trên lớp, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi:
Teacher: Do you ever go to the circus? (Các em đã từng đến rạp xiếc chưa?)
Student: Yes,we do. (Có ạ)
Teacher: Which animals do you like ? (Con vật nào ở rạp xiếc các em thích?)
Student: Monkeys, bears(khỉ, gấu)
Teacher: Vậy hôm nay chúng ta sẽ nói về chủ đề :”Rạp xiếc’.
Sau đó giáo viên giới thiệu cho học sinh một số từ mới nói về các con vật ở rạp xiếc và hướng dẫn cách đọc cho các em.
Phương pháp thúc đẩy động cơ học tập của học sinh.
Như đã nói ở trên, học sinh chỉ có được động cơ học tập khi các em cảm thấy hứng thú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình. Do vậy ngoài việc sử dụng các tình huống thách đố nhằm tạo hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào những hoạt động trên lớp, giáo viên còn phải biết khích lệ, động viên các em trong học tập.
Để giúp các em nhận thấy được sự tiến bộ trong học tập, giáo viên cần phải chú ý đến tính vừa sức trong dạy học, tránh không nên đưa ra những yêu cầu quá cao đối với học sinh. Ngoài ra giáo viên cần khuyến khích học sinh học theo phương châm thử nghiệm và chấp nhận mắc lỗi trong quá trình thực hành.
Thực tế cho thấy có những học sinh biết nhưng không dám nói vì sợ bị mắc lỗi. Một số em khác không dám giơ tay vì sợ nói sai bị các bạn cười, cô giáo chê. Theo tôi đây chính là yếu tố tâm lý mà giáo viên dạy ngoại ngữ cần phải xem xét để giúp các em có được hứng thú học tập hay ít ra là tích cực hơn trong các giờ học. Trong quá trình dạy giáo viên không nên quá khắt khe với những lỗi mà học sinh mắc phải (Ví dụ: lỗi phát âm, lỗi chính tả, thậm chí là lỗi ngữ pháp) để tránh cho các em có tâm lý sợ khi thực hành.
Ví dụ: Trong khi thực hành, học sinh nói: She play badminton hoặc We has a dog,
Thay vì ngắt lời khi các em để sửa lỗi, giáo viên có thể để cho học sinh trả lời xong, giáo viên khích lệ hay cổ vũ các em bằng những câu như: “very good”, “thank you” hay “not quite right”Sau đó giáo viên gọi học sinh khác nhận xét và sửa lỗi cho bạn hoặc giáo viên sửa lỗi để tránh làm cho các em nhụt chí hay mất hứng thú luyện tập.
Sự chuẩn bị của học sinh : (Students’ preparation).
Đối với bài cũ: (old lesson).
Giáo viên nên rèn cho các em thói quen thuộc bài trước khi lên lớp. Giáo viên cũng có thể tạo húng thú cho học sinh bằng cách giao một số câu hỏi về nhà để học sinh trả lời hoặc tìm hiểu. Sau đó trong tiết học sau trên lớp giáo viên hỏi lại những vấn đề này. Đã có sự chẩn bị các em dễ dàng trả lời. Giáo viên khích lệ các câu trả lời đúng này của học sinh. Đây sẽ là sự khởi đầu tốt cho tiết bổ ích và sôi nổi bởi các em sẽ thấy phấn khởi khi mình trả lời được yêu cầu của giáo viên. Học sinh phải thuộc bài, nhất là từ vựng, cấu trúc câu và biết cách vận dụng nó. Ngoài ra các em phải siêng năng làm bài tập ở nhà hoặc tham khảo trên sách, báo, truyện
Đối với bài mới: (new lesson).
Học sinh chuản bị đầy đủ tất cả các vấn đề mà giáo viên đã dặn dò ở tiết học trước: học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới, phân công sưu tầm tranh, vẽ tranh, đem đồ vật thật để minh họa bài mới, tăng thêm phần sinh động cho tiết dạy.
Trước khi vào bài mới, học sinh nên tìm hiểu nội dung bài, nếu có thể học sinh nên nghe băng, đĩa trước ở nhà để khi vào lớp học sinh chỉ tập trung vào những phần mà mình chưa hiểu, chưa học hoặc những phần giáo viên mở rộng. Có như thế tôi tin rằng chất lượng học tập của học sinh nhất định tiến bộ không ngừng.
Trình bày đồ dùng dạy học (use teaching aids).
Khi dạy đến phần nào, giáo viên treo tranh hướng dẫn phần đó.Nhìn tranh giáo viên có thể đặt một số câu hỏi cho học sinh trả lời. Qua những câu hỏi học sinh sẽ phát triển được kĩ năng nghe và nói, đồng thời vừa tiếp thu mau chóng nội dung bài mới, vừa củng cố được vốn từ vựng của bài cũ.
Ngoại ngữ là một môn học khó thuộc, mau quên nên những đồ vật thật sẽ giúp học sinh nhanh chóng tiếp thu ngữ liêu mới.
Tạo ra sản phẩm (Production).
Qua những mẫu hội thoại, giáo viên có thể cho học sinh diễn kịch hoặc đóng vai các nhân vật, điều này có thể giúp học sinh hiểu và mau thuộc bài hơn.
Ví dụ: Unit 12 - A1 - Directions and road signs (English 5) Man: Excuse me, where’s the museum?
Nam: Turn right. It’s on your left. Man: Thank you very much.
Nam: You’re welcome.
Sau khi học sinh thực hành bài hội thoại này, giáo viên yêu cầu học sinh nhìn tranh trong SGK trang 111 tạo ra những bài hội thoại tương tự. Điều này giúp phát triển khả năng sáng taọ của học sinh và tăng cường sự thích thú cho các em.
Bên cạnh đó, giáo viên có thể tổ chức hoạt động nhóm để các em thảo luận, cùng trình bày ý tưởng trên poster hoặc bảng nhóm rồi trưng bày trên bảng, xung quanh phòng học.Tác phẩm của cả nhóm sẽ được tất cả lớp xem, nhận xét, đóng góp ý kiến. Hoạt động nhóm và việc trưng bày sản phẩm chắc chắn sẽ khiến các em cố gắng, nỗ lực để làm thật tốt và giành phần thắng.
Qua việc học tiếng Anh, các em học sinh có thể hát được những bài hát đơn giản như: Happy birthday, We wish you a merry ChristmasVào các dịp đặc biệt như Giáng sinh, Tết, sinh nhật sẽ rất thú vị và ý nghĩa khi giáo viên dạy cho các em những bài hát này và khuyến khích các em biểu diễn. Bản thân tôi đã áp dụng phương pháp này bằng cách tổ chức một lễ hội Giáng sinh nho nhỏ. Các em nghe băng và hát theo băng các bài hát về Giáng sinh. Nhiều em hát hay và thuộc rất nhanh. Ngoài ra, qua việc học tiếng Anh , các em hiểu được các hàng chữ nơi công cộng , trên quần áo, trên máy móc, trên các đồ dùng có ngay trong gia đình
Ví dụ: Made in.. ,power, on, off, date.
Điều đó cũng có tác dụng thúc đẩy học sinh ham học tiếng Anh hơn.
NHỮNG ĐIỀU ĐÃ LÀM ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY ÁP DỤNG NHỮNG THỦ THUẬT TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH.
Các biện pháp cũng như các thủ thuật nêu trên tôi đã áp dụng trong tất cả các lớp tôi dạy, qua một thời gian tôi thấy học sinh của tôi rất hào hứng chào đón tiết học tiếng Anh. Trong giờ học các em sôi nổi tham gia đóng góp ý kiến phát biểu xây dựng bài. Các em tự tin khi nói tiếng Anh và không còn
ngại ngần mỗi khi giáo viên gọi lên trả lời câu hỏi hay kiểm tra bài cũ, mà trái lại học sinh xung phong rất nhiệt tình. Trên thực tế, tôi nhận thấy các em tiến bộ rõ rệt cả về ý thức học tập và kết quả học tập. Là một giáo viên nhìn thấy trực tiếp những tiến bộ như thế của học sinh, đặc biệt thấy các em ham học hơn, yêu thích học tiếng Anh hơn, tôi thấy rất vui. Đó cũng là những động lực giúp tôi cảm thấy yêu nghề, gắn bó với nghề hơn, đồng thời cố gắng hết sức tìm ra nhiều phương pháp hay có thể giúp học sinh của mình tiến bộ, giao tiếp tốt và tự tin khi bước vào tiết học tiếng Anh.
KẾT LUẬN.
Giáo dục tích cực học tiếng Anh cho học sinh là nội dung cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Từ những ngày đầu ở trong trường chúng ta đã được rèn luyện cho các em tính tự giác sáng tạo trong học tập, làm cho các em thấy được vai trò của chính bản thân là vô cùng quan trọng. Các em luôn đặt mình vào thế chủ động lĩnh hội, nhiệt huyết và gần gũi với học sinh. Luôn tạo ra một không khí sôi nổi để hướng cho học sinh mục tiêu cuối cùng là trang bị cho các em những kiến thức cơ bản. Muốn vậy giáo viên không chỉ có kiến thức sâu rộng mà cần có nhiều phương pháp để vận dụng trong những tình huống cụ thể và phù hợp nhất. Giáo viên chúng ta phải thổi vào học sinh một sự đam mê học tập, từ đó mới đánh thức được lòng tin trong các bậc phụ huynh để họ cùng đội ngũ giáo viên chúng ta thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục của nước nhà. Một khi học sinh xem giáo viên là thần tượng của mình, học sinh sẽ thích tiếp xúc với giáo viên hơn vì đây là cơ hội tốt nhất để giáo viên phát hiện ra tính tích cực và tiêu cực của học sinh, nhằm để có biện pháp phát huy hay khắc phục kịp thời. Học sinh chỉ thích môn học khi nào các em không còn thấy tiết học là một chuỗi thời gian dài nặng nề. Từ đó các em sẽ siêng năng học hơn, đầu tư vào bài học, tiếp thu bài một cách dễ dàng và đạt hiệu quả cao trong học tập.
Qua quá trình đúc rút kinh nghiệm từ các bài dạy và một số kinh nghiệm tích góp từ đồng nghiệp tôi đã có một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh mà tôi đã áp dụng và đạt được kết quả nhất định. Tôi hy vọng những sáng kiến nhỏ này được đồng nghiệp đọc và có những bổ sung khả thi để tôi có thêm nhiều phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn.
MỤC LỤC
B. Đặt vấn đề (Lí do chọn đề tài).
C. Giải quyết vấn đề.
Cơ sở lí luận.
Biện pháp thực hiện.
Sự chuẩn bị của giáo viên (Teacher’s preparation).
Sự chuẩn bị của học sinh (Students’ preparation).
Trình bày đồ dùng dạy học (Use teaching aids).
Tạo ra sản phẩm (Production).
Những điều đã làm được trong quá trình giảng dạy áp dụng những thủ thuật tạo hứng thú học tập cho học sinh.
C. Kết luận.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_lam_the_nao_de_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_t.docx
  • pdfsang tien cai tien kinh nghiem.pdf