Báo cáo biện pháp Một số biện pháp cải tiến chế biến một số món ăn phụ cho trẻ trong trường mầm non
Bác Hồ đã nói “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người” và đó cũng là kim chỉ nam của ngành học Mầm Non của chúng ta. Để trẻ phát triển toàn diện về thể lực cũng như trí tuệ thì trước hết trẻ phải có một thể lực tốt vì vậy nuôi dưỡng giữ vị trí rất quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Nhận thức được tầm quan trọng đó là cô nuôi có nhiều năm công tác, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để các cháu luôn khoẻ mạnh tăng cân, cơ thể trẻ phát triển cân đối hài hoà. Trẻ có khoẻ mạnh thì mới tiếp thu được những kiến thức của cô truyền đạt, bố mẹ trẻ mới yên tâm khi gửi con vào trường. Do vậy, hầu hết các trường mầm non đều quan tâm đến việc đảm bảo hợp lý các bữa ăn chính và bữa ăn phụ cho trẻ. Bữa ăn phụ được tổ chức sau mỗi lần ngủ dậy và trẻ thường không thích ăn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp cải tiến chế biến một số món ăn phụ cho trẻ trong trường mầm non
c đơn ở các trường bạn. - Học các lớp chuyên ngành như: Sơ cấp nấu ăn, trung cấp nấu ăn. - Thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin: Qua sách, báo, tạp chí - Theo dõi các chương trình truyền hình: Bếp Việt, Giai điệu lửa hồng, Hà thành đặc sản, Sức sống mới, Góc nội trợ, món ngon mỗi ngày - Học kinh nghiệm dân gian: Qua bạn bè, người thân, chị em đồng nghiệp. * Kết quả : Sau khi áp dụng biện pháp trên, bản thân tôi đã tích lũy cho mình rất nhiều những kinh nghiêm trong việc kết hợp, thay thế các loại thực phẩm với nhau để có được những bữa ăn phong phú, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Nắm được tỷ lệ chất P, L, G, Can xi, B1 phù hợp với từng lứa tuổi, đảm bảo lượng calo cần cung cấp cho trẻ ở trường, nắm được nguyên tắc xây dựng thục đơn cho trẻ, cân đối tỷ lệ chất giữa sáng và chiều. 2. Biện pháp 2: Sử dụng thực phẩm tươi sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm 2.1 Sử dụng thực phẩm tươi sạch Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng để duy trì mọi hoạt động của cơ thể, do đó nếu dùng thực phẩm bị nhiễm độc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nhất là đối với trẻ nhỏ - sức đề kháng còn yếu. Vì vậy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non được đưa lên vị trí hàng đầu. Ngay từ đầu năm học, trường đã ký kết hợp đồng mua thực phẩm sạch và các thực phẩm biết rõ nguồn gốc với bên cung cấp thực phẩm CTTP Khánh Thịnh. Với những thực phẩm sạch - hàng ngày nhân viên nuôi dưỡng thực hiện tốt 10 lời khuyên trong chế biến thực phẩm. Khi có dịch cúm gia cầm trường đã không sử dụng thịt gà, gia cầm trong các bữa ăn của trẻ. Cách chọn thực phẩm tươi sống, sạch: + Thịt lợn thường là nguyên liệu để chế biến món ăn chính trong bữa ăn. Đối với các loại thịt lợn chủ yếu là nạc mà hầu như không có thịt mỡ, thịt có mầu đỏ sẫm như thịt bò là những loại thịt mà người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng chứa nhiều hóa chất corticoid. Chất corticoid là chất gây rối loạn trao đổi chất và ung thư bàng quang. Lựa thịt của con lợn màu hồng tươi, sớ thịt săn, da mỏng, bề mặt của thịt phải khô không nhớt, độ đàn hồi cao, mùi thơm tự nhiên. Lớp mỡ có màu sáng bóng, có độ rắn. Loại thịt có mỡ hơi vàng là lợn bệnh, có những hạt đốm trắng là bào nang sán. + Thịt bò: Nên chọn loại thịt có thớ khô ráo, màu đỏ tươi, độ đàn hồi và độ dính của thịt cao. + Chọn gà: Thịt mềm dẻo, thớ thịt săn chắc, đầu sườn có màu trắng hồng, da thịt mỏng có màu vàng tự nhiên không có nốt thâm tím ở ngoài da. + Đối với tôm: Nên chọn những con còn sống, nhảy khỏe... + Đối với cá: Thịt cá được nuôi tự nhiên có vị ngon ngọt, thịt cá săn chắc. Còn đối với các loại các được nuôi bằng thức ăn công nghiệp có chứa chất kháng sinh thì thịt cá kém săn chắc, để lâu dễ bị ươn và ôi thiu. Khi chế biến cá sẽ bị teo tóp, thịt có vị “nhạt” và thường có vị tanh hơn bình thường. Chọn những con bơi khỏe, còn nguyên vẩy không bị trầy xước, đối với trẻ ta nên chọn cá to, ít xương như cá trắm, cá quả. Cách chọn các loại rau + Chọn rau phải tươi ngon, không bị dập nát hoặc vàng úa, nên chọn những loại rau đúng theo mùa tránh ăn những loại rau trái mùa. Những loại ra phổ biến như: rau muống, bắp cải, xà lách, mồng tơi, không nên mua những loại ra mà nhìn quá “ngon” như lá rau non hơn bình thường, lá mầu xanh đen, giòn và hầu như không có vết sâu bệnh hại, bởi đây là những loại rau đã được sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật gây hại tới sức khỏe con người. + Các loại giá đỗ: Nên chọn những loại giá đỗ có rễ, thân không được mập lắm lại là loại giá đỗ an toàn. Cách chọn một số loại quả Một số loại hoa quả tráng miệng như cam, quýt, táo, lê, mận, đào ngày càng bị xâm nhập nhiều từ Trung Quốc. Những thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm từ Trung Quốc được nhắc đến ngày càng nhiều trên báo chí. Không chọn mua những quả có bề mặt bóng, không bị thối hỏng khi để lâu ngày. Đây chính là các loại quả mà thương lái đã dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhằm tiêu diệt nấm và vi khuẩn để bảo quản. Cách chọn hạt, củ quả khô Tránh những thực phẩm bị mốc, mọt, có mùi lạ. Khi chọn gạo, mì gạo, lạc, vừng nên chọn loại ngon, không có chấu, sạn, mọt, không có mùi hôi, không bị mốc. Gia vị như mắm, muối, dầu ăn Khi mua chúng ta nên chú ý đến hãng sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm để đảm bảo an toàn, nên ưu tiên sử dụng sản phẩm có nhiều i ốt. 2.2 Vệ sinh an toàn thực phẩm Ngoài việc chọn lựa được những thực phẩm tươi ngon sạch sẽ thì vấn đề về vệ sinh khu chế biến cũng là một vấn đề quan trọng góp phần đảm bảo dưỡng chất trong khẩu phần ăn của trẻ. Bếp ăn trong trường nầm non hàng ngày thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ,nếu vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo sẽ xảy ra hậu quả không lường đến cơ thể bé nhỏ, sức đề kháng còn non yếu dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng, các chất dinh dưỡng, vitamin. Đây cũng là nguyên nhân gây lên bệnh suy dinh dưỡng đối với trẻ. Hiểu rõ tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm, sự hao hụt thực phẩm trong sơ chế, chế biến tôi đã thực hiện theo nguyên tắc sau: Phải lựa chọn các loại thực phẩm tươi ngon, phải mua ở đúng những cơ sở tin cậy để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Điều kiện cơ bản để đảm bảo sinh an toàn thực phẩm, bếp ăn tập thể: + Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến + Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến + Có dụng cụ thu gom chứa đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh + Cống rãnh ở khu vực nhà bếp phải thông thoát khống ứ đọng + Bếp ăn phải thoáng mát đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại + Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh rửa tay và thu dọn chất thải,rác thải hàng ngày sạch sẽ + Có dụng cụ đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống, chín + Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải đảm bảo an toàn vệ sinh + Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô + Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm + Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn. Có hợp đồng nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, thực hiện kiểm thực ba bước và chế độ lưu mẫu thực phẩm 24 giờ. + Nhân viên nấu ăn: Khám sức khỏe ,cấy phân định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần, có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về VS ATTP và bảo đảm thực hành tốt về vệ sinh cá nhân. Đối với trẻ mầm non cần có chế độ ăn hợp lý, đủ chất, đủ lượng và những bữa ăn ngon miệng, hết xuất, bên cạnh đó khâu vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu. Từ việc mua bán, tiếp nhận, bảo quản và chế biến thực phẩm đều do các cô nuôi trực tiếp đảm nhận. Hàng năm nhà trường chúng tôi đã ký hợp đồng mua bán lâu dài với những cơ sở đáng tin cậy. Mỗi ngày đều phải lưu mẫu thức ăn đầy đủ từ bữa chính cho đến bữa phụ và cả bữa chiều. Cô nuôi có sổ sách ghi chép tỷ mỷ khi mua bán tiếp nhận thực phẩm và có ban thanh tra, ban giám hiệu nhà trường, nhân viên nấu chính, kế toán và giáo viên lớp trực tuần giám sát. Cô nuôi có đủ trang phục, đồ dùng dụng cụ nhà bếp đầy đủ, thực hiện đúng theo bếp ăn một chiều. 3. Biện pháp 3: Phối kết hợp với các đồng nghiệp trong tổ nuôi dưỡng chế biến một số món ăn đúng kỹ thuật. A. MÓN 1: MỲ Ý (10 suất) a. Nguyên liệu: - Mỳ ý: 250g. - Cà chua: 200g. - Thịt bò xay: 150g. - Cà chua hộp: 50g. - Hành tây: 100g. - Nước dùng: 1 lít. - Cà rốt: 100g. - Pho mai: 30g. - Gia vị, tiêu, tỏi khô vừa đủ. b. Cách làm: * Thông thường: Khi luộc mỳ ý khi nước sôi sẽ cho mỳ vào khi chín thì với ra đĩa ngay. * Cải tiến: Khi nước sôi ta cho 1 chút muối và dầu ăn vào luộc cùng với mỳ ý, khi mỳ ý chín ta vớt ra và ngâm mỳ vào nước lạnh mỳ không bị nát mà đanh sợi mỳ. Cà rốt gọt vỏ rửa sạch băm nhỏ. Hành tây thái hạt lựu nhỏ, cà chua xay nhỏ. Phi tỏi băm bằng bơ, dầu. Cho cà rốt, hành tây, thịt bò xay xào kĩ. Cho thêm cà chua hộp nước dùng om khoảng 45 phút. Nếm vừa gia vị. Cho mỳ ra đĩa và sốt thịt bò. Cho trẻ ăn. c. Yêu cầu thành phẩm: Mỳ không nát, sốt màu hồng nhạt, vị ngậy, vừa ăn. (Hình ảnh 1. Mỳ ý) B. MÓN 2: BÁNH KHOAI TÂY (10 suất) a. Nguyên liệu: - Khoai tây: 500g. - Bơ pháp: 100g. - Kem tươi: 200ml. - Dầu ăn: 300g - Bột mỳ: 100g. - Trứng gà: 3 quả. - Muối: 10g. - Pho mát: 50g b. Cách làm: * Thông thường: Gọt vỏ khoai tây rửa sạch và đem luộc. * Cải tiến: Rửa sạch khoai tây, luộc qua vỏ sẽ tự tung ra, sau đó đem hấp để giữ được hương vị khoai tây. Khoai nghiền thật mịn, trộn đều cùng bơ, kem tươi, lòng đỏ trứng và bột mỳ. Cho thêm 1 chút muối. Viên khoai thành từng viên nhỏ. Lăn khoai qua bột mỳ sau đó nhúng vào lòng trắng trứng và tẩm bột bánh mỳ. Rán bánh chín vàng. c. Yêu cầu thành phẩm: Bánh khoai màu vàng đẹp, vị thơm quyện lẫn. ( Hình ảnh 2. Bánh khoai tây) C. MÓN 3: XÔI NHỒI THỊT (10 suất) a. Cách làm: * Thông thường: Sau khi gạo nấu chín và thịt đã xào. Nặn từng viên nhân thịt vỏ xôi. * Cải tiến : Nguyên Liệu: - Gạo nếp: 300g - Thịt lợn xay: 450g - Hành khô: 0.01g - Trứng gà: 1 quả - Củ mã thầy: 120g - Muối, hạt tiêu, bột ngọt, xì dầu vừa đủ. Rửa sạch củ mã thầy, gọt sạch vỏ rồi nghiền nhỏ và trộn tất cả các thành phần như: thịt, hành khô, trứng gà vào nhau ngoại trừ gạo. Sau đó, viên thành các viên thịt tròn, nhỏ và lăn vào đĩa gạo nếp rồi cho vào nồi (trõ) hấp chín. c. Yêu cầu thành phẩm: Xôi chín và thịt chín mềm. ( Hình ảnh 3. Xôi nhồi thịt) D. CHÁO THỊT HEO – ĐẬU HÀ LAN (10 Suất). a. Nguyên liệu: - Gạo : 180g - Thịt lợn: 300g. - Đậu Hà Lan: 25g. - Dầu: 10g . - Hành: 3 củ - Nước mắm: 10g - Muối: 5g b. Cách chế biến: * Thông thường: Gạo cháo cho vào nồi nước và nấu nhuyễn. * Cải tiến: Gạo ta vo sạch sau đó để ráo nước sau đó đem rang với lửa riu riu để hạt gạo săn lại. Sau đó hầm cháo. Đậu Hà Lan đun cho đến khi chín mềm (đậu hà lan rất mau chín chỉ đun khoảng 5phút), lấy ra nghiền nhỏ. Phi hành khô, cho thịt vào xào 2 phút nêm mắm, muối. Cho thịt và đậu hà lan vào nồi cháo đun xôi, nêm mắm muối vừa ăn. c. Yêu cầu thành phẩm: Cháo thơm ngon, ngậy. ( Hình ảnh 4. Cháo thịt heo- Đậu Hà Lan) E. SÚP THỊT BÒ NẤU KHOAI TÂY, CÀ RỐT (10 suất) a. Nguyên liệu: - Thịt bò: 200g - Khoai tây: 300g - Cà rốt: 150g - Rau mùi: 1 mớ - Bơ nhạt: 50g - Hành tây: 200g b. Cách làm và chế biến: * Thông thường: Rửa sạch các nguyên liệu, để ráo nước. Thịt bò xay nhỏ; Khoai tây và cà rốt gọt vỏ, thái hạt lựu. Cho bơ vào chảo đun cho tan chảy, sau đó cho khoai tây, cà rốt và thịt bò vào xào đến khi chín mềm thì nêm gia vị vừa ăn. Cho hỗn hợp trên vào nồi và cho thêm 1 chút nước xâm xấp các nguyên liệu, đậy vung ninh cho mềm. Đổ hỗn hợp trên vào máy xay (chọn máy xay sinh tố là tốt nhất), xay nhuyễn rồi đổ lại vào nồi, đun sôi nhỏ lửa cho hỗn hợp sôi lên thì tắt bếp, rắc thêm chút rau mùi. * Cải tiến: Khoai tây luộc qua bóc vỏ sau đó đem hấp chín, dầm nhuyễn. Sau khi cho bơ vào xào hỗn hợp sau đó cho nước vào hầm, hớt bọt. Sau đó cho khoai tây đã dầm nhuyễn vào khuấy cùng hỗn hợp đều tay. c. Yêu cầu thành phẩm: Súp thơm, ngon, sánh. ( Hình ảnh 5. Súp thịt bò, khoai tây, cà rốt) 4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại gia đình trong mùa dịch. Đối với trẻ mầm non thì sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là rất cần thiết. Chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non phụ thuộc nhiều vào sự tham gia ủng hộ nhiệt tình của gia đình trẻ. Vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng trẻ, nhà trường và giáo viên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú để tạo điều kiện cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ có hiệu quả. Hơn thế nữa, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng là một vấn đề mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng đều quan tâm. Chính vì vậy tôi đã xây dựng kế hoạch cùng với chị em tổ nuôi đề xuất với Ban giám hiệu cho chúng tôi kết hợp trong buổi họp phụ huynh để tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh về một số công việc trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ trong mùa dịch như sau: - Tuyên truyền giúp họ hiểu biết hơn về tầm quan trọng của bữa ăn phụ đối với trẻ, đồng thời còn giúp họ có thêm kiến thức nên kết hợp các nguyên liệu nào với nhau để có được những món ăn ngon, lạ miệng, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bữa ăn của gia đình họ cách lựa chọn thực phẩm phong phú, phù hợp. - Cách phối hợp các nhóm thực phẩm sao cho phong phú, tốt nhất mỗi bữa chính đảm bảo 15 loại thực phẩm trở lên, trong ngày đảm bảo từ 21 loại thực phẩm trở lên. Trong các bữa ăn phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: Bột đường, đạm, béo, vitamin. - Các thực đơn trong tuần không trùng nhau. Kết hợp với nhà trường để tìm hiểu thực đơn và tránh ăn thực đơn trong ngày của gia đình trùng với thực đơn nhà trường. - Đồng thời trao đổi thêm những kinh nghiệm tạo cho trẻ bầu không khí, để tạo cảm giác muốn ăn cho trẻ chúng tôi còn vận động phụ huynh cố gắng cho con ăn ít thậm chí không ăn quà vặt, ít ăn ngọt, vận động họ ở nhà trong các bữa ăn nên động viên trẻ để trẻ tự xúc ăn cố gắng tập cho trẻ sớm sử dụng thìa đũa để nâng cao hứng thú cho bé. - Với bữa phụ chiều phụ huynh cho con tham gia cùng khi chế biến để tăng sự tương tác và kỹ năng cho trẻ khi nghỉ dịch tại nhà. * Kết quả: Với cách làm như trên thì hầu hết các phụ huynh khi cho con ở nhà khi nghỉ dịch đều đã có thêm nhiều kinh nghiệm, biết cách làm thế nào để nâng cao chất lượng bữa ăn cho con em mình tại gia đình. Phụ huynh đã thường xuyên quan tâm đến thực đơn của nhà trường hơn, có những phụ huynh đã xin thực đơn của nhà trường để tham khảo. Nhiều phụ huynh đã trực tiếp gọi điện thoại hỏi và tham khảo các cách chế biến món ăn. 5. Biện pháp 5: Nêu gương khen thưởng với trẻ tham gia vào bữa ăn phụ Với trẻ nhỏ việc học tập, rèn luyện muốn đạt kết quả cao thì phải tạo cho trẻ một cảm giác thoải mái. Trẻ yêu thích việc gì thì mới hoàn thành tốt việc đó. Hiểu tâm- sinh lý của trẻ tôi kết hợp với phụ huynh khi trẻ nghỉ dịch ở nhà phát động các cuộc thi: “Khoảnh khắc yêu thương”; “Người nội trợ tài ba”; “ Cuộc thi Mastrer chef”.....để trẻ hào hứng tham gia và yêu thích các món mình làm ra... (Hình ảnh 6) Kết hợp với giáo viên và phụ huynh đăng tải những video, clip trẻ hoạt động trên nhóm lớp và có những phần thưởng khuyến khích động viên trẻ khi trẻ đi học lại vào tháng 4. (Hình ảnh 7) . C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết quả đạt được: Nhờ sự đầu tư suy nghĩ cải tiến bữa ăn cho trẻ với những món ăn trên, kết quả cho thấy trẻ đã thích ăn tất cả những món ăn phụ mà nhân viên nuôi dưỡng nấu. BẢNG KHẢO SÁT HỌC SINH TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN MỘT SỐ MÓN ĂN PHỤ CHO TRẺ- THÁNG 4 NĂM 2022 STT NỘI DUNG TỔNG SỐ TRẺ Chưa đạt Đạt Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 1 Khi ngủ dậy trẻ có thái độ như thế nào khi ngồi vào ăn quà chiều 365 15/365 4% 350/365 96% 2 Trẻ có ăn hết suất không 365 20/365 5,5% 345/365 94,5% 3 Trẻ có thích ăn món cháo không 365 11/365 3% 354/365 97% ( Phiếu khảo sát đính kèm) II. Kết luận: Cải tiến chế biến một số món ăn phụ cho trẻ trong trường Mầm non đã góp phần làm cho chúng ta thấy được kết quả một cách rõ rệt. Trẻ không những ăn hết xuất mà còn thấy hứng thú với món ăn. Qua bản sáng kiến này, ngoài việc tìm tòi và cải tiến bữa ăn phụ cho trẻ, chúng ta cần phải lưu ý làm thế nào để đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ đầy đủ, hợp lý mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi chế biến món ăn cho trẻ. III. Kiến nghị: 1. Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tăng cường tổ chức thêm nhiều buổi kiến tập về chăm sóc nuôi dưỡng cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng học tập. 2. Ban giám hiệu trường: Tổ chức nhiều hội thi về chuyên đề dinh dưỡng để nhân viên nuôi dưỡng phát huy hết khả năng của mình và học tập, trao đổi kinh nghiệm cùng nhau. Trên đây là “Một số biện pháp cải tiến chế biến một số món ăn phụ cho trẻ trong trường Mầm non” rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tôi xin cam đoan bài viết SKKN này là của tôi, không sao chép của người khác. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ......................................................................... ......................................................................... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Thanh Xuân, ngày 15 tháng 4 năm 2022 Người viết Nguyễn Thị Bình TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu sách 1. Bộ giáo dục và đào tạo, Chương trình giáo dục mầm non, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009. 2. Nguyễn Ánh Tuyết ( Chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa, Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại Học Sư Phạm. 3. Nguyễn Thị Hòa, Giáo dục học mầm non, NXB ĐH sư phạm, Hà Nội, 2007. 4. Nguyễn Ánh Tuyết, Lê Kim Anh, Đinh Văn Vang, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, 2005. 5. Giáo trình dinh dưỡng trẻ em nhà xuất bản Đại Học Sư phạm, Lê Thị Mai Hoa. 6. Nguyễn Quang Uẩn, Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, 2005. B. Các trang web https://www.google.com.vn http:/mamnon.com/ Phiếu điều tra giáo viên trước khi chế biến món ăn phụ- Tháng 8/2021 PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN Trước khi chế biến món ăn phụ (Dùng cho giáo viên ) Họ và tên giáo viên:...................................................Lớp: ........................... Trường:.......................................................................................................... ( Yêu cầu giáo viên khoanh tròn đáp án) 1. Khi tổ chức bữa ăn phụ cho trẻ sau khi ngủ dậy, trẻ ăn như thế nào? a. Ăn ngon, hết xuất b. Ăn chậm, không hết xuất. 2. Trẻ thích ăn những món ăn phụ nào? a. Cháo b. Mỳ ý. c. Xôi d. Món khác 3. Cách chế biến món ăn phụ như thế nào? Chưa hấp dẫn trẻ ăn Phiếu điều tra giáo viên trước khi chế biến món ăn phụ- Tháng 8/2021 PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH (Dùng cho học sinh ) Họ và tên học sinh:...................................................Lớp: ........................... Trường:.......................................................................................................... ( Yêu cầu giáo viên khoanh tròn đáp án hay viết ý kiến cho trẻ) 1. Con thích ăn những món ăn phụ nào? Vì sao?: .................................. Trẻ thích ăn mỳ ý. 2. Con cảm nhận như thế nào khi ăn những món ăn do các bác cấp dưỡng nấu? a. Ngon b. Không ngon c. Ý kiến khác:............... nhiều món chưa hợp khẩu vị khi trẻ ăn. Kết quả phiếu điều tra giáo viên trước khi chế biến món ăn phụ Tháng 4/2022 PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN Sau khi chế biến món ăn phụ (Dùng cho giáo viên ) Họ và tên giáo viên:...................................................Lớp: ........................... Trường:.......................................................................................................... ( Yêu cầu giáo viên khoanh tròn đáp án) 1. Khi tổ chức bữa ăn phụ cho trẻ sau khi ngủ dậy, trẻ ăn như thế nào? a. Ăn ngon, hết xuất b. Ăn chậm, không hết xuất. 2. Trẻ thích ăn những món ăn phụ nào? a. Cháo b. Mỳ ý. c. Xôi d. Món khác 3. Cách chế biến món ăn phụ như thế nào? Rất ngon, hợp khẩu vị trẻ ăn. Kết quả phiếu điều tra giáo viên trước khi chế biến món ăn phụ Tháng 4/2022 PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH (Dùng cho học sinh ) Họ và tên học sinh:...................................................Lớp: ........................... Trường:.......................................................................................................... ( Yêu cầu giáo viên khoanh tròn đáp án hay viết ý kiến cho trẻ) 1. Con thích ăn những món ăn phụ nào? Vì sao?: .................................. Con thích ăn tất cả những món ăn phụ do bác cấp dưỡng nấu.Vì rất ngon 2. Con cảm nhận như thế nào khi ăn những món ăn do các bác cấp dưỡng nấu? a. Ngon b. Không ngon c. Ý kiến khác:............... CÁC MINH CHỨNG TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Hình ảnh 1: Mỳ ý Hình ảnh 2: Bánh khoai tây Hình ảnh 3: Xôi nhồi thịt Hình ảnh 4: Cháo thịt heo đậu hà lan Hình ảnh 5: Súp thịt bò khoai tây, cà rốt Ảnh 6: Trẻ tham gia nấu ăn tại nhà Ảnh 7: Trao quà cho trẻ Nhận xét đánh giá xếp loại của Hội đồng khoa học trường
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_cai_tien_che_bien_mot_so.doc