Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 Tuổi thực hành trải nghiệm trong trường Mầm non

Mẫu giáo là viên gạch đầu tiên xây nền móng cho hệ thống giáo dục quốc dân. Mãu giáo tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt. Chính vì vậy mà Đảng và nhà nước ta nói chung, ngành giáo dục mầm non nói riêng rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Trong 5 năm thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016- 2020. . Trong thời gian thực hiện bản thân tôi tâm đắc với phương pháp tổ chức các hoạt động theo hướng trải nghiệm. Các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non phong phú được tổ chức nhiều điểm khác nhau và thường gắn với hoàn cảnh thực tế của cuộc sống nên luôn tạo ra sự hấp dẫn, mới mẻ đối với trẻ. Tôi nhận thấy không nên tiếp tục chỉ xoay quanh truyền thụ kiến thức, mà cần đi theo một con đường mới có tính khả thi, theo đuổi việc giải phóng tiềm năng, phát triển cá nhân trẻ. Đặc biệt với trẻ 5-6 tuổi đây là giai đoạn trẻ ham thích học hỏi, muốn tự mình được làm mọi việc nên việc để trẻ được trực tiếp thực hành trải nghiệm, học hỏi trực tiếp bằng thị giác và tri giác sẽ giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu hơn, khơi gợi sự tò mò, phát triển được tính sáng tạo cho trẻ. Qua trải nghiệm trẻ được trực tiếp, chiêm nghiệm, tự lực tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tiến để trẻ tự mình tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân và phát triển cá nhân theo năng lực. Tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi thực hành trải nghiệm trong trường mầm non” Tôi đã nỗ lực tìm ra các giải pháp thực hành trải nghiệm phù hợp đem đến hiệu quả trong giáo dục trẻ tại lớp tôi, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí trong chuyên môn để giúp cho đề tài được hoàn thiện và áp dụng vào nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong trường mầm non. Tôi viết sáng kiến ra đây cho các đồng chí đồng nghiệp trong ngành cùng tham khảo và góp ý. Chúng ta hãy “ Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người” vì nền giáo dục mầm non nước nhà, vì lợi ích của dân tộc của Quốc gia hãy tạo nền tảng vững chắc cho chặng đường khôn lớn của trẻ.

docx 28 trang vuthom 08/10/2022 17883
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 Tuổi thực hành trải nghiệm trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 Tuổi thực hành trải nghiệm trong trường Mầm non

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 Tuổi thực hành trải nghiệm trong trường Mầm non
của biện pháp trải nghiệm chơi tại lớp tôi trong sáng kiến nay
- Lựa chọn chủ đề: Dựa vào kế hoạch chuyên môn tôi lựa chọn hướng chủ đề chơi cho trẻ. Các chủ đề phụ thuộc vào đặc điểm môi trường tự nhiên, xã hội, các sự kiện tại địa phương xã Kim lan gần gũi với cuộc sống trẻ giúp trẻ định hướng rõ hơn hành động chơi.
- Xác định mục tiêu: Khi xác định mục tiêu tôi ưu tiên cho mục tiêu phát triển kỹ năng, thái độ cho trẻ.
- Chuẩn bị: Tôi và giáo viên trong lớp chuẩn bị các nguyên vật liệu chủ yếu là sẵn có tại địa phương để khơi gợi ý tưởng trải nghiệm thực tế. Hàng ngày xác định khu vực chơi bố trí sắp xếp các góc chơi, chỗ chơi thuận tiện cho việc di chuyển đảm bảo các góc không ảnh hưởng đến nhau và không làm giảm khả năng quan sát của tôi. Tôi luôn tạo không khí thoải mái, không gượng ép trẻ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi. Tôi thấy được cuộc sống các cháu tại lớp thật hạnh phúc. 
- Tiến hành các hoạt động:
+ Trẻ trải nghiệm thực tế: Dựa vào kế hoạch, nội dung và mục tiêu chơi tôi tổ chức cho trẻ trải nghiệm. 
Với hoạt động trải nghiệm ngoài trời: Tôi cho trẻ cùng nhau quan sát thời tiết để chọn không gian chơi phù hợp tôi gợi ý rồi lấy ý kiến chung của đa số trẻ để chọn hoạt động có mục đích. 
Ví dụ: Trời nắng đẹp tôi gợi ý cho trẻ là: Nắng đẹp quá chắc hoa nở đẹp lắm, rau non xanh lắm, không biết các con vật ở vườn cổ tích có đi chơi không, cá ở hồ có tung tăng bơi lội không theo các con minh nên trải nghiệm ở đâu. Tôi chọn điểm chơi theo đa số trẻ. Chúng ta cũng có thể chia trẻ thành 2 nhóm theo ý nguyện trải nghiệm của trẻ đồng thời 2 cô chia nhau quản, theo dõi 2 nhóm trên. Trong khi trẻ trải nghiệm thực tế tôi cho trẻ tự do quan sát, trò chuyện trao đổi cùng nhau. ( Cùng nhau ngửi hoa, sờ lá) Tôi dùng lời động viên trẻ thể hiện thái độ với con vật như cho cá ăn, trò chuyện với các con vật theo trí tưởng tượng. Với cây, cỏ, hoa, lá chăm sóc, tưới nước bắt sâu. 
Ví dụ: Trời nắng to gợi ý cho trẻ chơi dưới bóng cây cùng với cát, sỏi, đá, nước
Ví dụ: Trời tối âm u lại gợi ý cho trẻ trải nghiệm dưới gốc cây, tại thư viện, tại quán quê
Trải nghiệm hoạt động góc
Khi trao đổi về chủ đề chơi tôi cho trẻ đưa ra ý tưởng trai nghiệm rôi cho trẻ lựa chọn công việc sẽ tham gia vào các nhóm khác nhau, trong nhóm tư phân công công việc cụ thể cho các thành viên. Trong qua trình trải nghiệm tôi hưỡng dẫn chú ý rèn kỹ năng mới cho trerkhuyeenx khích trẻ quan tâm giúp đỡ chia sẻ với nhau trong công việc tạo các tinh huống tương tác với nhau.kết thúc hoạt động tôi cho trẻ tự đánh giá kết quả hoạt động cuối cùng cho các cháu lao động vệ sinh.
+ Chia sẻ kinh nghiệm: Việc phản hồi kinh nghiệm của trẻ tiến hành bất kỳ thời điểm nào trong ngày cũng có thể cho trẻ nói nhiều lần kinh nghiệm trẻ đã trải qua. Tôi đã dựa vào nội dung trải nghiệm đặt câu hỏi chủ yếu là về cảm xúc, kỹ năng mà trẻ đã tham gia chơi
+ Trẻ rút kinh nghiệm: Những ký năng, cảm xúc, kinh nghiệm được trẻ chia sẻ tôi hệ thống khái khoát cho gọn cho trẻ dễ ghi nhớ tôi hay đặt câu hỏi trẻ lớp tôi tự rút ra kinh nghiệm: hãy nói về điều con biết qua hoạt động này.
+Trẻ vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống:
Tôi thường xuyên khơi gợi cho trẻ vận dụng về các kinh nghiệm thông qua trải nghiệm vào các hoạt động thực tế khác nhau trong ngày. 
Cũng cần phối hợp với phụ huynh khuyến khích trẻ vận dụng kinh nghiệm trong sinh hoạt ở gia đình.
Biện pháp 3: Hoạt động học theo hướng trải nghiệm.
- Lựa chọn chủ đề: Phụ thuộc vào đặc điểm của giờ học tôi lựa chọn chủ đề trải nghiệm phù hợp với sự kiện xã hội tại địa phương hoặc sự kiện chung dẫn dắt đến môn học, bài học.
- Xác định mục tiêu: Dựa vào đặc điểm hiểu biết của trẻ lên mục tiêu về đối tượng, nội dung trải nghiệm và khả năng hoạt động của trẻ.
- Chuẩn bị: Tùy vào nội dung học của các môn học khác nhau cần chuẩn bị địa điểm phù hợp tôi thường thay đổi địa điểm để tạo sự mới mẻ hấp dẫn về chủ đề trải nghiệm. Chuẩn bị đồ dùng vật liệu đủ cho số lượng trẻ. Chuẩn bị thêm các dụng cụ ghi lại hình ảnh hoạt động của trẻ để sau các hoạt động trẻ đúc rút kinh nghiệm bản thân.
- Tiến hành các hoạt động:
+ Trải nghiệm thực tế.
Giới thiệu bài học bằng cách ứng dụng thực tế trong đời sống hằng ngày có liên quan đến trải nghiệm trước đó của trẻ hoặc tạo tình huống bằng kích, chuyện phim ngắngây hứng thú và định hướng vào bài dạy như cho trẻ thăm quan viện bảo tàng và xưởng gốm . Sau khi trẻ trải nghiệm tôi cho trẻ phản hồi lại để trẻ nêu kết quả trải nghiệm rồi lựa chọn đồ dùng vào hoạt động tạo hình . Ví dụ: Nặn sản phẩm nghề gốm. Minh chứng 5. Cũng như hoạt động nhận thức. Ví dụ: Bộ môn làm quen với toán: Số 7 tiết 2- Chủ đề gia đình. Giới thiệu bài: Trẻ đã từng hoạt động trải nghiệm với hồ cá nên tôi sẽ dựng kịch gia đình nhà cá bơi lội tung tăng kiếm ăn cùng nhau. Sau đó đố trẻ gia đình cá có bao nhiêu người cho trẻ đếm, nói kết quả và lựa chọn số 7 cần ôn tập. Tôi đưa trẻ bước vào hoạt động nhận thức một cách nhẹ nhàng bằng lời dẫn dắt của câu chuyện: “ Mẹ con nhà cá đi chơi bống gặp gia đình bác cua cũng đang đi cả hai gia đình gặp nhau niềm nơ rồi hẹn nhau đua tài trốn tìm” Tôi cho trẻ chọn đối tượng tất nhiên cháu chọn 7 con cá và 7 con cua cùng nhau xếp hàng theo sự hưỡng dẫn của tôi- Từ trải nghiệm thực tế ở trò chơi dân gian “Trốn tìm” Tôi cho cháu lớp tôi trải nghiệm thực tế vào hoạt động học so sánh hơn kém nhau trong phạm vi 7 mà đối tượng cũng thực tế là cua và cá Vào phần ôn tập tôi cũng cho cháu chơi các trò chơi qua hoạt động trải nghiệm.
+ Trẻ chia sẻ kinh nghiệm:
Tùy vào môn học chúng ta chọn đối tượng cho cháu trải nghiệm và cách thức trải nghiệm khác nhau và đặc biệt hướng đến mục đích giáo dục mặt nào để cho trẻ chia sẻ kinh nghiệm:
Ví dụ giáo dục ngôn ngữ chủ yếu phát triển kỹ năng diễn giải mạch lạc, miêu tả về thái độ: Chia sẻ, cảm xúc, suy nghĩ
Ví dụ về mặt phát triển nhận thức: Như môn LQVT nêu trên học tập theo hướng trải nghiệm trẻ chia sẻ giáo viên sẽ nắm được phát triển nhận thức, kỹ năng, thái độ sốngcủa từng cá nhân trẻ.
+ Trẻ rút ra kinh nghiệm cho bản thân:
Sau các tiết học tôi thường gợi hỏi trẻ: Con học được gì qua hoạt động này? Hoặc những điều con biết qua hoạt động này là gì? Trẻ được tự do nói về các kinh nghiệm mà trẻ đã lĩnh hội được rồi dùng tranh ảnh vật thật giúp trẻ khắc sâu kinh nghiệm của bản thân.
+ Trẻ vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống:
Để tạo điều kiện cho trẻ vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống tôi đã dựa vào việc lĩnh hội kinh nghiệm ở trẻ thiết kế nhiều trò chơi học tập cho trẻ trải nghiệm ở hoạt động ngoài trời. Minh chứng 6
Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động lễ hội theo hướng trải nghiệm. 
Như các đồng chí đã biết ở trường, ngoài thời gian học tập, vui chơi trẻ còn rất nhiều thời gian dành cho các ngày lễ hội . Trong lễ hội, bên cạnh phần lễ diễn ra phải có những trò chơi, những trải nghiệm thực mọi người mới hòa nhập và gần gũi hơn với nhau, các hình thức trải nghiệm trong các lễ hội văn hóa có tác dụng bảo tồn truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thu hút đông đảo mọi người đủ các lứa tuổi phụ huynh tham giaMinh chứng 7. Đối tượng của chúng ta là trẻ mầm non, mẫu giáo có được trải nghiệm thực thì con trẻ mới vui vẻ. Vì vậy chúng ta nên phối hợp nhịp nhàng với bố, mẹ trẻ, với các tổ chức xã hội khác như đoàn viên thanh niên, các anh các chị cấp tiểu học nơi trẻ sinh sống tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm trong các lễ hội ở trường để phát huy hết tính tích cực hiệu quả của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Bao gồm hiệu quả trong và hiệu quả ngoài. Vậy tồ chức trải nghiệm như thế nào tôi xin chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm mà tôi đã gặt hái nhiều thành công trong lễ hội cho trẻ mẫu giáo. 
Ngay từ đầu năm tôi đã bám sát kế hoạch của nhà trường kết hợp với nhà trường, phụ huynh tổ chức trải nghiệm trong một số ngày hội như: Ngày hội đến trường, ngày 20- 11; ngày lễ lớn 2- 9, đặc biệt là “Ngày hội bánh chưng xanh” tổ chức để ôn lại truyền thống tết nguyên đán một nét đẹp văn hóa của Việt Nam.
Sau đây là Ví dụ cách thức tổ chức trải nghiệm trong lễ hội “ Bánh chưng xanh”.
* Vận động xây dựng môi trường hoạt động trải nghiệm:
Thực hiện theo kế hoạch của nhà trường chúng tôi tổ chức buổi họp phụ huynh toàn trường tuyên truyền “Các phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” các biện pháp “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” tuyên truyền về tất cả những ý nghĩa của ngày hội, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với đời sống và sự phát triển của trẻ. Chúng tôi lấy ý kiến của phụ huynh 100% họ cũng có mong muốn như chúng ta là làm thế nào cho con, em họ phát triển tốt nhất. Khi mà phụ huynh đã đồng lòng chúng tôi thực hiện theo kế hoạch là vận động phụ huynh xây dựng môi trường tổ chức ngày hội “ Bánh chưng xanh” Trong đó chủ yếu là: Đồ dùng dụng cụ trải nghiệm: Nồi nấu bánh, mâm, giao, kéo, cối giã bánh giày. Nguyên vật liệu gồm: Lá giong, lạt buộc ( dây buộc), khuôn bánh chưng, nếp, đậu, thịt, tiêu, hành và một số nguyên liệu khác.Minh chứng 8
 * Thực hiện mỗi người một việc: 
Để tổ chức tốt công tác trải nghiệm tôi cũng như các đồng nghiệp khác trong trường cùng nhau phối hợp nhịp nhàng có ý thức và có trách nhiệm với công việc được giao.
Dưới sự phân công chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng trường thì: 
- Phó hiệu trưởng vật chất theo sát phụ huynh và giáo viên làm tốt công tác chuẩn bị khu nấu bánh, khu gói bánh và chuẩn bị khu chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm .
- Phó hiệu trưởng CM thúc dục theo sát giáo viên trong quá trình cho trẻ trải nghiệm và bố trí người quay lại những thước phim những khoảng khắc đáng nhớ .
- Về tập thể giáo viên: Mỗi lớp vận động phối hợp với phụ huynh một cách khác nhau nhưng mục đích chung đều đủ nguyên vật liệu cho trẻ trải nghiệm.
- Về cá nhân: Mỗi giáo viên được phân công một nhiệm vụ theo dõi hưỡng dẫn sát sao trẻ lớp mình trong buổi trải nghiệm phải đảm bảo tất cả các trẻ được trải nghiệm gói bánh chưng bánh dày của ngày tết. 
- Trường đã tổ chức cho trẻ trải nghiệm theo tinh thần giao lưu, học hỏi, vui vẻ hợp tác giữa các lớp, giữa các nhóm gia đình để cho phụ huynh có ý thức rèn luyện cùng con trẻ và động viên con tích cực trải nghiệm trong ngày hội bánh chưng xanh. Ngoài ra các cháu được tham gia các trò chơi dân gian vận động để nêu cao tinh thần đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ .Minh chứng 9
* Trẻ trải nghiệm thực tế: 
- Chuẩn bị: Cô cho trẻ chuẩn bị cùng cô bàn ghề, đưa lá bánh, nếp, đậu vào vị trí. 
- Về thời gian: Chuẩn bị chế biến nhân và gói bánh từ 7h- 10h 
- Tiến hành:
Nhóm trẻ lớp tôi được trải nghiệm lau lá bánh, bóc hành, giã tiêu, bỏ gia vị phụ mẹ và cô ướp nấu nhân làm bánh. Sau khi có đầy đủ nguyên liệu tôi tiến hành cho trẻ trải nghiệm gói bánh: Chia trẻ thành 4 nhóm mỗi nhóm đều có 2 người lớn ( Cô và phụ huynh) theo dõi hưỡng dẫn giúp đỡ trẻ trải nghiệm. Trước tiên cô và mẹ cho các cháu bỏ nếp vào lá rồi hưỡng dẫn trẻ rải đều đậu, tiếp theo bỏ thịt đã ướp kèm gia vị tiếp tục cho trẻ rải nếp lớp trên cuối cùng cô và mẹ giúp trẻ gói lại và buộc bánh. Khi đủ số lượng bánh chúng tôi cho trẻ xếp bánh chưng, bánh tét vào nồi người lớn đưa nồi bánh đến khu vực dành riêng cho việc nấu bánh. Ở khâu này tôi cho cháu quan sát người lớn làm và chia người ra túc trực nấu bánh. Khi thực hiện gói bánh xong cho trẻ cùng cô dọn dẹp vệ sinh rồi về lớp. Khi về lớp tôi đặt câu hỏi để trẻ chia sẻ kinh nghiệm và cho trẻ rút ra kinh nghiệm của bản thân. Trẻ nghỉ ngơi vệ sinh ăn và ngủ. 
Đến 14h chiều cùng ngày vẫn như thường lệ trẻ lớp tôi vệ sinh ăn xế rồi cùng các lớp khác tham gia chơi các trò chơi dân gian tinh thần hăng say trải nghiệm của các cháu làm tôi và các đồng nghiệp khác cảm thấy vui và hạnh phúc biết bao khi mà trẻ của lớp mình, trường mình được trải nghiệm trong niềm hân hoan hứng khởi cổ vũ hết mình từ các bậc phụ huynh. Đến 16h chúng tôi vớt bánh đủ cho mỗi cháu 1 bánh to đẹp. Chúng tôi trưng bày sản phẩm của lớp mình kèm theo những nhánh hoa đào hoa mai rực rỡ nhìn bánh hình ảnh tết hiện về ngập tràn trong sân trường.
Sau đây là Những thước phim ghi lại dấu ấn trải nghiệm ngày hội bánh chưng xanh của các bé.
Ở lễ hội mang đến cho trẻ nhiều cảm xúc, tình cảm qua trải nghiệm bánh chưng xanh được trẻ dựng lại như một bức tranh thu nhỏ của cảnh tết trên quê hương Việt Nam. Trẻ được chơi hết mình ở “Lễ hội bánh chưng xanh” chúng tôi đạt được mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của nhiệm vụ năm học 2020-2021.
Tất cả với sự cố gắng của bản thân và đồng nghiệp trường tôi. Chúng tôi tổ chức rất thành công hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong lễ hội. Bên cạnh việc khuyến khích sự phát triển cá nhân, thể hiện kỹ năng khéo léo khi áp dụng vào thực tiến trong cuộc sống trẻ mà còn góp phần nâng cao tinh thần cộng đồng, gắn kết mỗi quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh. Trí tưởng tượng của các cháu sẽ bay cao, bay xa. Nhận thức cũng ngày được nâng lên. Học sinh thân yêu của chúng ta sẽ phát triển một cách tốt nhất.
4. Hiệu quả của sáng kiến
 Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm, tôi đã thu được nhiều kết quả khảo nghiệm có giá trị khoa học trong phạm vi trường mẫu giáo. Tôi nhận thấy các cháu lớp tôi đã tiến bộ nhanh về mọi mặt:
- Trẻ đã biết tự lựa chọn hoạt động trải nghiệm, tiến hành hoạt động thì tích cực, sử dụng đúng chức năng của đồ dùng, đồ chơi trong trải nghiệm.
- Trẻ tích cực tương tác với các bạn trong lớp, trong trường giúp các cháu thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Hoạt động trải nghiệm còn giúp trẻ năng động, tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể, hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Áp dụng các hoạt động trải nghiệm, các cháu có hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động vui chơi, học tập, hoạt động khác trong ngày khả năng chú ý nâng lên rõ rệt.	 
- Hiệu quả ứng dụng trong các biện pháp giúp tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6T. Chất lượng được so sánh đánh giá cụ thể ở bảng sau.
Bảng khảo sát chất lượng đầu năm tháng 9/2020 và cuối năm 2021
Mức độ
nhận thức
 Nội dung
 khảo sát
Đầu năm
Cuối năm
	Đạt
Chưa đạt
	Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ
%
Số trẻ
Tỷ lệ
%
Số trẻ
Tỷ lệ
%
Số trẻ
Tỷ lệ
%
- Trẻ chủ động lựa chọn nội dung chơi và biết cách chơi.
15
45
18
55
31
94
2
6
- Trẻ hoạt động tích cực
25
76
8
24
33
100
0
	0
- Trẻ sử dụng dụng cụ có hiệu qủa.
22
67
11
33
29
88
4
12
- Trẻ tương tác với bạn
20
61
13
39
31
94
2
6
* Nhìn vào bảng khảo sát ta thấy những thay đổi rõ rệt ở trẻ như sau:
- Trẻ chủ động lựa chọn nội dung chơi và biết cách chơi.
+ Tỷ lệ trẻ đạt tăng: 45% lên 94%,
+ Tỷ lệ trẻ chưa đạt giảm: 55% xuống 6%
- Trẻ hoạt động tích cực.
+ Tỷ lệ trẻ biết tăng: 76% lên 100%
+ Tỷ lệ trẻ chưa đạt giảm: 24% xuống 0%
- Trẻ sử dụng dụng cụ có hiệu qủa..
+ Tỷ lệ trẻ đạt tăng: 67% lên 88%
+ Tỷ lệ trẻ chưa đạt giảm: 33% xuống 12%
- Trẻ tương tác với bạn.
+ Tỷ lệ trẻ đạt tăng: 61% lên 94%
+ Tỷ lệ trẻ chưa đạt giảm: 39% xuống 6%
III. KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận
Hơn 6 tháng tôi nghiên cứu xây dựng và thực hiện những biện pháp mới để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho các cháu trong lớp, trong trường mẫu giáo. (Đối với lớp tôi nói riêng và các lớp nói chung), đã đạt được kết quả như mong đợi tôi rút ra kết luận như sau:
Giáo viên cần có trách nhiệm chăm sóc giáo dục học sinh với tấm lòng “Cô giáo như mẹ hiền” mong cho con ngày một tiến bộ thì bất cứ một cô giáo nào cũng không ngừng, không nghỉ, tìm tòi, sáng tạo ra nhiều cách thức để trẻ thỏa mãn nhu cầu “ Chơi mà học, học bằng chơi”
Hoạt động trải nghiệm thành công là một trong những yếu tố quan trọng cho trẻ phát triển. Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội hình thành kỹ năng mới. Ngoài ra, nó còn giúp học sinh thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra một sản phẩm nào đó.
Thông qua quá trình tương tác trải nghiệm này mà trở thành kinh nghiệm của bản thân.
Tìm ra một số kinh nghiệm trong việc tổ chức trải nghiệm trò chơi dân gian cho trẻ. Nhằm thỏa mãn nhu cầu “Học mà chơi- Chơi bằng học” ở trường Mẫu giáo. 
Đề tài này được tôi nghiên cứu và thực hiện rất thành công ở trường tôi. Kết quả thu được qua nội dung nghiên cứu chứng tỏ các biện pháp mới tổ chức cho trẻ tham gia trải nghiệm có giá trị khoa học cao. Tôi viết sáng kiến“ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi thực hành trải nghiệm trong trường mầm non” đến với hội thi mong đóng góp được một phần kinh nghiệm của mình đến gần với đồng chí, đồng nghiệp.
2. Bài học kinh nghiệm.
Trải qua quá trình thực hiện sử dụng một số biện pháp giúp trẻ thực hành trải nghiệm trong trường mầm non tôi rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân:
Trước hết phải lập kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm.
Khi có kế hoạch rồi phải thống nhất với các giáo viên trong lớp về nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho phù hợp.
Để tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cần có sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.
Khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm , cần có những hình thức phong phú và đa dạng, lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động .
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí trẻ khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm cần khuyến khích tính tích cực, tự giác ở trẻ.
Để giờ học của trẻ không mệt mỏi, uể oải cần đưa yếu tố âm nhạc, Erobic vào các hoạt động trải nghiệm .
Hoạt động trải nghiệm để hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho trẻ, giúp cho trẻ sau này sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội, góp phần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
Để trẻ thực hiện tốt các hoạt động trải nghiệm cần xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm đảm bảo tính khoa học và hệ thống , đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ.
3. Khuyến nghị đề xuất.
Qua đề tài nghiên cứu này, bản thân tôi có một số kiến nghị như sau:
* Đối với phòng giáo dục:
 Ngành giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho việc tổ chức trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo.
Cần tổ chức chuyên đề: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo” ở cấp trường hoặc cấp huyện để tất cả các giáo viên mạnh dạn áp dụng.
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm vào những dịp lễ như: “Ngày hội đến trường”, “ Tết trung thu” “ Ngày hiến chương các nhà giáo”, các hội thi của bé trong năm học giữa các lớp, các cụm trường với nhau.
* Đối với trường: 
- Tổ chức nhiều hơn các hội thi để đưa nội dung trai nghiệm vào các dịp ngày lễ lớn 26/3, 20/11....
- Tạo điều kiện về kinh phí mua sắm những dụng cụ cho trẻ trải nghiệm.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn BGH nhà trường và chị em đồng nghiệp trong trường đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi hoàn thành bản sáng kiến kinh nghiệm này.
Trên đây là bài viết về một số kinh nghiệm trong chăm sóc giáo dục của tôi. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí, đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC
1. ẢNH MINH CHỨNG.
Minh chứng 1
	Minh chứng 2
Minh chứng 3
	Minh chứng 4
	Minh chứng 5
Minh chứng 6
Minh chứng 7
	Minh chứng 8
Minh chứng 9
2. PHIẾU ĐIỀU TRA
PHIẾU KHẢO SÁT GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG TRƯỜNG MẦM NON (ĐẦU NĂM)
Họ và tên trẻ:
Lớp:...
Trường:.
Giáo viên đánh dấu (X) vào ô tương ứng. Trước khi thực hiện
Nội dung khảo sát
Đầu năm
Cuối năm
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Trẻ chủ động lựa chọn nội dung chơi và biết cách chơi.
Trẻ hoạt động tích cực.
Trẻ sử dụng dụng cụ có hiệu qủa
Trẻ tương tác với bạn
PHIẾU KHẢO SÁT GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG TRƯỜNG MẦM NON (CUỐI NĂM) 
Họ và tên trẻ:
Lớp:...
Trường:.
Giáo viên đánh dấu (X) vào ô tương ứng. Sau khi thực hiện
Nội dung khảo sát
Đầu năm
Cuối năm
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Trẻ chủ động lựa chọn nội dung chơi và biết cách chơi.
Trẻ hoạt động tích cực.
Trẻ sử dụng dụng cụ có hiệu qủa
Trẻ tương tác với bạn

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_thuc_ha.docx