Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy học hiệu quả môn Mĩ thuật lớp 5 ở chủ Sân khấu và sáng tác câu chuyện

Được sự hỗ trợ của Vương quốc Đan Mạch, Dự án Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật cấp tiểu học (viết tắt: SAEPS) đã được triển khai thí điểm dạy môn mĩ thuật theo phương pháp mới ở một số địa phương vào năm học 2011-2012. Phương pháp dạy học mĩ thuật mới đã đem đến luồng gió mới cho giáo viên và các em HS ở các trường TH này. Giáo viên chủ động, linh hoạt sáng tạo trong giảng dạy, học sinh thực sự bị cuốn hút vào mỗi giờ học MT và được phát huy tối đa các năng lực, đặc biệt là năng lực sáng tạo của mình.

Nhận thấy tính khả thi của dự án, Bộ GDĐT đã ban hành công văn số 2070 BGDĐT-GDTH ngày 12/5/2016 về việc triển khai dạy học mĩ thuật theo phương pháp mới ở các trường tiểu học.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, Quận Thanh Xuân đã triển khai việc thực hiện côn văn tới các trường TH trong địa bàn quận và đã nêu rõ vai trò và nhiệm vụ của giáo viên dạy môn Mĩ Thuật là: Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, tích hợp theo chủ đề dựa trên nội dung các bài học theo quy định hiện hành. Linh hoạt áp dụng những quy trình mĩ thuật của SAEPS nhằm dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.

 

doc 31 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 10092
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy học hiệu quả môn Mĩ thuật lớp 5 ở chủ Sân khấu và sáng tác câu chuyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy học hiệu quả môn Mĩ thuật lớp 5 ở chủ Sân khấu và sáng tác câu chuyện

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy học hiệu quả môn Mĩ thuật lớp 5 ở chủ Sân khấu và sáng tác câu chuyện
lực sáng tạo vốn đã tiềm ẩn trong mỗi học sinh.
Xây dựng kế hoạch bài giảng phù hợp với lứa tuổi và xác định mục tiêu các chủ đề theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. 
Linh hoạt vận dụng phương pháp mới vào nội dung bài dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. 
III. Các biện pháp tiến hành
3.1. Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề.
 Chủ đề Sân khấu và sáng tác câu chuyện gồm có 4 tiết nên trong quá trình thiết kế bài giảng, tôi luôn chú ý đến mục tiêu chung của chủ đề, mục tiêu trọng tâm của từng tiết học và mục tiêu riêng của từng hoạt động dạy học, vì biết rằng bài dạy có được thành công hay không chính là do việc xác định đúng mục tiêu:
 Mục tiêu chung
+ Giúp HS hiểu được sự đa dạng của sân khấu
+ Biết sử dụng các vật tìm được để tạo mô hình sân khấu 3D, phù hợp với nội dung chương trình diễn ra trên sân khấu.
+ Vận dụng những kiến thức kĩ năng về tạo hình và trang trí vào trang trí sân khấu
+ Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn
Mục tiêu của tiết học thứ nhất
+ Nắm được hình dạng dạng và cấu trúc sân khấu.
+ Tạo mô hình sân khấu 3D bằng các vật liệu .
Mục tiêu của tiết học thứ hai
+ Trang trí được mô hình sân khấu bằng các hình thức vẽ, xé dán và kết hợp với các vật liệu khác.
Mục tiêu của tiết học thứ ba
+ Biết cách tạo hình các nhân vật tham gia biểu diễn trên sân khấu. 
+Tạo hình được các nhân vật bằng các hình thức nặn, uốn dây thép, vẽ trên giấy bìa.
Mục tiêu của tiết học thứ tư
+ Biết kết hợp nhân vật với sân khấu để hoàn thiện SP.
+ Xây dựng câu chuyện cho SP của nhóm
+ Giới thiệu/ nhận xét và chia sẻ câu chuyện.
3.2. Chuẩn bị đồ dùng dạy - học. 
 - Đồ dùng và phương tiện dạy học của giáo viên, dụng cụ học tập của học sinh cần chuẩn bị cho các giờ học được dựa trên việc giáo viên lựa chọn quy trình và hình thức tạo hình nào cho các giờ học đó. Để phát triển năng lực sáng tạo mĩ thuật cho học sinh, tôi đã lựa chọn quy trình “Tạo hình 3D - Tiếp cận theo chủ đề” để áp dụng vào chủ đề Sân khấu và sáng tác câu chuyện - Lớp 5. 
Vì vậy, tôi đã tìm hiểu về các nguyên vật liệu đã qua sử dụng, dễ tìm để có thể tạo được mô hình sân khấu 3D, người và một số đồ vật có liên quan đến chủ đề 
(Ví dụ: Bìa cứng, vỏ hộp bánh, kẹo, giấy bọc quà, giấy gói hoa, giấy màu, len dạ, que tre, que nứa, que kem,..). Tôi dặn dò, yêu cầu học sinh sưu tầm một tuần trước khi có giờ học. Việc làm này tuy nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng vì, nếu học sinh không có vật liệu để thực hành thì tiết học không bao giờ thành công. 
Bên cạnh việc dặn dò học sinh chuẩn bị vật liệu và đồ dùng như hồ, keo, băng dính, thì giáo viên cũng phải chuẩn bị rất nhiều các vật liệu và đồ dùng như súng bắn keo, kéo, băng dính hai mặt, để hỗ trợ HS.
 Tôi đã trang bị cho bản thân một số kiến thức về kỹ thuật tạo hình, tạo khối từ vật tìm được để có thể truyền đạt lại cho học sinh trong quá trình thực hành.
- Mục tiêu của tiết học thứ 1 và tiết học thứ 2 là học sinh tạo được mô hình sân khấu và trang trí sân khấu nên tôi đã tìm hiểu về các loại hình sân khấu và lựa chọn các hình ảnh minh họa về sân khấu đơn giản, đẹp mắt phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học. Các hình minh họa này nhằm giúp học sinh nắm được cấu trúc và hình thức trang trí sân khấu.
 Hình ảnh về sân khấu được sử dụng trong hoạt động tìm hiểu 
- Mục tiêu của tiết học thứ 3 là tạo hình các nhân vật biểu diễn trên sân khấu, vì vậy tôi sưu tầm các hình ảnh về diễn viên, ca sỹ,.. để học sinh nhận biết rõ hơn về trang phục biểu diễn, động tác biểu diễn và các đạo cụ biểu diễn phù hợp với loại hình sân khấu.
Diễn viên sân khấu chèo Ca sỹ trên sân khấu ca nhạc
Nhân vật trong sân khấu rối nước Diễn viên trên sân khấu kịch
Diễn viên trên sân khấu tuồng Diễn viên múa 
-Trong phần hướng dẫn học sinh cách thực hiện, tôi đã làm một mô hình sân khấu bằng các vật liệu đơn giản, chụp lại từng bước để minh họa các bước tạo mô hình. Đồng thời, tôi sưu tầm các hình ảnh sân khấu 3D, sản phẩm về nhân vật được tạo hình bằng các vật liệu khác nhau để học sinh quan sát, qua đó các em có thể thực hiện việc tạo hình một cách dễ dàng.
Mô hình sân khấu được làm từ các vật liệu tìm được
Hình minh họa các bước thực hiện mô hình sân khấu
Nhân vật được taọ hình bằng bìa
Nhân vật được tạo hình bằng dây thép
Nhân vật được tạo hình bằng hình thức vẽ và xé dán
Mục tiêu của tiết học thứ 4 là học sinh sắp xếp các nhân vật trên sân khấu và hoàn thiện sản phẩm. Tôi đã sưu tầm các sản phẩm hoàn chỉnh để học sinh quan sát, từ đó có ý tưởng riêng cho việc hoàn thiện sản phẩm của nhóm.
 Một số hình ảnh sản phẩm sân khấu đã hoàn thiện
3.3. Hình thức tổ chức lớp học
- Xác định việc học tập và làm việc theo nhóm sẽ đem lại hiệu quả cao, nên tôi chia lớp học thành các nhóm. Việc chia nhóm tôi cũng cân nhắc để sao cho hợp lý và dễ thực hiện:
+ Nhóm không quá đông. (Chỉ từ 4 đến 5 em HS một nhóm)
+ Trong một nhóm gồm những học sinh có năng lực khác nhau để các em có thể hỗ trợ nhau hoàn thành sản phẩm. (HS có năng khiếu và không có năng khiếu mĩ thuật, HS có và không có khả năng ngôn ngữ, HS chuyên cần và HS chưa chuyên cần,)
-Thực hành với các vật liệu tìm được cần một không gian hợp lý để các em thực hành. Tôi đã gợi ý học sinh lật mặt bàn học ra để tạo thành tấm phản rộng, các em ngồi theo nhóm trên mặt bàn. Một số nhóm còn lại được tôi bố trí ngồi ở phần bục giảng và hành lang của lớp học. Hoặc cũng có thể cho học sinh ra thực hành ngoài sân trường.
- Thực hành với vật liệu tìm được không tránh khỏi việc vương vãi rác bừa bãi ra lớp học, tôi cho học sinh tự làm thùng rác của nhóm và cho các nhóm trưởng chấm chéo vệ sinh của mỗi nhóm.
- Học sinh thực hành theo nhóm rất ồn ào, mất trật tự, để giải quyết vấn đề này tôi tổ chức thi đua về kỷ luật giữa các nhóm.
- Lưu giữ sản phẩm sau mỗi giờ học là một việc rất khó vì sản phẩm 3D cồng kềnh, chiếm nhiều vị trí cất giữ. Nếu tủ chật, hết chỗ lưu giữ thì phân công cho nhóm trưởng cất giữ (Nhóm trưởng thường có trách nhiệm cao hơn các thành viên khác), phối hợp với phụ huynh học sinh nhắc nhở con em mang sản phẩm đến trường khi có giờ học mĩ thuật bằng sổ liên lạc điện tử.
3.4. Hệ thống câu hỏi gợi trí tưởng tượng và năng lực sáng tạo.
 Hệ thống câu hỏi phải phù hợp, từ câu hỏi dẫn dắt đến câu hỏi khai thác nội dung bài. Chú trọng những câu hỏi khơi gợi trí sáng tạo của học sinh.
 Ở phần khởi động tôi đã sử dụng sơ đồ tư duy để khai thác nội dung bài dạy. Việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh phát hiện kiến thức từ khái quát đến chi tiết. Kiến thức liên quan đến nội dung bài dạy được chính các em xây dựng lên dựa trên các trải nghiệm của bản thân. 
Mở đầu, tôi đưa ra hình ảnh một sân khấu và yêu cầu HS tìm các hình ảnh có liên quan đến sân khấu. (Cũng có thể sử dụng hình ảnh diễn viên để khai thác các nội dung này) 
Các em đã tìm ra các hình ảnh sau:
+ Diễn viên: Ca sỹ, vũ công, diễn viên kịch nói, diễn viên chèo, diễn viên tuồng, rối,...
+ Trang phục: Áo dài truyền thống, váy, áo tứ thân,..Các trang phục của các diễn viên trên các loại hình sân khấu khác nhau. 
+ Đạo cụ: Nhạc cụ, quạt, hoa, dải lụa, quạt, nón,...
+ Sân khấu: Sân khấu ngoài trời, sân khấu trong nhà. Phông nền có chữ và hình trang trí, rèm sân khấu, loa, micro, đèn sân khấu, nhạc cụ,...
Như vậy các em đã có một kiến thức khái quát về sân khấu.
- Dựa vào mục tiêu trọng tâm của tiết học thứ 1 và tiết học thứ 2 tôi nêu những câu hỏi nhằm giúp học sinh nắm được hình dạng, cấu trúc và cách trang trí sân khấu. Để khai thác trí lực cho học sinh tôi chưa cho học sinh xem các hình ảnh về sân khấu mà nêu câu hỏi nhằm phát triển trí tưởng tượng cho các em:
+ Sân khấu dùng để làm gì?
+ Em biết những loại hình sân khấu nào?
+ Sân khấu có cấu tạo như thế nào? 
+ Sân khấu thường có dạng hình gì?
+ Sân khấu được trang trí như thế nào?
+ Có thể tạo mô hình sân khấu bằng những nguyên vật liệu gì? Bằng cách nào?
+ Nhóm em sẽ tạo mô hình sân khấu cho sự kiện gì?Chương trình nào?
+ Phông nền sân khấu thường có những hình ảnh gì? Các hình ảnh đó được sắp xếp và thể hiện màu sắc như thế nào?
+Có thể trang trí sân khấu bằng hình thức nào?chất liệu gì?
+ Làm thế nào để sân khấu có được âm thanh và ánh sáng giống sân khấu thật?
Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, tôi cho học sinh xem các hình ảnh về sân khấu và các mô hình sân khấu, lúc này các hình ảnh và lời tóm tắt của giáo viên sẽ cung cấp thêm những kiến thức và giúp học sinh khắc sâu kiến thức về bài học 
- Mục tiêu trọng tâm của tiết học thứ 3 và tiết học thứ 4 là học sinh biết cách tạo hình các nhân vật bằng các hình thức nặn, uốn dây thép, vẽ trên giấy bìa rồi sắp xếp các nhân vật. Cũng nhằm phát triển trí lực cho học sinh, tôi nêu các câu hỏi để học sinh tưởng tượng ra các nhân vật và cách tạo hình các nhân vật:
+ Nhóm em đã tạo mô hình sân khấu cho chương trình và sự kiện gì?
+ Các nhân vật sẽ biểu diễn tiết mục gì? 
+ Động tác của nhân vật như thế nào?
+ Diễn viên mặc trang phục gì để phù hợp với sân khấu?
+ Các nhân vật có những động tác, hoạt động như thế nào?
+ Em có quan tâm đến tỷ lệ giữa nhân vật và sân khấu không? Vì sao? 
+ Em sẽ tạo hình nhân vật bằng hình thức nào, chất liệu tạo hình là gì?
+ Em sẽ đặt nhân vật chính/phụ ở vị trí nào trên sân khấu?
Hệ thống câu hỏi trên đều là các câu hỏi nhằm giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng và gợi đến kỹ năng, kỹ thuật tạo hình.
- Ở tiết học thứ 4 còn có một phần nội dung kiến thức rất quan trọng đó là sáng tác câu chuyện. Để giúp học sinh sáng tác được một câu chuyện tôi đưa ra những câu hỏi dựa trên những kiến thức phù hợp với lứa tuổi để học sinh có thể dựa vào đó xây dựng câu chuyện của nhóm: Giáo viên đưa ra các gợi ý về các hoạt động cộng đồng có ý nghĩa như: Tổ chức biểu diễn văn nghệ gây quỹ ủng hộ người nghèo, ủng hộ nhân dân vùng lũ, ủng hộ trẻ em chất độc màu gia cam,.. kêu gọi bảo vệ môi trường, lễ kỷ niệm ngày nhà giáo, ngày khai trường,...
+ Các nhân vật trên sân khấu là những ai? Họ đang sinh sống và học tập ở đâu? Họ có thói quen và sở thích gì?
+ Họ đang tham gia sự kiện gì? Chương trình gì? 
+ Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu? Vào lúc nào?
+ Chương trình, sự kiện được tổ chức để nhằm mục đích gì? Có ý nghĩa gì?
+ Các nhân vật trên sân khấu đang biểu diễn tiết mục gì? Tiết mục đó muốn truyền tải thông điệp gì?
- Để học sinh nhận xét được sản phẩm của mình/của bạn, tôi đưa ra các câu hỏi sau:
+ Sản phẩm sân khấu của bạn thuộc loại hình sân khấu nào?
+ Em có nhận xét gì mô hình sân khấu của bạn?
+ Mô hình sân khấu có chắc chắn không?
+ Các bộ phận của mô hình sân khấu có cân đối không?
+ Em thích và không thích nhất phần nào trên sản phẩm? Vì sao?
+ Tỷ lệ giữa nhân vật và sân khấu được thể hiện như thế nào?
+ Em có muốn sắp xếp lại các nhân vật không? Vì sao?
+ Sản phẩm nào sáng tạo nhất? Vì sao?
3.5. Lên kế hoạch cho hoạt động thực hành.
- Hình thức tạo hình, chất liệu tạo hình chính là môi trường phong phú để HS sáng tạo. Để học sinh được phát huy sở trường của mình, tôi gợi ý học sinh thảo luận để được lựa chọn hình thức và chất liệu tạo hình theo ý thích. 
- Hướng dẫn, gợi ý các kỹ thuật tạo hình cho học sinh: 
Cách tạo mô hình sân khấu
+ Lựa chọn vật liệu phù hợp để tạo mô hình sân khấu, các đồ vật trên sân khấu và các nhân vật. 
+ Tạo mô hình sân khấu bằng cách tạo các hình khối và mảng.
+ Gắn kết các hình khối bằng keo, băng dính
Cách trang trí sân khấu 
+ Chọn tên cho chương trình và chọn kiểu chữ rồi viết vào vị trí trung tâm của phông nền. Trang trí thêm bằng các hình hoa, lá, con vật,...
+ Vẽ màu, kết hợp với vải, ren và vật liệu khác,
Cách tạo hình nhân vật
+ Chọn vật liệu phù hợp theo ý thích (Nặn, vẽ lên bìa rồi cắt rời hình ra khỏi tờ bìa,...uốn hình người bằng dây thép rồi bồi giấy,)
+ Tạo hình nhân vật với các hoạt động, động tác, phù hợp với tiết mục biểu diễn.
+ Lựa chọn vải, giấy màu,...thiết kế trang phục cho nhân vật sao cho phù hợp với tiết mục biểu diễn.
+ Sắp đặt các nhân vật, đồ vật lên sân khấu sao cho thuận mắt, có nhóm chính, nhóm phụ.
Giúp đỡ, khuyến khích học sinh sáng tạo trong suốt quá trình thực hành
GIÁO ÁN MINH HỌA
Chủ đề Sân khấu và sáng tác câu chuyện – Lớp 5
Tiết 1. Tạo mô hình sân khấu
I/ Mục Tiêu:
1.Kiến thức:
+ Học sinh hiểu được sự đa dạng của sân khấu.
+ Học sinh hiểu được đặc điểm, cấu trúc của sân khấu.
2.Kỹ năng: 
+ Tạo được mô hình sân khấu bằng các vật liệu tìm được.
+ Biết nhận xét sản phẩm mô hình sân khấu.
3.Thái độ: 
+ Yêu thích môn học
+ Có ý thức tham gia hoạt động nhóm
II/ Chuẩn bị đồ dùng.	
 -Thầy: Sản phẩm trang trí của HS.
 -Trò: Giấy, màu, vật liệu khác, SP của tiết học trước,
III/ Hoạt động dạy và học
TG
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
HĐ1: Khởi động
-Yêu cầu HS quan sát hình ảnh sân khấu. 
-Yêu cầu HS tìm các hình ảnh liên quan đến sân khấu
HS quan sát hình ảnh
-HS nêu ý kiến
+ Diễn viên,
+ Nhạc cụ, loa , đèn
+Phông nền
+
7’
HĐ 2. Nội dung chính:
2.1.Tìm hiểu
HĐ1. Tìm hiểu về sân khấu.
MT:HS nhận biết được đặc điểm, cấu trúc của SK.
- Nêu câu hỏi.
+ Sân khấu dùng để làm gì?
+Em biết những loại hình sân khấu nào? Sân khấu dùng để làm gì?
+Sân khấu có cấu tạo như thế nào? 
+Sân khấu thường có dạng hình gì?
+ Các loại hình sân khấu được trang trí khác nhau hay giống nhau? Vì sao?
+Sân khấu thường được trang trí như thế nào?
- Yêu cầu HS xem một số hình ảnh về sân khấu để hiểu rõ hơn đặc điểm và cấu trúc của sân khấu.
- Tóm tắt: Sân khấu là nơi để biểu diễn các loại hình nghệ thuật như chèo, tuồng, ca nhạc,
Có nhiều loại hình sân khấu, mỗi loại hình sân khấu có cách trang trí phù hợp với nội dung, chương trình, sự kiện,
Sân khấu thường có dạng hình chữ nhật. Có sàn sân khấu, rèm hai bên và phông nền phía sau,..
-HS trả lời
+Sân khấu để biểu diễn
+Sân khấu múa rối, sân khấu chèo,..
+Sàn sân khấu, rèm, phông nền,..
+Sân khấu có dạng hình chữ nhật 
+Sân khấu khác nhau thì được trang trí khác nhau
+ Phông nền được trang trí bằng chữ và hình ảnh, rèm sân khấu ở hai bên,
- Quan sát hình ảnh.
- HS lắng nghe
7’
HĐ 2. Cách thực hiện
MT:HS lựa chọn chất liệu và biết cách tạo mô hình SK
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo nội dung sau:
+ Nhóm em sẽ tạo mô hình sân khấu cho sự kiện gì? Chương trình nào?
+ Em có thể tạo mô hình sân khấu bằng những nguyên vật liệu gì? Bằng cách nào?
-Yêu cầu HS trình bày.
- Yêu cầu HS quan sát một số mô hình sân khấu để nhận biết rõ hơn về chất liệu và cách thực hiện
-Tóm tắt cách thực hiện:
+ Tạo các chất liệu thành mảng, khối
+ Gắn kết thành các bộ phận như sàn, mái, bậc thang
-Yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày nội dung thảo luận.
- Quan sát các hình ảnh
- Lắng nghe 
- HS nêu lại cách thực hiện.
20’
HĐ3.Thực hành
MT:HS tạo hình được mô hình sân khấu 3D
- Yêu cầu HS tạo mô hình sân khấu. 
- Hướng dẫn và giúp đỡ học sinh trong suốt quá trình thực hành.
- Nhắc nhở học sinh tạo hình các bộ phận của sân khấu có tỷ lệ cân đối với nhau.
- HS thực hành nhóm.
3’
HĐ4. Nhận xét
MT: HS biết cách nhận xét theo các tiêu chí
Dặn dò
- Gợi ý học sinh nhận xét sản phẩm:
+ Mô hình sân khấu có chắc chắn không?
+ Các bộ phận của mô hình sân khấu có cân đối không?
- Nhận xét sản phẩm của HS.
- Sưu tầm thêm các vật liệu như vải, dây kim tuyến và những vật liệu khác để chuẩn bị cho giờ học trang trí sân khấu.
- Nhận xét sản phẩm của nhóm mình/nhóm bạn.
- HS lắng nghe.
4. Hiệu quả 
Sau khi áp dụng một số biện pháp vào dạy học ở chủ đề Sân khấu và sáng tác câu chuyện tôi đã thu được kết quả ngoài sự mong đợi, đạt được hơn cả mục tiêu đặt ra:
- Các năng lực sáng tạo mĩ thuật, năng lực phân tích và diễn giải, năng lực giao tiếp và đánh giá, năng lực trải nghiệm, năng lực biểu đạt của các em học sinh được phát triển qua các hoạt động học tập của chủ đề và hy vọng sẽ phát triển hơn nữa trong cả quá trình học tập.
- Hầu hết các sản phẩm đều rất đẹp mắt, thể hiện được sự sáng tạo. Một số sản phẩm đã thể hiện được sự nổi trội, độc đáo riêng của nhóm mình.
- Học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài, tích cực tham gia hoạt động nhóm, thể hiện được tình đoàn kết và giúp đỡ nhau trong học tập.
- Học sinh biết phân tích về các yếu tố mĩ thuật của sản phẩm và biết đánh giá sản phẩm của mình/của bạn.
- Học sinh hứng thú tham gia xây dựng câu chuyện cho sản phẩm nhóm. Nhiều em đã mạnh dạn xung phong giới thiệu sản phẩm 
Sau đây là số liệu khảo sát dựa trên kết quả học tập của học sinh lớp 5D và lớp 5E cuối năm học 2016 – 2017 
Lớp chưa áp dụng
Lớp có áp dụng
Lớp
SS
SP sáng tạo
HĐ nhóm tích cực
GT SP tốt
Lớp
SS
SP sáng tạo
HĐ nhóm tích cực
GT SP tốt
5D
52
13hs- 25%
20hs- 38,4% 
15hs- 28,8%
5E
55
30hs- 54,5%
45hs- 81,8%
25hs- 45,4%
Sau đây là một số sản phẩm sân khấu tiêu biểu của chủ đề Sân khấu và sáng tác câu chuyện của học sinh lớp 5, trong năm học 2016 – 2017 .
PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
 - Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học mĩ thuật nhằm hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, tôi đã thực hiện một số biện pháp trên và thấy có hiệu quả rõ rệt:
+ Các em học sinh đã phát huy được năng lực sáng tạo của mình trong quá trình học tập, điều này thể hiện rất rõ qua các sản phẩm mĩ thuật của các em. Các sản phẩm của các em giờ đây vô cùng đẹp mắt, phong phú và sinh động. Khi nhìn sản phẩm của các em tôi cảm thấy tự hào và hạnh phúc.
+ Học sinh tỏ ra rất yêu thích giờ học, các em luôn mong chờ đến tiết học Mĩ thuật và hào hứng nhất với hoạt động tạo hình. 
+ Ý thức đối với môn học đã được hình thành, giờ đây các em không còn quên đồ dùng học tập nữa.
+ Bên cạnh việc tạo ra các sản phẩm mĩ thuật, các em học sinh còn mạnh dạn, tự tin đứng trước lớp giới thiệu, thuyết trình, kể chuyện về sản phẩm của mình hoặc đặt câu hỏi chất vấn nhóm bạn.
- Định hướng phát triển đề tài: 
Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn cần đưa ra các biện pháp áp dụng phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh đến các giáo viên trong trong tổ, trong Quận. Thảo luận, xây dựng tiết dạy minh họa có sự đóng góp của giáo viên trong tổ bộ môn.
Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và áp dụng phương pháp dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh ở tất cả các chủ đề, các khối lớp để tìm ra các biện pháp thích hợp hơn nhằm mang lại hiệu quả cao trong giờ dạy mĩ thuật.
II. Một số khuyến nghị
-Sau khi áp dụng hiệu quả một số biện dạy học mĩ thuật ở chủ đề Sân khấu và sáng tác câu chuyện lớp 5, tôi mạnh dạn đưa ra một số suy nghĩ của mình để việc dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới đạt chất lượng cao hơn:
+ Giáo viên cần đọc tài liệu về dạy học mĩ thuật theo phương pháp mới
+ Nghiên cứu kĩ mục tiêu bài dạy, nội dung bài, hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài, đặc biệt là các câu hỏi phát huy trí lực cho học sinh.
+ Sử dụng các phương pháp mới linh hoạt và hình thức tổ chức dạy học phù hợp, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh.
+ Giáo viên cần trang bị thêm các kỹ năng, kỹ thuật tạo hình mới.
+ Tích hợp giáo dục mĩ thuật với nhiều môn học khác.
+ Tôn trọng nhân cách học sinh, luôn tạo không khí thoải mái, vui vẻ, giao tiếp giữa thầy với trò, trò với trò cởi mở, thân thiện.
+ Đặc biệt, người thầy phải có lòng say mê nghề nghiệp, tận tâm với nghề.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm tôi đã áp dụng vào dạy học mĩ thuật cho học sinh lớp 5 ở chủ đề Sân khấu và sáng tác câu chuyện và bước đầu đã đạt được kết quả nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các cấp quản lý và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Dạy học mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học – NXBGD
2. Tài liệu dành cho hội thảo Quốc gia, 2006-2010 của dự án SAEPS
3. Lý thuyết về năng lực của GS Kristian Pedersen chuyên gia Đan Mạch.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_day_hoc_hieu_qua_mon_mi_t.doc