Báo cáo biện pháp Một số phương pháp dạy bài hội thoại môn Tiếng Anh lớp 5

 Tiếng Anh là ngôn ngữ được nhiều quốc gia sử dụng nhất, nó trở thành tiếng bản ngữ của nhiều nước, là ngôn ngữ giao tiếp giữa con người với con người trên toàn thế giới.

 Với xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đang ngày càng phát huy hết khả năng sẵn có trong mọi lĩnh vực. Ngôn ngữ giao tiếp trở thành công cụ đắc lực và có sức mạnh tiên quyết. Ngoài tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh được coi như ngôn ngữ giao tiếp thứ hai, được coi trọng và đưa chương trình tiếng Anh vào các trường học ngay từ bậc Tiểu học.

 Chúng ta cũng xác định thấy rõ vị trí của môn học đối với sự phát triển chung của toàn xã hội: là một công cụ tạo điều kiện hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực; tiếp cận thông tin quốc tế và khoa học kĩ thuật; tiếp cận những nền văn hoá khác cũng như những sự kiện quốc tế quan trọng. Bộ Giáo dục - Đào tạo đưa ra mục tiêu cho môn học: Chương trình môn tiếng Anh cấp Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức và kĩ năng cơ bản về tiếng Anh.

 Riêng cá nhân tôi, là giáo viên dạy môn tiếng Anh ở trường Tiểu học, tôi nắm rõ đặc trưng phương pháp của môn mình phụ trách. Cùng với thực tế và kinh nghiệm dạy học tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh, đặc biệt với những đặc điểm điều kiện cơ sở vật chất như trường tôi.

 Với những tiêu chí đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Một số phương pháp dạy hội thoại môn tiếng Anh lớp 5 ". Trong quá trình nghiên cứu, ghi chép về lí luận thực tiễn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.

 

doc 17 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 520
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số phương pháp dạy bài hội thoại môn Tiếng Anh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số phương pháp dạy bài hội thoại môn Tiếng Anh lớp 5

Báo cáo biện pháp Một số phương pháp dạy bài hội thoại môn Tiếng Anh lớp 5
c biệt với những đặc điểm điều kiện cơ sở vật chất như trường tôi.
 Với những tiêu chí đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Một số phương pháp dạy hội thoại môn tiếng Anh lớp 5 ". Trong quá trình nghiên cứu, ghi chép về lí luận thực tiễn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp. 
II- Nội dung
 1 Cơ sở lý luận: 
 Trong nhà trường, tiếng Anh là một môn có đặc thù riêng, gây trí tò mò ham mê với học sinh xong cũng không tránh khỏi gây ra những khó khăn làm nản trí người học. Do đó giáo viên cũng giống như một người nghệ sĩ, cần nhận biết một cách tinh tế, nhạy cảm để có thể tạo cho đối tượng học những hứng thú và niềm yêu thích đặc biệt với môn mình phụ trách.
 Nghị quyết Trung ương 2- khoá VII, đã quy định phương pháp dạy học thay đổi theo hướng " Khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học". Định hướng này đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục điều 24, 25: " Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh".
 Xuất phát từ quan điểm " Lấy người học làm trung tâm ", phương pháp dạy và học đã có những thay đổi căn bản. Người dạy không phải là người duy nhất nắm giữ kiến thức và truyền đạt kiến thức mà chỉ là người hướng dẫn, người hỗ trợ, người cố vấn, kiểm tra... Người học không còn là người thụ động tiếp thu kiến thức mà là trung tâm của quá trình dạy học, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập nhằm đạt được mục tiêu dạy học của mình. Dạy Ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học là rất rõ ràng và quan trọng đặc biệt trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. Từ những luận điểm trên việc các em học sinh trực tiếp tham gia vào quá trình học tập, cụ thể đóng vai và sử dụng hội thoại một cách tự nhiên và linh họat sẽ tạo được niềm vui hứng khởi trong việc học tiếng Anh
 2- Cơ sở thực tiễn:
 Tiếng Anh là môn học khá thú vị nhưng đòi hỏi sự cần cù, chịu khó cao từ phía người học nếu không kiến thức sẽ dễ dàng đứt quãng và dễ quên. Tạo dược dấu ấn cho học sinh ngay từ việc tiếp thu cái mới giúp các em nhớ ngay và khắc sâu là niềm băn khoăn trăn trở của các giáo viên. Trên con đường tìm tòi sự thể nghiệm, tích luỹ tư liệu và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, dự các lớp tập huấn chuyên môn của Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục- Đào tạo chúng tôi đã áp dụng kết hợp các phương pháp dạy học hiện đại, học và chơi, chơi mà học vào các tiết dạy gây hứng thú cao nhất cho đối tượng học và trong quá trình thực nghiệm của các lớp chúng tôi đã đạt kết quả tương đối khích lệ. Các em đã thích học môn tiếng Anh hơn, hứng khởi và mạnh dạn hơn. Nhiều em đạt điểm giỏi, khá hơn cảm giác nặng nề với một tiết học không còn và điều đó chứng tỏ hướng đi của chúng tôi là đúng đắn. 
3 -Thực trạng:
 Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, sáng tạo và nhiệt tình trong công tác giảng dạy, việc tiếp thu cái mới , công nghệ thông tin nhanh nhạy sáng tạo và chịu khó đầu tư giáo án bài vở. Do đó việc ứng dụng đề tài vào trong thực tế giảng dạy là cần thiết . Học sinh ham thích tiếp thu cái mới lạ, tự mình đưa ra ý kiến.
 Trong những năm gần đây, việc dạy môn tiếng Anh ở trường TH Nguyễn Trãi đã có những biến chuyển theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
 Bên cạnh những thuận trên cũng còn một số những khó khăn như: Đội ngũ giáo viên còn thiếu, giáo viên hợp đồng trường luân chuyển liên tục. Số lượng học sinh có ý thức cao chưa nhiều. Nếu GV không thực sự sáng tạo và đầu tư giáo án thì đối với HS bài hội thoại đó rất dễ bị lãng quên ngay. Học sinh có thói quen thụ động khi hoạt động nhóm còn ỷ lại vào bạn. Việc sản sinh lời nói còn rụt rè.
Như vậy, khi giáo viên tổ chức các hoạt động phải lưu ý tránh cho học sinh những phản ứng không tích cực và nếu có xảy ra thì kịp thời sửa chữa, cố gắng khuyến khích, động viên khen thưởng để học sinh có những phản ứng tích cực. 
3- Một số phương pháp dạy bài hội thoại trong môn tiếng Anh lớp 5.
 a- Định hướng phương pháp:
 - Thúc đẩy động cơ học tập : Trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ, học sinh sẽ đạt được kết quả học tập cao nếu các em có động cơ học tập. Động cơ học tập có được khi các em cảm thấy được sự hứng thú với môn học và thấy được sự tiến bộ của chính mình. Do vậy, giáo viên nên sử dụng các tình huống thách đố, hấp dẫn, lôi cuốn các em vào các hoạt động trên lớp vừa mang tính chất yêu cầu cao, vừa phù hợp trình độ để các em có thể cảm nhận được sự tiến bộ của mình trong học tập. Để giúp các em cảm nhận được sự tiến bộ trong học tập, giáo viên cần đề ra những mục tiêu học tập vừa sức, không quá cao. Ngoài ra cần khuyến khích học sinh học theo phương châm thử nghiệm và chấp nhận mắc lỗi (trial and error ) trong quá trình thực hành tiếng, không nên tạo cho các em tâm lí sợ mắc lỗi trong thực hành.
 - Phát huy phương pháp học tập cá nhân và tính sáng tạo của học sinh: Điều quan trọng nữa góp phần vào việc tiếp thu ngôn ngữ có hiệu quả là phương pháp học tập cá nhân của chính các em. Giaó viên cần giúp các em ý thức được về bản chất quá trình tiếp thu ngôn ngữ và khuyến khích các em tìm ra phương pháp học tập thích hợp nhất cho chính mình; hướng dẫn các em phương pháp tự học và thực hành giao tiếp.
 Ngoài ra giáo viên cần luôn luôn tạo điều kiện cho học sinh được tham gia đóng góp kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân vào quá trình học, tạo cho các em tự chủ và phát huy được tính sáng tạo và tiềm năng của các em hơn.
 - Tạo cơ hội tối đa cho việc luyện tập sử dụng ngôn ngữ: Nhằm tạo cho học sinh một môi trường học tiếng thuận lợi nhất, giáo viên cần quan tâm sử dụng tối đa thời gian trên lớp, tạo mọi cơ hội để học sinh có thể sử dụng ngữ liệu đã học một cách có nghĩa và hiệu quả. Để làm tốt việc này, cần phát huy các hoạt động cặp và nhóm và các thủ thuật lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động trên lớp một cách tích cực.
 - Cần sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp trên lớp học đến mức độ tối đa có thể: giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh với nhau, nhằm tạo điều kiện cho các em làm quen việc sử dụng tiếng Anh vào giao tiếp thật. Tuy nhiên không nên loại trừ tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) một cách máy móc. Nên sử dụng tiếng Việt khi cần thiết như: để giải thích những từ chỉ khái niệm phức tạp, các cấu trúc ngữ pháp khó hoặc để giải thích những yêu cầu của giáo viên về bài tập...
 - Phối hợp các kỹ năng: chương trình môn tiếng Anh mới chú trọng kết hợp cả 4 kỹ năng ngay từ đầu và được phát triển có hệ thống trong suốt quá trình. Mọi bài tập trong các đơn vị bài học, dù ở dạng hoạt động cá nhân hay nhóm ở mọi trình độ đều có kết hợp tất cả các kỹ năng ở mức độ có thể, tuỳ theo đặc điểm của nội dung từng bài.
 Một đơn vị bài học có thể bắt đầu bằng một hoạt động nghe hiểu, giới thiệu chủ đề mới mà cũng có thể bắt đầu bằng một hoạt động vào đề trên lớp. Các hoạt động tiếp theo có thể là: luyện nói theo cặp, cá nhân đọc thầm để thu lượm thông tin, nghe lấy thông tin cần thiết hoặc điền vào bảng trống. Các bài học không nên có một trật tự cố định về việc sử dụng các kỹ năng trong một đơn vị bài học. Thứ tự sắp xếp và việc phối hợp các kỹ năng được xuất phát từ việc xem xét các mối quan tâm, nhu cầu, sở thích của học sinh cũng như đặc điểm và tiến trình phát triển của chủ điểm và chủ đề.
- Sử dụng sách giáo khoa một cách sáng tạo: Giáo viên cần hiểu rõ ý đồ, yêu cầu, mục tiêu của từng bài, từng mục dạy trong sách giáo khoa để một mặt có thể dạy đúng trọng tâm bài học, mặt khác có thể sử dụng sách giáo khoa một cách sáng tạo phù hợp với đối tượng học sinh.
 Trong trường hợp cụ thể, cần tìm cách bổ sung hoặc cập nhật nội dung trong bài làm cho bài học luôn mới, phù hợp với đối tượng học sinh và gắn liền với giao tiếp thực tế. 
 Hội thoại là hoạt động giao tiếp gồm ít nhất 2 người: người nói và người nghe với vai trò thay đổi nhằm phát triển kĩ năng nghe nói cho học sinh.
 Hội thoại tiếng Anh ở lớp 5 các em mới chỉ được làm quen với những dạng hội thoại ngắn, câu nói đơn giản dễ hiểu. 
 b- Biện pháp thực hiện
 - Phương pháp điều tra:
 Tìm hiểu thực trạng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh cụ thể trong việc lĩnh hội kiến thức mới nhằm phát hiện các vấn đề cần giải quyết, chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
 - Phương pháp đàm thoại: 
 Trao đổi với dồng nghiệp về những thuận lợi và những khó khăn trong việc soạn giảng dạy học và cách sử dụng phương pháp mới hiện nay.
 - Phương pháp quan sát:
 Thông qua các tiết dự giờ, hội giảng, các tiết chuyên đề có thể quan sát trực tiếp tình hình học sinh. Qua đó biết được khả năng tiếp thu bài, nắm bắt kiến thức qua bài giảng. Bên cạnh đó tiếp thu học hỏi đồng nghiệp và phát hiện ra những hạn chế trong giảng dạy.
 - Phương pháp kiểm tra đánh giá:
 Thông qua những tiết dạy của bản thân, đồng nghiệp và kiểm tra khảo sát học sinh
 Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi còn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác như: tạo ra các trò chơi, các thủ thuật dạy tiếng......... 
c- Nhận thức chung về dạy bài hội thoại cho học sinh TH:
Mục đích của việc dạy hội thoại là giúp cho học sinh phát triển kỹ năng nghe nói (đặc biệt là kỹ năng nói), phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh, giúp học sinh có điều kiện thu nhận và trao đổi thông tin, nâng cao trình độ tiếng Anh, có hiểu biết thêm về xã hội.
Hội thoại là lời nói giữa ít nhất là hai người, với vai trò thay đổi( có người nói và người nghe).
Các cuộc hội thoại thông thường đòi hỏi sự phản ứng tức thì của thói quen ngôn ngữ, chính vì vậy bài hội thoại không yêu cầu có sự chuẩn bị trước.
Ngôn ngữ trong bài đối thoại là lời nói đã được rút gọn. Các từ chêm, từ đệm được sử dụng như phương tiện ngôn ngữ hỗ trợ.
Các yếu tố biểu cảm như cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, trọng âm, ngữ điệu có tác dụng hỗ trợ rất nhiều đến chất lượng và hiệu quả của lời đối thoại.
Cấu trúc của bài hội thoại hoàn toàn khác với cấu trúc một bài đọc. Lời nói của bài hội thoại phải đảm bảo tính ngắn gọn súc tích . 
	Các hoạt động chính của bài hội thoại là hoạt động theo cặp đôi, theo nhóm và đóng vai.
* Cách tiếp cận bài hội thoại
Các bước
Nội dung
Mục đích
Các hoạt động
Bước 1
Giới thiệu
(Presentation)
Lôi cuốn sự hứng thú của học sinh.
Tạo ra nhu cầu muốn giao tiếp cho học sinh.
 Khuyến khích HS suy nghĩ về chủ điểm mà họ sẽ học.
Giới thiệu chủ điểm của bài hội thoại, giới thiệu ngữ cảnh nhân vật.
 Đưa ra câu hỏi gợi ý.
Giới thiệu từ mới.
Bước 2
Luyện tập thực hành (Practice)
Giúp cho học sinh
 - Hiểu nội dung bài hội thoại. 
- Thuộc lòng các lời đối thoại của các nhân vật.
 - Biết vận dụng cấu trúc trong bài hội thoại mẫu để xây dựng những bài hội thoại tương tự theo sự hướng dẫn của GV
Thực hiện các bài tập luyện nói thông qua:
 - Luyện tập có sự hướng 
dẫn của GV.
 - Luyện tập tự do
Bước 3
Sản sinh lời nói
 (Production)
Giúp học sinh phát triển khả năng giao tiiếp
- Thực hiện các bài tập.
- Luyện nói thông qua luyện tập tự do và liên hệ với thực tế.
d- Các thủ thuật và hoạt động cho các bước dạy bài hội thoại: 
 Chúng ta có thể sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau để giới thiệu bài hội thoại một cách phù hợp và hấp dẫn với từng đối tượng học sinh cụ thể của bạn. Sau đây là một số hoạt động gợi ý để giới thiệu bài hội thoại:
 * Dùng trực quan (Using visuals): dùng tranh hoặc đồ vật thật để giới thiệu.
 Dùng tranh vẽ các nhân vật, giới thiệu các nhân vật và ngữ cảnh bằng cách đặt câu hỏi cho HS dựa vào tranh để trả lời.
 Dùng đồ dùng trực quan như tranh vẽ hoặc đồ vật thật, cùng HS xây dựng bài hội thoại.
	 Ví dụ: "What do you want?" 
 Có thể sử dụng một trong các hoạt động sau:
 Dùng tranh vẽ hai nhân vật: Nam- một và cô bán hàng. Giới thiệu ngữ cảnh và nhân vật: Nam đang ở cửa hàng bán đồ ăn, bạn ấy muốn bánh mì và sũa. Chúng ta hãy lắng nghe cuộc nói chuyện giữa Nam và cô bán hàng .
 Đặt câu hỏi cho HS dựa vào tranh trả lời. Có thể lựa chọn một số câu hỏi gợi ý sau:
 Who is this? (Chỉ vào Nam)
 Who is this? (Chỉ vào cô bán hàng)
 Hoặc: What can you see in the picture?
 What is Nam doing?
 What is the salesgirl doing?
 Dùng đồ vật thật: bánh, sữa, giới thiệu nhân vật và ngữ cảnh của bài hội thoại bằng cách đưa ra từ gợi ý và câu hỏi.
 Có thể dùng CD
 Bật CD cho HS nghe bài hội thoại mẫu
 Đọc mẫu bài hội thoại theo giọng nói của các nhân vật trong bài hội thoại.
 Cùng HS có giọng đọc hay trong lớp đọc mẫu bài hội thoại theo đúng số nhân vật trong bài hội thoại.
 Cùng với một hay hai HS giỏi trong lớp đóng mẫu bài hội thoại (ví dụ như bạn có thể đóng vai người bán hàng và một HS của bạn đóng vai người mua hàng).
Luyện tập ( Practice)
 - Để giúp HS hiểu và luyện tập bài hội thoại, thường sử dụng các loại hoạt động sau đây:
 Đặt câu hỏi và câu trả lời ( questions and answers).
 Bài tập đúng sai (True/False statements)
 Bài tập lựa chọn (Multiple choice)
 Điền từ thích hợp vào chỗ trống (Gap - fill)
 Sắp xếp câu hỏi và câu trả lời cho phù hợp (Matching questions and answers)
 Bài tập lựa chọn (Multiple choice):
 1. Nam is ..
 A. on the treet B. at school
 C. at the store D. at home
 2. He wants..........
 A. some books B- chicken
 C. two pens D- bread and milk 
 Điền vào chỗ trống (gap- fill).
Salegirl: What  you want?
Nam: I  some . and ........
Salegirl: Here  are.
Nam: . 
 *Sản sinh lời nói (production) 
 - Thảo luận theo cặp đôi những bài học các em rút ra được qua nội dung bài hội thoại (discussion)
- Đóng vai theo tình huống gợi ý hoặc tình huống có thật trong lớp. (free role play)
 +Tình huống gợi ý: Role play Teacher asks students to work in pairs. One student play the roles of Nam the other plays the role of salegirl
 - So sánh đối chiếu nội dung bài với thực tế đời sống (Comparison)
 -Bày tỏ quan điểm, thái độ của mình về nội dung hoặc nhân vật (expressing feelings and opinions)
Tiết dạy thực nghiệm
 Nguyen Trai Primary school Lesson plan	 
Grade: 5 Unit 8: Sports
Week: Let’s tart ( Section C )
Period:	
I-Aim
 To help students can ask and answer which sports they like.
II-Language focus
 New words: football, track, basketball, volleyball 
 Structures: 
 - Which sports do you like?
 - I like football and volleyball.
III-Teaching aids
 Cd player, picture cards
IV-Procedure
Time
Content
T`s activities
Ss`activities
5’
10’
15`
5’
1-Warm up
2-Presentasion
Structures:
-Which sports do you like?
I like football and volleyball.
3- Practice
4-Homework
- Greeting
- Let Ss play the game: I see some things. 
- Play the CD ask Ss to look and
listen 3 times
- Let Ss look, listen & repeat.
- Model with one S
- Call 2 Ss model 
- Write the sentence on the board
- Let Ss write the new sentence
 -Which sports do you like?
 - I like football and volleyball.
- Ask Ss to work in pairs ask & answer and then change the role.
- Call some pairs model
- Remark and give marks.
- Have Ss work in groups
- Ask Ss to review the lesson by games
- Ask Ss to remember the structure
- Greeting
- Play the game
- Look, listen
- Look, listen & repeat
- One S make a dialogue with T
- 2 Ss model 
- Write the sentence
- Pair work
- Some pairs model, others remark
- Listen
- Work in groups
- Review by games
4. Kết quả đạt được: 
 Qua các tiết dạy thực nghiệm, dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy việc ứng dụng các phương pháp dạy học đa dạng, phong phú và tiên tiến là cần thiết. Với việc thực nghiệm phương pháp trên các em HS đã có những nhận định khác nhau với bộ môn mới mẻ này. Từ việc cho rằng học tiếng Anh khó, đặc biệt khó trong việc tiếp thu kiến thức mới thì các em đã bị thu hút bởi những trò chơi hoạt động thú vị. Do đó hứng thú đam mê hơn và lẽ tất nhiên là sẽ học tốt hơn. 
III- Kết luận – Khuyến nghị
 	Mục đích của việc dạy hội thoại là giúp cho HS phát triển kỹ năng nghe nói (đặc biệt là kỹ năng nói), phù hợp với trình độ và lứa tuổi của HS, giúp HS có điều kiện và trao đổi thông tin, nâng cao trình độ tiếng Anh, có hiểu biết thêm về xã hội.
Có rất nhiều thủ thuật để giới thiệu một bài hội thoại. Nhiệm vụ của người GV là tuỳ thuộc vào trình độ cụ thể của HS, biết vận dụng một cách linh hoạt các thủ thuật khác nhau vào việc dạy hội thoại để đạt được mục đích cuối cùng là giúp HS vận dụng được những mẫu câu đã học vào thực tiễn giao tiếp.
Trên cơ sở xác định cơ sở lí luận và phân tích những thuận lợi, khó khăn của GV và HS trong quá trình dạy hội thoại ở phân môn tiếng Anh. Chúng tôi đã đề ra được một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời qua quá trình tiến hành đề tài thử nghiệm ở khối 5 tại trường Tiểu học.
Tôi thấy HS đều có sự tiến bộ, giờ học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, HS không còn có cảm giác ngại học tiếng nước ngoài. Các em tham gia vào các hoạt động hào hứng do đó hiệu quả đạt rất cao. Như vậy với những biện pháp đã đề xuất đảm bảo được việc thực hiện dúng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo các nguyên tắc của việc dạy học nói chung và của phân môn tiếng Anh nói riêng chứng tỏ tính đúng đắn của đề tài.
Tuy nhiên biện pháp bao giờ cũng là công cụ, yếu tố con người mới là quyết định cụ thể là: lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ của GV và sự cần cù của HS sẽ làm nên thành công của giờ dạy.
Trên đây chỉ là một số phương pháp mà tôi đã sử dụng khi dạy kiểu bài hội thoại, những phương pháp đó đã mang lại kết quả trong giờ dạy. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh trong trường Tiểu học
Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do mình viết không sao chép nội dung của người khác
 Nhận xét của HĐ xét duyệt SKKN
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_phuong_phap_day_bai_hoi_thoai_mon_t.doc