Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh

Môi trường xã hội trong trường mầm non đặc biệt là môi trường giáo tiếp trong

trường mầm non, bao gồm giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ

với người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa mang

tính chất gia đình, từ đó tình cảm xã hội được phát triển một cách tích cực nhất.

Trường mầm non là môi trường thuận lợi để hình thành các kĩ năng, tình cảm xã

hội cho trẻ. Ở đó môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở

giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Quan hệ

giữa cô và trẻ, giữa người lớn với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ

tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện

vọng của mình. Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải mẫu

mực để trẻ noi theo. Vì thế muốn dạy tốt phải hiểu trẻ, phải hòa mình vào với

trẻ, làm bạn và lắng nghe trẻ, yêu trẻ bằng tình yêu cuả người mẹ.

pdf 19 trang vuthom 08/10/2022 3880
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG MẦM NON HOA SỮA
Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội
Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết yêu thương và quan tâm đến
mọi người xung quanh
Cấp học: Mầm non
Họ và tên tác giả: Nguyễn Lê Hảo
Chức vụ: Giáo viên
Đon vị công tác: Trường mầm non Hoa Sữa
Long Biên, tháng 11 năm 2020
ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường xã hội trong trường mầm non đặc biệt là môi trường giáo tiếp trong 
trường mầm non, bao gồm giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ 
với người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa mang 
tính chất gia đình, từ đó tình cảm xã hội được phát triển một cách tích cực nhất.
Trường mầm non là môi trường thuận lợi để hình thành các kĩ năng, tình cảm xã 
hội cho trẻ. Ở đó môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở 
giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Quan hệ 
giữa cô và trẻ, giữa người lớn với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ 
tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện 
vọng của mình. Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải mẫu 
mực để trẻ noi theo. Vì thế muốn dạy tốt phải hiểu trẻ, phải hòa mình vào với 
trẻ, làm bạn và lắng nghe trẻ, yêu trẻ bằng tình yêu cuả người mẹ.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết: “ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Trẻ em chính là niềm vui, niềm
hạnh phúc, niềm hi vọng của mỗi gia đình và toàn xã hội.
Làm tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là sự khởi đầu hết sức quan trọng
và cần thiết hình thành nhân cách cho trẻ để sau này trẻ trở thành những người công dân tốt – thế
hệ tương lai của đất nước. Như chúng ta biết nhân cách của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có, nó
được hình thành trên cơ sở của nền tảng giáo dục. Là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong
nghề tôi luôn băn khoăn làm thế nào để có thể giáo dục các bé biết yêu thương, đoàn kết, quan
tâm chia sẻ với bạn bè, người thân và mọi người xung quanh. Người giáo viên có vai trò ảnh 
hưởng sâu sắc và lâu dài tới sự hình thành và phát triển nhân cách của các bé. Mỗi ngày đi học 
về, nhìn thái độ, tình cảm và tâm tư trẻ là nhận biết được tình cảm của trẻ thế nào? Trẻ thích đi 
học hay sợ đi học? Trẻ vui vẻ hay buồn bã? Trẻ lễ phép hay không? Trẻ biết nhường nhịn và 
giúp đỡ mọi người hay không, phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên. Muốn trẻ phát triển tốt phải 
thấu hiểu trẻ, dẫn dắt trẻ để trẻ mạnh dạn tự tin, thoải mái khi đến lớp, từ đó tâm thế có vững, 
tinh thần có thoải mái thích đến lớp gặp cô, gặp các bạn. Vì vậy, giáo viên luôn là người bạn 
đồng hành với trẻ, cùng trẻ trải nghiệm, gợi mở và khám phá mọi thứ xung quanh. Ở thế giới đó, 
trẻ là trung tâm, trẻ chủ động khám phá dưới sự quan sát và hỗ trợ của giáo viên trong mọi hoạt 
động ở trường mầm non. Từ đó, hình thành ở trẻ tình cảm xã hội với cô giáo, với bạn bè, với 
mọi người xung quanh.Và đó là lý do tôi chọn bài thuyết trình về: “Một số biện pháp dạy trẻ
2.Thực trạng vấn đề
- BGH: BGH nhà trường luôn tạo điều kiện cho GV 
học tập nâng cao trình độ chuyên môn và mua
sắm cũng như bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ
chơi để đảm bảo cho trẻ học và Gv thực hiện tốt
chương trình giảng dạy
- GV: Giáo viên đều có trình độ, Có nhiều năm
trong nghề, tâm huyết, nhiệt tình với trẻ. Nắm
được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
- Phụ huynh: nhiệt tình tham gia cũng như ủng hộ
phong trào của trường của lớp
- Trẻ ở lứa tuổi này xúc cảm tình cảm còn chưa ổn
định, các con còn nhút nhát, chưa tự tin
- Một số PH còn xem nhẹ việc giáo dục tình yêu
thương, sự quan tâm tới người xung quanh, họ nghĩ
để con phát triển tự nhiên, dần dần sẽ biết
- Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại
như: Internet, ti vi, các trò chơi điện tử
- PH chưa giành nhiều thời gian trò chuyện cùng trẻ
Thuận lợi Khó khăn
3. Các biện pháp tiến hành
Biện pháp 1: Khảo sát
Tôi tiến hành khảo sát trẻ như sau:
- Thông qua hoạt động vui chơi, chơi ở các góc, tôi bao quát trẻ chơi sau đó ghi lại một cách cẩn thận tỉ mỉ xem
trong khi chơi trẻ có tranh giành đồ chơi với bạn không, biết nhường bạn hay chưa, trẻ biết chơi đoàn kết cùng các
bạn chưa? Trẻ có biết phối hợp cùng bạn lúc chơi không?
- Thông qua giờ đón trả trẻ, các giờ hoạt động trong ngày trẻ chơi cùng bạn, tôi quan sát trẻ sau đó ghi chép lại
những thái độ, cách bộc lộ cảm xúc của trẻ với bố mẹ, cô giáo và các bạn
* VD: Thông qua giờ học kể chuyên: “Đôi bạn tốt”, tôi đàm thoại với trẻ:
+ Con vừa xem gì?
+ Con thấy bạn gà và vịt đang làm gì? 
+ Điều gì xảy ra khi bạn gà bị cáo đuổi bắt?
 Gd trẻ biết quan tâm, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn
• Thời gian cho mỗi hoạt động học của NT từ 15-18’ nên nội dung tích
hợp trong mỗi bài còn hạn chế, chưa có tác dụng khơi gợi cảm xúc và
kích thích mong muốn thể hiện tình cảm ở trẻ. Vì vậy tôi thiết kế giáo
án trên phần mềm có sử dụng BTT như: Activinspre hay Starboard , 
giúp trẻ tiếp cận nhanh nhất, dễ hiểu nhất để dạy trẻ biết yêu thương và
quan tâm mọi người
• VD: với tiết NBTN những người thân yêu trong gia đình
- Sau khi cô đọc câu đố về gia đình, với trò chơi kính lúp trẻ được lên
thao tác trên máy để mở ra bức ảnh về gia đình
- Trẻ được hỏi về tên các thành viên trong gia đình
- Tình cảm của trẻ với những thành viên trong gia đình như thế nào?
- Qua bài học trẻ biết cách quan tâm yêu thương không chỉ với bạn bè, 
mọi người xung quanh mà trẻ còn biết yêu thiên nhiên, cùng bạn bảo
vệ môi trường xung quanh mình
Biện pháp 2: 
GD trẻ biết thương yêu và quan tâm trên hoạt động học
Trong giờ đón tôi trò chuyện với trẻ: ở nhà các con biết làm công việc gì để giúp đỡ
bố mẹ? Để bố mẹ vui lòng các con thường làm gì?Các con cảm thấy như thế nào khi
được bố mẹ khen?
Như vậy, việc giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc biết yêu thương và chia sẻ
là điều không thể thiếu được trong quá trình giáo dục trẻ phát triển toàn diện về
nhân cách trẻ mầm non
Biện pháp 3: GD trẻ biết yêu thương quan tâm, sẻ chia cho trẻ ở 
hoạt động đón, trả, ngủ, vệ sinh 
• Như chúng ta đã biết HĐ chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi. Trẻ học thông qua chơi, 
chơi thông qua học
VD: Tôi cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian như: Nu na nu nống, Chi chi chành chành, Lộn
cầu vồng
Trò chơi sưu tầm như: “Hành động yêu thương” (Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình cho bạn
biết bằng các cử chỉ, hành động đơn giản như: nắm tay, cầm tay, khoác vai, ôm bạn)
TC: “Tình bạn thân thiết”, “Sinh nhật vui vẻ”
Biện pháp 4: 
Dạy trẻ biết quan tâm và chia sẻ thông qua trò chơi tập thể
• VD: Bài thơ: “Bạn mới”. Thông qua bài thơ GD trẻ biết giúp đỡ quan tâm đến
bạn bè xung quanh
• Hay như bài thơ: “Yêu mẹ”: Gd trẻ biết yêu mẹ của mình, mẹ vất vả chăm lo 
cho con và biết yêu quí những người thân xung quanh
• Thông qua truyên: “Đôi bạn tốt” . GD trẻ biết yêu thương, chia sẻ và quan tâm
đến bạn bè
Biện pháp 5: 
Sưu tầm bài thơ, câu chuyện có nội dung dạy trẻ biết quan tâm, giúp
đỡ mọi người
Biện pháp 6: 
Dạy trẻ biết chia sẻ thông qua ngày hội, ngày lễ
• Ngày 20/10, Tết trung thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3 đặc biệt hưởng ứng ngày hạnh phúc
20/3 hoặc ngày gia đình Việt Nam 28/6, với mỗi ngày tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ
chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động
• VD: ở ngày 20/10 hoặc 8/3 cô trò chuyện cùng trẻ ý nghĩa những ngày này, sau số đưa ra ý 
định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng bà, tặng mẹ như: làm bưu
thiêp, cắm hoa tặng bà, tặng mẹ
Biện pháp 7: 
Thông qua bảng tuyên truyền phối kết hợp cùng với phụ huynh
• Qua bảng tuyên truyền ở lớp và giờ đón, trả trẻ tôi kết hợp với phụ
huynh thường xuyên GD trẻ biết quan tâm và giúp đỡ mọi người xung
quanh
• Qua việc trao đổi cũng như đi đến thống nhất giữa nhà trường, phụ
huynh và các cô, để đưa ra biện pháp giáo dục trẻ. GV thông báo với
phụ huynh và yêu cầu phụ huynh giúp đỡ để các cô nắm được tình hình
thực tiễn ở nhà để cùng phối hợp giáo dục trẻ
Hiệu quả SKKN
- Trẻ lớp tôi ngày càng tự tin, mạnh dạn khi
thể hiện tình cảm với bố mẹ, cô giáo, bạn
bè và người xung quanh
- Trẻ biết nhường nhịn, bước đầu biết chơi , 
chia sẻ đồ chơi với bạn
- Về nhà trẻ biết kính trọng, yêu thương bố
me, ông bà, anh chị em và người xung
quanh
- Biết chào hỏi các cô, các bác trong
trường, biết giúp đỡ cô và các bạn một số
việc nhỏ
Về phía trẻ
- Phụ huynh đã giành nhiều thời gian để
trò chuyện cũng như tìm hiểu những tâm
tư tình cảm của con em mình
- Phụ huynh cởi mở hơn trong việc trao đổi
với GV việc GD con, nhiệt tình ủng hộ
cô và trẻ trong các hoạt động
- Tôi được tin tưởng và được phụ huynh
nhiệt tình phối kết hợp chặt chẽ trong
công tác giáo dục trẻ
- Bản thân tôi cảm thấy rất vui vì mình đã
góp một phần nhỏ vào việc hình thành
nên tính cách tốt đẹp của trẻ
Về phía phụ huynh
- GV
• Là một giáo viên mầm non, trước hết cô giáo phải có lòng yêu nghề, tâm huyết
với nghề, quan tâm chăm sóc trẻ tận tình, chu đáo, người giáo viên phải cần có
năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn vững vàng. Phải thường xuyên
nghiên cứu kỹ các mục đích, yêu cầu của bài dạy và xây dựng giáo án, kế hoạch
hoạt động, chế độ sinh hoạt dành cho trẻ luôn có sự sáng tạo. Mặt khác, cô giáo
cần phải biết cách để làm một người thầy, người bạn, người mẹ biết chia sẻ, 
lắng nghe và thấu hiểu từng đặc điểm tâm lý của trẻ thơ .Từ đó, tạo được niềm
tin, sự gần gũi, yêu thương giữa cô với trẻ
• Bên cạnh đó cô phải làm tốt làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ
nhịp nhàng cùng gia đình nhất là người mẹ. Vì trẻ gần gũi, gắn bó nhiều nhất
chủ yếu từ người mẹ, nó có ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách, tâm lý của trẻ.
• Sử dụng đa dạng, linh hoạt, mềm dẻo các phương pháp, biện pháp để giúp trẻ
hình thành nhân cách từ đó biết yêu thương quan tâm, chia sẻ với gia đình, bạn
bè và người xung quanh
Bài học kinh
nghiệm
* Về phía nhà trường:
- Tiếp tục thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn để cùng 
thảo luận, chọn lọc và đưa ra nội dung, hình thức, mục tiêu phù hợp với việc phát triển
tình cảm của trẻ
- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phong phú cho trẻ trong các hoạt
động.
* Về phía giáo viên: 
Giáo viên cần tìm hiểu rõ tâm lý trẻ lứa tuổi Nhà trẻ 24 - 36 tháng. Từ đó bồi dưỡng, 
tập trung, chú ý trong công việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Chủ động, sáng tạo trong chăm 
sóc, giáo dục trẻ, cần có sự quan sát tinh tế, hiểu được trẻ của mình có đặc điểm gì, đang 
ở mức độ nào và cần gì để có những tác động phù hợp với đúng đối tượng, tạo điều kiện 
để trẻ được phát triển toàn diện các mặt . Luôn động viên, khích lệ kịp thời và duy trì 
được hứng thú của trẻ trong mọi hoạt động, mọi thời điểm trong ngày.
Kiến nghị và đề xuất

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_day_tre_24_36_thang_biet.pdf