Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè xung quanh
‘‘Trong cuộc sống không có món quà tinh thần nào quí giá bằng sự khoan dung, sự quan tâm đáp đền ai đó bằng cách tặng một điều gì từ chính bản thân mình. Nếu biết quên mình ai cũng có cơ hội để sống vì người khác”.
Trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đập hối hả của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn và gấp gáp ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối với những người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác, đây chính là sự vô tâm không để ý đến những người xung quanh. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì chia sẻ và quan tâm vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội.
Quan tâm chia sẻ là những thái độ và hành động thể hiện sự ân cần, thiện chí và giúp đỡ đối với người khác
Sự quan tâm, chia sẻ có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quí của người khác để trân trọng và học tập.
Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng chính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào những tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất có thể biến các bé thành những người ích kỉ chỉ biết đến mình. Những giá trị đạo đức như sự quan tâm chia sẻ đến mọi người nên được khắc sâu vào tâm trí trẻ ngay từ khi còn nhỏ giúp chúng trở thành những người có ích cho xã hội. Hơn nữa, nhân cách của con người được đánh giá qua cách ứng xử của cá nhân đối với người xung quanh, vì vậy dạy trẻ biết yêu thương, biết quan tâm chia sẻ ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng để các bé trở thành những người có nhân cách tốt trong tương lai, những chủ nhân tài đức của một xã hội công bằng văn minh.
Tuy nhiên trên thực tế trẻ 5-6 tuổi đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nào chúng cũng thể hiện sự cảm thông và nhường nhịn, ở lớp học mầm non hiện tượng các bé tranh giành đồ chơi, đánh bạn vẫn thường xuyên xảy ra và rất nhiều bậc phụ huynh phải than phiền vì bé nhà mình hư quá, ích kỉ quá lúc nào cũng bắt mọi người phải làm theo ý mình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè xung quanh
c bạn, thậm chí còn đánh bạn. Để thu hút sự chú ý của các cháu, trước tiên chúng tôi tìm hiểu mong muốn sở thích của các bé và cùng bé đề ra những qui định chung của lớp như: “Không nói to, đoàn kết với các bạn, nhường đồ chơi cho bạn” vào thứ hai hàng tuần. Đến cuối tuần chúng tôi tập trung trẻ lại cho trẻ tự nhận xét xem mình đã thực hiện tốt nội qui chưa. Bé nào có tiến bộ sẽ được gắn một ngôi sao trên trán, được cô ghi tên ở bảng vàng bé ngoan ở cửa lớp, còn những bé chưa thực hiện tốt nội qui thì vẫn phải phấn đấu bao giờ ngoan mới được thưởng. Lớp tôi cũng có một số bé gái sức khỏe yếu, hay nghỉ dài như bé: Hoàng Hải, Gia Long, Ngọc Ánh, Tuệ Nhi vì vậy mỗi khi đi học đến lớp các bé thường khóc nhiều và không tham gia được các hoạt động học tập chung. Để giúp các bé mạnh dạn, thích đi học đến lớp, chúng tôi lôi cuốn bé vào các hoạt động tập thể, khéo léo gợi ý để những bé mạnh dạn tự tin như: Minh Tú, Khánh Huyền, Tuấn Kiệt đến kết bạn, tạo cho các bé nhiều cơ hội hợp tác chia sẻ như cùng vẽ tranh, nặn quả, làm đồ chơi...dần dần các bé đã quen hơn với môi trường tập thể và thích đi học. Bây giờ các bé đã được cô giáo và các bạn rất yêu quí vì bé rất ngoan, biết nhường nhịn bạn và còn hát hay, múa dẻo, thích được biểu diễn văn nghệ nữa. Đặc biệt lớp tôi có bé Hoàng Hiếu tự kỷ tăng động không kiểm soát được hành vi, đầu năm chúng tôi và mẹ bé rất khó xử khi suốt ngày phải xin lỗi phụ huynh vì bé thường xuyên đánh bạn. Sau một thời gian tìm hiểu biết được bé sống rất tình cảm thích được chơi cùng các bạn, thích được ôm hôn các bạn nhưng nếu các bạn chỉ cần phản ứng nhẹ làm bé không đạt được mong muốn là bé có thể quay sang cắn hoặc cào bạn. Chúng tôi chia nhau ra quan sát và ở bên cháu trong mọi hoạt động có thể. Sau một thời gian kiên trì cùng với sự chia sẻ của các bé trong lớp chúng tôi đã giúp bé hòa nhập vui chơi chan hòa cùng các bạn. 3. 6. Biện pháp 6: Giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ trong hoạt động học Những nội dung tích hợp trên lớp đôi khi còn hời hợt chưa có tác dụng khơi gợi cảm xúc và kích thích mong muốn được thực hiện ở trẻ. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu tài liệu và thiết kế một số giáo án nhằm dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ. Giáo án: Quan tâm chia sẻ (Tiến hành trong 30 phút) Mục tiêu: Phát triển ngôn ngữ, kĩ năng thể hiện cảm xúc - Trẻ hiểu nếu biết quan tâm chia sẻ sẽ đem lại hạnh phúc cho người khác - Thực hành: tặng quà cho bạn Chuẩn bị: - Máy chiếu, các slide truyện: Chú gấu mồ côi Gấu bông to Giấy A4, bút sáp màu Tiến hành: Ổn định: Cho trẻ hát bài ‘ Ta đi vào rừng xanh’ Giới thiệu nội dung bài học: Quan tâm chia sẻ đến những bạn có hoàn cảnh khó khăn Trình chiếu cho trẻ xem truyện: Chú gấu mồ côi Chia sẻ: - Xem truyện xong con cảm thấy như thế nào? - Tại sao chú gấu lại buồn như vậy? - Bạn thỏ làm gì giúp gấu? Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động chia sẻ: Tặng quà bạn gấu Mỗi trẻ sẽ vẽ một món quà tặng bạn gấu, sau đó lên giới thiệu món quà của mình, tập nói lời chia sẻ: Tôi yêu bạn, tôi tặng bạn, tôi chúc bạn vui. Gửi đến trẻ thông điệp: Mỗi một món quà của chúng mình dù nhỏ thôi nhưng cũng giúp mang lại niềm vui cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn 3. 7. Biện pháp 7: Phối hợp với phụ huynh Có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non là yên tâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con bởi ‘ cha mẹ là những người thầy đầu tiên của bé”, ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm non vai trò của cha mẹ cũng không hề mờ nhạt đi. Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng chắc chắn cho bé khi trưởng thành. Nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường không. Gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí hướng thì việc chăm sóc giáo dục trẻ mới hiệu quả. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa gia đình và nhà trường, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh. Cho trẻ thấy “chia sẻ” mang lại niềm vui: Dạy cho con bạn những trò chơi mang tính cộng đồng mà những người chơi phải cùng làm việc để đạt được mục đích chung như giải câu đố, xếp hình. Hãy rủ bé cùng thực hiện công việc hằng ngày như trồng cây, sơn hàng rào, hay rửa xe, lau bàn ghế... Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ với những bạn thân đồ ăn mà chúng thích. Nếu có điều kiện thì nhớ ghi hình những cuộc đi chơi của trẻ với bạn bè, những kỷ niệm vui vẻ đó sẽ được khắc ghi trong lòng trẻ. Đừng phạt trẻ khi chúng tỏ ra ích kỷ: Bạn đừng mắng con là “đồ ích kỷ” rồi phạt khi nó chưa biết chia sẻ, hoặc buộc trẻ phải chia một vật nào đó mà trẻ rất yêu thích. Bởi như thế, bạn vô tình nuôi dưỡng nơi trẻ sự oán hận chứ không phải là lòng quảng đại. Sự khích lệ mang lại hiệu quả tích cực hơn lời quở trách. Bạn cũng nên nhớ rằng việc trẻ giữ riêng cho mình một số đồ nào đó cũng rất tốt. Khi trưởng thành, chúng sẽ hiểu được chia sẻ với các bạn khác thì vui hơn là giữ riêng một mình. Dàn dựng bối cảnh: Khi con rủ bạn bè về nhà chơi, hỏi xem nó có món đồ gì muốn giữ riêng không rồi tìm một chỗ để cất những đồ chơi đặc biệt đó. Bạn cũng có thể gợi ý cho con chuẩn bị những trò chơi cộng đồng như: chế ra những dụng cụ để vẽ hoặc làm thủ công, gạch xây dựng... Như vậy, trẻ sẽ chuẩn bị trước những trò chơi để các bạn cùng tham gia. Cũng có thể bảo những đứa trẻ kia mang theo đồ chơi để chúng dễ trao đổi và chia đồ chơi cho nhau. Tôn trọng những đồ đạc của trẻ: Nếu trẻ thấy một người khác mặc quần áo, xem sách vở, và chơi đồ của nó thì có thể nó sẽ vứt bỏ chúng ngay cả khi mới dùng. Vì thế, bạn nên hỏi ý kiến của con trước khi mượn bút chì màu của con, và cho trẻ quyền quyết định. Bạn cũng yêu cầu các anh chị em, bạn bè tôn trọng những đồ đạc của trẻ. Nhớ làm gương tốt cho trẻ: Cách tốt nhất để con bạn học được lòng yêu thương là cho trẻ thấy mọi người chia sẻ cho nhau như thế nào trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế bạn hãy "trao đổi" cây kem của bạn với trẻ. Cho trẻ đội thử cái mũ mới của bạn. Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con, chơi với con và có thể cho con mang đồ chơi yêu thích đến lớp tránh sự hụt hẫng ban đầu. Để phụ huynh có thể phối hợp tốt với chúng tôi trong việc giáo dục trẻ tôi đã sưu tầm rất nhiều tư liệu quí về dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ để phụ huynh tham khảo. (Hình ảnh 9: Trao đổi với phụ huynh ở lớp) * Dạy con làm việc nhà: Đôi khi các bậc cha mẹ thường nghĩ rằng, với trẻ mầm non yêu cầu trẻ làm việc nhà là quá sớm và quá sức đối với trẻ. Nhưng không bao giờ là quá sớm cho việc rèn luyện tình yêu lao động, tinh thần tự lập, tự phục vụ, sự quan tâm, chia sẻ thông qua việc cho trẻ làm quen với những công việc trong gia đình. Vậy cha mẹ nên làm gì để việc nhà không phải là “cực hình” mà là niềm vui thích đối với trẻ? * Lên thời khóa biểu những công việc nhà cho trẻ Bạn cùng trẻ thảo luận và nên lên kế hoạch làm việc nhà hàng tuần/ hoặc hàng tháng cho trẻ. Theo thời gian, những công việc “tay chân” sẽ trở thành thói quen không thể thiếu và tập cho trẻ một cuộc sống có tổ chức và ngăn nắp hơn. Lúc đầu, bạn hãy cho trẻ làm quen với những công việc gần gũi với trẻ nhất: cất đồ chơi sau khi chơi, để bát ăn gọn gang trên bàn ăn sau khi ăn rồi đến những công việc nhẹ nhàng khác như gấp đồ, sắp xếp quần áo của mình, dọn phòng riêng, tưới nước cho cây cảnh * Hướng dẫn nhẹ nhàng Ban đầu trẻ có thể sẽ rất vụng về với việc gấp quần áo, sắp xếp đồ đạc... và trở nên cáu kỉnh khi phải làm những công việc “tay chân” như thế. Nhưng bạn chớ nên nổi giận mà hãy nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ cách gấp quần áo sao cho gọn gàng, cách sắp xếp đồ đặc sao cho ngăn nắp... Bên cạnh đó, hãy giáo dục trẻ biết quý trọng sức lao động thông qua các hoạt động trong gia đình để trẻ hiểu rằng cha mẹ đã rất vất vả khi vừa phải đi làm, vừa phải giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng. * Đừng tiếc lời khuyến khích, khen ngợi trẻ Mặc dù đồ chơi hay quần áo trẻ chưa cất hay gấp gọn gang... thế nhưng bạn đừng nên chỉ trích trẻ ngay tức khắc vì trẻ dễ chán nản. Trái lại, bạn hãy tự tay làm lại những việc đó trước mặt trẻ, kèm theo sự hướng dẫn tận tình để chúng có thêm kinh nghiệm cho những lần sau. Lời khen ngợi không chỉ đơn giản thừa nhận những thành quả lao động của trẻ mà còn là nguồn động viên lớn lao giúp trẻ hứng thú với công việc nhà. * Hãy cùng trẻ làm việc Làm việc chung cùng con sẽ nuôi dưỡng được niềm vui thích lao động ở trẻ. Bố mẹ cần dành thời gian vừa làm vừa hướng dẫn cho con, cùng đặt ra kế hoạch và cùng nhau thi đua. Khi dọn dẹp nhà cửa cả nhà dành thời gian làm cùng nhau vừa tạo không khí vui vẻ, thi đua và kích thích hứng thú lao động ở trẻ. * Cha mẹ cần làm gương cho trẻ Trẻ con thường không làm theo những gì người lớn nói mà thường làm theo những gì người lớn làm. Nếu bố mẹ đi làm về bỏ giầy dép không đúng chỗ, làm việc xong không cất dọn đồ đạc gọn gàng... thì không bao giờ có thể giúp con hình thành được tình yêu lao động và tính gọn gàng sạch sẽ. Vậy nên muốn dạy con làm quen với nhà thì trước hết bố mẹ phải là tấm gương co con cái noi theo. Ngoài ra, để thành công trong việc cho trẻ làm quen với việc nhà cha mẹ cũng cần chú ý: - Giao việc phù hợp với giới tính và độ tuổi: giao cho trẻ những công việc phù hợp với giới tính, thể chất và khả năng của trẻ. - Giới hạn thời gian hoàn thành: Với một công việc nào đó cũng phải nêu rõ thời gian phải hoàn thành để trẻ ý thức được trách nhiệm - Đảm bảo an toàn cho trẻ: làm những công việc đảm bảo an toàn và môi trường làm việc an toàn. - Không quá chú trọng đánh giá kết quả đạt được mà hãy đánh giá và khuyến khích quá trình tham gia của trẻ - Dù bạn có bận rộn đến đâu khi giao việc cho trẻ cũng cần phải kiểm tra, đánh giá quá trình làm của trẻ để có sự hỗ trợ trẻ cần thiết và kịp thời. 4. Kết quả đạt được: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Hơn nữa, trong chương trình giáo dục mầm non bộ môn giáo dục kỹ năng sống là một bộ môn hết sức cần thiết với trẻ, là một hoạt động trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi kỹ năng sống là hình thành nhân cách cho trẻ.Vì vậy với sáng kiến kinh nghiệm đề ra là: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè xung quanh đã đạt được một số kết quả sau: 4. 1. Đối với trẻ: Sau một học kì dạy trẻ kĩ năng ‘‘quan tâm chia sẻ” tôi thấy các cháu của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi hay đánh bạn nữa, không những thế các bé còn biết quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người thân. Thật sự với các bé ‘‘mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Cụ thể qua bảng điều tra sau: Tổng số trẻ: 38 trẻ. Nội dung Đầu năm Cuối năm Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt SL % SL % SL % SL % Tranh giành đồ chơi của nhau 16 43, 2 21 56,8 36 97.3 1 2,7 Đánh nhau với bạn ở trong lớp 15 40,5 22 59,5 35 94,6 2 5,4 Biết nhường nhịn giúp đỡ lẫn nhau. 14 37,8 23 62, 2 35 94.6 2 5,4 Biết quan tâm chia sẻ với bạn trong lớp 15 40,5 22 59,5 34 91.9 3 8,1 Biết quan tâm chia sẻ với người thân 14 37,8 23 62,2 34 91,9 3 8,1 4. 2. Đối với giáo viên: Giáo viên đã không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, tham khảo tài liệu, tham quan học tập, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy. Giáo viên phải biết sử dụng đồ dùng trực quan linh hoạt, đúng lúc tránh lạm dụng, ôm đồm. Biết tích hợp lồng ghép nhẹ nhàng chuyên đề vào các hoạt động mọi lúc mọi nơi. Giáo viên phải biết phối hợp chặt chẽ với phụ huynh.- Luôn tìm tòi học hỏi qua sách báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua chị em đồng nghiệp. Luôn tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên đề thông qua dự giờ đồng nghiệp và việc tiếp thu chuyên đề do nhà trường tổ chức. Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động tổng hợp mang tính nghệ thuật: ngày hội, lễ, hoạt động sân khấu. ngoài ra, tổ chức các cuộc dạo chơi trong thiên nhiên, tạo điều kiện phát triển ở trẻ óc thẩm mỹ, sáng tạo. Sử dụng các đồ dùng hằng ngày có các yếu tố trang trí, có chất lượng thẩm mĩ cao: màu sắc tươi sáng, hình dáng sinh động, bắt mắt và gây hứng thú cho trẻ. 4. 3. Đối với phụ huynh: Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè xung quanh nói riêng và các môn học khác của bậc học mầm non nói chung. Làm cho phụ huynh yên tâm tin tưởng khi gửi con vào trường. III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận chung: Dựa trên việc hiểu được tầm quan trọng của hoạt động dạy cho trẻ một số kỹ năng sống, nắm vững tình hình đặc điểm của nhà trường, nhóm lớp tôi đã lựa chọn một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè xung quanh. Mặc dù đã thu được những kết quả đáng kể nhưng bản thân tôi vẫn không ngừng bồi dưỡng chuyên môn cho mình và tiếp tục phát huy những gì đã đạt được, đã làm được, những gì còn tồn tại, cần khắc phục sớm để đưa chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng tốt hơn. 2. Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp trên vàoviệc dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè xung quanh tôi đã rút ra những bài học kinh nghiêm sau: - Phải nghiên cứu, tìm hiểu nắm chắc mục đích yêu cầu hoạt động để có hình thức tổ chức cho phù hợp. - Tổ chức hoạt động lựa chọn các hình thức trò chơi lồng ghép giữa động và tĩnh để thay đổi tâm thế cho trẻ tham gia hoạt động trong lớp học. - Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức của trẻ để áp dụng các biện pháp phù hợp. - Luôn có ý thức học hỏi đồng nghiệp, nâng cao khả năng tổ chức nghệ thuật cho trẻ. - Làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh học sinh để đóng góp băng đĩa, trang phục biểu diễn để hoạt động âm nhạc thêm phong phú khi biểu diễn.Tạo môi trường cho trẻ hoạt động giáo dục tốt nhất cho trẻ. - Do đặc điểm của lứa tuổi mầm non nên khi giáo dục, dạy học cho trẻ, tôi cần tiến hành theo phương châm. Học bằng chơi – chơi mà học, theo chương trình giáo dục mầm non mới. Một giờ hoạt động học cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động. 3. Ý kiến đề xuất Để thực hiện chuyên đề một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè xung quanh một cách tốt nhất,bản thân tôi xin có một số đề xuất sau: 3. 1. Về phía nhà trường: - Đề nghị nhà trường mua nhiều tài liệu về giáo dục thẩm mỹ cho trẻ để giáo viên tham khảo và nghiên cứu để có biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống tốt hơn. - Tạo điều kiện cho giáo viên trong trường được đi kiến tập, tập huấn để giáo viên có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm tổ chức các hoạt động kỹ năng sống cho trẻ. - Tăng cường đầu tư kinh phí, thời gian, đồng thời hướng dẫn, động viên khuyến khích giáo viên tích cực tham gia nghiên cứu, sáng tạo thêm nhiều biện pháp gây hứng thú, nhiều hoạt động mới hấp dẫn trẻ và có hiệu quả để phục vụ cho công tác giáo dục trẻ, nói chung, cho hoạt động kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé nói riêng. Trên đây là một số biện pháp của tôi trong việc dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè xung quanh. Tôi rất mong được sự góp ý của các cấp xét duyệt để cho bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi đạt được kết quả tốt nhất và được nhiều giáo viên áp dụng. 3. 2. Về phía phòng giáo dục: - Cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, kiến tập, các lớp bồi dưỡng chuyên đề về kỹ năng sống cho trẻ để giáo viên có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm, để dạy trẻ biết cách quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè xung quanh. - Cung cấp các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Học tập qua băng hình, đĩa ghi hình để cung cấp them tư liệu cho giáo viên. Tôi xin chân thành cảm ơn! PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT TRẺ 5-6 TUỔI BIẾT QUAN TÂM, CHIA SẺ VỚI NGƯỜI THÂN VÀ BẠN BÈ XUNG QUANH ( ĐẦU NĂM) Lớp:.................................................................................................................. Họ và tên trẻ:......................................................................................................... Giáo viên đánh dấu X vào ô tương ứng Nội dung khảo sát Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Tranh giành đồ chơi với bạn Đánh nhau với bạn ở trong lớp Biết nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau Biết quan tâm chia sẻ vói bạn trong lớp. Biết quan tâm, chia sẻ với người thân. PHIẾU KHẢO SÁT TRẺ 5-6 TUỔI BIẾT QUAN TÂM, CHIA SẺ VỚI NGƯỜI THÂN VÀ BẠN BÈ XUNG QUANH ( CUỐI NĂM) Lớp:.................................................................................................................. Họ và tên trẻ:......................................................................................................... Giáo viên đánh dấu X vào ô tương ứng Nội dung khảo sát Đầu năm Cuối năm Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Tranh giành đồ chơi với bạn Đánh nhau với bạn ở trong lớp Biết nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau Biết quan tâm chia sẻ vói bạn trong lớp. Biết quan tâm, chia sẻ với người thân. I. ẢNH MINH HỌA 1. Biện pháp 2:Tạo môi trường lớp học thân thiện, cởi mở để thu hút trẻ Hình ảnh1: Các bé đang chơi tại các góc trong lớp Hình ảnh 2: Các bé giúp các cô chăm sóc góc thiên nhiên của lớp. 1. Biện pháp 3: Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ thông qua trò chơi tập thể trong các giờ học. Hình ảnh 3: Trò choi chuyền bóng Hình ảnh 4: Trò chơi “ Sóng biển rì rào” Hình ảnh 5: Tai ai tinh Hình ảnh 6: Thi xem đội nào nhanh 4.Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các ngày hội ngày lễ. Hình ảnh 7a: Trong giờ hoạt động ngoại khóa “ Gói bánh trưng, nặn bánh trôi” Hình ảnh 7b: Hoạt động ngoại khóa trong các ngày hội, ngày lễ Hình ảnh 8:Các nguyên vật liệu và thiệp tặng bà tặng mẹ 7. Biện pháp 7: Phối hợp với phụ huynh. Hình ảnh 9: Trao đổi với phụ huynh ở lớp IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi. 2. Chương trình giáo dục mầm non hướng dẫn và thực hiện 3. Tạp chí Gia đình. 4. Tạp chí giáo dục mầm non. 5. Sách dạy thực hành kỹ năng sống cho trẻ - Nhà xuất bản Giáo Dục 6. Bộ sách giáo dục tình cảm kỹ năng xã hội - Nhà xuất bản Giáo Dục 7. Bộ sách sân chơi trí tuệ cho trẻ mầm non - Nhà xuất bản Phụ Nữ. 8. Các tập san, tạp chí giáo dục. 9. Tuyển tập truyện, thơ, câu đố mầm non. Nhà xuất bản Giáo Dục. Lời Cảm ơn Để hoàn thành bản sáng kiến kinh nghiệm này, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ của các đồng chí trong Ban giám hiệu, sự hợp tác của các bạn đồng nghiệp trong việc thu thập tư liệu, dẫn chứng, các thông tin khảo sát. Mặc dù bản thân luôn tâm huyết, nỗ lực tuy nhiên bản sáng kiến này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ từ các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để tôi rút ra được bài học kinh nghiệm bổ ích và có thể áp dụng bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi một cách thiết thực nhất trong nhà trường cũng như có thể chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ của bậc học là chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phát triển toàn diện về mọi mặt.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_day_tre_mau_giao_5_6_tuoi.doc