Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh Lớp 5

 Hiện nay giáo dục giới tính cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng chưa được thực hiện rộng rãi và phổ biến trong các nhà trường mà chỉ được thực hiện lồng ghép trong các môn học như môn Tiếng Việt, Khoa học (lớp 5), Mục tiêu của giáo dục giới tính là giúp trẻ sống đúng với giới tính của mình. Đặc biệt là giáo dục các em biết trân trọng giá trị của bản thân, từ đó biết quý trọng người khác. Trẻ hiểu bản thân, giới tính của mình mới biết bảo vệ mình khỏi những cám dỗ, xâm hại bên ngoài cũng như biết tôn trọng thân thể người khác. Đó chính là quá trình giúp các em hoàn thiện nhân cách.

 Dư luận đang hết sức lo ngại trước hàng loạt các vụ xâm hại tình dục trẻ em trong điều kiện các em gần như không biết cách tự vệ và đề phòng. Do đó, giáo dục giới tính trong nhà trường một lần nữa được nhắc đến. Những bài học và cách dạy về vấn đề này đã đến lúc phải xem lại. Với một số nước phát triển, việc giáo dục giới tính được tiến hành khi các em bước vào tiểu học, các em được học như các môn học khác. Với nước Anh thì đây là một môn học bắt buộc. Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ tương ứng với một giai đoạn khác nhau:

 + Từ 5-7 tuổi: Trẻ bắt đầu tìm hiểu tên gọi các bộ phận trên cơ thể người, các em được biết rằng con người có thể mang thai và tạo ra thế hệ sau. Đồng thời có thể phân biệt được sự khác nhau trên cơ thể.

 + Từ 8-10 tuổi: Chủ yếu nắm bắt các giai đoạn chính trong chu kì của đời người như sinh đẻ, tăng trưởng,

 + Từ 11-13 tuổi: Hiểu được sự thay đổi tâm sinh lý trong giai đoạn tuổi trẻ, thế nào gọi là kinh nguyệt, sự thụ tinh,

 

doc 20 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 12700
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh Lớp 5

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh Lớp 5
ị xâm hại dưới nhiều hình thức khác nhau đặc biệt là các bạn nữ do đó các em cần lưu ý những điều trên để không tạo cơ hội cho kẻ xấu muốn xâm hại mình.
Hoạt động 2: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại 
- Gv trình chiếu 3 tình huống dành cho 3 tổ, yêu cầu các tổ thảo luận nhóm 2 để xử lí các tình huống đó.
*Tình huống 1(Tổ 1) : Gần 9 giờ tối, Nam gọi điện cho Bắc rủ sang nhà Nam xem đĩa phim hoạt hình mà bố cậu mới mua ngày hôm qua. Nếu là Bắc, em sẽ làm gì khi đó?
*Tình huống 2(Tổ 2) : Trời mùa hè nắng chang chang. Hôm nay mẹ đi công tác nên Hà phải đi bộ về nhà. Đang trên đường đi thì một chú lái xe gọi cho đi nhờ. Theo em, Hà cần làm gì khi đó?
*Tình huống 3(Tổ 3) : Hoa đang học bài một mình thì nghe tiếng gọi ngoài cổng, Hoa hé cửa thì thấy một người đàn ông rất lạ nói là bạn của bố muốn vào nhà đợi bố. Nếu là Hoa, em sẽ làm gì khi đó?
- Gv chốt: Ngoài việc không tiếp xúc với người lạ khi chỉ có một mình thì với những người mới quen như anh thợ xây nhà bên cạnh, người thuê nhà,hay anh em họ khi đến nhà chơi mà chỉ có một mình thì chúng ta cũng không cho họ lại gần, chạm vào người, bế,.. .
Hoạt động 3: Những việc cần làm khi bị xâm hại.
- Khi có nguy cơ bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì ? 
 *GV: Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta cần nói ngay với người lớn để được chia sẻ và hướng dẫn cách giải quyết, ứng phó, không giữ kín một mình kể cả khi bị kẻ xấu dọa nạt, không cho nói với bất kì ai vì như thế sẽ tạo điều kiện cho kẻ xấu có thể tiếp tục các hành động xâm hại tiếp theo.
*Vẽ bàn tay tin cậy.
- GV yêu cầu các em vẽ bàn tay của mình với các ngón xòe ra trên giấy A4. Yêu cầu học sinh trên mỗi đầu ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy, có thể nói với họ nhũng điều thầm kín đồng thời họ cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mình, khuyện răn mình
- GV gọi một vài em nói về “bàn tay tin cậy” của mình cho cả lớp nghe.
- Kết luận: xung quanh chúng ta có nhiều người đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ khi khó khăn. Chúng ta có thể chia sẻ, tâm sự để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, khó chịu.
4/ Củng cố - dặn dò: 
 - GV: Các em cần lưu ý không tạo điều kiện cho kẻ xấu có cơ hội xâm hại và khi đã bị xâm hại thì chúng ta cần phải tâm sự với những người thân để được chia sẻ, giúp đỡ, không được giữ kín một mình vì như thế kẻ xấu có thể lại tiếp tục những hành động xâm hại tiếp theo.
 Xem lại bài, chuẩn bị: “Phòng tránh tai nạn giao thông”. Nhận xét tiết học 
- 2 Học sinh trả lời.
- Hoạt động nhóm đôi
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 1, 2, 3 và trả lời các câu hỏi
- Các nhóm trình bày và bổ sung
+Tranh 1: Nếu đi đường vắng 2 bạn có thể bị kẻ xấu hãm hại.
+Tranh 2: Đi một mình vào buổi tối, đường vắng có thể bị kẻ xấu hãm hại, khi gặp nguy hiểm không có người giúp.
+Tranh 3: bạn gái có thể bị bắt cóc, bị hãm hại nếu lên xe đi cùng người lạ
Hs theo dõi
 - Hs lần lượt trả lời:
+ Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ.
+ Không ở trong phòng kín một mình với người lạ.
+ Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lí do
+ Không đi nhờ xe người lạ.
+ Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình
 - HS lắng nghe.
- HS thảo luận xử lí tình huống 
- Các tổ đưa ra cách xử lí, các tổ khác bổ sung.
TH1: Từ chối sang nhà Nam vì trời đã tối đi một mình nguy hiểm. Bắc có thể nói : Cảm ơn cậu nhưng tớ đang bận học bài, ngày mai sau giờ học tớ sẽ về nhà cậu xem đĩa phim đó nhé !
TH2: Hà nên trả lời chú: Cảm ơn chú , nhà cháu ngay đây rồi. 
TH3: Hoa nên xử lí : Chú đợi bố cháu tý , bố cháu về đến đầu ngõ rồi ạ. (Nếu kẻ xấu họ sẽ bỏ đi, còn nếu người quen của bố thật thì họ có thể đi đâu lát nữa quay lại)
- HS lắng nghe
- Học sinh nối tiếp trả lời, giáo viên bổ sung.
+ Đứng ngay dậy, đứng dậy bỏ đi ra chổ khác
+ Lùi ra xa để người đó không chạm được vào người mình.
+ Hét to lên để được mọi người giúp đỡ.
+ Chạy nhanh đến chổ người lớn.
- Hs lắng nghe
- HS có thể vẽ 
- HS lắng nghe
 Biện pháp 3: Tích hợp, lồng ghép giáo dục giới tính qua một số môn học khác.
 Trong chương trình lớp 5, ngoài môn Khoa học các môn học mà tôi đã thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục giới tính đó là: Tiếng Việt, Đạo đức, Thể dục. 
 Môn Tiếng Việt lớp 5: Hầu hết các bài học thuộc chủ điểm Nam và nữ
 ( tuần 29, 30, 31) chúng ta có thể tích hợp nội dung giáo dục giới tính. VD: Bài: Một vụ đắm tàu (SGK trang 108, 109). Qua bài học này học sinh nắm được những tính cách nổi bật của bạn nữ: ân cần, dịu dàng còn bạn nam thì mạnh mẽ, cao thượng. Ngoài ra học sinh hiểu được tình bạn đẹp, trong sáng giữa bạn nam và bạn nữ. 
 Môn Đạo đức lớp 5, chúng ta có thể tích hợp giáo dục giới tính qua các bài học: Tình bạn (Trang 16), Tôn trọng phụ nữ (Trang 22), Hợp tác với những người xung quanh (Trang 25). VD, bài: Tôn trọng phụ nữ, học sinh cần biết phụ nữ hay đàn ông thì đều bình đẳng như nhau, phụ nữ cũng có thể làm được những việc phi thường như đàn ông như đánh giặc, bắt cướp,Họ có vai trò rất quan trọng trong xã hội và họ xứng đáng được mọi người tôn trọng.
 Môn Thể dục là một môn học rèn luyện sức khỏe cho các em nên khi các em bước đến ngưỡng cửa tuổi dậy thì, ngoài việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lí thì học sinh cũng cần luyện tập thể dục thể thao để có được một cơ thể cân đối, khỏe mạnh. Do đó trong quá trình dạy giáo viên cần hướng cho học sinh luyện tập các môn thể thao phù hợp với lứa tuổi, với giới tính. Học sinh nữ nên chơi các trò chơi nhẹ nhàng như: nhảy dây, kết bạn, trồng nụ trồng hoa, còn học sinh nam có thể chơi các trò chơi mạnh mẽ hơn như: đá bóng, trao tín gậy, Ngoài ra giáo viên cũng nên khuyến khích mỗi học sinh chọn lựa 1 môn thể thao phù hợp với bản thân để luyện tập hàng ngày.
 Mỗi môn học có nội dung và đặc trưng riêng, giáo viên cần khéo léo đưa nội dung giáo dục giới tính cho phù hợp.
 Biện pháp 4: Thiết lập hộp thư : Điều em muốn nói
 Mỗi lớp học có một hộp thư: Điều em muốn nói (có thể làm bằng hộp giấy, hộp nhôm kính, ). Chiếc hộp này được trang trí một cách bắt mắt, gồm nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu. Với chiếc hộp này các em có thể gửi những thắc mắc của mình hay đơn giản chỉ là những suy nghĩ của các em về bạn bè, về học tập,.... Hàng tháng, giáo viên chủ nhiệm sẽ mở hộp ra và giải đáp những thắc mắc của các em, chia sẻ với các em về học tập, về tình cảm bạn bè, gia đình,một cách thân thiện, cởi mở, gần gũi giúp các em cảm thấy vững tin hơn, vui vẻ hơn , từ đó thúc đẩy hiệu quả học tập cho các em. Trong quá trình dạy tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi mà các em gửi qua hộp thư này. VD: Cô ơi, bạn Hùng là con trai mà giờ ra chơi không chơi với các bạn nam, lúc nào cũng chơi với các bạn nữ. Chúng em có nên cho bạn Hùng chơi với không? Khi gặp những câu hỏi mang tính cá nhân như thế này giáo viên không nên đọc to câu hỏi cho cả lớp cùng nghe mà vào giờ sinh hoạt lớp giáo viên chỉ nhắc nhở học sinh rằng các em phải chơi với nhau hòa đồng, không phân biệt nam hay nữ. Trong quá trình vui chơi các em sẽ có thêm bạn và sẽ dần dần hình thành những tình bạn đẹp. Còn với Hùng, tôi sẽ gần gũi em hơn, khuyến khích động viên em chơi các trò chơi mà các bạn nam thường tham gia chơi như đá bóng, chơi bi,để em có thể dần dần bộc lộ những nét tính cách của nam giới. Để giải đáp được những thắc mắc của các em, giáo viên phải hiểu rõ đặc điểm tâm lí lứa tuổi, hiểu được tính cách của từng em để dần hướng các em đến chân, thiện, mĩ,.
Biện pháp 5: Giáo dục giới tính cho học sinh thông qua các buổi trao đổi ngoại khóa thân thiện.
 Ở các tiết sinh hoạt ngoại khóa giáo viên có thể trao đổi cởi mở, trò chuyện tâm tình với các em, tổ chức cho các em xem các trang web về giáo dục giới tính hoặc mời các chuyên viên tư vấn có kiến thức về giới tính về nói chuyện với các em để các em bớt rụt rè hơn khi tìm hiểu kiến thức về giới tính, giúp các em mạnh dạn, cởi mở, tự tin hơn. Thông qua các buổi hoạt động ngoại khóa này thầy cô giáo, các anh chị tổng phụ trách trao đổi , hướng dẫn các em các kĩ năng sống: kĩ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm, kĩ năng tự bảo vệ, .
 Biện pháp 6: Cung cấp kiến thức cho phụ huynh, giúp họ sử dụng kinh nghiệm và kỹ năng để trao đổi tâm sự với con cái.
 Qua trao đổi điện thoại, các buổi họp phụ huynh hay tranh thủ thời gian ngắn ngủi lúc phụ huynh đón con cuối buổi học giáo viên có thể trao đổi, cung cấp một số thông tin, kĩ năng để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho con em mình, từ đó phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục giới tính cũng như có các biện pháp phòng tránh nguy cơ bị xâm hại cho trẻ. Đó là:
 Về phía gia đình, cha mẹ không nên đem chuyện ngày xưa ra để so sánh vì với trẻ bây giờ ăn không sợ thiếu mà sợ béo, mặc không chỉ ấm mà phải đẹp, tuổi dậy thì đến sớm hơn, nên nhu cầu tìm hiểu về giới tính là rất lớn. Thông tin bên ngoài thì nhiều mà suy nghĩ của trẻ lại chưa chín chắn vì thế các bậc cha mẹ cần giúp các em có những hiểu biết và suy nghĩ chín chắn hơn; giúp các em tránh xa các sai lầm, nhất là các vấn đề liên quan tới giới tính, để các em trưởng thành một cách toàn diện và tương lai tốt đẹp hơn. Các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con hơn, dạy cho các em những gì nên và không nên làm. Sử dụng những tài liệu giáo dục giới tính như sách báo phù hợp với độ tuổi để giải thích cho con. Hiện nay có nhiều trang web giáo dục giới tính dành cho trẻ từ 10-12 tuổi, cung cấp nhiều kiến thức hữu ích về độ tuổi dậy thì, tình dục Phụ huynh có thể cùng con vào những trang web này để giúp trẻ trang bị thêm kiến thức (tuy nhiên hãy nhớ tìm hiểu những trang web ấy trước để tránh những tình huống khó xử). Hơn ai hết, cha mẹ chính là người phải sát cánh bên cạnh con để giúp trẻ hiểu được quyền và trách nhiệm của bản thân trước những vấn đề về giới tính. Nội dung giáo dục con cái cần hướng vào việc phát triển những phẩm chất ngay từ nhỏ để hình thành hành vi lành mạnh ở tuổi vị thành niên sau này.
 Trên thực tế, cả trẻ em trai và trẻ em gái đều bị xâm hại tình dục nhưng nạn nhân thường gặp hơn là trẻ em gái. Về độ tuổi, 51% trường hợp bị xâm hại tình dục ở khoảng tuổi 13-16, 40% ở khoảng tuổi 6-12, số trẻ dưới 6 tuổi bị xâm hại tình dục chiếm 9,4%... Cũng theo kết quả cuộc khảo sát nêu trên, số trẻ em bị xâm hại tình dục nhiều lần chiếm 28,2% và số trẻ em bỏ học sống lang thang bị xâm hại tình dục chiếm 11,6%. Ngoài ra, rất nhiều em mất cảnh giác khi cho rằng việc hàng xóm, người thân trong gia đình sẽ không lạm dụng tình dục mình. Theo kết quả điều tra thì có tới 54,8% số vụ xâm hại do hàng xóm gây ra, 35,5% do người không quen biết, 9,7% là người thân trong gia đình (ông, bố, chú, bác, anh...). Trẻ em dễ trở thành nạn nhân của nạn xâm hại tình dục, bởi vậy, vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình là hết sức quan trọng. Các bậc cha mẹ phải tìm hiểu kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em để tạo ra sự an toàn cho con em mình. Bố mẹ không được để các con nhỏ, chưa biết bảo vệ mình ở nhà một mình, ra đường, ra chỗ vắng một mình; không được cho con tiếp xúc với những người hàng xóm, hoặc kể cả họ hàng có biểu hiện xấu, nhân cách xấu, hay uống rượu, xem phim “đen”, những người ở hoàn cảnh vắng vợ, độc thân, bệnh lý, hoặc những em trai đang ở tuổi dậy thì, phát dục, chưa hoàn thiện nhân cách; không để các con đi chơi, ngủ trưa, ăn mặc hớ hênh nhất là các bé đang tuổi ăn tuổi lớn, phổng phao, dễ gây tò mò, kích thích các đối tượng “bệnh hoạn”. Bố mẹ cần dạy các con từ 4 tuổi trở lên về việc xấu, không cho làm như: “Không cho ai sờ vào đây con nhé”, “Không cho ai bế, ôm, hôn”, “Nếu ai làm thế, con thét to lên và chạy nhanh”... Tâm sự để con luôn dám thổ lộ, “mách” với bố mẹ những chuyện xảy ra với mình. Nói cho trẻ biết cách phản ứng xử lý với sự việc: Tìm cách tránh xa, gọi người xung quanh giúp đỡ. Tốt nhất là dạy con không tiếp xúc một mình với người lạ, không đi theo họ dù vì bất cứ lý do gì. Các bậc phụ huynh cần lưu ý những người quen biết ngắn hạn, mới xuất hiện như thợ xây nhà bên cạnh, người thuê nhà... và cũng hết sức cẩn trọng khi trao các bé cho những người thân, vì đã có trường hợp bạn thân của chú ruột lạm dụng bé gái.
TS.Nguyễn Minh Đức - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tâm lý Trẻ em N-T Nguyễn Khắc Viện đưa ra lời khuyên: Bố mẹ cần thường xuyên quan sát, để ý các biểu hiện cơ thể và tâm lý của con mình. Trẻ bị xâm hại tình dục thường có những biểu hiện: Trẻ hay qua lại nhà của một ai đó bất thường, nhất là cùng vào những thời điểm; trẻ giật mình vu vơ, hơi có biểu hiện “ngơ ngơ” hoặc đờ đẫn; sợ sệt, xấu hổ khi gặp “một số” người; đau khổ, khóc lóc, trốn tránh, nhưng lại sợ ngủ một mình, ác mộng; cơ thể có những vết bầm tím, xây xát đi lại, ngồi, sinh hoạt gượng, khó khăn, đau, có vết xây xát, sưng tấy, máu hoặc chất nhầy ở bộ phận sinh dục...
* Bố mẹ cần lưu ý cách nói chuyện giáo dục giới tính với con:
 - Bố mẹ phải tôn trọng, chân thành, cởi mở, biết lắng nghe. Không trấn ép hù dọa tre.
 - Khuyến khích, khen ngợi khi trẻ đặt câu hỏi. Khi con dùng tiếng lóng đừng cho là tục tĩu, chê bai, nhạo báng.
 - Quan tâm đến quan điểm của trẻ Cần hỏi xem trẻ đã biết gì, biết đến đâu. Từ đó có thể điều chỉnh các sai lầm và cung cấp các kiến thức khoa học gắn liền với giá trị văn hóa cho trẻ.
 - Đồng cảm với nỗi băn khoăn của trẻ, cho trẻ biết “ngày trước bố mẹ cũng có những lo lắng như con”
 - Sử dụng các nguồn sách vở tin cậy hoặc tham vấn bác sĩ, nhà tâm lí.
IV. Những kết quả đạt được:
 Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi đã điều tra bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đối với phụ huynh bằng câu hỏi:
Theo anh, chị nên bắt đầu giáo dục giới tính cho học sinh từ khi nào?
 a. Lớp 5
 b. Lớp 6
 c. Lớp 7
 d. Lớp 8
 e. Lớp 9
 f. Ý kiến khác
 Kết quả thu được khi khảo sát 40 phụ huynh và 40 giáo viên: 
Đối tượng
Phương án a
Trước tác động
Sau tác động
SL
TL(%)
SL
TL(%)
Giáo viên
30
75
38
95
Phụ huynh
4
10
35
87,5
Với học sinh thì tôi đã khảo sát các em bằng các câu hỏi như sau:
 1. Điểm khác biệt lớn nhất giữa nam và nữ là:
a. Nam tóc ngắn, nữ tóc dài
b. Cơ quan tiêu hóa
c. Cơ quan sinh dục
d. Ý kiến khác
 Có 98% chọn phương án c chứng tỏ các em đều nhận thức được đúng bộ phận chính quy định giới tính của con người.
2. Tuổi dậy thì của con gái thường bắt đầu từ:
a. 3-6 tuổi
b. 6- 10 tuổi
c. 10-15 tuổi
d. 13-17 tuổi
Có 95% học sinh được hỏi chọn phương án c
 3. Tuổi dậy thì của con trai thường bắt đầu từ:
a. 6- 10 tuổi
b. 10-15 tuổi
c. 13-17 tuổi
 Có 95% học sinh được hỏi chọn phương án d, điều này cho thấy các em đã biết được giai đoạn dậy thì của cả nam và nữ từ đó thấy được tầm quan trọng của giai đoạn quan trọng này.
 4. Để phòng tránh bị xâm hại chúng ta cần lưu ý:
a. Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ.
b. Không ở trong phòng kín một mình với người lạ.
c. Không đi nhờ xe người lạ.
d. Không để người lạ vào nhà, nhất là khi chỉ có một mình.
e. Tất cả các ý kiến trên.
 Với câu hỏi này thì 100% học sinh đã chọn phương án c chứng tỏ các em đều đã biết đề phòng để không trở thành đối tượng của kẻ xấu muốn xâm hại.
 Ngoài những hiểu biết về giới tính cũng như kĩ năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống thì một chuyển biến đáng mừng đối với học sinh đó là hầu hết các em đã bắt đầu biết tự chăm sóc bản thân: Các em ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ hơn, đầu tóc gọn gàng, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, vui vẻ hòa động với mọi người., chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 I. Bài học kinh nghiệm
 Vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung cần có sự phối hợp của cha mẹ và thầy cô. Phương pháp giảng dạy cần lồng ghép trong nhiều chương trình môn học chứ không riêng gì môn Khoa học lớp 5. Các thầy cô không nên đặt tư tưởng của mình vào suy nghĩ của các em. Nếu các thầy cô sử dụng những ngôn ngữ khoa học với một thái độ nghiêm túc thì các em cũng sẽ tiếp nhận một cách vui vẻ. Đồng thời, thầy cô cũng phải có sự đổi mới phương pháp giảng dạy như lồng ghép vào các buổi ngoại khóa, giúp các em tiếp cận một cách dễ dàng. Có những câu hỏi rất nhạy cảm, thông thường giáo viên hay phụ huynh sẽ trả lời sau này lớn lên trẻ sẽ tìm hiểu sau. Nhưng theo tôi cách giải thích như vậy càng làm trẻ tò mò hơn và sẽ tự đi tìm hiểu ở nguồn khác như qua bạn bè, internet, phim ảnh Giáo viên nên giải thích cho trẻ cặn kẽ bằng ngôn từ và nội dung phù hợp với trẻ. Chẳng hạn với câu hỏi: “Thưa cô khi nào thì tinh trùng gặp trứng”, tôi trả lời: “Khi nào các em lớn lên và kết hôn theo quy định của luật pháp”. Dạy giới tính cho trẻ cần chú ý đến phương thức và thái độ. Giáo viên phải hết sức lưu ý từ ngữ chuẩn mực và phù hợp với lứa tuổi, giới tính của trẻ . Học sinh bây giờ biết nhiều và đoán được nhiều hơn mình nghĩ. Giáo viên đứng lớp mà thẹn thùng thì sẽ luống cuống.
 Với học sinh có vấn đề, thầy cô chủ nhiệm cần tôn trọng riêng tư và chia sẻ mang tính thân thiện để giúp các em không tự đánh giá thấp bản thân, cố gắng học để vượt qua những khó khăn do dư luận xã hội chưa thông hiểu. Trực tiếp tư vấn các em và gia đình, không để các em lẫn tránh chính mình và xã hội.
II. Ý nghĩa
Giáo dục giới tính cho học sinh đặc biệt là học sinh tiểu học là một vấn đề tương đối nhạy cảm đang còn có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Để các em có nhận thức, thái độ đúng đắn về giới tính, tránh tò mò, lén lút tìm hiểu không đúng hướng, không đúng địa chỉ, rồi hiểu sai, dẫn đến thực hành sai, cần có sự thay đổi đồng bộ về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học. Trang bị kiến thức sơ giản, cơ bản về giới dưới dạng câu chuyện kể lồng ghép trong bài học trên lớp, qua các trò chơi, hoạt động tập thể để từ những hiện tượng diễn ra trong đời sống hàng ngày, rút ra kỹ năng ứng xử phù hợp với giới tính các em. Với việc sử dụng các biện pháp đã nêu trên đã thay đổi hoàn toàn nhận thức của cả giáo viên và phụ huynh nơi tôi công tác trong việc giáo dục giới tính cho học sinh. Giáo viên có thêm những hiểu biết về giới tính, gần gũi thân thiện với học sinh, học sinh tin tưởng, cởi mở hơn với thầy cô. Còn phụ huynh, họ đã vở lẽ ra nhiều điều, thấy được sự cần thiết phải giáo dục giới tính cho con khi con bước đến ngưỡng cửa của tuổi dậy thì. Với địa phương hay rộng hơn nữa là xã hội: giảm thiểu những hiện tượng xâm hại trẻ em vì chính các em đã biết cách phòng tránh, ứng phó với những nguy cơ bị xâm hại. 
III. Về phạm vi ứng dụng
Học sinh lớp 5 ở tất cả vùng miền từ miền núi đến đồng bằng đều có thể ứng dụng đề tài này.
IV. Kiến nghị-đề xuất
 Cuối cùng, tôi xin đề xuất một số ý kiến cho các nhà giáo dục để nâng cao hiểu biết cho học sinh tiểu học về giới tính đó là:
 - Đối với giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung bài học để đưa nội dung giáo dục giới tính vào từng bài học, không quá ôm đồm. Cần quan tâm, gần gũi trò chuyện tâm tình với học sinh, thường xuyên theo dõi trên các phương tiện thông tin, in-tơ-nét, để hiểu rõ hơn về những phương pháp giáo dục giới tính mới, những nguy cơ có thể xảy ra với học sinh và cách phòng ngừa, ứng phó với nó. Đồng thời tăng cường phối hợp với gia đình các em để việc giáo dục giới tính mang lại hiệu quả cao. 
 - Đối với cấp Trường: Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, mời các chuyên viên tâm lí về nói chuyện, trao đổi với các em đồng thời phối hợp với hội phụ nữ của xã, phường trong việc tuyên truyền những kiến thức giáo dục giới tính cho cha mẹ, anh chị các em.
 - Đối với cấp Phòng, Sở: Tổ chức các chuyên đề về giáo dục giới tính cho giáo viên, các phương thức tích hợp, nội dung tích hợp vào từng môn học, nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp cụ thể để nâng cao hiểu biết về giới tính cho giáo viên. Tạo ra các trang web có nội dung giáo dục giới tính cho trẻ từ 10-12 tuổi cho phụ huynh, giáo viên tham khảo.
 Trên đây là một số biện pháp mà tôi đưa ra nhằm nâng cao hiểu biết về giới tính cho học sinh lớp 5, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị em đồng nghiệp cũng như các nhà quản lí giáo dục.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 8 tháng 4 năm 2014
Người viết
Nguyễn Thị Huyền
Nhận xét của hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giao_duc_gioi_tinh_cho_ho.doc