Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường mầm non

Thực trạng hiện nay, một số phụ huynh cần bận bịu với công việc ít có thời gian

quan tâm đến con cái, còn bao bọc, chưa rèn cho con các kĩ năng. Điều này ảnh

hưởng rất mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức, tình cảm của trẻ, đặc biệt là hầu

hết trẻ không có vốn kỹ năng sống. Vì vậy, việc rèn kỹ năng sống cho trẻ là điều

rất cần thiết giúp trẻ khám phá thế giới một cách có định hướng, trẻ biết quý trọng

bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng

sống tích cực giúp trẻ cân bằng cuộc sống. Từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năng

sống hòa nhập với thế giới xung quanh. Ở mỗi lứa tuổi trẻ cần có những sự tác

động khác nhau đến kỹ năng sống của trẻ.

Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ

năng tự bảo vệ, kỹ năng hợp tác chia sẻ, Kỹ năng tự phục vụ, Kỹ năng tự tin,

Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người

lớn, giúp trẻ có những kỹ năng thích ứng với những khó khăn trong cuộc sống.

Người lớn tạo cho trẻ những bài học về kĩ năng sống ở mọi lúc, mọi nơi, dạy kĩ

năng qua các hoạt động hàng ngày.

pdf 8 trang vuthom 08/10/2022 15000
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường mầm non

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường mầm non
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN 
TRƯỜNG MẦM NON HOA SỮA 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG 
CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ 3-4 TUỔI TRONG 
TRƯỜNG MẦM NON 
Lĩnh vực: Kỹ năng sống 
Cấp học: Mầm non 
Họ và tên tác giả: Kiều Thanh Mai 
Chức vụ: Giáo viên 
ĐT: 0979455715 
Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Sữa- Quận Long Biên- Hà Nội 
Long Biên, tháng 11 năm 2020 
I.ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Thực trạng hiện nay, một số phụ huynh cần bận bịu với công việc ít có thời gian 
quan tâm đến con cái, còn bao bọc, chưa rèn cho con các kĩ năng. Điều này ảnh 
hưởng rất mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức, tình cảm của trẻ, đặc biệt là hầu 
hết trẻ không có vốn kỹ năng sống. Vì vậy, việc rèn kỹ năng sống cho trẻ là điều 
rất cần thiết giúp trẻ khám phá thế giới một cách có định hướng, trẻ biết quý trọng 
bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng 
sống tích cực giúp trẻ cân bằng cuộc sống. Từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năng 
sống hòa nhập với thế giới xung quanh. Ở mỗi lứa tuổi trẻ cần có những sự tác 
động khác nhau đến kỹ năng sống của trẻ. 
 Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ 
năng tự bảo vệ, kỹ năng hợp tác chia sẻ, Kỹ năng tự phục vụ, Kỹ năng tự tin,  
 Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người 
lớn, giúp trẻ có những kỹ năng thích ứng với những khó khăn trong cuộc sống. 
Người lớn tạo cho trẻ những bài học về kĩ năng sống ở mọi lúc, mọi nơi, dạy kĩ 
năng qua các hoạt động hàng ngày. 
 Là giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi luôn nhận thức được rằng ở lứa tuổi tôi đang 
giảng dạy lớp mẫu giáo bé, giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ tự có kỹ năng để lựa 
chọn các biện pháp giải quyết khác nhau. Tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để 
có những phương pháp truyền tải được những kỹ năng sống tốt nhất và dạy dưới 
hình thức nào ? 
 Qua một thời gian tìm tòi và nghiên cứu, nhận thức được ý nghĩa vai trò quan 
trọng của các kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, tôi đã chọn 
đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi 
trong trường mầm non”. 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1.Cơ sở lí luận 
 Kỹ năng sống là khả năng biết làm, biết thực hiện việc gì đó một cách tự giác, 
thành thạo trong mọi hoàn cảnh. Phương pháp dạy KNS là một cách giáo dục dựa 
trên những trò chơi, những tình huống thực, quan sát hiện tượng, thực hành thực tế, 
giáo dục trực quan trên các thiết bị hiện đại (máy tính, máy chiếu) và những bài 
học về tinh thần đồng đội, giao tiếp, thuyết trình, tư duy được khái quát bằng hình 
ảnh, ngôn từ có vần điệu để trẻ dễ tiếp thu. Giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ 
giúp trẻ phát huy khả năng của mình từ đó phát triển những ứng xử tích cực và ý 
thức cao giá trị bản thân. Do đó đây là hình thức giáo dục hiện đại và hiệu quả giúp 
trẻ phát triển khả năng tư duy hiệu quả, nâng cao sự tự tin trong cuộc sống. 
 Giáo dục kỹ năng sống là rất quan trọng và cần thiết cho trẻ nhỏ. Giáo dục kỹ 
năng sống giúp cho trẻ phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn 
ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng để trẻ tự tin bước vào giai đoạn tiểu 
học. 
 Những kỹ năng cần dạy cho trẻ mầm non không chỉ giúp trẻ có khả năng thích 
nghi tốt. Mà còn giúp bé rèn luyện tính tự giác, tự lập từ nhỏ trẻ thể hiện cá tính 
của bản thân mạnh mẽ nhất. Các bé sẽ cảm thấy tò mò với mọi thứ và sẽ rất cố 
gắng để học hỏi những điều mới mẻ. Vì vậy đây là thời điểm thích hợp nhất để các 
bậc cha mẹ cũng như thầy cô rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho bé. 
2. Thực trạng vấn đề: 
2.1 Thuận lợi: 
- Trường mầm non Hoa Sữa nơi tôi công tác càng ngày càng khẳng định được uy 
tín của mình trong địa bàn phường rất lớn. 
- Môi trường tự nhiên được trang bị đầy đủ, xanh, sạch , đẹp, có đầy đủ các khu 
vực : vườn cây, hoa, sân cỏ, vườn rau, đồ chơi ngoài trời, luôn luôn mở nhằm phục 
vụ trẻ làm trung tâm. 
- Đội ngũ giáo viên chuẩn đại học, có nhiều năm kinh nghiệm sư phạm, có trách 
nhiệm trong công việc 
- Môi trường trong lớp học được trang trí đẹp, bắt mắt, có nhiều góc mở để trẻ hoạt 
động 
2.2. Khó khăn 
 - Một số trẻ có thói quen tự do, hay nói leo, trả lời chống không, ra vào lớp tự 
nhiên, không xin phép, chưa biết tự xúc cơm ăn, trong khi ăn uống còn 
đùa nghịch, nói chuyện. Một số trẻ mới bắt đầu đi học nên chưa có được thói quen 
nề nếp ở trường. 
- Tình trạng trẻ em thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, 
không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ. 
- Một số trẻ quá hiếu động nghịch ngợm cũng ảnh hưởng đến việc tiếp thu các kỹ 
năng sống. 
 - Giáo viên còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp 
giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý 
thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn 
3. Các biện pháp tiến hành 
3.1.Giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết học 
 Lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học nhằm hình thành cho 
trẻ những thói quen, hành vi có văn hóa. 
 Thông qua giáo dục trực quan trên thiết bị hiện đại, những bài học về tinh thần 
đồng đội, giao tiếp, thuyết trình, tư duy được khái quát bằng hình ảnh, ngôn từ có 
vần điệu, những bài đồng dao, ca dao phù hợp với chủ đề được đưa vào để trẻ dễ 
dàng tiếp thu trong quá trình học tập. Bên cạnh đó giáo viên đóng vai trò là người 
hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng, thế mạnh của mình từ đó phát triển những ứng 
xử tích cực và tự tin trong cuộc sống. 
 Dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải gò ép trong những tiết học chính thức mà 
phải kết hợp qua các hoạt động vui chơi của trẻ 
Ví dụ: 
* Giờ học phát triển thể chất 
Cô dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể khỏe 
mạnh, trẻ biết trong khi tập không chen lấn xô đẩy nhau... 
* Đối với giờ học tạo hình: “Tô màu ngôi nhà của bé” 
 Cô giáo dục trẻ biết yêu quí ngôi nhà mình ở, biết quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp 
xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp gọn gàng... 
* Đối với giờ học làm quen văn học: Qua bài thơ “Lời chào” 
Cô đàm thoại cùng trẻ: bài thơ nói về một bạn nhỏ rất là ngoan, lễ phép bạn ấy đi 
học về biết chào mọi người trong gia đình: ông, bà, cha, mẹ... 
3.2. Giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động vui chơi 
 Trong hoạt động vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm với nhiều vai chơi 
khác nhau phản ảnh trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng kỹ năng 
sống vào vui chơi. Qua đó trẻ được giao tiếp với nhau bằng những lời nói nhỏ nhẹ, 
ân cần, lễ phép, những lời cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, biết cất đồ chơi 
sau khi chơi xong ...luôn được thể hiện .Tôi theo dõi lắng nghe để kịp thời uốn nắn 
trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực.Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi 
văn minh trong giao tiếp. 
Hình ảnh 1: Trẻ xếp hàng mua đồ ở góc bán hàng 
Hình ảnh 2: Trẻ xếp sách vào giá truyện 
3.3. Giáo dục kỹ năng sống ở mọi lúc mọi nơi 
 Trong các hoạt động hằng ngày của trẻ ở trường, trẻ dễ được tiếp cận những gì 
mà cô giáo, người lớn, bạn bè đã làm. Giờ đón trẻ và trả trẻ tôi ân cần và chuẩn 
mực trong cách xưng hô với bố mẹ trẻ, tôi tập cho trẻ chào thưa lễ phép với cô và 
bố mẹ trẻ 
 Tôi quan tâm nhắc nhở trẻ luôn có những ý thức và hành động tốt như biết đoàn 
kết vui chơi cùng bạn, khi làm việc gì sai với bạn với cô thì phải biết xin lỗi, ai cho 
gì thì nhận bằng hai tay và cảm ơn, biết giữ vệ sinh môi trường, thân thể sạch sẽ... 
Hình ảnh 3: Giờ đón và trả trẻ 
3.4. Giáo dục kỹ năng sống qua ngày hội, ngày lễ 
 Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ 
mầm non. 
 Thông qua các ngày hội, ngày lễ như: Ngày khai giảng, Ngày Tết Trung Thu, ... 
tôi tổ chức các hoạt động văn nghệ, các trò chơi dân gian,. Thông qua đó trẻ có ý 
thức phấn đấu trong học tập để sau này trở thành người có ích cho xã hội. 
Hình ảnh 4: Ngày khai giảng 
Hình ảnh 5: Trung Thu 
4. Hiệu quả SKKN 
 Qua quá trình rèn luyện cho trẻ về các mặt kĩ năng sống với các biện pháp tôi 
đã nêu ở phần trên trẻ đã ngoan hơn, lễ phép hơn, trẻ được hình thành những thói 
quen vệ sinh văn minh, giao tiếp mạnh dạn với mọi người, biết chào hỏi khi có 
khách đến, biết trao nhận bằng hai tay, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, cô giáo, ba 
mẹ Một số trẻ ít nói, nhút nhát giờ cũng đã hòa đồng với các bạn, tham gia vào 
các hoạt động của lớp. 
 III. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ 
1.Ý nghĩ SKKN 
 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. 
Điều đó giúp cho trẻ tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc 
sống, trẻ được bắt đầu làm quen với các kỹ năng như giao tiếp, thích nghi, khám 
phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tạo niềm vui, tự 
bảo mình, kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ năng tự quyết một số tình huống phù hợp 
với lứa tuổi. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non có một ý 
nghĩa rất lớn trong sự hình thành con người của trẻ sau này. 
2.Bài học kinh nghiệm 
- Giáo viên nắm vững phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. 
- Kỹ năng sống được lồng ghép thông qua các hoạt động có trong nhà trường và ở 
mọi lúc mọi nơi, các hoạt động chuyên môn, lễ hội 
- Công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, giữa giáo viên chủ nhiệm với trẻ 
với phụ huynh thông qua các giờ đón trả trẻ, các hoạt động giao lưu văn nghệ giữa 
giáo viên và phụ huynh, các hoạt động lễ hội 
- Cô giáo là trung tâm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, là một khuôn mẫu để trẻ tiếp 
cận và học tập. 
- Trong quá trình áp dụng các biện pháp, cần chú ý kết hợp nhiều biện pháp với 
nhau để đạt hiệu quả cao. 
3.Ý kiến đề xuất 
 Trên đây là chia sẻ của tôi về vai trò của giáo viên trong quá trình chăm sóc 
giáo dục trẻ, nhất là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Mặc dù những việc làm trên đạt 
một số kết quả khả quan nhưng bản thân tôi vẫn luôn cố gắng phấn đấu học hỏi và 
trau dồi kiến thức để tìm biện pháp tốt hơn để trẻ không những phát triển tốt tình 
cảm xã hội mà còn phát triển tốt toàn diện. 
 Tuy vậy, do điều kiện có hạn nên đề tài còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận 
được sự góp ý của các cấp lành đạo và các đồng nghiệp . 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho.pdf