Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường mầm non

Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự

tồn tại và phát triển của nhà trường. Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu hành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường mầm non. Trong trường, các tổ chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục, các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục.

Hoạt động chuyên môn của Tổ chuyên môn là một hoạt động thiết yếu, chủ lực cho tất cả hoạt động chăm sóc, giáo dục. Vai trò quản lý của tổ trưởng góp phần không ít vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Mọi công tác chuyên môn được bàn bạc, thống nhất và đi đến việc thực hiện đều phải qua các sinh hoạt giữa các thành viên trong tổ nhằm đảm bảo hiệu quả đúng theo mọi tiến độ của kế hoạch năm học đã được xây dựng. Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (NQ 29-NQ/TW) đề ra, Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra phương hướng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học - công nghệ, . Phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”

 

doc 34 trang vuthom 08/10/2022 4400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường mầm non

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường mầm non
o và chuẩn bị giảng dạy cho tiết học đó về sau. Nếu có điều chỉnh bổ sung thì họp bàn để cùng thống nhất.
3.5.3. Chỉ đạo các tổ đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn thông qua các buổi chuyên đề
Chuyên đề là vấn đề chuyên môn được nghiên cứu sâu cả về lý luận và thực tiễn, được xem xét toàn diện và thực hiện trong một thời gian tương đối dài. Chuyên đề thường xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong công tác giảng dạy của GV. Chuyên đề phải có báo cáo lý thuyết bằng văn bản, được dạy minh hoạ tuỳ theo nội dung. Các chuyên đề dự định làm trong năm học phải được xây dựng dự kiến ngay từ đầu năm học, phân công người có năng lực, năng khiếu về lĩnh vực nào thì dạy chuyên đề về lĩnh vực đó. Năm học 2019- 2020, trên cơ sở kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn CSGD, tổ chuyên môn lựa chọn các nội dung phù hợp, cần thiết đối với tổ ở từng giai đoạn để triển khai, định hướng tổ xây dựng các chuyên đề sinh hoạt theo chuyên đề phát triển thẩm mỹ. Các đồng chí giáo viên đã mạnh dạn tổ chức hoạt động tạo hình với sự sáng tạo về hình thức giúp trẻ tạo ra nhiều sản phẩm và được chơi với chính những sản phẩm đã tạo ra, hoạt động này rất thành công mang lại hiệu quả cao 
Hoạt động tạo hình trong sinh hoạt chuyên môn - Ảnh minh họa 4
3.6. Kiểm tra công tác sinh hoạt của tổ chuyên môn
          Tăng cường công tác kiểm tra là một hoạt động cần thiết trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trong nhà trường. Đồng thời kiểm tra thường xuyên giúp BGH nhà trường nắm bắt được toàn bộ hoạt động sư phạm của tập thể GV. Tôi đã tiến hành kiểm tra những nội dung cơ bản như sau:
           - Kiểm tra kế hoạch: Kế hoạch sinh hoạt tổ, kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ, kiểm tra hồ sơ tổ, đặc biệt là biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn. Kiểm tra biên bản sinh hoạt tổ xem các tổ có sinh hoạt đủ số lượng không? Có triển khai những nội dung liên quan đến chuyên môn mà nhà trường đã triển khai không? Nội dung sinh hoạt có bàn về chuyên môn không hay là triển khai các công việc mang tính hình thức qua loa.
          - Tiến hành kiểm tra chất lượng CSND, CSGD: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ của trẻ để nắm bắt được chất lượng chăm sóc giáo dục của đội ngũ giáo viên, từ đó có biện pháp để yêu cầu tổ chuyên môn cần chấn chỉnh kịp thời.
4. Hiệu quả SKKN
4.1. Những kết quả đạt được
4.1.1. Về tổ chuyên môn
Trong những năm gần đây, các tổ chuyên môn của nhà trường đã thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ. Các đồng chí GV,NV trong tổ chuyên môn luôn đoàn kết, gắn bó trong tập thể nên thuận lợi trong sinh hoạt chuyên môn cũng như các hoạt động khác. Tổ chuyên môn có ý thức sinh hoạt tổ đúng thời gian quy định.
Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn có năng lực, nhiệt tình, đã qua lớp bồi dưỡng tổ trưởng và 01 đồng chí tổ trưởng đã hoàn thành lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Đồng chí tổ trưởng đã có nhiều năm làm công tác tổ trưởng chuyên môn. TTCM đã thay mặt cho BGH triển khai các văn bản chuyên môn tới các thành viên trong tổ, thực hiện các kế hoạch của nhà trường, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Tổ chuyên môn đã giúp BGH nắm bắt tình hình của các tổ viên kịp thời, chính xác.
4.1.2. Về triển khai các chuyên đề
Đây là nội dung sinh hoạt thường xuyên và rất cần thiết, các chuyên đề cần tập trung vào những đề tài như đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện các kỹ năng bộ môn, dạy các bài khó, ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, làm mới đồ dùng dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá trẻ 
Việc triển khai các chuyên đề được thực hiện có kế hoạch, được tổ chức, được kiểm tra, đánh giá nên chất lượng và hiệu quả tốt. Trong một năm học, cần cơ cấu hợp lý các mảng đề tài, mỗi GV chỉ nên đảm trách một chuyên đề, phân bổ thời gian phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. Sau khi xác định được các chuyên đề, việc triển khai nên gồm các bước: Phân công cá nhân chuẩn bị chuyên đề; Tổ trưởng duyệt bản thảo; Báo cáo chuyên đề ở tổ, các tổ viên góp ý, phản biện; Cá nhân phụ trách hoàn thiện chuyên đề; Nhân bản cho toàn thể tổ viên áp dụng và lưu hồ sơ để áp dụng. Vì vậy, trong những năm qua, kết quả đánh giá các tiết dạy chuyên đề cấp trường, cấp Huyện, có sự tiến bộ rõ rệt.
4.1.3. Về tinh thần, thái độ của tổ trưởng và giáo viên
Qua việc sinh hoạt tổ chuyên môn, vai trò của tổ trưởng được phát huy.
 Tổ trưởng chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên trong tổ trong vấn đề chuyên môn, kịp thời nắm bắt, chẩn đoán được những khó khăn của GV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để thiết kế nội dung SHCM, phân công nhiệm vụ cho GV rõ ràng, dễ thực hiện; chỉ đạo, tổ chức các hoạt động của tổ khoa học, linh hoạt và sáng tạo. GV tham gia SHCM đầy đủ và hào hứng, thực hiện tốt nhiệm vụ được tổ trưởng phân công
Không khí các buổi SHCM thể hiện được tính dân chủ, cởi mở. Các thành viên
 chủ động, tích cực phát biểu ý kiến đóng góp cho nội dung sinh hoạt. Mối quan hệ đồng nghiệp gắn bó hơn, đoàn kết hơn.
4.1.4. Về hiệu quả giảng dạy của giáo viên
Qua sinh hoạt chuyên môn, GV đã xác định đúng mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng tiết dạy, chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học chu đáo, phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học, tổ chức được các hoạt động học tập cho học sinh, giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng một cách chủ động. 
Các tiết dạy đã thể hiện được rõ việc phân hóa đối tượng học sinh trong lớp theo trình độ, theo khả năng đáp ứng và sở thích. 
Sinh hoạt tổ chuyên môn tốt giúp cho hoạt động chuyên môn trong nhà trường có hiệu quả cao. Trong những năm gần đây, chất lượng giảng dạy được nâng cao; chất lượng học tập của học sinh ngày càng tiến bộ; GV nhà trường đã đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp học sinh học tập tốt hơn; Đội ngũ GV có tuổi đời, tuổi nghề cao sẵn sàng chỉ bảo, truyền thụ những kinh nghiệm đúc kết được sau nhiều năm đứng trên bục giảng cho thế hệ GV trẻ mới vào nghề.
4.1.5. Về chất lượng giảng dạy của giáo viên
Trong những năm qua, công tác sinh hoạt tổ chuyên môn ở nhà trường đã đạt được những kết quả đáng kể. Theo kết quả thanh tra của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm tại trường, số tiết dạy của GV đạt loại giỏi tăng lên, đạt loại khá và trung bình giảm xuống. Cụ thể:
- Kết quả Thanh tra chuyên môn của phòng giáo dục
Năm học
Tổng số
các tiết dạy, 
hoạt động
Kết quả xếp loại (Tiết)
Giỏi
Khá
Trung bình
2017 - 2018
06
04
02
0
06
05
01
0
- Kết quả thi GV dạy giỏi, NV nuôi dưỡng giỏi cấp Huyện
Năm học
Tổng số
GV, NV đạt giải
Xếp loại giải
Nhất
Nhì
Ba
2017 - 2018
02
02
01
2018 - 2019
02
02
2019 - 2020
02
01
Năm học 2018-2019, có 01 giáo viên được tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
Bên cạnh đó, nhà trường có đội ngũ GV hăng say, yêu nghề, nhiệt tình với 
công việc, hoàn thành công việc với tinh thần trách nhiệm cao, nhờ đó mà chất
 lượng giảng dạy, năng lực chuyên môn của GV ngày càng được nâng cao.
- Kết quả cụ thể về xếp loại công tác giảng dạy của giáo viên
Năm học
Tổng số
Cán bộ, GV,NV
Kết quả xếp loại giáo viên
HTXS nhiệm vụ
Hoàn thành tốt
Hoàn thành nhiệm vụ
Không HT nhiệm vụ
2017- 2018
39
08
28
03
2018- 2019
38
09
27
02
- Về kết quả trên trẻ
Năm học 2017 - 2018
Năm học 2018 - 2019
1. Công tác số lượng
- Số trẻ ra lớp: Đầu năm 385 trẻ cuối năm 390 trẻ. Tỉ lệ chuyên cần: 94 - 95% tỷ lệ bé ngoan 96%
1. Công tác số lượng
- Số trẻ ra lớp: Đầu năm 390 trẻ cuối năm 392 trẻ. Tỉ lệ chuyên cần: 95 - 96%
tỷ lệ bé ngoan 96%
2. Công tác chất lượng
- 100% trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên, có nề nếp, hành vi văn minh vệ sinh cá nhân trong mọi hoạt động.
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc TP trong nhà trường.
- 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ, theo dõi biểu đồ theo quy định Điều lệ của trường mầm non
- Chế độ dinh dưỡng xây dựng tại trường đảm bảo chất lượng các chất; P: 14; L: 25; G: 61, định lượng Calo trẻ nhà trẻ: 770calo, mẫu giáo: 785Kcalo.
- Tỉ lệ trẻ SDD giảm xuống còn 3,0%; thấp còi giảm xuống 3.2%
- Thực hiện tốt công tác đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi và chỉ số phát triển trẻ ở các lứa tuổi.
Kết quả đánh giá trẻ trên các lĩnh vực 
+ PTTC: (MG đạt 98%; NT đạt 96%)
+ PTNN: (MG đạt 98%; NT đạt 96%)
+ PTNT: (MG đạt 97%; NT đạt 96%)
+ PTTC,QHXH: (MG 98%; NT 96%)
 + PTTM: MG đạt 97%
- Tặng phiếu khen đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ cho 392 học sinh đạt 100% và khen thưởng 5 học sinh đã đạt giải trong hội thi toán trí tuệ siêu Việt.
2. Công tác chất lượng
- 100% trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên, có nề nếp, hành vi văn minh vệ sinh cá nhân trong mọi hoạt động.
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
- 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ, theo dõi biểu đồ theo quy định Điều lệ của trường mầm non
- Chế độ dinh dưỡng xây dựng tại trường đảm bảo chất lượng các chất; P: 18,5; L: 30,2; G: 51,3, định lượng Calo trẻ nhà trẻ: 635 calo, mẫu giáo: 672 calo.
- Tỉ lệ trẻ SDD giảm xuống còn 2.7%; thấp còi giảm xuống còn 2,7%
- Thực hiện tốt công tác đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi và chỉ số phát triển trẻ ở các lứa tuổi.
Kết quả đánh giá trẻ trên các lĩnh vực 
+ PTTC: (MG đạt 98%; NT đạt 97%)
+ PTNN: (MG đạt 99%; NT đạt 96%)
+ PTNT: (MG đạt 98%; NT đạt 96%)
+ PTTC,QHXH: (MG 98%; NT 96%)
 + PTTM: MG đạt 98%
- Tặng phiếu khen đạt danh hiệu cháu ngoan Bác hồ cho 395 học sinh đạt 100% và khen thưởng 39 học sinh đã đạt giải trong các hội thi.
	Có thể nói trong những năm qua, nhà trường đã quan tâm tới việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn cho đội ngũ GV, NV. Vì thế, GV, NV của trường đã đạt nhiều thành tích trong công tác CSND, CSGD. Trong nhiều năm liền trường luôn đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến cấp Huyện, năm học 2018 -2019, trường đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cấp Thành phố
4.2 Bảng so sánh kết quả khảo sát chất lượng sinh hoạt chuyên môn
Tổng số GV, NV tham gia khảo sát: 28
Nội dung
Đầu năm
Cuối năm
Có 
hoặc
thích
Tỷ lệ %
Không (không thích)
Tỷ lệ %
Có 
hoặc
thích
Tỷ lệ %
Không (không thích)
Tỷ lệ %
SHCM là hoạt động cần thiết trong của GV
20
71
8
29
28
100
0
0
GV, NV thích tham gia SHCM
18
64
10
36
26
93
2
7
GV, NV chủ động, tích cực xây dựng nội dung các hoạt động trong SHCM
16
57
12
43
21
75
7
25
GV, NV thường xuyên trao đổi, bàn bạc và đề ra hướng giải quyết vấn đề khi SHCM
17
61
11
39
24
86
4
14
Kết quả trên trẻ có khẳng định chất lượng SHCM không
21
75
7
25
28
100
0
0
III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa - Kết luận chung 
Như chúng ta đã biết, Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở trực tiếp nhất đối với các hoạt động của giáo viên, nhân viên, là nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và hiệu quả. Tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, là “trung tâm” bồi dưỡng giáo viên, nhân viên nhằm giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn nói chung và thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá nói riêng. Đồng thời, tổ chuyên môn là nơi quản lý trực tiếp bồi dưỡng giáo viên về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ; phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn của từng giáo viên trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Là một bộ phận chủ yếu, giữ vai trò quyết định trong công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Chỉ có ở tổ chuyên môn với tính tổ chức và tính tập thể cao, GV mới có điều kiện thuận lợi để rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
 Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn là yếu tố có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi nhà trường.
Những kết quả nhà trường đã đạt được giúp cho bản thân tôi củng cố niềm tin và có ý thức phấn đấu hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo của mình. Đó cũng là động lực thôi thúc BGH nhà trường tiếp tục tìm tòi, học hỏi, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo để vừa giữ vững các danh hiệu thi đua, đồng thời phát huy truyền thống của đơn vị xứng đáng với niềm tin của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn.
2. Bài học kinh nghiệm
Muốn chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn được nâng lên thì người 
cán bộ quản lí phải kiên trì, thực hiện từng bước một, không thể đốt cháy giai đoạn, không thể làm cho năng lực của đội ngũ GV, NV nâng cao ngay được.
Phải tổ chức, hướng dẫn một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu kế hoạch đến nội dung thực hiện từng buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. 
Quản lí về thời gian, thời lượng, quan tâm từ nội dung đến cách tiến hành và quan trọng là kết quả cuối cùng thể hiện ở chất lượng học tập của học sinh.  
Để thực hiện đổi mới công tác quản lí thì cần phải trao quyền chủ động cho tổ trưởng để tránh sự chỉ đạo chồng chéo làm giảm hiệu lực quản lí,
xác định rõ trách nhiệm của tổ trưởng và những công việc cụ thể
Cung cấp cho tổ trưởng và giáo viên đủ các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn, tạo điều kiện để phát huy tính dân chủ trong nhà trường. Định hướng cho tổ trưởng nội dung sinh hoạt mà không áp đặt, càng không buông lỏng quản lý. 
Công tác quản lý, chỉ đạo việc sinh hoạt nói riêng phải có tính kế hoạch, tổ chức nhân lực phù hợp, chỉ đạo sát sao và thường xuyên kiểm tra đôn đốc. Bên cạnh đó,cần tạo ra không khí thi đua tích cực, khen thưởng, động viên kịp thời, thu hút mọi giáo viên tự giác, chủ động, nhiệt tình, tham gia và đó cũng là một biện pháp quản lý hiệu quả nhất để chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ngày càng được nâng cao.
3.2. Kiến nghị
	 Đối với các cấp quản lí giáo dục
 	Tăng cường kiểm tra hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn trong đó có nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, kiểm tra đánh giá về kế hoạch, quá trình tổ chức, các biện pháp chỉ đạo đến kết quả sinh hoạt chuyên môn, thể hiện ở chất lượng học sinh.
	 Đối với Ban Giám hiệu nhà trường 
Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của các bộ phận trong nhà trường rõ ràng để tổ trưởng nắm được phạm vi, giới hạn, trách nhiệm của mình trong vấn đề quản lý, chỉ đạo tổ chức và thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường. Thực thi, giám sát các hoạt động của tổ để đảm bảo dân chủ trong quản lí, đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên có điều kiện phát huy được năng lực sở trường của mình. Đối với cán bộ quản lí phụ trách chuyên môn cần nắm vững tình hình đội ngũ, yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm học sinh, điều kiện về trang thiết bị kĩ thuật, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học để có những tác động quản lí phù hợp. Vận dụng sáng tạo vào điều kiên thực tiễn của trường mình cho phù hợp.
	Đối với giáo viên, nhân viên
Thực hiện tốt nhiệm vụ của GV,NV được quy định trong Luật Giáo dục, Luật Phổ cập Giáo dục mầm non, Điều lệ trường mầm non, Pháp lệnh cán bộ công chức và các quy định của nhà trường. Tham gia xây dựng và thực hiện tốt quy định về nền nếp dạy học của nhà trường. Tích cực, chủ động trong việc CSND, CSGD trẻ, đổi mới phương pháp dạy học; khi có khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần phản ánh với tổ trưởng hoặc BGH; tích cực, chủ động tham gia SHCM, mạnh dạn thực hiện những chuyên đề mới lạ, đề xuất những sáng kiến hay trong sinh hoạt tổ chuyên môn.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ Trường mầm non
 	2. Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 về việc ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2016.
4. Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cấp học mầm non.
5. Kế hoạch chuyên môn của nhà trường.
6. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ các năm học của nhà trường
TRƯỜNG MẦM NON KIM LAN
PHIẾU ĐIỀU TRA CÔNG TÁC SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN ĐẦU NĂM
Họ và tên giáo viên:.................................................................................................
Lớp:.........................................................................................................................
Trường:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Huyện:.............................................. Thành phố.....................................................
Đồng chí hãy cho biết ý kiến của mình qua các câu hỏi sau:
Câu 1: Thái độ của đồng chí đối với việc sinh hoạt tổ chuyên môn
(Đánh dấu x vào 1 trong 3 ô)
Rất thích
Bình thường
Không thích
Câu 2: Những hoạt động của đồng chí trong khi tham gia sinh hoạt chuyên môn
(Với mỗi hoạt động, hãy đánh dấu x vào 1 trong 3 cột)
Các hoạt động
Mức độ hoạt động
Thường xuyên
Đôi khi
Ít khi
- Nghe đồng nghiệp giảng và ghi chép vào sổ
- Đánh dấu vào những vấn đề mà đ/c quan tâm
- Trao đổi, thảo luận với các bạn đồng nghiệp để giải quyết một vấn đề nào đó
- Đề xuất các hướng giải quyết vấn đề
- Tham mưu với tổ trưởng và BGH những đề tài mới, sáng tạo
- Giải quyết vấn đề chuyên môn dựa vào kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân
Câu 3: Hãy đánh dấu x vào những hoạt động mà đồng chí thích trong sinh hoạt tổ chuyên môn (Đánh dấu x vào 1 trong 3 ô tương ứng)
Các hoạt động
Mức độ hoạt động
Rất thích
Thích
Không thích
- Xung phong tham gia dạy tiết mẫu
- Chủ động khai thác đề tài khó
- GV,NV trong tổ đóng góp ý kiến cho tiết dạy
Câu 4: Theo đồng chí sinh hoạt Tổ chuyên môn có cần thiết trong hoạt động của mỗi giáo viên không?
Có
Không
Câu 5: Theo đồng chí kết quả đạt được trên trẻ có khẳng định chất lượng sinh sinh hoạt Tổ chuyên môn không?
Có
Không
TRƯỜNG MẦM NON KIM LAN
PHIẾU ĐIỀU TRA CÔNG TÁC SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN CUỐI NĂM
Họ và tên giáo viên:.................................................................................................
Lớp:.........................................................................................................................
Trường:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Huyện:.............................................. Thành phố.....................................................
Đồng chí hãy cho biết ý kiến của mình sau khi áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn qua các câu hỏi sau:
Câu 1: Thái độ của đồng chí đối với việc sinh hoạt tổ chuyên môn
(Đánh dấu x vào 1 trong 3 ô)
Rất thích
Bình thường
Không thích
Câu 2: Những hoạt động của đồng chí trong khi tham gia sinh hoạt chuyên môn
(Với mỗi hoạt động, hãy đánh dấu x vào 1 trong 3 cột)
Các hoạt động
Mức độ hoạt động
Thường xuyên
Đôi khi
Ít khi
- Nghe đồng nghiệp giảng và ghi chép vào sổ
- Đánh dấu vào những vấn đề mà đ/c quan tâm
- Trao đổi, thảo luận với các bạn đồng nghiệp để giải quyết một vấn đề nào đó
- Đề xuất các hướng giải quyết vấn đề
- Tham mưu với tổ trưởng và BGH những đề tài mới, sáng tạo
- Giải quyết vấn đề chuyên môn dựa vào kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân
Câu 3: Hãy đánh dấu x vào những hoạt động mà đồng chí thích trong sinh hoạt tổ chuyên môn (Đánh dấu x vào 1 trong 3 ô tương ứng)
Các hoạt động
Mức độ hoạt động
Rất thích
Thích
Không thích
- Xung phong tham gia dạy tiết mẫu
- Chủ động khai thác đề tài khó
- GV,NV trong tổ đóng góp ý kiến cho tiết dạy
Câu 4: Theo đồng chí sinh hoạt Tổ chuyên môn có cần thiết trong hoạt động của mỗi giáo viên không?
Có
Không
Câu 5: Theo đồng chí kết quả đạt được trên trẻ có khẳng định chất lượng sinh sinh hoạt Tổ chuyên môn không?
Có
Không
Hiệu trưởng nhà trường triển khai nhiệm vụ năm học
và các văn bản chỉ đạo của cấp trên
Ảnh minh họa 1
TTCM xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn theo năm, tháng Ảnh minh họa 2
Giáo viên trong tổ thống nhất làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo
phục vụ cho công tác giảng dạy - Ảnh minh họa 3
Hoạt động tạo hình trong sinh hoạt chuyên môn - Ảnh minh họa 4

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_sinh.doc