Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi thực hành các thí nghiệm khoa học đơn giản hiệu quả

Trong chương trình đổi mới, ngành giáo dục mầm non xác định mục tiêu đào tạo là nhằm hình thành ở trẻ những chức năng, năng lực của con người, phát triển tối đa tiềm năng vốn có, hình thành những giá trị những kỹ năng sống cần thiết cho bản thân phù hợp với yêu cầu của gia đình, và xã hội, chuẩn bị tốt cho trẻ vào giai đoạn sau.

Tổ chức cho trẻ tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh là một trong những nhiệm vụ cơ bản để đạt được mục tiêu đó. Trong đó khám phá khoa học là một nội dung quan trọng nhằm hình thành cho trẻ những biểu tượng đúng đắn về các hiện tượng khoa học, tự nhiên trong cuộc sống, góp phần phát triển ở trẻ năng lực quan sát, năng lực tư duy, vốn sống thực tiễn.

Hiện nay, các trường mầm non cũng đã bắt đầu chú trọng đên việc đầu tư các trang thiết bị, phòng học để tạo ra môi trường phù hợp cho cô và trẻ cùng trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh, khám phá khoa học qua các thí nghiệm đơn giản. Thực tế cho thấy đây là hoạt động là hầu như tất cả trẻ đều thích thú và mong muốn được tham gia nhiều nhất.

Tuy nhiên, bên cạnh những đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị thì điều quan trọng đòi hỏi mỗi giáo viên phải nhận thức và tổ chức tốt được các hoạt động cho trẻ tham gia. Với kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ Mẫu giáo bé nhiều năm, tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp thí nghiệm khi tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với khoa học, tự nhiên vẫn còn hạn chế, đa phần giáo viên chưa ý thức đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của phương pháp thí nghiệm cho trẻ. Vì vậy khi tổ chức cho trẻ tìm hiểu về các hiện tượng khoa học, hiện tượng tự nhiên vẫn còn áp đặt trẻ, đưa ra kiến thức yêu cầu trẻ nhắc lại, chưa quan tâm đến việc giúp trẻ tìm hiểu kiến thức thông qua trải nghiệm trực tiếp. Giaó viên còn lúng túng trong việc thiết kế và sử dụng các thí nghiệm linh hoạt, mang tính phát triển phù hợp với đặc điểm của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp. Do vậy, hoạt động khám phá thế giới xung quanh đối với trẻ con chưa đạt được hiệu quả cao, chưa thu hút và tạo sự hứng thú cho trẻ.

 

doc 15 trang vuthom 08/10/2022 9423
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi thực hành các thí nghiệm khoa học đơn giản hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi thực hành các thí nghiệm khoa học đơn giản hiệu quả

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi thực hành các thí nghiệm khoa học đơn giản hiệu quả
am học hỏi, sẵn sàng tiếp nhận, tìm tòi cái mới, yêu nghề, yêu trẻ.
- Bản thân tôi có vài năm đứng lớp bé nên tôi cũng hiểu được tâm sinh lý của trẻ.
- Lớp học sinh là lứa tuổi mẫu giáo bé, hầu hết đều có ý thức và nề nếp trong học tập. Trẻ mạnh dạn tự tin, thông minh thích tham gia vào các tiết dạy có hình ảnh minh họa, các trò chơi trên máy tính.
b. Khó khăn
- Kỹ năng , sự ghi nhớ, quan sát, logic, tư duy, so sánhcủa trẻ của trẻ 3-4 tuổi còn hạn chế
- Đa số phụ huynh còn chưa quan tâm đến vấn đề cho trẻ được thực hiện trải nghiệm các thí nghiệm
- Các đồ dùng với số lượng còn hạn chế, chi phí cho mỗi lần làm thí nghiệm có thể sẽ tốn kém hơn dạy chay hoặc dạy qua video, hình ảnh
3. Các biện pháp thực hiện
3.1.Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ được trải nghiệm các thí nghiệm khoa học đơn giản.
Môi trường giáo dục là người giáo viên thứ hai tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi, trẻ hoạt động nhận thức và phát triển. Do vậy, việc tạo môi trường học tập xung quanh lớp cho trẻ là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung. Khi xác định nội dung của môi trường trong lớp tôi đã chú trọng đến góc khám phá.
Với sự quan tâm và đánh giá cao về tầm quan trọng của việc cho trẻ khám phá khoa học, ban giám hiệu trường mầm non Tân Mai đã đầu tư các đồ dùng thiết bị để giúp cô và trò dễ dàng thực hiện các thí nghiệm khoa học đơn giản. Đặc biệt nhà trường đã chọn một vị trí không gian rất phù hợp để trẻ có thể thoải mái, dễ chịu từ đó giúp trẻ có thể tập trung hơn, tư duy, quan sát tốt hơn các thí nghiệm. Từ đó thì hiệu quả của việc trẻ làm các thí nghiệm khoa học sẽ tốt hơn.
(Ảnh minh họa 1: Góc thí nhiệm ở sảnh tầng 3)
Ngoài khu thí nghiệm của nhà trường được thiết kế ở sảnh tầng 3, trong lớp tôi cũng tập trung thiết kế góc khám phá sao thật khoa học, đẹp mắt để thu hút sự chú ý của trẻ. Vị trí góc khám phá trong lớp tôi lựa chọn khu vực rộng rãi, gần của sổ, có nhiều ánh sáng tự nhiên, và trẻ dễ dàng hoạt động. Khu vực này là chỗ trẻ thường xuyên nhìn thấy gần như là đầu tiên khi bước chân vào lớp học. Điều này cũng góp phần kích thích sự tìm tòi mày mò và muốn khám phá khoa học. 
Các đồ dùng, nguyên liệu luôn được để găn nắp, gọn gàng và dễ nhìn, dễ lấy, giúp trẻ phát huy được tất cả những kĩ năng, kiến thức của mình. Tôi luôn thường xuyên bổ xung các đồ dùng, nguyên liệu mới cho góc khám phá khoa học lớp mình. Từ đó thu hút được sự hứng thú của trẻ, kích thích được sự tò mò ham học hỏi của trẻ. Các ống thí nghiệm bằng thủy tinh, các đồ dễ vỡ được để ở riêng một chỗ giúp trẻ dễ nhìn, dễ lấy nhất. Các nguyên vật liệu mở có sẵn như : Bóng bay, bột backingsoda, dấm, muối, đường, dầu ăn, sữa, thì được để vào từng khay theo từng loại thí nghiệm. Như vậy trẻ rất thuận lợi trong việc có đầy đủ đồ dùng dụng cụ cho thí nghiệm, mà không mất quá nhiều thời gian đi tìm để đủ đồ dùng để làm. Với các đồ dùng đều được dán tên, và hình ảnh của thí nghiệm, điều này tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại là một yếu tố rất quan trọng đối với trẻ vì trẻ ở độ tuổi này chưa biết đọc, dựa hoàn toàn vào biểu tượng và hình ảnh minh họa. Nhờ có một số thay đổi về môi trường lớp học và sảnh thí nghiệm ở tầng 3, mà trẻ đã tự tin, thoải mái, tự do, để trải nghiệm, khám phá, tìm tòi điều mới lạ qua từng thí nghiệm mà trẻ được làm.
(Ảnh minh hoạ 2: Góc khám phá trong lớp)
3.2 Biện pháp 2: Lựa chọn các thí nghiệm đơn giản theo chủ đề, sự kiện phù hợp với trẻ 3-4 tuổi
Một trong những hoạt động học tập thu hút được sự chú ý với các bé đó là hoạt động khám phá khoa học. Đây là một hoạt động học tập vui và bổ ích, các bé ai cũng hào hứng tham gia, hoạt động đã khơi gợi được sự thích thú và đam mê khám phá thế giới xung quanh bé. Do đặc điểm nhận thức của bé lứa tuổi mầm non, đặc biệt trẻ 3-4 tuổi khác với người lớn, bé thích các hoạt động chân tay và khám phá bằng các giác quan. Các bé rất hay đặt câu hỏi trong hoạt động như: Tại sao? Sao lại thế ạ? Sao lại là thế kia hả cô?... Chính vì vậy, đòi hỏi cô giáo phải lựa chọn các hoạt động để giúp trẻ trả lời các câu hỏi tò mò, những mong muốn được khám phá. Việc lựa chọn các đề tài thí nghiệm cho trẻ thực hiện cực kỳ quan trọng. Giáo viên cần phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các thí nghiệm trước khi đưa vào từng giờ học. 
+ Việc đầu tiên cần làm là phải đảm bảo tính an toàn cho trẻ. Cô giáo phải lường trước được khi làm thí nghiệm này hiện tượng gì xảy ra, hiện tượng đó có gây nguy hiểm cho trẻ hay không? Và trước khi cho trẻ làm thí nghiệm thì cần nhắc nhở trẻ chú ý điều gì để quá trình làm được an toàn và hiệu quả nhất.
+ Nội dung, kiến thức cô giáo đưa ra trong mỗi thí nghiệm cần đảm bảo phù hợp với trẻ. Đặc biệt, với trẻ 3-4 tuổi lượng kiến thức trẻ dung nạp được chỉ ở mức độ đơn giản, đơn thuần và dễ dàng nhận thấy. Khi giáo viên hiểu được điều này thì việc lựa chọn đề tài cho trẻ thí nghiệm mới phù hợp, không bị quá khó đối với trẻ. Làm tốt điều này thì chắc chắn hiệu quả của thí nghiệm sẽ cao hơn đối với trẻ. Với sự tìm hiểu nghiên cứu và dựa vào kế hoạch năm học tôi đã đưa ra một số thí nghiệm phù hợp với nhận thức của trẻ lớp tôi, và đã thực hiện trong năm học 2019- 2020.
Chủ đề, sự kiện
Các thí nghiệm
Chuẩn bị đồ dùng
Cách tiến hành
Động vật
Trứng sống – Trứng chín
- 1 quả trứng sống; 1 quả trứng chín
- Xoay lần lượt từng quả trứng và quan sát
Nước 
Trứng nổi trên nước
- 2 quả trứng, 2 cốc nước, muối
- Đổ nước tinh khiết vào 2 cốc đã đánh dấu, cho muối vào 1 cốc, thả trứng vào 2 cốc và quan sát.
Nước
Thí nghiệm hòa tan trong nước:
- 3 cốc, đường, muối, cát, thìa
- Cho lần lượt từng các nguyên vật liệu vào từng cốc, dung thìa khuấy và quan sát.
Thực vật
Tạo màu cho cây cải thảo:
- 3 cái cốc, phẩm màu, lá cải thảo
- Hòa tan phẩm màu vào từng cốc, sau đó cắm lá cải thảo vào từng cốc và quan sát
Trường mầm non
Giấy không bị ướt khi tô màu
- Màu sáp, giấy, cốc nước
- Lấy màu sáp tô màu hết tờ giấy, sau đó đổ nước vào tờ giấy.
Nước
Trộn dầu với nước:
- Chai, dầu ăn, nước, màu thực phẩm
- Cho màu thực phẩm vào nước và cho thêm dầu ăn, đóng nắp chai và lắc mạnh
Thí nghiệm với nam châm.
- Nam châm, sắt, đồng, nhôm
- Đưa nam châm lại gần các vật kia, và quan sát hiện tượng
Noel
Thổi bóng bay
- Bóng bay, dấm, bột backingsoda
- Cho bột backingsoda vào trong bóng bay, úp miệng bóng bay vào chai dấm để bột rơi xuống chai dấm.
Nước
Làm máy lọc nước mini
- Chai nhựa cắt đít, than củi, sỏi, cát, bông, nước bẩn
- Cho lần lượt, bông, than, cát, sỏi rồi đổ nước bẩn vào
8/3
Làm cầu vồng băng kẹo
- Kẹo M&M, đĩa, nước ấm
- Xếp các viên kẹo nhiều màu sắc vào mép đĩa, rót nước ấm vào và quan sát
Hiện tượng thiên nhiên
Núi lửa
- Bột backingsoda, phẩm màu đỏ, nước, giấm, nước rửa bát, chai nhựa
- Cho bột backingsoda, nước, phẩm màu vào chai nhựa, cho thêm nước rửa chén và giấm vào. Quan sát
- Chọc que vào bóng bay mà không vỡ
- Bóng bay, que nhọn, dầu thực vật
- Thỏi quả bóng bay cho to vừa phải, que nhọn nhúng vào dầu thực vật và chọc vào phần đầu gần núm thắt bóng bay
- Bóng bay không cháy khi đốt
- Bóng bay, nước, nến
- Cho nước vào quả bóng bay, đưa quả bóng vào ngọn nến
- Đổi màu khi pha trộn màu sắc
- Màu nước đỏ, trắng, xanh lam, đen, vàng..
- Trộn màu:
+ đỏ + xanh lá cây = vàng
+ Đỏ + xanh dương = hồng
+
- Sự chuyển động của sữa
- Sữa tươi, phẩm màu, nước rửa bát, đĩa
- Đổ sữa ra đĩa, nhỏ phẩm màu ra từng góc của đĩa sữa, dùng tăm bông chấm nước rửa bát sau đó chấm vào đĩa sữa
- Sự biến đổi của sữa
- Sữa tươi, dấm 
- Đổ sữa vào cốc, rót dấm vào sữa. Quan sát
- Lốc xoáy
- Nước, nước rửa chén, bình trong
- Cho nước vào trong bình, rót nước rửa chén vào, đập nắp lại sau đó lắc bình. Quan sát
- Tạo mưa
- Bình có nắp, đá, nước nóng
- Rót nước nóng vào bình rồi đập nắp lại, xếp đá lên trên nắp bình và quan sát
- Chiếc cầu sắc màu
- 6 cốc, nước, phẩm màu, giấy ăn
- Đổ nước và 3 cốc, nhỏ màu xanh, vàng, đỏ Cho 1 đầu giấy ăn vào cốc màu xanh- 1 đầu vào cốc không, và lần lượt với 2 cốc còn lại. Quan sát
3.3 Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi thực hành các thí nghiệm đơn giản.
Làm thí nghiệm ở trường mầm non được chúng tôi hướng dẫn trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Ngoài giờ học chính tôi đã đưa những thí nghiệm đó lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày như: hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều để trẻ được trải nghiệm, thí nghiệm nhiều hơn. Khi lên kế hoạch tháng, tôi đã mạnh dạn để trẻ lớp tôi hoạt động 2 buổi ở sảnh khám phá thí nghiệm của trường, 1 buổi vào giờ hoạt động chiều. Riêng hoạt động góc thì luôn chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để trẻ có thể thỏa sức tìm tìm khám phá hàng ngày.
Với hoạt động ngoài trời, tôi sẽ lựa chọn các đề tài khám phá để tận dụng được ánh sáng tự nhiên, không khí, áng nắng như thí nghiệm chồng giấy bóng kính các màu lên nhau giơ lên trên ắng sáng để nhìn rõ được sự thay đổi màu sắc. Và các đề tài cần nhiều dụng cụ to, cồng kềnh, cần nhiều không gian và diện tích tôi cũng đưa vào hoạt động ngoài trời để thực hiện. Khi hướng dẫn trẻ cách thực hiện thí nghiệm tôi cũng hướng dẫn đơn giản nhanh gọn dễ hiểu, tránh rườm rà để trẻ có nhiều thời gian vào thực hiện trải nghiệm. Với các hoạt động thí nghiệm ngoài trời tôi nhận thấy trẻ rất thích thú, vủi vẻ từ đó phát huy hết tính sáng tạo, tư duy và đặc biệt là khả năng quan sát của trẻ.
(Ảnh minh họa 3: Thí nghiệm ngoài trời)
Riêng với hoạt động góc, vì tính chất của hoạt động này là diện tích không được rộng rãi thoải mái như hoạt động học hay hoạt động ngoài trời nên tôi thường chuẩn bị các thí nghiệm hạn chế đi lại, đồ dùng nhỏ gọn, dễ lấy, dễ làm. Đặc biệt tôi sắp xếp góc khám phá gần các góc tĩnh như góc kỹ năng và góc học tập để tránh những tình huống vai chạm dẫn đến đổ vỡ, và khó di chuyển khi đi lấy đồ.
(Ảnh minh họa 4: Thí nghiệm trong góc)
Để hiệu quả của các thí nghiệm khoa học được hiệu quả thì việc chuẩn bị đồ dùng cho trẻ thực hiện cũng là một phần vô cùng quan trọng. Từ việc chọn nội dung phù hợp với trẻ rồi việc tiếp theo giáo viên sẽ phải chọn lựa đồ dùng sao cho trẻ dễ thực hiện, và tuyệt đối an toàn cho trẻ. Với các đồ dùng dễ vỡ thì nhắc trẻ nhẹ nhàng cẩn thận, không đi lại chạy nhảy quá nhiều trong khi thực hiện.
Đẻ trẻ có thể tự tay làm các thí nghiệm khoa học thì cần ở trẻ có những kĩ năng tương đối tốt. Chính vì vậy giáo viên cũng cần quan tâm chú trọng rèn kĩ năng cho trẻ trong và ngoài giờ hoạt động, có như thế kết quả của các giờ cho trẻ thí nghiệm mới đạt hiệu quả cao.
3.4 Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh sưu tầm các đồ dùng thí nghiệm và hướng dẫn trẻ thực hành ở nhà
Phần lớn các bậc phụ huynh đều cho rằng khoa học rất khó và trừu tượng đối với trẻ em, đặc biệt là khoa học cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, thay vì nhìn nhận trực diện như vậy, nhà trường và giáo viên sẽ phân tích cho các bậc phụ huynh trong các buổi họp phụ huynh hay qua nhóm zalo của lớp để cha mẹ học sinh sẽ thấy học tập - thí nghiệm khoa học đáp ứng được tính hiếu kỳ của trẻ đồng thời hình thành tư duy khoa học cho trẻ. Cô giáo sẽ ghi lại những hình ảnh của các buổi thí nghiệm của trẻ gửi cho bố mẹ và từ đó các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng và ý nghĩ của việc cho trẻ trải nghiệm các thí nghiệm khoa học đơn giản.
 Qua mỗi thí nghiệm khoa học đơn giản sẽ đem lại cho trẻ không chỉ là những kiến thức thông thường mà giúp trẻ khám phá xung quanh cuộc sống hàng ngày, trẻ được xem, được học, được chơi và quan trọng là trẻ được tự mình trải nghiệm, chính những điều này đã mang lại sự hấp dẫn riêng đến từ khoa học. Thông qua các tiết học theo phương pháp này, bé sẽ được tự tìm hiểu, tự trải nghiệm khám phá, tự tìm ra những mối liên hệ đơn giản mà khoa học giữa các sự vật hiện tượng, và tự để đưa ra kết luận cũng như cách giải quyết vấn đề cho chính mình. Trẻ cần được xây dựng một nền tảng tốt ngay từ khi còn nhỏ, đó là điều vô cùng quan trọng để gia đình và nhà trường nên khuyến khích trẻ. Từ các buổi trao đổi, hình ảnh video các con tự trải nghiệm, sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về vấn đề này, từ đó sẽ kết hợp với cô giáo trên lớp để củng cố lại kiến thức, rèn thêm về kĩ năng, mở rộng hơn sự hiểu biết cho trẻ.
Từ đầu năm đến giờ nhờ có sự trao đổi thường xuyên giữa cô giáo và các bậc phụ huynh mà các bậc phụ huynh đã quan tâm hơn rất nhiều đến các hoạt động của cô và trò trên lớp. Các bậc phụ huynh đã mang ủng hộ lớp rất nhiều đồ dung như: Cốc thủy tinh, bình nước trong, dấm, sữa, muối, trứng, các hộp, lọ để dung trong các thí nghiệm cho trẻ. Ví dụ trong tuần có kế hoạch làm thí nghiệm trứng nổi trứng chìm, tôi đã thông báo trên nhóm zalo của lớp về nội dung cuả thí nghiệm và kêu gọi phụ huynh chuẩn bị cho con mang trứng đến lớp.
(Ảnh minh họa 5: Đồ của phụ huynh mang đến lớp)
Ngoài ra, tôi còn quay lại cách thực hiện một số thí nghiệm để gửi cho phụ huynh dành thời gian hướng dẫn con làm tại nhà. Tôi lựa chọn các thí nghiệm cần nhiều thời gian mới có thể thấy được kết quả, hay các thí nghiệm vui cần các đồ dung đơn giản, dễ kiếm, có sẵn trong gia đình để bố, mẹ trẻ có thể cùng thực hiện với trẻ mọi lúc mà không cần phải mất quá nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng.
3.5 Biện pháp 5: Tự học tập, tích lũy các kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động thí nghiệm cho trẻ
Nhận thấy tầm quan trọng của nội dung cho trẻ làm thí nghiệm khoa học đơn giản cho trẻ 3-4 tuổi nên bản thân tôi ngay từ đầu đã luôn ý thức tự tìm tòi, học hỏi thêm các thí nghiệm hay trong sách, báo, trang mạng trong nước và nước ngoài. Tôi tìm và lựa chọn các kiến thức khoa học, phản ứng hóa học giữa các chất, hiện tượng tự nhiên.để có thể ứng dụng vào các đề tài thí nghiệm. Nếu người giáo viên không trau dồi thêm các kiến thức thì sẽ không tiếp cận kịp sự đổi mới của chương trình, nội dung đưa vào không mới lại thì dẫn đến việc trẻ sẽ bị nhàm chán, giảm hứng thú.
Trong mỗi cá nhân đều có năng khiếu thiên về lĩnh vực nào đó mà bản thân tôi nhận thấy trong trường tôi có những đồng nghiệp rất chịu khó tìm tòi, nghiên cứu học hỏi và mạnh dạn thực hiện các thí nghiệm khoa học cho trẻ lớp mình. Qua các cuộc họp chuyên môn các giáo viên đó sẽ chia sẽ những kinh nghiệm đúc rút qua từng hoạt động dạy trên cho trẻ. Từ đó mà các giáo viên sẽ thuận lợi, tự tin hơn trong quá trình thực hiện cho trẻ. Không mắc phải những lỗi khi dạy trẻ, và xử lý tốt các tình huống xảy ra. Ngoài ra, các giáo còn trao dổi với nhau các đề tài, các thí nghiệm hay cho nhau, từ đó mà các giáo viên có thêm rất nhiều đề tài để lựa chọn đưa vào thực hiện cho trẻ lớp mình
Qua việc tự học tập, trau dồi thêm kiến thức, trao đổi học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp thì giáo viên sẽ có lượng kiến thức về khoa học phong phú hơn. Kỹ năng sư phạm, kỹ năng xử lý tình huống sẽ nhanh nhạy và hiệu quả hơn. Đặc biệt các phương pháp, hình thức tổ chức được linh hoạt chọn lựa nhiều cách giúp trẻ có tâm lý thoải mái, vui vẻ, sảng khoái hấp dẫn khi vào giờ hoạt động.
4. Kết quả đạt được
4.1. Kết quả đối với trẻ
- Trẻ tự tin khi giao tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, thể hiện tinh thần đồng đội, biết chia sẻ, biết giải quyết vấn đề. 
- Thông qua các hoạt động làm thí nghiệm trẻ không chỉ được phát triển nhận thức mà còn được phát triển các mặt khác:
+ Về mặt tình cảm quan hệ xã hội: Qua buổi hoạt động thí nghiệm như vậy trẻ rất phấn khởi vì được cùng nhau trực tiếp làm những thí nghiệm, được giao lưu với cô giáo và các bạn, tạo cho trẻ tính hợp tác và có kĩ năng xử lí tình huống.
+ Về mặt phát triển ngôn ngữ: Trẻ biết trao đổi với nhau về một vẫn đề, biết chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết với nhau, biết suy đoán những hiện tượng sắp xảy ra. Nắm được những điều giáo viên nói và biết đặt những câu hỏi “Tại sao”
+ Về mặt thể chất: Trẻ được trực tiếp làm những thí nghiệm đó nên trẻ sẽ biết cách sử dụng đồ dùng an toàn và hợp lý.
4.2. Kết quả đối với giáo viên
 Sau khi tiến hành những biện pháp trên tôi đã tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong và ngoài lớp có khoa học. Giáo viên yên tâm, phấn khởi, có kinh nghiệm hơn, biết cách lập kế hoạch khi tổ chức các hoạt động khám phá.
- Bổ xung được nhiều đồ dùng, đồ chơi cho tiết dạy.
- Giáo viên tự tin, chủ động trong việc lựa chọn nội dung và tổ chức dạy cho trẻ
- Giáo viên xử lý tình huống nhanh nhạy và hiệu quả hơn.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp tôi nhận thấy:
 - Qua các giờ học tôi nhận thấy trẻ tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng, dễ nhớ và ghi nhớ lâu hơn
- Giáo viên nâng cao về kĩ năng sư phạm và xử lý tình huống
- Giờ học không còn bị nhàn chán, ắp đặt mà trẻ được tự trải nghiệm, tự tìm ra kết quả
- Trẻ được phát triển tư duy, kỹ năng và ứng phó với các hiện tượng của thế giới xung quanh tốt hơn
Việc đưa các thí nghiệm khoa học đơn giản vào các giờ học cho trẻ là rất cần thiết. Nhằm giúp trẻ tích lũy kiến thức và kĩ năng. Các kỹ năng của trẻ cũng tốt lên nhiều, đặc biệt trẻ rất hứng thú với các hoạt động mà giáo viên đưa ra. Hơn nữa qua quá trình khám phá trải nghiệm đã phát triển được ở trẻ khả năng tập trung chú ý, sự khéo léo của đôi bàn tay, óc suy đoán, tưởng tượng khi quan sát kết quả các thí nghiệm.
2. Bài học kinh nghiệm
Thực hiện đề tài này tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:
- Tích cực cho trẻ tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên, khoa học thông qua các thí nghiệm thực tết
- Lựa chọn các thí nghiệm phù hợp với điều kiện lớp học và lứa tuổi của trẻ.
- Cho trẻ trực tiếp các thao tác thí nghiệm, khuyến khích trẻ nêu kết quả (Suy đoán kết quả)
- Có cách ghi kết quả sau mỗi thí nghiệm một cách khoa học để trẻ lưu lại kết quả sau khi thực hiện
- Phối hợp với đồng nghiệp và ban phụ huynh để thực hiện các hoạt động khám phá có hiệu quả hơn.
3. Kiến nghị
 Để việc ứng dụng các thí nghiệm khoa học đơn giản trong nhà trường được hiệu quả hơn nữa nhằm góp phần đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
- Tiếp tục tạo điều kiện để cho CBGV-CNV được tham gia các lớp bồi dưỡng về lĩnh vực khám phá khoa học
- Tiếp tục đầu tư thêm các đồ dùng mới và số lượng nhiều hơn để giáo viên thuận lợi trong công việc đưa các thí nghiệm vào giờ học
- Cung cấp thêm tài liệu trong và ngoài nước giúp giáo viên có nguồn tham khảo phong phú hơn
- Nâng cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, tìm tòi, trao đổi và mạnh dạn để đưa các đề tài mới, hay cho trẻ trải nghiệm
 Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2020
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
..
....
....
....
Tôi xin cam đoan đây là bản SKKN tôi viết. Không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Kiều Thị Hoa Lệ
e điền các nội dung vào bảng kèm theo số trang, Phần phụ lục copy sang flie khác đẻ in và đóng ở đầu SK, trang này k đánh dấu trang
PHỤ LỤC
I
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1
1
Cơ sở lý luận
2
I. 1. 
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
2. Thuận lợi, khó khăn
a. Thuận lợi
b. Khó khăn
3. Các biện pháp thực hiện
3.1.Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ được trải nghiệm các thí nghiệm khoa học đơn giản.
3.2 Biện pháp 2: Lựa chọn các thí nghiệm đơn giản theo chủ đề, sự kiện phù hợp với trẻ 3-4 tuổi
3.3 Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi thực hành các thí nghiệm đơn giản.
3.4 Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh sưu tầm các đồ dùng thí nghiệm và hướng dẫn trẻ thực hành ở nhà
3.5 Biện pháp 5: Tự học tập, tích lũy các kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động thí nghiệm cho trẻ
4. Kết quả đạt được
4.1. Kết quả đối với trẻ
4.2. Kết quả đối với giáo viên
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Bài học kinh nghiệm
3. Kiến nghị
3.1. Đối với nhà trường
3.2. Đối với giáo viên
PHỤ LỤC ẢNH MINH HOẠ
tên ảnh phải copy từ trong sáng kiến xuống
Ảnh 1: Góc khám phá ở n
Ảnh 2: Góc khám phá trong lớp
Ảnh 3: Hoạt động thí nghiệm ngoài trời
Ảnh 4: Ảnh hoạt động góc
Ảnh 5: Phụ huynh mang đồ đến lớp cho trẻ làm thí nghiệm
Copy tên ảnh vào ô giống ở ảnh 5 rồi đặt dưới ảnh, sau đó làm mờ viền thì sẽ mất đường bao của ô đó

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_thuc_ha.doc