Báo cáo biện pháp Một số ứng dụng thí nghiệm khoa học để thiết kế trò chơi thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi

 “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

Thật đúng vậy: Muốn ngày mai có những nhân tài, những con người có đầy đủ những tri thức, hiểu biết để cống hiến cho nhân loại thì ngay lúc này giáo dục lứa tuổi mầm non là điều thiết yếu cho mỗi một chúng ta và đặc biệt là giáo viên mầm non . Chúng ta phải có trách nhiệm nặng nề đối với mầm non tương lai của đất nước . Mỗi một đứa trẻ lớn lên muốn phát triển toàn diện thì phải có những yếu tố quan trọng giúp cho sự phát triển nhân cách sau này cho trẻ. Vì vậy trẻ cần được tiếp thu toàn bộ các môn học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Thông qua các môn học giúp trẻ làm quen và tiếp xúc với thế giới xung quanh, hình thành ở trẻ những biểu tượng, phong phú, đa dạng hơn.

Trước tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ, giáo dục trẻ em nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, người giáo viên không ngừng nghiên cứu đổi mới phương pháp, nội dung dạy học để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, thực hiện chương trình đổi mới cho phép người giáo viên phát huy hết khả năng linh hoạt và sáng tạo của mình trong việc vận dụng những hiểu biết và áp dụng những tri thức khoa học vào việc giáo dục trẻ. Hoạt động này nhằm khơi gợi sự thích thú và niềm đam mê khám phá nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên của trẻ chứ không phải là những kiến thức khoa học mà trẻ thu lượm được. Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát và những đam mê được tìm hiểu khoa học.

 

doc 26 trang vuthom 08/10/2022 5505
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số ứng dụng thí nghiệm khoa học để thiết kế trò chơi thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số ứng dụng thí nghiệm khoa học để thiết kế trò chơi thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi

Báo cáo biện pháp Một số ứng dụng thí nghiệm khoa học để thiết kế trò chơi thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi
Gia đình
Trò chơi thử nghiệm  : Những đồ vật bay và không bay
*  Mục đích:
- Giúp trẻ nhận biết và phân biệt được những thứ gió thổi bay và có những thứ gió thổi không bay.
- Nhận biết có những đồ vật bay được và không bay được tùy thuộc vào chất liệu khác nhau.
* Chuẩn bị:
- Quạt trần, quạt nan, quạt mo, quạt giấy.
- Các đồ dùng khác nhau: Giấy màu, vải mỏng, kẹp ghim, thìa, xắc xô
* Cách tiến hành:
- Đặt các đồ vật trên bàn, cho trẻ quan sát phỏng đoán “ Vật nào bay và không bay  khi mở quạt hoặc thổi ”.
- Trẻ nêu ý kiến cá nhân và giải thích lý do tại sao?
- Cô mở quạt và quan sát xem vật nào bay và không bay.
- Trẻ lí giải hiện tượng.
*  Giải thích và kết luận:
- Những vật thường bay khi gặp gió là những vật nhẹ như giấy, vải. Còn những vật như kẹp ghim, thìa, xắc xô được làm từ sắt nặng nên khi gặp gió thì không bay được.
3.3.4 Chủ đề: Nghề nghiệp
Trò chơi thử nghiệm  : Hỗn hợp cát, vôi, xi măng
* Mục đích:
- Trẻ nhận biết được sự khác nhau của các nguyên vật liệu và sự thay đổi khi trộn các nguyên vật liệu đó lại với nhau. Nhận ra sự thay đổi khi đổ nước vào trộn thành một hỗn hợp vữa.
- Biết được các nguyên vật liệu dựng để xây nhà.
* Chuẩn bị
- Một ít cát, vôi, xi măng đựng trong hộp.
- Bình đựng nước sạch.
-  Xô đựng, bay nhỏ, xẻng nhỏ.
- Giấy nilông để các nguyên vật liệu.
 *  Cách tiến hành
 - Giáo viên cho trẻ quan sát các loại nguyên vật liệu, sờ và nêu nhận xét. Sau đó cho trẻ trộn nguyên liệu và nêu nhận xét sự khác biệt sau khi trộn.
* Giải thích và kết luận:
- Các nguyên liệu cát, vôi, xi măng khi trộn vào nước sẽ kết dính lại với nhau để tạo thành hỗn hợp vữa, có tác dụng kết nối các viên gạch lại với nhau để tạo thành đồ vật theo ý muốn, có thể trang trí thành 1 bức tranh. 
3.3.5 Chủ đề: Giao thông
  Trò chơi thử nghiệm: Làm một chiếc tàu ngầm
* Mục đích:
- Trẻ gọi tên và nhận biết được một số đặc điểm đặc trưng và công dụng của tàu ngầm. 
- Trẻ nhận biết được: không khí nhẹ hơn nước. Từ đó hiểu được làm thế nào tàu ngầm nổi trên mặt nước.
- Hướng dẫn và giải thích cho trẻ cách làm một tàu ngầm đồ chơi ứng dụng từ không khí và nước.
* Chuẩn bị:
- 1 chai cổ hẹp bằng nhựa dẻo ( Ví dụ: vỏ chai nước rửa bát, dầu gội đầu)
- Đất sét dẻo
- 1 ống nhựa
- Mấy đồng tiền, băng keo.
* Cách tiến hành:
Bước 1: 
- Cho trẻ xem hình ảnh về 1 chiếc tàu ngầm, trò chuyện với trẻ về tàu ngầm.
Bước 2: 
- Cô hướng dẫn trẻ cách làm tàu ngầm.
- Cắt hai ba lỗ nhỏ bên hông chai, dùng băng keo dán hai hay ba đồng tiền vào cùng phía của chai ( Mấy đồng tiền này dùng làm quả cân giúp cho tàu lặn xuống nước được).
- Ráp ống nhựa vào cổ chai và hàn lại bằng đất sét.
- Thả tàu ngầm vào chậu để cho nước chảy vào.
- Thổi qua ống nhựa đẻ ép không khí vào tàu. Khi thổi nước sẽ bị tống ra, qua những lỗ dưới đáy.
- Khi tàu bắt đầu đầy không khí, nó sẽ từ từ nổi lên mặt nước. Ta có thể làm cho tàu nổi lên lặn xuống bằng cách thay đổi lượng không khí bên trong.
Bước 3: - Cô cho trẻ lên chơi thử. 
*  Giải thích và kết luận: Không khí nhẹ hơn nước. Nên khi thổi không khí vào dày tàu ngầm, tàu ngầm sẽ nhẹ hơn nước và nổi lên.
3.3.6 Chủ đề: Tết và mùa xuân 
Trò chơi thử nghiệm: Nhuộm màu hoa 
 * Mục đích:
- Trẻ biết bông hoa hút màu qua những ống hẹp trong cuống hoa và có khả năng biến đổi thành màu khác.
*  Chuẩn bị:
- 2 chai nhỏ trong đựng đầy nước, 1 lọ màu nước.
- 10 bông hoa hồng màu trắng chia làm 2 bó, mỗi bó 5 bông
*  Cách tiến hành:
Bước 1:
- Cho trẻ quan sát và gọi tên các dụng cụ, và có thể đoán xem cô sẽ làm gì với những dụng cụ này.
Bước 2:
- Cho trẻ đánh dấu 2 lọ nước, sau đó đổ nước vào lọ nước thứ 2, cô cắt bắt đầu cắm 2 bó hoa chừng 30 cm, đặt 2 bó hoa vào 2 lọ nước.
Bước 3:
- Cô cho trẻ quan sát sau nhiều giờ, cuối cùng các cánh của bông hoa đặt trong lọ thứ 2 sẽ chuyển sang màu của nước trong lọ.
Mở rộng: Có thể làm những bông hoa nhiều màu bằng cách trẻ đôi cuống hoa ra và ngâm mỗi nửa cuống hoa vào 1 lọ nước màu khác nhau. .  
3.3.7 Chủ đề: Thực vật
 Trò chơi thử nghiệm: Cây cần gì để lớn lên và phát triển?
*Mục đích:
- Cho trẻ biết đặc điểm của cây.
- Cho trẻ biết điều kiện sống của cây, cây cần gì để sống.
-  Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
*Chuẩn bị:
- 5 cây đỗ đen.
- 5 chậu cây cảnh.
- 01 túi nilon và 01 hộp bìa to.
*Cách tiến hành:
- Cho trẻ quan sát và nhận xét các bộ phận của cây, cho trẻ đoán xem cây cần gì để sống và phát triển.
- Cô lần lượt thực hiện thực nghiệm:
+ Cây 1: Cho cây vào trong hộp kín
 	+ Cây 2: Dùng túi nilon bọc kín phần thân cây và lá cây.
+ Cây 3: Để cây vào chậu không có đất.
+ Cây 4: Không tưới nước cho cây hàng ngày.
+ Cây 5: Chăm sóc cho cây phát triển bình thường.
- Cô cho trẻ đoán xem điều gì sẽ xảy ra.
- Hàng ngày cô cùng trẻ tưới cho các cây 1,2,3,5 bình thường và ghi nhật ký bằng hình ảnh. 
- Sau một thời gian cô cùng trẻ quan sát 5 cây, nhận xét kết quả thí nghiệm và giải thích các hiện tượng xảy ra ở các cây và so sánh với cây 5.
* Giải thích và kết luận:
Cây cần đủ 4 yếu tố là nước, ánh sáng, không khí và đất để sống và phát triển. Thiếu một trong các yếu tố trên cây sẽ bị héo úa, vàng lá và chết.
3.3.8 Chủ đề: Động vật
Trò chơi thử nghiệm : Bóng hình các con vật
* Mục đích:
- Trẻ nhận biết ánh sáng và bóng tối, các hình được tạo ra bởi ánh sáng và bóng tối cùng kết hợp với các hoạt động từ ngón tay.
- Rèn luyện sự khéo léo và các cơ nhỏ của các ngón tay.
* Chuẩn bị:
- Khoảng trống và không gian trên tường.
- Bóng đèn chiếu ánh sáng lên tường.
* Cách tiến hành:
- Cô chiếu ánh sáng lên tường và dùng các ngón tay tạo thành bóng hình các con vật. Cô giáo động đậy các ngón tay để cho hình các con vật thêm sinh động. Cho trẻ tạo thành hình bóng các con vật và thi xem bạn nào tạo thành nhiều hình các con vật nhất.
 *  Giải thích và kết luận:
- Ánh sáng khi vào trong bóng tối nếu chiếu lên tường ở một khoảng không gian sẽ tạo ra bóng hình của vật được ánh sáng chiếu lên. Kích thước vật sẽ được phóng to hơn nếu đưa sát vào bóng đèn, và nhỏ hơn nếu đưa gần bức tường và xa bóng đèn.
3.3.9 Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên
 Trò chơi thử nghiệm 1: Trứng nổi , trứng chìm.
* Mục đích:
 - Trẻ biết nước muối mặn hơn nước ngọt ( nước thường), đó là lí do tại sao ta dễ nổi trên mặt biển.
- Trẻ biết quả trứng có thể nổi trong nước muối và chìm trong nước ngọt.
*  Chuẩn bị:
- 2 cốc thủy tinh.
- 2 quả trứng.
- Nước ngọt, muối.
*  Cách tiến hành:
Bước 1: 
- Cho trẻ quan sát các đối tượng và đoán xem cô sẽ làm gì với những cụ này.
Bước 2:
- Cho trẻ đánh dấu 2 cốc nước, sau đó đổ muối vào cốc nước thứ 2 (khoảng 10 muỗng cafe), khuấy đều. Sau đó thả 2 quả trứng vào trong 2 cốc.
Bước 3:
- Cô cho trẻ quan sát và giải thích: quả trứng nổi trong nước muối vì trứng nhẹ hơn nước muối, nhưng quả trứng chìm trong nước ngọt vì nó nặng hơn nước ngọt.
* Mở rộng: Có thể làm thêm như sau: bên này đổ nửa cốc nước ngọt và bên kia đổ nửa cốc nước muối. Rồi rất cẩn thận rót nước ngọt vào nước muối. Đừng cho 2 thứ nước trộn lẫn với nhau. Nhẹ nhàng cho quả trứng vào nước, nó sẽ nổi lên trên nước muối và trông như trứng bị lơ lửng giữa cốc 1 cách thần kì.
Trò chơi thử nghiệm 2: Núi lửa dưới nước
* Mục đích:
- Trẻ biết phân biệt nước nóng và lạnh, nước nóng nhẹ hơn nước lạnh
* Chuẩn bị:
- 2 chai nhỏ trong, 2 sợi dây.
- Vại lớn trong to đầy nước, 2 lọ màu thực phẩm. 
* Cách tiến hành:
Bước 1: 
- Cho trẻ quan sát và gọi tên các dụng cụ. Và đoán xem cô sẽ làm gì với những cụ này.
Bước 2: 
- Cho trẻ quan sát nước nóng và nước lạnh trong 2 ca nhựa. Cho trẻ phân biệt 2 loại nước trên ( bằng cách: sờ thành ca hoặc quan sát hơi nước từ ca nước nóng bốc lên, hoặc đậy nắp 2 ca nhựa khi mở nắp ra, ca nước nóng sẽ đọng hơi nước trên nắp ca.)
Bước 3: 
- Cô cho trẻ quan sát cô làm:
- Cột sợi dây quanh cổ chai nhỏ. Hỏi trẻ cô cột như thế để làm gì?
- Cô đổ nước lạnh vào đầy cái vại trong to.
- Cô đổ đầy nước lạnh vào cái chai nhỏ 1 và nhỏ vào vài giọt màu thực phẩm.
- Cho trẻ đoán cô sẽ làm gì tiếp.
- Cô cẩn thận thả chai nhỏ 1 vào cái vại to. Cho trẻ quan sát chuyện gì sảy ra ( nước màu trong cái lọ không tan ra ngoài).
Bước 4: 
- Cô làm tương tự, cô đổ đầy nước nóng vào chai thứ 2 và nhỏ vài giọt màu thực phẩm vào.
- Và cũng thả từ từ chai thứ 2 vào vại nước, trẻ sẽ phát hiện ra hiện tượng gì xảy ra? ( nước màu trong cái chai nhỏ từ từ dâng lên như 1 núi lửa) và trẻ sẽ đoán xem giống như hiện tượng gì trong tự nhiên? ( núi lửa)
- Cô hỏi trẻ tại sao nước lạnh trong chai 1 không dâng lên mà chai thứ 2 chứa nước nóng nước màu lại không dâng lên?
* Giải thích: nước nóng nhẹ hơn nước lạnh, vì vậy nó dâng lên và nổi trên mặt vại
- Trẻ quan sát tiếp: một lát sau nước trong chai thứ 2 và vại đồng đều màu với nhau. 
* Giải thích: nước nóng nguội xuống trộn đều với nước lạnh nên màu hòa lẫn vào nhau.
Trò chơi thử nghiệm 3: Các lớp chất lỏng
* Mục đích:
- Trẻ biết phân biệt các lớp chất lỏng khác nhau: dầu, nước, siro.
- Nhận biết các siro nặng hơn nước nên chìm xuống dưới. Lớp dầu nhẹ hơn nước vè siro nên nổi lên trên cùng. Còn lớp nước ở giữa.
- Nhận biết một số chất liệu: nhựa, gỗ, sắt, cao su nổi ở lớp chất lỏng nào: nước, siro, dầu để rút ra kết luận
* Chuẩn bị:
- 1 chai dầu ăn, 1 chai siro, 1 chai nước.
- 3 cốc thủy tinh, khay.
- Các vật liệu; cao su, sỏi, đồ nhựa, sắt.
- Các thẻ màu đỏ, trắng, vàng. 
* Cách tiến hành:
Bước 1: 
- Cho trẻ quan sát và gọi tên 3 chai chất lỏng: dầu, nước, siro.
- Mỗi chất lỏng cô dùng 1 miếng nhựa màu tương ứng với màu chất lỏng: miếng nhựa đỏ, vàng, trắng.
Bước 2: 
- Cho trẻ chọn chất lỏng thứ nhất nào đổ vào cốc trước và chọn miếng nhựa có màu tương ứng gắn lên bảng.
- Cô cho trẻ chọn chất lỏng thứ 2 và đổ vào cốc. Và trẻ tự đoán nó sẽ ở trên hay ở dưới chất lỏng 1. Cô cho trẻ chọn thẻ nhựa màu tương ứng gắn tiếp lên bảng.
 Cô cho trẻ quan sát lớp chất lỏng thứ 2 xem nó đứng ở vị nào trong cái cốc có như dự đoán của trẻ không?
- Cô cho trẻ làm tương tự với chất lỏng thứ 3.
- Cô cho quan sát vị trí các lớp chất lỏng ở trong cốc để rút ra kết luận: Lớp siro nặng hơn nước nên chìm xuống dưới cùng. Lớp nước nhẹ hơn siro nhưng nặng hơn dầu nên ở giữa. Lớp trên cùng là lớp dầu vì dầu nhẹ hơn lớp nước và lớp siro.
Bước 3: 
- Cô chia trẻ làm 2 nhóm, mỗi nhóm tự chọn vị trí xếp thẻ nhựa khác với lúc đầu. Rồi mỗi nhóm sẽ đổ thứ tự các lớp chất lỏng theo như đã chọn và cùng quan sát 2 cốc chất lỏng có đứng ở vị trí như thế nào?
- Trẻ tự rút ra kết luận: 3 chất lỏng dù đổ loại nào vào cốc trước thì nó vẫn đứng theo vị trí : Siro ở lớp dưới cùng, lớp nước ở giữa, lớp dàu trên cùng. Và trẻ lên gắn lại thứ tự thẻ nhựa theo đúng vị trí các chất lỏng trong cốc.
- Mở rộng: Cho trẻ thả một số vật: cao su, nhựa, sỏi, gỗ, sắt và quan sát xem các vật đó nổi hoặc chìm ở lớp chất lỏng nào và tự rút ra kết luận.
 Trò chơi thử nghiệm 4: Nến cháy nhờ có khí gì?
* Mục đích:
 - Cần cho trẻ nhận biết không khí xung quanh.
- Trẻ nhận biết nến cháy nhờ có khí oxi. Khi khí oxi hết thì nến sẽ. 
* Chuẩn bị:
- 2 cốc thủy tinh 1 to, 1 bé, 3 cái đĩa.
- Nến, bật nửa.
* Cách tiến hành:
Bước 1: 
- Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng của cô đã chuẩn bị.
- Hỏi trẻ gắn nến nên đĩa bằng cách nào?
- Cô đốt 3 cây nến lên.
Bước 2: 
- Cô lấy cốc nhỏ úp lên cây nến 1, cốc to úp lên cây nến 2, cây nến 3 cô để nguyên không úp cốc.
Bước 3: 
- Cô cho trẻ quan sát và giải thích: Khi nến cháy nó lấy đi chất khí oxi, cây nến 1 úp cốc bé chứa được ít oxi, ( úp cốc kín khí oxi không vào trong cốc) khi hết khí oxi trong cốc cây nến ở cây nến 1 sẽ tắt. Nên cây nến số 1sẽ tắt đầu tiên. Cây nến thứ 2 cháy lâu hơn do úp cốc to hơn chứa được nhiều không khí trong cốc hơn. Cây nến thứ 3 không tắt vì không úp cốc, cây nến có đủ không khí để cháy. 
4. Kết quả đạt được: 
Qua quá trình tìm tòi suy nghĩ và đặc biệt là áp dụng các trò chơi thực nghiệm cho trẻ làm quen với đã thu được những kết quả sau:
4.1 Đối với giáo viên
	- Nắm chắc được phương pháp của bộ môn, tìm ra những cái mới lạ, sáng tạo hơn. Bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học, cách vào bài sử dụng thủ thật linh hoạt sáng tạo thu hút sự tập trung chú ý của trẻ, tạo môi trường trong và ngoài lớp học phong phú theo chủ đề chủ điểm về hoạt động khám phá khoa học. 
- Qua đó giúp tôi sáng tạo hơn trong việc tổ chức tiết dạy sử dụng đồ dùng trực quan một cách khoa học, giải quyết tốt tình huống sư phạm một cách nhanh nhạy.
- Sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương và làm nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động khám phá khoa học có hiệu quả, trẻ đã tích cực tham gia vào hoạt động. 
4.2 Đối với trẻ
- Hoạt động khám phá khoa học thực sự đem lại niềm vui, sự hào hứng vô tận cho trẻ. Trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, linh hoạt có sáng tạo trong các hoạt động. Khắc phục sự thụ động của một số trẻ ít tham gia các hoạt động cùng với cô và các bạn.
 	- Hầu hết trẻ ở trong lớp hứng thú học, biết phát huy tính sáng tạo, tích cực hoạt động của mình, trẻ thích khám phá, tìm tòi cái mới lạ xung quanh mình. Kiến thức về khoa học ở trẻ nắm chắc hơn, sâu hơn. 
 	- 100% trẻ tham gia vào hoạt động, nắm vững kiến thức, 98% trẻ có kỹ năng thành thạo, không có trẻ chậm chạp, hiếu động như trước. Khả năng quan sát, khả năng so sánh, khả năng phân loại, khả năng giao tiếp, thao tác thực nghiệm, khả năng phán đoán, khả năng suy luận của trẻ tốt hơn so với đầu năm. Ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách rõ rệt. Trẻ phát âm rõ ràng các khái niệm khó, trả lời mạch lạc hơn khi đàm thoại, trí tuệ của trẻ phát triển rõ rệt, trẻ ứng xử nhanh nhẹn hoạt bát hơn, một số trẻ yếu còn nhút nhát đến nay mạnh dạn hơn so với trước.
4.3 Đối với phụ huynh
- Tầm nhận thức của phụ huynh cũng được nâng lên, phụ huynh đã hiểu rõ về nội dung và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với khám phá khoa học nói riêng và các môn học khác nói chung .
 Nhờ các giải pháp trên tôi đã tổ chức được những buổi vui chơi hứng thú, chất lượng được nâng lên rõ rệt, qua khảo sát chất lượng giáo dục cuối năm với lĩnh vực phát triển nhận thức hoạt động khám phá khoa học đạt được kết quả như sau:
Nội dung
Số trẻ
Đạt
Không đạt
Khả năng quan sát
49
48
98%
1
2%
Khả năng so sánh
49
43
88%
6
12%
Khả năng phân loại
49
41
84%
8
16%
Khả năng giao tiếp
49
44
90%
5
10%
Thao tác thử nghiệm
49
45
92%
4
8%
III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến: 
Sáng kiến kinh nghiệm “ứng dụng thí nghiệm khoa học thiết kế trò chơi thực nghiệm vào giảng dạy cho trẻ 4-5 tuổi” mang một ý nghĩa rất quan trọng và là việc làm hết sức cần thiết, bởi lẽ trẻ sẽ học bài một cách hứng thú hơn. Qua đó, giúp trẻ hứng thú và biết tầm quan trọng trong khi khám phá khoa học để trẻ hoàn thiện hơn và phát triển một cách toàn diện, trẻ sẽ tích cực tham gia các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, hòa đồng, thân ái, đồng cảm chia sẻ với mọi người xung quanh (hơn hết là trẻ sống tốt, sống có ý nghĩa và có một niềm tin thiết tha hơn về cuộc sống hiện tại.
 Bằng kinh nghiệm thực tế trong quá trình dạy “ Khám phá khoa học” có sự giúp đỡ của phòng giáo dục và Nhà trường tôi đã thực hiện nâng cao chất lượng trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán đạt kết quả cao. Để đạt kết quả cao trong việc dạy trẻ khám phá khoa học tôi đã sử dụng các trò chơi trên và rút ra được một vài kinh nghiệm sau: 
- Làm thế nào để lôi cuốn trẻ vào giờ chơi, trẻ hứng thú say mê chơi các trò chơi thực nghiệm . Đó là yêu cầu cần thiết với giáo viên trước khi chuẩn bị cho giờ hoạt động, tôi đã chuẩn bị tham khảo trong chương trình và tìm tòi biện pháp tốt nhất.
- Để lối cuốn trẻ vào hoạt động tôi đã tạo ra nhiều các đồ dùng tự tạo gần gũi với trẻ như các đồ dùng tự làm, tranh ảnh... để trẻ kết hợp vào hoạt động vui chơi Giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động thì các hình thức cô và trẻ hoạt động cũng cần phải sáng tạo phong phú.
- Giáo viên phải có lòng yêu nghề mến trẻ, có lòng nhiệt tình và có lòng ham muốn môn học
- Giáo viên phải là người giàu kinh nghiệm, phải có tính linh hoạt, tính tích cực tìm tòi, học hỏi.Giáo viên phải là người có kiến thức chuyên môn vững vàng thường xuyên suy nghĩ sáng tạo ra những hình thức tổ chức, các trò chơi mở để gây hứng thú cho trẻ.
- Biết lựa chọn bài dạy kết hợp với trò chơi củng cố phù hợp theo nội dung bài dạy và sắp xếp hợp lý, giờ hoạt động phải biết sử dụng đồ dùng phù hợp, gây hứng thú cho trẻ.
 - Biết chọn nội dung tích hợp, trình bày, hấp dẫn và phù hợp trẻ. Nắm vững đặc điểm nhận thức của từng trẻ để có phương pháp học kết hợp với các trò chơi phù hợp. Phát triển khả năng nhận thức về khoa học cho trẻ và đảm bảo chất lượng giáo dục đồng bộ. Kết hợp trong giờ khéo léo, sinh động gây hứng thú cho trẻ.
- Quá trình dạy, giáo viên phải quan tâm đến kiến thức cá nhân trẻ để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp.
- Giáo viên phải có sự tham mưu với nhà trường và vận động phụ huynh để có đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động khoa học.
- Cô giáo phải nắm vững phương pháp biết cách cải tiến, đổi mới phương pháp và vận dụng sáng tạo thủ thuật sư phạm, linh hoạt trong tổ chức các giờ tổ chức hoạt động vui chơi trên lớp cho trẻ hợp lý.
- Thường xuyên thay đổi, tạo môi trường học tập, thay đổi đồ dùng đồ chơi theo nội dung từng hoạt động, chủ đề.
- Biết phối hợp với nhà trường, các bậc phụ huynh để có biện pháp giáo dục trẻ. 
- Để nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi có kiến thức vững vàng và đạt kết quả cao, giáo viên không chỉ cung cấp kiến thức cho trẻ ở trong hoạt động mà phải tạo điều kiện dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, kết hợp với nhiều hoạt động khác, có như vậy trẻ mới tiếp thu lỉnh hội kiến thức về toán học một cách dễ dàng và khắc sâu kiến thức cho trẻ. 
2. Kiến nghị, đề xuất: 
2.1 .Đối với nhà trường: 
-Tăng cường mở chuyên đề, cung cấp thêm nhiều tài liệu.
- Bổ sung đồ dùng dạy học, đồ chơi ngoài trời và một số trang thiết bị khác phục vụ hoạt động chung của nhà trường.
- Nhà trường nên tạo điều kiện cung cấp tài liệu thêm về dạy trẻ làm quen với Toán cho giáo viên tham khảo, nghiên cứu.
-	Tổ chức các phong trào khuyến khích giáo viên hứng thú , say mê, sáng tạo những bài giảng xuất sắc.
- Có chiến lược bổ xung về cơ sở vật chất, chuẩn bị tốt về đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Tập huấn cho giáo viên về kiến thức, kỹ năng các lĩnh vực phát triển
2.2. Đối với giáo viên:
 -Thường xuyên nghiên cứu , thay đổi , bổ sung và khai thác triệt để các phương pháp dạy trẻ các lĩnh vực phát triển nói chung.
 -Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi tạo các góc mở và đưa ra hệ thống câu hỏi mở giúp trẻ có những suy luận phục vụ cho hoạt động học tập cung như vui chơi cho trẻ.
- Giao nhiệm vụ tùy theo khả năng của trẻ.
- Tạo môi trường cũng như nguyên vật liệu cho trẻ tham gia hoạt động.
- Tôn trọng những thành quả của trẻ.
- Động viên khuyến khích trẻ kịp thời để tăng thêm sự tự tin ở trẻ.
- Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh trong việc nâng cao chất lượng toàn diện trong các hoạt động.
2.3 Đối với phụ huynh: 
- Cùng với nhà trường thống nhất về việc chăm sóc giáo dục trẻ , đặc biệt là ủng hộ , đóng góp các đồ dùng cần thiết để tổ chức hoạt động khám phá khoa học
-	Chủ động sưu tầm đóng góp các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi
- Nhiệt tình trong các hoạt động.
 - Góp ý xây dựng mang tính phát triển, bền vững.
 - Cung cấp thông tin 2 chiều kịp thời, nhanh, chính xác.
 	Trên đây là bài viết "tôi cũng hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé của mình xây dựng môi trường học tập, vui chơi cho trẻ đa dạng, phong phú và tạo tâm thế vững chắc cho trẻ khi bước vào lớp 1. 
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, anh, chị em đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện 
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là sang kiến kinh nghiệm của mình viết không sao chép nội dung của người khác.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
...........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_ung_dung_thi_nghiem_khoa_hoc_de_thi.doc