Báo cáo biện pháp Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt các bài tập đọc học thuộc lòng

- Phân môn tập đọc lớp 3 nhằm rèn cho học sinh các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc hiểu), nghe và nói. Mục tiêu là đọc đúng, rõ ràng, mạch lạc các đoạn thơ, bài thơ, các văn bản nghệ thuật, Tốc độ đọc vừa phải, đạt yêu cầu tối thiểu 70 tiếng/1 phút.- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn ở lớp 2. Nắm được ý chính của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc, nắm được ý nghĩa của bài.

- Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, cách diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.

- Thuộc lòng một số bài văn vần trong sách giáo khoa.

 

docx 34 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 1600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt các bài tập đọc học thuộc lòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt các bài tập đọc học thuộc lòng

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt các bài tập đọc học thuộc lòng
iểm cần ghi nhớ sau để giúp học sinh dễ học thuộc và nhớ chính xác bài.
+ Trồng cây sẽ có : 1. Tiếng hát (tiếng hót).
Ngọn gió.
Bóng mát.
Hạnh phúc.
+ Tiếng hát => Trên vòm cây / Chim hót lời mê say.
+ Ngọn gió => Rung cành cây / Hoa lá đùa lay lay.
+Bóng mát => Trong vòm cây / Quên nắng xa đường dài.
+ Hạnh phúc => Mong chờ cây / Mau lớn lên từng ngày.
Với cách sử dụng điệp ngữ "Ai trồng cây", "Người đó có", "Em trồng cây" giúp cho học sinh dễ nhớ, dễ thuộc bài thơ. Với những học sinh chưa thuộc kĩ bài thơ, giáo viên chỉ cần gợi ý cho học sinh nhớ lại những "từ điểm tựa" trên thì học sinh có thể nhớ lại được từng khổ thơ và dựa vào điệp ngữ "Ai trồng cây", Người đó có" được lặp lại để học thuộc cả bài thơ một cách dễ dàng và chính xác.
Tổ chức cuộc thi hay trò chơi luyện học thuộc lòng một cách nhẹ nhàng, phù hợp với nội dung bài học để giúp học sinh ghi nhớ và khắc sâu kiến thức.
Sau khi học sinh đã hiểu bài, biết suy luận và chọn điểm tựa để ghi nhớ bài đọc thì giáo viên cần giúp học sinh củng cố và khắc sâu sao cho kiến thức đó
được lưu giữ chắc chắn và lâu hơn. Muốn đạt được điều đó, giáo viên cần biết khơi ngợi sự hứng thú, hào hứng cho các em trong mỗi tiết học. Trò chơi học tập là hình thức hầu hết học sinh nào cũng thích, cũng muốn được tham gia. Đây là hình thức học tập gây hứng thú cho học sinh nhất mà đạt hiệu quả cao vì nó phù hợp với tâm lí lứa tuổi Tiểu học “Học mà chơi - Chơi mà học”. Vì vậy, khi dạy các bài tập đọc học thuộc lòng, tôi thường tổ chức cho học sinh lớp mình thi đọc thuộc bài dưới hình thức các trò chơi như sau:
* Trò chơi 1: “Ai thuộc bài nhanh”.
Cách chơi như sau:
Giáo viên chuẩn bị 4 bộ đồ dùng dạy học (ứng với 4 tổ). Mỗi bộ gồm các băng giấy, mỗi băng giấy ghi dòng thơ đầu của khổ thơ.
Các tổ cử đại diện của tổ mình lên nhận các băng giấy (Số lượng học sinh mỗi tổ bằng số lượng băng giấy). Sau đó ghép các băng giấy đó theo đúng thứ tự các khổ thơ của bài (Giáo viên quy định thời gian chơi). Khi hết thời gian, nếu học sinh ghép đúng, giáo viên hỏi nội dung, ý nghĩa 1,2 câu trong bài. Tổ nào ghép đúng, nhanh và trả lời đúng câu hỏi thì tổ đó được nhận phần thưởng.
Ví dụ: Bài “ Chú ở bên Bác Hồ”
( Tuần 20 - Sách Tiếng Việt tập 2 – trang 16)
Để kiểm tra việc học sinh học thuộc lòng bài học chưa, tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trò chơi như sau:
Giáo viên chuẩn bị 4 bộ đồ dùng, mỗi bộ gồm 3 băng giấy: Một băng giấy ghi từ “ Chú Nga.”
Một băng giấy ghi từ “ Chú ở đâu?”
Một băng giấy ghi từ “ Mẹ đỏ hoe”
Các nhóm sẽ ghép các băng giấy đó theo thứ tự bài thơ. Sau đó, giáo viên nêu câu hỏi “ Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú ?”
* Trò chơi 2: “Thi đọc tiếp sức”.
Cách chơi như sau:
Giáo viên mời 2 nhóm tham gia chơi (Số lượng học sinh 2 nhóm bằng nhau và tương ứng với số dòng thơ hoặc câu thơ), cử 2 học sinh làm trọng tài. Mỗi học sinh trong nhóm sẽ đọc 1 dòng thơ (câu thơ) lần lượt từ đầu cho đến hết bài. Nhóm nào thuộc bài, đọc hay là nhóm đó thắng.
Ví dụ: Bài “ Tiếng ru”
( Tuần 8 - Sách Tiếng Việt tập 1 – trang 64)
Tôi tổ chức cho học sinh đọc thuộc bài dưới hình thức trò chơi “Tiếp sức” như sau:
Mời 2 nhóm (mỗi nhóm 6 học sinh tham gia chơi), yêu cầu mỗi học sinh đọc 2 dòng thơ nối tiếp đến hết bài. Khi tham gia trò chơi, mỗi học sinh phải chú ý lắng nghe bạn đọc để có thể đọc nối tiếp được. Như vậy sẽ giúp các em không những thuộc bài và còn nhớ bài lâu hơn vì khi theo dõi bạn đọc là các em đã được đọc nhẩm theo bạn, đó là hình thức đọc thầm để nhớ bài.
Trò chơi 3 : “Thả thơ”
Cách chơi như sau:
Giáo viên ghi vào các tờ phiếu 1 dòng thơ hoặc một vài từ chính của khổ thơ, sau đó tổ chức cho học sinh tham gia chơi.
Mời 2 nhóm tham gia chơi (mỗi nhóm là đại diện các bạn của 1 dãy).
Khi có hiệu lệnh của giáo viên “Trò chơi bắt đầu” thì nhóm “Thả thơ” cử một bạn “Thả” (đưa) ra cho bạn nhóm đối diện một từ phiếu. Bạn được nhận phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ có dòng thơ hoặc các từ đã ghi trong phiếu. Sau đó đổi ngược lại, nhóm vừa được nhận phiếu sẽ là “Nhóm thả thơ” và cách chơi tương tự . Hết thời gian chơi, nhóm nào đọc đúng hết tất cả các khổ thơ trong phiếu quy định thì nhóm đó thắng cuộc.
Trò chơi 4: “Truyền điện”
Cách chơi như sau:
2 dãy sẽ cử các bạn đại diện của dãy mình lên bốc thăm để giành quyền đọc trước. Bạn đại diện của dãy đọc trước sẽ đứng lên đọc câu thơ đầu tiên của bài, sau đó chỉ định thật nhanh một bạn bất kì của dãy đối diện đọc bài. Bạn vừa được chỉ định sẽ phải đọc câu thơ tiếp theo của bài. Nếu bạn đó đọc đúng thì có quyền chỉ định một bạn của dãy đối diện đọc câu thơ tiếp theo (Nếu bạn nào được chỉ định đứng lên mà không thuộc bài thì đứng ra một bên) và nhóm được chỉ định sẽ chỉ định bạn khác. Cứ như vầy cho đến khi kết thúc bài, nhóm nào có số học sinh đứng ra ngoài nhiều thì nhóm đó thua cuộc.
Trò chơi 5: “Thi đọc bài hay”
Cách chơi như sau:
Giáo viên thiết kế trên bài giảng điện tử các bông hoa hoặc các con vật. Dưới mỗi bông hoa hoặc con vật là các yêu cầu (Có thể ghi từ đầu tiên, dòng thơ đầu tiên của khổ thơ hoặc ghi yêu cầu đọc thuộc khổ thơ nào hay đọc thuộc cả bài thơ), số lượng bông hoa hoặc con vật tương ứng với số khổ thơ trong bài.
Mời học sinh tham gia chơi: Mỗi học sinh sẽ chọn cho mình một bông hoa hoặc một con vật mà mình thích, sau đó thực hiện yêu cầu được ghi dưới bông hoa hoặc con vật đó. Cả lớp và giáo viên theo dõi, bình chọn cá nhân đọc
tốt nhất. Hoặc nếu đọc đúng thì các em được quyền chọn một hộp quà (giáo viên đã chuẩn bị sẵn).
Ví dụ: Bài “Bận”
(Tuần 7 - Sách Tiếng Việt tập 1 – trang 59)
Để kiểm tra việc học sinh học thuộc lòng bài thơ, tôi đã tiến hành dưới hình thức trò chơi “Thi đọc bài hay” như sau:
Thiết kế trên bài giảng điện tử 4 bông hoa:
+ Bông hoa hồng:	Trời thu..
+ Bông hoa cúc:	Cô bận
+ Bông hoa hướng dương: Mọi người
+ Bông hoa ly:	Đọc thuộc lòng cả bài
Đồng thời, tôi cũng thiết kế trên bài giảng điện tử gồm 4 hộp quà, dưới mỗi hộp quà có ghi tên một món quà. Khi học sinh đọc đúng yêu câu nêu dưới bông hoa thì được quyền chọn một món quà. Khi tổ chức trò chơi như vậy, tôi thấy rằng các em rất hứng thú với bài học, tiết học rất sôi nổi mà đạt hiệu quả.
Ví dụ: Bài “Cảnh đẹp non sông”
(Tuần 12 - Sách Tiếng Việt tập 1 – trang 97)
Tôi đã tiến hành kiểm tra học sinh thi đọc thuộc lòng từng câu ca dao theo cách như sau: Tôi chuẩn bị 6 lá phiếu, dưới mỗi lá phiếu ghi rõ một yêu cầu:
+ Đọc thuộc câu ca dao nói về cảnh đẹp ở Lạng Sơn.
+ Đọc thuộc câu ca dao nói về cảnh đẹp ở Hà Nội.
+ Đọc thuộc câu ca dao nói về cảnh đẹp ở Nghệ An- Hà Tĩnh.
+ Đọc thuộc câu ca dao nói về cảnh đẹp ở Thừa Thiên Huế- Đà Nẵng.
+ Đọc thuộc câu ca dao nói về cảnh đẹp ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai.
+ Đọc thuộc câu ca dao nói về cảnh đẹp ở Đồng Tháp Mười.
Học sinh bốc thăm lá phiếu nào sẽ đọc thuộc câu ca dao mà lá phiếu đó yêu cầu. Khi tổ chức trò chơi như vậy, tôi thấy rằng các em rất hứng thú với bài học.
Mục tiêu:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA
Tập đọc BẬN
Kiến thức: - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: sông Hồng, vào mùa, đánh thù, bận, rộn vui. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài "Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời" .
Kĩ năng: - Đọc đúng các từ ngữ: chảy, lịch, làm lửa, cấy lúa, thổi nấu,.........
Đọc bài với giọng vui, khẩn trương , thể hiện sự bận rộn của mọi người, mọi vật. Học thuộc lòng bài thơ.
Giáo dục học sinh kĩ năng nhận thức và lắng nghe tích cực.
Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức chăm chỉ làm việc, có ý thức với công việc để góp phần cho cuộc sống thêm vui.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài giảng điện tử, máy tính.
Học sinh: Sách giáo khoa.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Nội dung kiến thức cơ bản
Phương pháp và hình thức tổ chức
Hoạt động của
GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định tổ chức:
- Nêu yêu cầu
- Cả lớp hát tập
1’
- Hát tập thể
bài một bài .
B. Khởi động:
5’
- Ôn lại bài tập đọc “ Trận bóng
- Mỗi HS kể 1
- 3 HS kể nối tiếp
dưới lòng đường”.
đoạn theo lời của
3 đoạn của câu
một nhân vật.
chuyện theo lời
- Câu chuyện
một nhân vật.
khuyên các con
- Lớp nhận xét
điều gì ?
bạn kể.
1’
C. Bài mới
- NhËn xÐt.
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu vào
- Ghi đầu bài
“ Ở lớp 2, các con đã được học
bài trực tiếp
bài “ Làm việc thật là vui” nói
về niềm vui của mọi người, mọi
vật, nhờ làm việc mà thấy mình
có ích. Qua bài tập đọc hôm
13’
nay giúp chúng ta hiểu mỗi người, mỗi vật xung quanh chúng ta đều có công việc riêng của mình để góp phần tô đẹp cho cuộc sống.”
2. Luyện đọc
a , Đọc mẫu:
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ: Giọng vui, khẩn trương, nhấn giọng và ngắt nhịp giữa các dòng thơ.
b, Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng dòng thơ:
+ Từ : chảy, lịch, làm lửa, cấy lúa, thổi nấu.
Đọc từng khổ thơ trước lớp:
+ Đọc khổ thơ 1:
Ngắt nhịp thơ đúng đoạn thơ sau:
Trời thu / bận xanh / Sông Hồng / bận chảy / Cái xe / bận chạy / Lịch / bận tính ngày. /
+ Từ ngữ : “Sông Hồng”, “vào mùa” .
+ Đọc khổ thơ 2:
Đọc mẫu toàn bài 1 lần.
Nêu yêu cầu
Đưa từ cần luyện đọc, sửa lỗi phát âm cho HS.
Nêu yêu cầu
Nêu yêu cầu
Nghe, nhận xét và chốt cách ngắt nhịp thơ đúng.
Cho HS quan sát tranh để giúp HS hiểu nghĩa từ “sông Hồng” và từ “vào mùa”
Nghe, nhận xét và chốt cách ngắt nhịp thơ đúng.
Nghe để nắm được cách đọc của bài.
Mỗi HS đọc 2 dòng thơ, nối tiếp theo hàng ngang ( Lần 1).
Mỗi HS đọc 2 dòng thơ, nối tiếp theo hàng ngang ( Lần 2)
3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ (lần 1)
* Lần 2:
1 HS đọc khổ thơ 1 và nêu cách ngắt, nghỉ hơi khi đọc đoạn thơ này?
Lớp nghe và nhận xét cách đọc.
1 HS đọc lại đoạn thơ đó. 1 HS đọc cả khổ thơ 1.
Quan sát tranh để hiểu nghĩa từ mới.
1 HS đọc khổ
8’
Ngắt nhịp thơ đúng đoạn thơ sau:
Còn con / bận bú / Bận ngủ / bận chơi / Bận / tập khóc cười / Bận / nhìn ánh sáng. /
+ Từ ngữ : “Đánh thù”
+ Đọc khổ thơ 3:
Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
Đọc toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Từ ngữ “ bận”
( Mọi người, mọi vật xung quanh chúng ta luôn phải làm
Cho HS quan sát tranh để giúp HS hiểu nghĩa từ “Đánh thù”.
Nêu yêu cầu
Nêu yêu cầu.
Nêu yêu cầu
Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 1 để TLCH:
Mọi vật xung quanh bé bận những việc gì ?
Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 2 để TLCH.
Mọi người xung quanh bé bận những việc gì ?
Bé bận những việc gì ?
Con hiểu thế nào là “ bận”
Đưa ảnh minh
thơ 2 và nêu cách ngắt, nghỉ hơi khi đọc đoạn thơ này?
Lớp nghe và nhận xét cách đọc.
1 HS đọc lại đoạn thơ đó. 1 HS đọc cả khổ thơ 2.
1 HS đọc khổ thơ 3.
Luyện đọc trong nhóm 2,3 (1 phút)
2 nhóm đọc nối tiếp 3 khổ thơ.
1 HS đọc ( hoặc cả lớp đọc đồng thanh ) toàn bài.
Đọc thầm khổ thơ 1 và trả lời. ( Trời thu - bận
xanh; Sông Hồng
bận chảy	)
- Đọc thầm khổ thơ 2 và trả lời
( Cô - bận cấy lúa; Chú - bận đánh thù	)
( Bé bận ngủ, bận chơi, tập khóc cười, tập nhìn ánh sáng)
1 HS trả lời
10’
những công việc đặc trưng của mình, luôn luôn bận rộn.	, em bé tập khóc, tập
cười, tập nhìn ánh sáng là em bé cũng rất bận rộn vì đó là
công việc đặc trưng của những em bé.	)
( Mọi người, mọi vật trong
cộng đồng xung quanh chúng ta đều hoạt động, đều làm việc. Sự bận rộn của mỗi người, mỗi vật làm cho cuộc đời thêm vui)
*Liên hệ:
4. Học thuộc lòng bài thơ.
Gợi ý:
+ Khổ thơ 1: Mọi vật đều bận rộn với công việc của mình.
+ Khổ thơ 2: Mọi người đều bận rộn với công việc của mình.
+ Khổ thơ 3: Mọi người, mọi vật bận mà vui.
Thi “ Ai thuộc nhanh”
họa trong sách giáo khoa giảng để chốt nội dung.
1 HS đọc khổ thơ 3 để TLCH:
Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui ?
Nhận xét. Chốt ý đúng.
Con có bận rộn không ? Con thường bận rộn với những công việc gì ?
Con có thấy bận mà vui không ? Vì sao ?
Đưa cả bài thơ lên máy.
HDHS học thuộc lòng từng khổ, cả bài dựa theo gợi ý.
Nêu yêu cầu và cách chơi.
Nhận xét.
Thảo luận nhóm 2.
2, 3 HS trả lời .
-2,3 HS trả lời.
1 HS đọc toàn bài
Cả lớp tự nhẩm học thuộc lòng từng khổ thơ. Cả bài.
4 tổ tham gia chơi (mỗi tổ 3 HS) thi ghép các băng giấy theo đúng thứ tự bài
thơ.
1’
1’
Thi “Đọc tiếp sức”
Thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
Thi đọc bài hay.
Thi đọc thuộc cả bài
D. Củng cố:
- Củng cố nội dung bài.
E. Dặn dò:
- Xem trước bài “ Các em nhỏ và cụ già”
Nêu yêu cầu và cách chơi.
Nhận xét, khen
Đưa dòng đầu tiên của từng khổ thơ, yêu cầu HS đọc.
Nêu cầu và cách chơi: (Chọn bông hoa nào sẽ đọc yêu cầu nêu dưới bông hoa đó)
+ Ai đọc đúng yêu cầu sẽ được chọn một hộp quà.
Nêu yêu cầu.
Nhận xét, khen.
- Qua bài tập đọc hôm nay giúp con hiểu điều gì ?
- Nhận xét tiết học, dặn học sinh xem trước bài sau.
Lớp nhận xét.
Mỗi nhóm 8 HS, thi đọc nối tiếp đến hết bài thơ
( mỗi HS đọc 2 dòng thơ)
Lớp nhận xét.
3 HS thi đọc thuộc từng khổ thơ.
Lớp nhận xét.
4 HS tham gia chơi.
2 học thi đọc.
Lớp nhận xét,
1HS trả lời
Nghe và thực hiện.
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Sau gần một năm áp dụng “ Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt các bài tập đọc học thuộc lòng” đã nêu ở trên vào thực tế giảng dạy ở lớp 3A, tôi nhận thấy các em không còn sợ học giờ tập đọc nữa mà rất hào hứng, thích thú với giờ tập đọc học thuộc lòng. Các tiết tập đọc học thuộc lòng ở lớp tôi diễn ra thật nhẹ nhàng, các em đọc to, rõ ràng, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài rất tốt. Nhiều em thuộc bài ngay tại lớp, thuộc bài
nhanh, nắm chắc nội dung. Có nhiều bài học thuộc lòng học từ đầu năm học mà đến gần cuối năm học các em vẫn thuộc. Điều này chứng tỏ sự ghi nhớ bài học của các em thật bền vững và được thể hiện rất rõ qua việc khảo sát chất lượng ở một số bài tập đọc, học thuộc lòng. Các bậc phụ huynh trong lớp rất phấn khởi vì sự tiến bộ của con em mình.
Tôi đã làm một bài khảo sát về phân môn tập đọc học thuộc lòng tại lớp 3A và thu được kết quả như sau:
Tên bài
Nội dung hướng dẫn
Két quả
1. Nhớ Việt Bắc
( Tố Hữu)
1. Nội dung: (Dàn ý, điểm tựa cần ghi nhớ)
Thời gian và địa điểm: Mùa xuân, mùa hè, mùa thu => Việt Bắc
Tình cảm thân thiết của tác giả khi về xuôi (2 dòng thơ đầu).
Cảnh vật Việt Bắc rất đẹp (8 dòng thơ tiếp theo).
Việt Bắc đánh giặc rất giỏi (6 dòng thơ còn lại)
2. Hình thức:
Thơ lục bát.
Nhịp chẵn:
+ Câu 1: 2/4 ; 2/2/4
+ Câu 2: Nhịp 2/4; 4/4
Vần thơ:Vần chân và vần lưng người- tươi
lưng – rừng giang - vàng mình - bình
Thuộc cả bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc bài tốt, nắm chắc nội dung:
35 HS = 63,6%
Thuộc cả bài, một số chỗ ngắt nghỉ hơi chưa đúng, chưa nắm chắc nội dung:
15 HS = 27,3%
Chưa thuộc bài kĩ cả bài, chưa nắm chắc nội dung:
5 HS = 9,1%
2. Cùng vui chơi
1. Nội dung: (Dàn ý, điểm tựa cần ghi nhớ)
Học sinh chơi đá cầu vui và khéo léo.
Khuyên học sinh chăm vận động
trong giờ ra chơi để vui hơn học tốt
Thuộc cả bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc bài tốt, nắm chắc nội dung:
39 HS = 70,9%
Thuộc cả bài thơ,
hơn.
2. Hình thức:
Thể thơ 5 chữ.
- Nhịp 3/2; 2/3
Vần chân: ơi – nơi
Xanh – anh
một số chỗ ngắt nghỉ hơi chưa đúng, chưa nắm chắc nội dung:
13 HS = 23,6%
- Chưa thuộc bài kĩ cả bài, chưa nắm chắc nội dung:
3 HS = 5,5%
3. Một mái nhà
1. Nội dung: (Dàn ý, điểm tựa cần
- Thuộc cả bài thơ,
chung
ghi nhớ)
ngắt nghỉ hơi đúng,
( Định Hải)
- Mái nhà riêng của chim, của dím,
đọc bài tốt, nắm chắc
của em (3 khổ thơ đầu ).
nội dung:
- Mái nhà chung của muôn vật (Khổ
44 HS = 80%
thơ 4, 5)
- Thuộc cả bài thơ,
- Khuyên mọi người hãy yêu mái
một số chỗ ngắt nghỉ
nhà chung (Khổ thơ 6)
hơi chưa đúng, chưa
2. Hình thức:
nắm chắc nội dung:
- Thể thơ 4 chữ.
9 HS = 16,4%
- Nhịp phổ biến 2/2
- Chưa thuộc bài kĩ cả
bài, chưa nắm chắc
nội dung
2 HS = 3,6%
Qua quá trình giảng dạy, nhờ sự kiên trì áp dụng những biện pháp đã nêu ở trên, tôi đã thu được kết khảo sát phân môn tập đọc học thuộc lòng như sau:
Học sinh thuộc cả bài
thơ, ngắt nghỉ hơi đúng, nắm chắc nội dung bài.
Học sinh thuộc cả bài thơ,
ngắt nghỉ hơi chưa tốt, chưa nắm chắc nội dung.
Học sinh chưa thuộc cả bài.
SL
%
SL
%
SL
%
44
80
9
16,4
2
3,6
*Ưu điểm:
Học sinh đọc bài to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài tốt. Nhiều em thuộc bài ngay tại lớp, nắm chắc nội dung bài.
* Tồn tại:
Còn một số học sinh đã thuộc bài nhưng chưa nắm chắc nội dung, còn 2 học sinh chưa thuộc kĩ bài mà đọc còn ấp úng, vừa đọc vừa nhớ.
So với kết quả bài khảo sát trước khi thực hiện đề tài, tôi thấy kết quả học sinh thuộc bài tại lớp và nắm chắc nội dung bài tăng lên rõ rệt. Các em nắm được phương pháp học nên tiết tập đọc học thuộc lòng rất nhẹ nhàng, các em hứng thú với bài học. Các em đều thi đua nhau đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, tích cực giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài. Chất lượng phân môn tập đọc được nâng lên rõ rệt.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Tập đọc là một phân môn khó dạy. Cái khó đó do chủ quan của người dạy và cũng do khách quan của phân môn tạo nên. Phía chủ quan, người dạy phải có kiến thức rộng về ngữ văn, phải có trình độ nhất định về tư tưởng, tình cảm và phải nắm chắc phương pháp dạy của phân môn. Phía khách quan, Tập đọc là phân môn khó dạy vì tính chất phong phú của nó. Nếu chỉ chú ý tính khoa học của bài như phân tích ngữ âm, câu thì bài dạy sẽ khô khan. Nếu khai thác tính nghệ thuật mà không dựa cơ sở ngôn ngữ thì cũng dễ tràn lan. Do vậy muốn dạy tốt phân môn Tập đọc học thuộc lòng, chúng ta cần phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ nhận thức của bản thân, nắm vững phương pháp giảng dạy bộ môn, kiên trì luyện cho mình kĩ năng đọc tốt cùng với tâm huyết của mình dành cho nghề thì chúng ta sẽ có những giờ dạy thành công và chất lượng phân môn tập đọc sẽ được nâng cao.
Tập đọc là một phân môn rất quan trọng trong chương trình học tập của học sinh Tiểu học. Nếu học sinh nắm vững cách đọc, có sự ghi nhớ tốt thì các em sẽ có khả năng diễn đạt tốt các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Qua tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi rút ra cho mình một số kinh nghiệm sau:
Bên cạnh nhiệm vụ chủ yếu của mỗi tiết tập đọc học thuộc lòng là rèn kĩ năng đọc cho học sinh, bồi dưỡng cho các em năng lực cảm thụ tác phẩm thì việc rèn cho các em kĩ năng ghi nhớ tác phẩm là rất quan trọng. Người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh, giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động để hiểu bài và thuộc bài nhanh, nhớ bài lâu. Giúp các em phát triển toàn diện cả về tri thức và nhân cách.
Học thuộc lòng có ý nghĩa quan trọng trong việc học tập của mỗi học sinh. Rèn cho học sinh học thuộc lòng văn bản một cách có phương pháp, có hệ thống sẽ giúp các em học và nhớ được nhiều, không chỉ giới hạn trong các bài học thuộc lòng mà các môn học khác các em cũng có kĩ năng ghi nhớ tốt hơn.
Để giúp học sinh lớp 3 học tốt các bài tập đọc học thuộc lòng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh theo các bước sau:
+ Khởi động.
+ Giới thiệu bài.
+ Giáo viên đọc mẫu.
+ Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
+ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ mới và tìm hiểu nội dung bài.
+ Luyện học thuộc lòng.
+ Tổ chức cuộc thi hay trò chơi để luyện học thuộc lòng.
Ngoài việc tìm tòi, nghiên cứu, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp thì người giáo viên cần phải kiên trì, nhẫn nại, quan tâm sát sao tới từng đối tượng học sinh, theo dõi thường xuyên kết quả học tập của các em để kịp thời giúp đỡ.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc hướng dẫn học sinh lớp 3 học tốt các bài tập đọc học thuộc lòng mà tôi đã thực hiện trong năm học 2016- 2017 này. Mặc dù luôn mong muốn tiến tới mục đích bằng tất cả cố gắng của mình, song do khả năng và điều kiện thời gian có hạn nên không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này do tôi tự viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Phạm Thị Lăng
.
học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1, Sách Tiếng Việt lớp 3.
Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3.
Sách thực hành phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.
Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_lop_3.docx
  • pdfskkn_tap_doc_lop_3a_11201818.pdf