Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Làm quen với các biểu tượng Toán cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu đã nói “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Chính vì vậy, việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ ở độ tuổi Mầm non là vô cùng quan trọng bởi đất nước có giầu mạnh, phồn vinh như nguyện ước của Bác hay không, tất cả là nhờ vào sự tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu của thế hệ trẻ- những mầm non của đất nước trong tương lai.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về mọi mặt Đức - Trí - Thể - Mỹ và hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người trong xã hội. Hoạt động làm quen với Toán là một hoạt động đặc biệt gắn liền với sự phát triển toàn diện đó. Học Toán giúp các bé phát triển trí tuệ, tư duy, hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh, cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ ở từng giai đoạn, giúp trẻ độc lập - tự chủ giải quyết được một số khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, tạo ra nền tảng vững chắc để trẻ học tập tốt ở trường Tiểu học. Việc cho trẻ làm quen với các biểu tượng Toán ngay từ khi còn nhỏ giúp các thao tác tư duy cần thiết của một người trường thành như: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa ngày càng được rèn luyện và bồi đắp dần trong mỗi đứa trẻ. Giúp trẻ diễn đạt dễ ràng hơn với ngôn ngữ nói, góp phần phát triển tư duy ngôn ngữ, cung cấp vốn từ về các biểu tượng Toán. Từ đó, cũng góp phần giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, ý thức lao động ngay từ khi còn bé.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Làm quen với các biểu tượng Toán cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non
n trường, trên các hình có tích hợp số đếm, hình dạng để khi tổ chức hoạt động ngoài trời trẻ vừa được chơi, được trải nghiệm lại vừa được học về số lượng, số đếm hình dạng, ngoài ra giáo viên có thể chuẩn bị phấn để trẻ viết số, vẽ các hình hình học ngay trên sân trường ... Giáo viên còn tận dụng dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi như cho trẻ đếm số lượng trẻ trong lớp, đếm số lượng bạn trai, bạn gái và so sánh trong giờ điểm danh, hoặc đơn giản chỉ là giáo viên muốn trẻ giữ trật tự, hướng trẻ tập chung chú ý đến 1 sự vật, hiện tượng vào đó thì giáo viên yêu cầu cả lớp đếm cho cô từ 1đến 100 qua đó giúp trẻ ghi nhớ số thứ tự và dần làm quen với các số lớn hơn, hoăc cung cấp thêm kiến thức khi cô giáo uống thuốc: Viên số 1 hay còn gọi là viên thứ nhất- viên đầu tiên...(Ảnh 1 – Phụ lục) Dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi không chỉ giúp trẻ ôn tập, củng cố kiến thức mà còn là nơi để trẻ lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng mới. Thứ hai: Tìm hiểu, nắm bắt đặc điểm tâm lý, khả năng nhận thức của từng cá nhân trẻ. Mỗi độ tuổi khác nhau thì đặc điểm phát triển nhận thức cũng khác nhau, hay chính trong mỗi độ tuổi, mỗi trẻ lại khả năng nhận thức khác nhau. Vì thế tôi luôn tìm hiểu và nắm chắc đặc điểm phát triển nhận thức của độ tuổi mình phụ trách, nắm bắt được trình độ nhận thức và kỹ năng hiện có của học sinh trong lớp để thiết kế và tổ chức các bài học phù hợp. Tôi luôn đặt ra các “phương án dự phòng” trước khi tiến hành tiết dạy để có thể ứng phó với những tình huống bất ngờ xảy ra. Đối với những trẻ tiếp thu nhanh, kỹ năng thực hành tốt thì giáo viên phải đưa ra yêu cầu khó hơn để tránh việc trẻ bị nhàm chán khi ngồi chờ, ngồi xem những bạn chưa làm xong. Ví dụ: Cùng là hoạt động đếm nhưng đối với trẻ 3 tuổi thì giáo viên hướng trẻ đếm đồ vật theo hàng ngang, đếm từ trái sang phải. Nhưng với trẻ 5 tuổi thì giáo viên có thể cho trẻ đếm các đồ vật theo vị trí bất kỳ, hướng dẫn trẻ ghi nhớ điểm bắt đầu và điểm kết thúc đếm. Khi kỹ năng của trẻ thành thục, giáo viên có thể khuyến khích trẻ đếm bằng mắt thường mà không cần phải dùng que chỉ vào đối tượng để đếm. Thứ ba: Đặt mục tiêu xây dựng giờ học Toán thành công. Theo tôi nhận định, một giờ học thành công là giờ học vừa hấp dẫn trẻ, vừa đạt được mục tiêu phát triển. Để hấp hẫn trẻ vào giờ học Toán, tôi đặt ra không coi mình là người dạy học mà là người tổ chức hoạt động và tạo mọi điều kiện để trẻ tự khám phá kiến thức, được trải nghiệm và hình thành kỹ năng. Ngoài ra tôi còn dành nhiều thời gian đầu tư, thiết kế hoạt động, lựa chọn đồ dùng, giáo cụ phù hợp để thu hút được sự chú ý của trẻ. Các đề tài lựa chọn dạy trẻ phải gắn liền với cuộc sống hàng ngày, giúp trẻ nhận thấy những kiến thức Toán, những kỹ năng tính toán có vai trò rất lớn và thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: Để có thể pha chế được một chai nước cam to, trẻ sẽ được đóng vai làm người pha chế tính toán và đếm số quả cam, số thìa đường, đo lượng nước... để tạo thành sản phẩm. Sau khi trẻ pha được nước cam giáo viên lại đặt ra bài toán làm thế nào để có thể chia chai nước cam này cho 10 bạn, mỗi bạn đều được phần nước cam bằng nhau. Trẻ lại được tính toán, ước lượng, lựa chọn đơn vị đo và đếm số cốc nước chia được đã đủ 10 cốc chưa... Cứ như vậy trẻ vừa được học, vừa được thực hành và được thưởng thức sản phẩm do chính tay mình tạo ra. Trẻ sẽ bị hấp dẫn bởi giờ học Toán, trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động, mục tiêu của bài dạy từ đó mà đạt được. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng các tiết học mới nhằm nâng cao khả năng nhận thức, đảm bảo mục tiêu phát triển chương trình đối với trẻ 5 tuổi. Như thường lệ, cứ đầu mỗi năm học bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn và kế hoạch tổ chức các chuyên đề nhằm bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng, và tích lũy kinh nghiệm cho đội ngũ. Tôi được phân công cùng chị em trong khối tìm kiếm tài liệu liên quan đến nội dung tổ chức chuyên đề. Tham khảo video các tiết dạy mẫu để cùng nhau nhận xét, đánh giá ưu điểm, tồn tại. Sau đó cùng đội ngũ giáo viên cốt cán, xây dựng thành tiết dạy hoàn chỉnh dựa trên việc rút kinh nghiệm các tiết dạy mẫu tham khảo và phù hợp với đặc điểm tình hình của trường, lớp và khả năng nhận thức của trẻ. Thực hiện các tiết dạy đã xây dựng trên trẻ để cho các đồng nghiệp dự giờ và học tập. Sau đó cùng giáo viên tổng kết, đúc rút và ghi nhớ phương pháp từ tiết dạy đó, quay lại video tiết dậy lưu vào kho dữ liệu của nhà trường để giáo viên có thể tra cứu, tham khảo khi cần thiết. Qua việc làm trên, hầu hết giáo viên trong trường đã nắm chắc phương pháp tiến hành của các nội dung khó như: Định hướng không gian, xác định thời gian, so sánh dung tích, độ dài, chiều cao...truyền đạt kiến thức đến trẻ một cách chính xác và hiệu quả. Cởi mở, tự tin hơn khi trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp giảng dạy các nội dung khó của hoạt động này. Mục tiêu của hoạt động làm quen với Toán được xây dựng dựa trên phần kết quả mong đợi trong chương trình khung Giáo dục mầm non. Tuy nhiên chương trình khung chỉ cung cấp những nội dung cốt lõi, chuẩn mực, tương đối ổn định theo thời gian. Từ chương trình khung này mỗi trường tự xây dựng và phát triển chương trình cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của trường và đặc điểm nhận thức của trẻ. Kết quả mong đợi đề ra cho trẻ 5 tuổi về nội dung số lượng, số đếm mới chỉ dừng lại ở nội dung nhận biết số lượng trong phạm vi 10, và đếm theo khả năng, hình thành biểu tượng về thời gian cũng mới chỉ dừng lại ở nhận biết các ngày trong tuần và hiểu được ý nghĩa “Ngày hôm qua, này hôm nay, ngày mai”...Nhận thấy học sinh lứa tuổi Mẫu giáo lớn học tại trường có khả năng phát triển nhận thức tốt, trẻ thông minh và rất ham học hỏi. Để đáp ứng nhu cầu học tập không ngừng của trẻ tôi đã mạnh dạn đề xuất tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch phát triển chương trình và nâng cao mục tiêu giáo dục đối với môn Toán độ tuổi 5 tuổi, cùng giáo viên xây dựng các tiết học mới như “Dạy trẻ nhận biết số chẵn - số lẻ trong phạm vi 10” hay “dạy trẻ nhận biết khái niệm số đứng liền trước - liền sau của một số”, hoặc “so sánh số nào lớn hơn, số nào nhỏ hơn”, hoặc “dạy trẻ cộng trừ trong phạm vi 10”...Hoặc cao hơn có thể “dạy trẻ nhận biết kim giờ - kim phút”, chuẩn bị cho việc dậy trẻ xem đồng hồ.. Ví dụ: Để dạy nhận biết số chẵn - số lẻ trong phạm vi 10 giáo viên cho trẻ ghép đôi các nhóm đối tượng có số lượng khác nhau. Để trẻ nhận ra khi ghép đôi, nhóm nào không có đối tượng thừa ra thì số biểu thị cho số lượng các đối tượng nhóm đó là số chẵn. Còn nếu nhóm nào có đối tượng thừa ra thì số biểu thị cho số lượng đối tượng nhóm đó là số lẻ...Hoặc để hướng dẫn trẻ so sánh số nào lớn hơn, số nào bé hơn thì giáo viên hướng dẫn trẻ vẽ ngôi nhà 10 tầng, trên các số có gắn các số theo thứ tự từ 1-10. Khi cần trẻ so sánh các số nào thì giáo viên hướng dẫn trẻ khoanh tròn vào 2 số đó, sau đó hướng dẫn trẻ số nào ở trên cao thì lớn hơn, số nào ở dưới thấp thì nhỏ hơn...( Ảnh 2 - Phụ lục) Qua việc xây dựng các tiết mới này tôi nhận thấy chị em đồng nghiệp rất hứng thú tìm tòi, sáng tạo, nêu cao tình thần hợp tác- trao đổi. Việc trẻ được tiếp thu các kiến thức mới không gò ép sẽ khiến khả năng nhận thức của trẻ phát triển hơn, giúp trẻ thuận lợi hơn với việc học ở trường tiểu học và trên con đường khám phá, trải nghiệm, thích nghi với cuộc sống hàng ngày. 3.3. Biện pháp 3: Tích cực tìm hiểu, học tập và ứng dụng các phần mềm thiết kế bài tập tương tác cho trẻ. Công nghệ thông tin và đặc biệt là sự phát triển của internet mở ra một kho kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú cho người dạy và người học. Nhưng để có thể ứng dụng có hiệu quả đối với cấp học mầm non thì vẫn còn rất nhiều khó khăn, bất cập. Nếu như vài năm trước đây các giáo viên mầm non chỉ biết sử dụng công nghệ trong việc soạn giáo án, sưu tầm video trên youtube, thiết kế bài giảng điện tử bằng phần mềm powerpoint để tạo ra các sile đơn giản đưa vào trình chiếu dạy trẻ thì ngày nay bằng sự cố gắng, nỗ lực, tinh thần ham học hỏi các cô đã biết sử dụng các phần mềm tân tiến, hiện đại để tự thiết kế, cắt ghép các video với hình ảnh và âm thanh sống động phục vụ việc thu hút và truyền tải kiến thức đến trẻ. Tuy nhiên, các video mà giáo viên thiết kế mới chỉ dừng lại ở mức độ trẻ được xem, được nghe, được nhìn chứ trẻ chưa được trực tiếp thực hành, trải nghiệm với máy tính và với những gì mà các cô thiết kế ra. Thực tế khảo sát 100% số trẻ đều khao khát, hứng thú được sử dụng máy tính hay các phương tiện công nghệ hiện đại. Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu một số phần mềm thiết kế bài tập tương tác để thiết kế các bài tập giúp trẻ thỏa mãn sở thích, mong muốn được tiếp xúc với máy tính, trực tiếp được thực hành các thao tác trên máy tính, đặc biệt là các bài tập về các dạng Toán. Qua tìm hiểu tôi thấy, các phần mềm có thể giúp ích được giáo viên trong việc thiết kế các bài tập tương tác đều được các nhà mạng cung cấp miễn phí và hướng dẫn sử dụng cụ thể, chi tiết nên hầu hết các giáo viên có thể học tập và ứng dụng. Một số phần mềm có tính năng hỗ trợ cao, dễ sử sụng như: Canva giáo dục, capcut, liveworksheet, Elerning...Tại các phần mềm này giáo viên có thể biến các file PDF hay hình ảnh thành các bài tập tương tác đa dạng như: Điền vào chỗ trống, trắc nghiệm, kéo thả, hay thậm chí có thể làm các bài tập nghe nói bằng cách chèn âm thanh hay video trực tiếp vào bài. Giáo viên căn cứ vào nội dung giáo dục Toán ở các độ tuổi để thiết kế các bài tập tương tác theo ý đồ, mong muốn của mình, phù hợp với đặc điểm nhận thức và khả năng của trẻ tại lớp Ví dụ: Khi muốn dạy trẻ tách - gộp số lượng trong phạm vi 8 thì tôi đã thiết kế bài tập dạng “Điền vào chỗ trống” với yêu cầu như sau “Bé hãy hoàn thiện các cách chia 1 nhóm có số lượng 8 thành 2 phần, bằng cách điền số thể hiện thể số lượng phần còn lại vào ô trống nhé”. Hoặc khi muốn bé làm quen với phép trừ, giáo viên thiết kế bài tập “Bé hãy lập phép tính theo mẫu và điền kết quả vào ô trống”. Giáo viên đưa ra các nhóm đối tượng có số lượng khác nhau, ở mỗi nhóm đối tượng giáo viên sẽ gạch bỏ 1 hoặc vài đối tượng. Nhiệm vụ của trẻ là phải lập phép tính theo hình ảnh minh họa, sau đó tính kết quả. Tương tự giáo viên có thể thiết kế rất nhiều dạng toán như “nối hình với bóng” “ Tìm đáp án đúng kéo thả vào ô trống”.... Tất cả các yêu cầu của cô giáo về các dạng bài tập được thể hiện cả bằng chữ viết và bằng âm thanh thu âm lại giọng nói của cô giáo giúp trẻ vừa được nghe hiểu yêu cầu, vừa được làm quen với chữ viết. Trẻ sẽ làm các bài tập cô thiết kế sau đó có thể tự kiểm tra kết quả mình thực hiện bằng cách ấn vào nội dung chấm điểm. Nếu trẻ làm sai thì thì ô bị sai sẽ tự động chuyển mầu và trẻ sẽ bị trừ điểm. Từ đó trẻ sẽ cẩn thận tính toán sửa lại đáp án cho đúng. Sau khi thực hiện xong trẻ sẽ ấn vào nút nộp bài cho giáo viên để giáo viên nhận xét kết quả và đánh giá, khen ngợi trẻ. (Ảnh 3- Phụ lục) Trong thời gian trẻ nghỉ dịch tại nhà thì việc thiết kế các bài tập tương tác lại càng trở nên cần thiết và hữu ích. Giáo viên thiết kế các bài tập theo nội dung bài học gửi vào nhóm zalo của lớp để phụ huynh hướng dẫn trẻ làm các bài tập đó. Cách làm này đã nhận được phản hồi rất tích cực từ phía phụ huynh và trẻ. Trẻ hứng thú với việc tự mình tương tác với máy tính để làm các bài tập từ đó sẽ tự giác với việc học hơn, nhận thức ngày càng được củng cố phát triển hơn. 3.4. Giải pháp 4: Phối kết hợp cùng phụ huynh cung cấp và củng cố các kiến thức về các kiểu tượng Toán cho trẻ. Con đường học vấn của trẻ bắt đầu tại nhà. Cha mẹ là những giáo viên đầu tiên và đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng tính cách của trẻ. Không chỉ có vai trò tại nhà mà phụ huynh còn tham gia gắn kết vào các hoạt động của trường lớp, là nguồn ủng hộ lớn lao về tinh thần, vật chất cho sự phát triển của trẻ và sự phát triển lớn mạnh của nhà trường. Giáo dục cân bằng giữa nhà trường và gia đình giúp hình thành nên thói quen học tập của trẻ. Chính vì vậy, trường Mầm non Ngọc Thụy rất coi trọng công tác phối kết hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ Việc giữ mối liên hệ với gia đình được lớp tôi duy trì thường xuyên và hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp, trẻ nghỉ học tại nhà vậy làm thế nào để có phối hợp, giúp đỡ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc và cung cấp, củng cố kiến thức cho trẻ, đặc biệt là kiến thức quan trọng của bộ môn giúp trẻ Làm quen với các biểu tượng Toán? Thực tế cho thấy, tất cả các trẻ đều được cô giáo dạy dỗ như nhau, nhưng mỗi trẻ lại cho ra kết quả khác nhau. Những trẻ được bố mẹ quan tâm, kèm cặp, dạy dỗ sẽ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức tốt hơn những trẻ bố mẹ bỏ buông không kèm cặp. Vì thế, ngoài việc lập kế hoạch giáo dục một cách cụ thể, chi tiết ngay từ đầu năm học tôi đã lập nhóm zalo phụ huynh học sinh trong lớp để trao đổi về phương pháp giáo dục trẻ tại nhà. Thông báo yêu cầu cần đạt của các bộ môn theo độ tuổi nói chung và của bộ môn làm quen với Toán nói riêng, trình bày những khó khăn, bất cập khi thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục nhất là khi giảng dậy bộ môn Toán. Từ đó xây dựng trách nhiệm phối hợp, ủng hộ giáo viên và nhà trường trong công tác giáo dục trẻ. Trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà, tôi thường xuyên tương tác, giữ mối liên hệ với phụ huynh, để nắm được tình trạng sức khỏe của trẻ, thực hiện quay, sưu tầm các video hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà theo đúng kế hoạch giáo dục đã lên gửi vào nhóm zalo của lớp để phụ huynh tham khảo. Tôi đã lựa chọn những nội dung cốt lõi, cần thiết, chú ý cách xưng hô, giao tiếp phù hợp vì đối tượng hướng dẫn lúc này là phụ huynh chứ không phải trẻ. Hướng dẫn phụ huynh cụ thể, tỉ mỉ từng bước, hướng phụ huynh chuẩn bị những đồ dùng, học liệu dễ kiếm, dễ tìm và sẵn có, gần gũi với trẻ tại gia đình. Giáo viên luôn sẵn sàng đồng hành, giúp đỡ phụ huynh, giải đáp thắc mắc và tháo gỡ những khó khăn của phụ huynh trong việc dạy trẻ. Đối với nội dung cho trẻ làm quen với các biểu tượng Toán thì ngoài việc thiết kế các bài tập tương tác gửi vào zalo nhóm lớp để phụ huynh hướng dẫn con thực hiện tôi còn trao đổi, hướng dẫn phụ huynh một số phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ làm để phụ huynh có thể tham khảo ứng dụng dạy trẻ. Giáo viên hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ những kiến thức, thuật ngữ cơ bản trong toán học như kích thước, khối lượng, chiều cao bằng cách quan sát các vật dụng quen thuộc xung quanh trẻ. Ví dụ: Để giúp trẻ nhận diện các hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật thì phụ huynh có thể lấy bìa cac tông cắt thành thành 4 hình: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật rỗng và có cán cầm( giống hình dạng chiếc kính lúp, phần kính là các hình được cắt rỗng bên trong), bố mẹ cho con cầm hình đi soi các đồ vật quanh nhà có hình dạng giống miếng bìa và hô to. Cho trẻ làm đi làm lại nhiều lần thì trẻ sẽ ghi nhớ và nhận dạng được các hình đó. Hoặc muốn cho trẻ học số thì phụ huynh có thể tận dụng luôn những quân bài UNO mà hầu như bạn trẻ con nào trong nhà cũng đòi bố mẹ sắm cho 1 bộ. Bố mẹ bỏ hết những quân bài ko có số, sau đó úp hết nhưng con bài còn lại xuống sàn và cho con đi tìm các cặp số giống nhau bằng cách lật lần lượt từng con bài, sau đó lại úp xuống. Trẻ phải ghi nhớ số và nhớ vị trí của các số đó, khi tìm được 2 số giống nhau, trẻ phải vận dụng trí nhớ lật đúng vị trí của 2 con bài cần tìm. Hoặc để ghi nhớ 1 dãy số bố mẹ có thể tạo mẫu các con bài UNO cho con nhìn sau đó che đi và cho con xếp lại dãy các con bài giống của bố mẹ. Muốn cho con rèn luyện tư duy bố mẹ cho con tìm số thiếu trong dãy những con bài, hoặc cho con hoàn thiện quy luật sắp xếp các con bài đã cho trước...( Ảnh 4 - Phụ lục). Với cách làm trên tôi tin chắc rằng tuy nghỉ dịch ở nhà nhưng trẻ vẫn đảm bảo tiếp thu kiến đầy đủ và trọn vẹn. Phụ huynh ngày càng yên tâm, tin tưởng giáo viên, sẵn sàng đồng hành, ủng hộ, phối hợp giúp đỡ giáo viên và nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, từng bước phát triển đi lên. 4. Hiệu quả SKKN: Sau khi áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Làm quen với các biểu tượng Toán cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non” trong n¨m häc võa qua tại lớp tôi đã đạt được kết quả như sau: * Đối với giáo viên - Nắm vững phương pháp bộ môn, có kỹ năng tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với Toán, sử dụng phương pháp, biện pháp linh hoạt sáng tạo, tự tin. - Giáo viên đã sử dụng các phần mềm hỗ trợ vào công tác giảng dạy và đạt hiệu quả cao. Giáo viên đã tự biết thiết kế bài tập tương tác theo ý đồ và mong muốn của mình - Giáo viên mạnh dạn trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp, với phụ huynh về phương pháp giảng dạy, hướng dẫn phụ hunh giáo dục trẻ tại nhà. * Đối với trẻ: - Trẻ hứng thú và hoạt động một cách tích cực trong giờ Hoạt động cho trẻ làm quen với các biểu tượng Toán. Trẻ tiếp thu tốt kiến thức của bộ môn Toán, hiểu và ứng dụng vào thực tế cuộc sống. - Trẻ 5 tuổi đáp ứng tốt mục tiêu phát triển chương trình của lĩnh vực phát triển nhận thức- Hoạt động Làm quen với các biểu tượng Toán học. Hiểu được những những thuật ngữ toán học mới như “ Số chẵn- số lẻ”, “ Phép cộng- phép trừ” - Trẻ tự giác học tập tại nhà, hứng thú, tích cực làm các bài tập tương tác do giáo viên tự thiết kế. * Đối với phụ huynh: Phụ huynh đã có những cách nhìn nhận tốt hơn về vai trò của giáo dục mầm non. Đánh giá đúng đắn hơn về khả năng nhận thức của trẻ. Từ đó, có những đóng góp tích cực đối với các hoạt động của lớp, của trường như hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động, sưu tầm đồ dùng, đồ chơi. Chủ động phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ tại nhà. III. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Trong bối cảnh người dân trên toàn thế giới đang thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước dịch Covid - 19 việc đảm bảo tất cả trẻ em được tiếp tục học tập trong một môi trường thân thiện, tôn trọng, hòa nhập và hỗ trợ là rất quan trọng. - Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Làm quen với các biểu tượng Toán cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non” đã đem lại hiệu quả rất to lớn đối với trẻ lớp tôi. Trẻ nghỉ dịch ở nhà nhưng vẫn được cung cấp đầy đủ kiến thức không chỉ với Toán mà còn các kiến thức để phòng chống dịch, các kiến thức học cần thiết ở trên lớp, trẻ thích thú với các video của cô, hạn chế được việc chơi điện tử, sử dụng điện thoại quá nhiều. Qua các video phụ huynh có thể học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích để giúp trẻ học toán và trong việc chăm sóc, giáo dục, dạy trẻ học tại nhà đạt hiệu quả cao hơn, giúp cho việc rèn luyện kỹ năng của trẻ tốt hơn, cũng như trẻ nắm được các kiến thức cơ bản để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại nhà. 2. Kiến nghị: - Qua tìm tòi nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Làm quen với các biểu tượng Toán cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non” là vô cùng cấp thiết. Vì vậy rất mong các cấp lãnh đạo tạo điều kiện mở lớp tập huấn chuyên môn về hoạt động làm quen với các biểu tượng Toán để giáo viên có thể học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và yêu thích dạy môn Toán hơn. Vì thời gian nghiên cứu có hạn, nên tôi chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và trình bày được hết mọi vấn đề. Song, những kiến thức về phương pháp giảng dạy nêu trên được người giáo viên chú ý và sử dụng hợp lí thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với các biểu tượng toán cho trẻ. Trên đây là “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Làm quen với các biểu tượng Toán cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non”. Trong quá trình thực hiện thực tế cũng như trong bản mô tả sáng kiến mặc dù bản thân tôi đã hết sức cố gắng song chắc hẳn sẽ còn những hạn chế, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! PHỤ LỤC Một số hình ảnh minh họa Ảnh 1: Hình ảnh góc Toán và sân chơi ngoài trời có tích hợp Toán Ảnh 2: Trẻ thực hành các bài tập nhận biết số chẵn, số lẻ Ảnh 3: Giáo viên thiết kế bài tập tương tác cho trẻ trên phần mềm trực tuyến Ảnh 4: Phụ huynh hướng dẫn con làm các bài tập tương tác giáo viên thiết kế gửi qua nhóm zalo của lớp MỤC LỤC
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat.doc