Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

Ngay từ khi lựa chọn nghề giáo viên, tôi đã coi đây là cái nghiệp mà mình sẽ gắn bó suốt cả cuộc đời. Chính vì thế, tôi cố gắng trong công việc dạy học cũng như công tác chủ nhiệm lớp. Và đặc biệt, tôi luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Qua những năm công tác, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm, bài học cho mình về công tác giáo dục này.

Ðánh giá thực trạng giáo dục hiện nay, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã nhấn mạnh: “Ðặc biệt đáng lo ngại là m t b ph¾n học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đúc, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong nhũng năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đúc, ý thúc công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lúa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”.

 

docx 19 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 2120
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học
à ngay gần khu vực trường học; có nơi bán quà vặt đồ chơi độc hại ở gần trường...
Trong gia đình, có hiện tượng cha mẹ học sinh thiếu gương mẫu, ông bà cha mẹ chửi mắng lẫn nhau, một số gia đình còn khoán trắng, bỏ mặc con cái cho nhà trường và xã hội, thậm chí còn nuông chiều con cái thiếu văn hoá, dẫn đến một số học sinh vô lễ với người lớn, nhiều em không vâng lời ông bà, bố mẹ, lười lao động, lười học, trộm cắp vặt, Trong giao tiếp, học sinh còn nói năng trống không, thô lỗ, cục cằn, thiếu đi sự lễ phép, lịch sự, văn minh.
Trường tôi nằm ở địa bàn dân cư làm nghề kinh doanh là chủ yếu nên cha mẹ học sinh chưa có nhiều thời gian để uốn nắn, rèn luyện về mặt đạo đức cho con em.
Học sinh Tiểu học phần lớn là ngoan, biết vâng lời cô giáo, thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường đề ra, tuy nhiên, để đánh giá một cách khách quan mà nói học sinh hiện nay rất nhạy cảm, rất dễ thích ứng và bắt chước với các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội: hiện tượng nói tục, các hành vi thiếu văn hoá vẫn còn. Ðặc biệt việc áp dụng những điều được học và thực tế của học sinh Tiểu học còn chưa tốt.
c) Kết quả đánh giá phẩm chất học kì 1.
Loại
Sĩ số
Tốt
Ðạt
Cần cố gắng
58
44 = 75,8%
14 = 24,2%
0
CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC:
Công tác giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài, liên tục và diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến nhiều mối quan hệ phức tạp. Vì vậy, tôi đã luôn cố gắng linh hoạt, sáng tạo, biết kết hợp nhiều biện pháp trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Sau đây, tôi xin được đề cập một số biện pháp cơ bản mà tôi đã thực hiện trong năm học vừa qua như sau:
Biện pháp 1. Phối hợp với các lực lượng trong nhà trường
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên dạy bộ môn
Ðể làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, tôi đã nhận thấy được rõ trách nhiệm của mình. Là người giáo viên, tôi đã xác định được mình không chỉ thực hiện nội dung bài giảng mà còn phải rèn cho học sinh biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, từ đó hình thành các thói quen đạo đức. Học sinh Tiểu học rất nghe lời và làm theo thầy cô giáo. Chính vì vậy, mỗi giáo viên chính là tấm gương sáng về đạo đức, là tấm gương trong lời nói, cách cư xử, thái độ trong giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, giáo viên với các tầng lớp nhân dân cho học sinh học tập và noi theo.
Là giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn có sự phối hợp với giáo viên dạy bộ môn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong mọi tiết học, môn học. Bằng thái độ kiên quyết, tôi và các giáo viên dạy bộ môn đã luôn nghiêm túc nhắc nhở, phê bình với những học sinh có biểu hiện hành vi thiếu văn hoá và khen, sau đó có phương pháp phù hợp để kịp thời giúp học sinh sửa sai, đồng thời tuyên dương, khen thưởng những học sinh có đạo đức tốt trong lớp theo tuần, tháng.
Theo thông tư 30/2014/TT-BGDÐT và tiếp tục TT22/2016 thực hiện về đánh giá học sinh tiểu học, chúng tôi đã nghiêm túc thực hiện việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh theo đúng quy định, học sinh được theo dõi đánh giá thường xuyên hàng ngày, hàng tháng ở tất cả các môn học. Có sự kết hợp đánh giá cả trong và ngoài trường, từ đó mang lại kết quả đánh giá nhận xét chính xác nhất về quá trình rèn luyện đạo đức của học sinh.
Giáo dục đạo đức thông qua Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Trong phong trào hoạt động Ðội, dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, giáo viên tổng phụ trách đã tổ chức các hoạt động Ðội, Sao nhi đồng theo các chủ điểm hàng tháng một cách phong phú đa dạng, bởi đây là hoạt động rất phù hợp với lứa tuổi của học sinh Tiểu học. Ở học sinh lớp 2, các em được tham gia sinh hoạt Sao theo tuần, dưới sự hướng dẫn của các học sinh lớp 4 và 5. Trong giờ sinh hoạt Sao, các em được các anh chị lớp lớn tổ chức cho chơi các trò chơi bổ ích, được học hát, múa các bài hát theo chủ điểm sinh hoạt. Học sinh trong lớp tôi đã tham gia nhiệt tình, sôi nổi các tiết sinh hoạt Sao. Vì vậy, hoạt động này đã mang lại tác dụng rất lớn trong giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em ngoan hơn, ý thức kỉ luật tốt hơn.
Các tiết sinh hoạt Sao được tổ chức sáng tạo bằng việc xây dựng lồng ghép những bài học kỹ năng sống, lịch sử, đạo đức, qua các hình thức phong phú như hoạt cảnh, biểu diễn chương trình văn nghệ, tổ chức cuộc thi vấn đáp, tạo ra các diễn đàn trao đổi,... đã thu hút đông đảo học sinh tham gia. Giáo dục đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống thông qua các hoạt động này giúp các em học sinh dễ dàng tiếp nhận, ghi nhớ và biết áp dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó, học sinh lớp tôi đã có sự trưởng thành nhanh hơn về mặt đạo đức.
Biện pháp 2. Phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường.
Phối hợp với hội cha mẹ học sinh và gia đình học sinh
* Thành l¾p Ban đại diện cha mẹ học sinh:
Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của nhà trường, ngay từ đầu năm học, tôi đã tổ chức tốt cuộc họp cha mẹ học sinh với sự có mặt đông đủ của toàn thể các bậc phụ huynh. Ở lớp 2, cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm vô cùng quan trọng, bởi vì đây là lần đầu tiên cô giáo chủ nhiệm có cơ hội để trao
đổi, truyền đạt thông tin đến toàn bộ phụ huynh. Trong cuộc họp đầu năm, tôi và các bậc phụ huynh lớp đã có sự thống nhất cao và chọn lựa được ra những bậc phụ huynh có nhiệt huyết, có khả năng và có thời gian để tham gia vào Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, giúp đỡ cô giáo và cả lớp trong mọi hoạt động.
Qua thời gian hoạt động từ đầu năm học đến giờ, là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi thấy từng thành viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tôi đã nắm bắt kịp thời mọi tình hình học tập, rèn luyện, các hoạt động ngoại khóa của lớp thông qua thông báo kịp thời của giáo viên chủ nhiệm. Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiệt tình trong mọi hoạt động của lớp. Vì thế, mọi hoạt động của lớp như Tết Trung thu, Noel, sơ kết học kì 1, .... đều được tổ chức sôi nổi và có chất lượng, các phong trào do nhà trường phát động, lớp đều tham gia đầy đủ và đạt kết quả tốt.
Thông qua các buổi họp phụ huynh:
Một năm học thường tổ chức ba buổi họp cha mẹ học sinh. Sau hai lần tổ chức: họp phụ huynh đầu năm và họp sơ kết cuối học kì 1, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm đã thông báo đầy đủ tới các bậc phụ huynh nội quy, quy định về học tập, nền nếp, tình hình cụ thể từng giai đoạn của nhà trường, của việc học tập của các em học sinh tới các bậc phụ huynh đôn đốc học sinh thực hiện.
Ngay từ buổi họp đầu năm, tôi đã thông qua với phụ huynh học sinh về các chuẩn mực đạo đức mà học sinh phải đạt được ở từng lứa tuổi và phụ huynh trao đổi với giáo viên về việc rèn luyện đạo đức của từng em. Với những học sinh có cá tính đặc biệt, tôi có sự trao đổi cụ thể với gia đình nắm được đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh đó. Phối hợp với gia đình, tôi và
các bậc phụ huynh đã thống nhất được các biện pháp cụ thể và phù hợp với từng đối tượng học sinh, từ đó đạt được kết quả rèn luyện đạo đức tốt nhất.
Trong các cuộc họp, tôi đã tuyên truyền cho các bậc cha mẹ học sinh cần quan tâm hơn nữa đến đời sống tình cảm của học sinh, cần thường xuyên trò chuyện với các em. Ở nhà, gia đình cố gắng tạo cho các em có góc học tập riêng: có tủ sách, có bàn học, có một môi trường sống lành mạnh. Cha mẹ, anh chị em có mối quan hệ thân thiết, quan tâm đến nhau từ đó có tác dụng tới việc hình thành nhân cách cho các trẻ nhỏ.
Thông qua sổ liên lạc điện tủ:
- Tôi đã sử dụng có hiệu quả tác dụng của sổ liên lạc điện tử. Hàng ngày, tôi thông báo tới các bậc cha mẹ học sinh về tình hình học tập, ý thức kỉ luật, việc rèn luyện đạo đức của từng em. Ngược lại, thông qua việc nắm bắt thông tin từ sổ liên lạc điện tử, phụ huynh đã liên lạc trao đổi với cô giáo chủ nhiệm để kịp thời có phương pháp dạy dỗ con em mình ở nhà. Ðồng thời, tôi cũng có những biện pháp giáo dục phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh.
Thông qua các đoàn thể khác ở địa phương.
Học sinh Tiểu học ở lứa tuổi sinh hoạt Sao, Ðội nhi đồng. Ngoài hoạt động ở trường, các em còn tham gia những tổ chức đoàn thể làng xóm, nhất là trong dịp hè. Ðoàn thể trực tiếp quản lý các em là Ðoàn Thanh niên. Nhà trường đã có mối liên hệ chặt chẽ với tổ chức này. Phối kết hợp với Hội Phụ nữ, tổ dân phố tổ chức các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ. Là giáo viên chủ nhiệm, tôi có sự trao đổi, nắm bắt thông tin về việc sinh hoạt tại địa phương của học sinh trong lớp. Với học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp 2, việc hình thành và rèn luyện các hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình
phát triển nhân cách. Nó giúp cho các em phát triển thành những con người có nhân cách toàn diện.
Biện pháp 3. Nâng cao chất lượng giảng dạy đạo đức trong tất cả các môn học.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng cho học sinh nề nếp học tập, chuyên cần, giữ vở sạch chữ đẹp, nề nếp sinh hoạt Sao nhi đồng, các quy tắc giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, nhân viên trong nhà trường; giữa các em trong một lớp với nhau, giữa học sinh lớp này với học sinh lớp kia.
Học sinh được trang bị đầy đủ sách giáo khoa các môn học (trong đó có sách môn Ðạo đức, quyển Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh Hà Nội).
Tư duy của học sinh Tiểu học là tư duy trực quan hình ảnh. Vì vậy để giờ dạy thành công, học sinh dễ hình thành các biểu tượng về các hành vi đạo đức, tôi luôn coi trọng việc chuẩn bị đồ dùng dạy học. Nhà trường đã đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học như máy chiếu, tranh ảnh minh hoạ cho các giờ dạy. Bản thân tôi luôn chuẩn bị giáo án điện tử, đồ dùng dạy học phù hợp theo đặc trưng của tiết học, môn học. Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm cùng giáo dục cho học sinh ý thức học tập, thể hiện ở thái độ học tập đúng đắn tự giác rèn luyện nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà, qua đó, đã xây dựng cho các em ý thức học tập đầy đủ, đúng giờ, khi nghỉ học phải viết giấy xin phép.
Cùng với các đồng nghiệp trong khối, tôi đã có sự nghiên cứu để tự làm đồ dùng dạy học đơn giản như: lập tủ sách Măng non, đầu tư mua sắm thêm sách báo, truyện tranh phù hợp với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, tủ sách góc lớp cho học sinh đọc sách sau giờ nghỉ giải lao, sau buổi học. Vừa qua,
nhà trường đã tổ chức Hội thi đồ dùng dạy học tự làm, tất cả giáo viên trong trường đã tích cực tham gia và đạt kết quả cao.
Ðể có tiết dạy đạt hiệu quả tốt, tôi và các giáo viên bộ môn đã chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp:
+ Nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng trước khi lên lớp. Xác định rõ mục đích yêu cầu, kiến thức trọng tâm từng bài, từng phần. Soạn bài chi tiết cụ thể, phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình.
+ Căn cứ vào nội dung bài học chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh, sách báo, trang phục và các đồ dùng phụ trợ khác để phục vụ cho các tiết học có tổ chức trò chơi.
+ Tuỳ từng nội dung bài học, đối tượng học sinh, điều kiện về cơ sở vật chất của lớp, chúng tôi đã lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp cũng như các hình thức dạy học.
+ Tham khảo tìm đọc thêm truyện, sách báo, các thông tin ngoài sách giáo khoa hoặc có thể sưu tầm những câu chuyện về những gương tốt người thật, việc thật kể cho học sinh nghe để qua đó cung cấp thêm những hiểu biết bên ngoài cuộc sống và giáo dục cho các em theo nội dung, chủ đề của bài học. Ðặc biệt là những hành vi đạo đức tốt của những người xung quanh các em từ đó giúp học sinh hình thành những hành vi đạo đức thông qua gương người tốt.
+ Áp dụng công nghệ thông tin vào sưu tập, giảng dạy tạo ra các tư liệu giáo dục phong phú sinh động từ đó lôi quấn học sinh tham gia vào giờ học đó là điều kiện để hình thành các hành vi, chuẩn mực đạo đức cho học sinh.
Biện pháp 4. Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động giáo dục chính khóa.
Trong năm học, tôi thường tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa như tổ chức hội thi Tiếng hát tuổi thơ, cho các con tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, “đền ơn đáp nghĩa” nhằm giáo dục cho các em về truyền thống của dân tộc, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho học sinh luyện tập, thực hành kiến thức đã học được trong tiết chính khóa.
Trong năm học vừa qua, nhà trường đã tổ chức cho học sinh lớp 2 đi tham quan hoạt động ngoại khóa hai lần, lần đầu tại Bảo tàng Dân tộc học, lần hai tại thành phố hướng nghiệp Kizciti. Học sinh lớp tôi đã nhiệt tình tham gia. Qua những buổi hoạt động ngoại khóa như vậy, các em vừa được chơi, vừa được mở rộng kiến thức về dân tộc mình, về các nghề nghiệp mà các em sẽ làm trong tương lai. Ðồng thời, tôi đã có cơ hội để hướng dẫn, cho các em thực hành những bài học Ðạo đức, Nếp sống văn minh thanh lịch, ví dụ như: các em biết giữ trật tự khi tham quan bảo tàng, biết vứt rác đúng nơi quy định,...
Cuối tuần, tôi luôn thực hiện nghiêm túc các giờ sinh hoạt lớp. Trong các giờ sinh hoạt lớp, tôi đã đưa ra các gương tốt việc tốt, những hành vi đạo đức tốt trong cuộc sống bằng các câu chuyện có thật, cho học sinh học tập. Giờ chào cờ, học sinh tham gia nghiêm túc, chào cờ nghiêm trang. Trong giờ chào cờ, giáo viên tổng phục trách luôn lồng ghép các hoạt động mang tính giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh tham gia. Lồng ghép kĩ năng sống qua tiết sinh hoạt chuyên đề như: giáo dục phòng chống đuối nước, giáo dục phòng tránh xâm hại,...
Ở lớp, tôi cho thành lập các nhóm “Chữ thập đỏ” trong học sinh. Trong các tiết sinh hoạt, tôi đã hướng dẫn các em cách giữ gìn vệ sinh thân
thể, giữ gìn vệ sinh lớp học, trường học. Coi trọng việc đẩy lùi những thói hư tật xấu, hình thành những thói quen, hành vi đạo đức tốt.
Khi nhà trường phát động các hoạt động, phong trào nhân đạo từ thiện như: mua tăm ủng hộ hội người mù, Tết vì người nghèo, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân nhiễm HIV,... tôi luôn thực hiện đúng kế hoạch, đó là: gửi thông báo tới các bậc phụ huynh kịp thời, giải thích cho học sinh về ý nghĩa, tác dụng của việc tham gia, nhắc nhở những em học sinh còn quên việc,.... Vì vậy, 100% học sinh lớp tôi đã tham gia đầy đủ tất cả các hoạt động, phong trào đó và đạt kết quả cao.
Qua các hoạt động nhân đạo, từ thiện, học sinh lớp tôi đã hiểu hơn về ý nghĩa, tác dụng của việc chia sẻ, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người. Các em biết sống nhân hậu hơn, biết thương yêu, quan tâm đến mọi người xung quanh mình và từ đó lựa chọn những hành động tham gia thiết thực phù hợp với lứa tuổi của các em.
Biện pháp 5. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh.
Thầy giáo, cô giáo không chỉ truyền dạy kiến thức, học sinh cũng không chỉ học ở thầy, cô qua những bài giảng mà còn học theo cả cử chỉ, cách cư xử. Rất nhiều học sinh lớn lên, lựa chọn nghề nghiệp do chịu ảnh hưởng của thầy, cô. Hình ảnh của các thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường cũng tác động lớn đến việc hình thành đạo đức, nhân cách cho học sinh. Những việc làm, hành động không tốt của thầy cô ít nhiều cũng tác động đến việc giáo dục đạo đức của học sinh. Ngược lại, những hình ảnh đẹp của các thầy giáo, cô giáo sẽ có những tác động tích cực đến suy nghĩ, đạo đức của các em.
Chính vì vậy, tôi luôn chú ý đến việc tạo cho các em có một môi trường học tập ở trường lành mạnh. Tôi đã nỗ lực tự rèn luyện đạo đức, xây
dựng, hình thành những thói quen tốt cho mình như: không hút thuốc, không dùng điện thoại khi đang dạy học, không nói trống không với đồng nghiệp, xây dựng các mối quan hệ, các giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, cán bộ quản lý với giáo viên nhân viên là những mối quan hệ tốt,...v...v... Tôi cố gắng hoàn thiện bản thân để lấy mình làm tấm gương tốt cho các em học sinh trong lớp noi theo và học tập.
KẾT QUẢ:
So với đầu năm học, đến giữa học kì 2, 100% số học sinh trong lớp tôi đều thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người học sinh.
* Kết quả đánh giá phẩm chất giữa học kì 2.
Loại
Sĩ số
Tốt
Ðạt
Cần cố gắng
58
50 = 86,2%
8 = 13,7%
0
Ở lớp, đa số các em đều ngoan ngoãn, kính thầy yêu bạn.
Ở nhà, các em đã biết vâng lời ông bà, cha mẹ; lễ phép với người hơn tuổi.
Một số học sinh đầu năm còn hiếu động, nghịch ngợm, hay phạm lỗi thì đến cuối học kì 1 đã ngoan hơn, biết nhận lỗi và cố gắng sửa lỗi. Ý thức kỉ luật và đạo đức của những học sinh này có sự tiến bộ vượt bậc.
Nhiều em đầu năm học còn nhút nhát thì giờ đã có thái độ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, từ đó các em biết cách quan tâm và giúp đỡ bạn bè trong lớp hơn.
Học sinh trong lớp đã biết đoàn kết, giúp đỡ nhau. Không có hiện tượng miệt thị hay xa lánh bạn bè, những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt đều hòa nhập được với các bạn.
Nề nếp học tập của học sinh và chất lượng của các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp ngày một tốt hơn, vì thế chất lượng giáo dục toàn được nâng lên một cách rõ nét.
I/ KẾT LUẬN
PHẦN THỨ BA:
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Giáo dục đạo đức cùng với công tác tư tưởng chính trị trong nhà trường là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trung tâm
- nhiệm vụ chuyên môn nhất là trong tình hình hiện nay. Vì vậy, để giáo dục đạo đức tốt cho học sinh, cần có sự phối kết hợp với nhà trường, gia đình, xã hội và các biện pháp cụ thể, phù hợp với tình hình của mỗi lớp, mỗi trường, mỗi địa phương.
Sau khi vận dụng những kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học và áp dụng vào thực tiễn của nhà trường tôi nhận thấy:
Với học sinh
Hình thành, xây dựng được các thói quen, hành vi đạo đức tốt, có ý thức luôn quan tâm đến mọi người xung quanh.
Có thái độ đúng đắn, biết bày tỏ thái độ với các hành vi chưa phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.
Với giáo viên
Giáo viên đã thực sự đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao kỹ năng sư phạm trong giảng dạy. Ðồng thời có cách hiểu đúng đắn về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. Giáo viên phải hiểu rõ và phải xác định cho mình một trách nhiệm lớn lao và phải biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các biện pháp giáo dục.
Công tác giáo dục đạo đức thông qua việc giảng dạy bộ môn Ðạo đức trong nhà trường Tiểu học có vị trí hết sức quan trọng bởi thông qua bài học hình thành cho các em những phẩm chất tốt đẹp. Từ đó tạo cho các em có bản lĩnh đạo đức để ứng xử đúng trong các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường.
Ðể áp dụng hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học" trong thực tế người giáo viên cần vận dụng sáng kiến một cách linh hoạt phù hợp với thực tế của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của từng đơn vị. Cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội.
II/ KHUYẾN NGHỊ:
Ðể việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học đạt hiệu quả, tôi có một số kiến nghị, đề xuất sau:
Ðối với chính quyền các cấp: Ðề nghị tập trung đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học, gắn kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Ðối với các đơn vị trường học: Cần coi trọng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, coi đây là động lực chính để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Trên đây là một vài ý kiến của tôi trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. Những ý kiến của tôi đưa ra có thể còn nhiều hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Hội đồng xét duyệt Sáng kiến kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp để tôi có được những kinh nghiệm giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh Tiểu học trong nhà trường đạt hiệu quả tốt hơn.
Xin trân trọng cám ơn Hội đồng và các bạn đồng nghiệp đã dành thời gian để nghe (đọc) bài viết này của tôi.
Hà Nội, ngày 3 tháng 4 năm 2017
T«i xin cam ®oan ®©y lµ s¸ng kiÕn kinh nghiÖm do m×nh viÕt kh«ng sao chÐp néi dung cña ng-êi kh¸c
19/18
MỤC LỤC
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
Lý do chọn đề tài	1
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm	2
Ðối tượng nghiên cứu	2
Ðối tượng khảo sát	2
Phương pháp nghiên cứu	2
Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu	2
Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề
Cơ sở lý luận	3
Thực trạng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học. 4 3.Các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học	6
4. Kết quả	15
Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị
Kết luận	16
Khuyến nghị	17

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_giao_du.docx
  • pdfchunhiem2yenbthnguyentrai_1220189.pdf