Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh giúp trẻ học tại nhà trong thời gian dịch Covid
Thực tế tại Việt Nam theo thông kê tính đến ngày 21 tháng 02 năm 2022
Viêt Nam có tổng cộng 2.834.373 ca mắc covid, số ca tử vong là 39.605 ca. Từ số
liệu thống kê cho cho thấy mức độ nguy hiểm của đại dịch trên toàn cầu. Trong
tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây nhiễm cao, nên việc
cho trẻ nghỉ học ở nhà là để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong phương án chống
dịch hiện nay.Vậy làm thế nào để có thể giúp trẻ hứng thú học, nâng cao hiệu quả
học tại nhà trong thời gian nghỉ dịch. Đây là một bài toán khó cần giải đáp.
Do đó, các cấp lãnh đạo đã hướng dẫn cách kết nối với trẻ về việc tổ chức
xây dựng video dạy học, tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc giáo
dục trẻ tại nhà. Tuy nhiên khi trẻ ở nhà đồng nghĩa với việc phụ huynh phải dành
thời gian chăm sóc giáo dục con cái của chính mình là điều rất khó khăn khi vừa
phải đi làm và vừa phải chăm con. Vì vậy việc phối kết hợp với phụ huynh trong
công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ tại nhà bằng các biện pháp là điều vô cùng
quan trọng và cần thiết đặc biệt công tác xây dựng và thực hiện video hướng dẫn
một số trò chơi giúp phụ huynh có thể tương tác cùng trẻ nhằm bồi dưỡng kiến
thức là hết sức cần thiết nhằm giúp cho các bé có thể tiếp thu một số bài học khi
ở nhà và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong mùa dịch Covid-19 đang
kéo dài.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh giúp trẻ học tại nhà trong thời gian dịch Covid
nhà trong thời gian dịch Covid” làm đề tài nghiên cứu cho mình. 2/10 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm. Việc xây dựng thiết kế các trò chơi thiết thực giúp phụ huynh tương tác cùng trẻ sẽ không làm gián đoạn quá trình học tập và phát triển của trẻ trong thời gian trẻ phải ở nhà để phòng tránh dịch bệnh, thiên tai và các trường hợp bất khả kháng khác, đảm bảo trẻ nghỉ bất kỳ thời gian nào trong năm học cũng đều có nguồn học liệu phù hợp hỗ trợ phụ huynh chăm sóc, giáo dục bổ trợ kiến thức, kỹ năng cho trẻ tại nhà theo kế hoạch năm học của trường, lớp. Tăng cường mối liên hệ giữa các gia đình trong việc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo các hình thức linh hoạt với tinh thần “Trẻ tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”, góp phần thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống dịch Covid - 19 vừa tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo kế hoạch nhiệm vụ năm học trong điều kiện mới. Mà lại đáp ứng mục đích của chương trình giáo dục mầm non hướng đến là rèn luyện năng lực tự học cho trẻ các độ tuổi mầm non nói chung. Không những vậy, qua các biện pháp phối hợp bằng các hình thức khác nhau phụ huynh cũng có thể học hỏi từ giáo viên để áp dụng các bài học khác cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày, giúp cho việc rèn luyện kỹ năng của trẻ tốt hơn. Dành thời gian nhiều hơn cho việc hướng dẫn trẻ học tập trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nhà. Chúng ta cần biết rằng. đối với cấp học mầm non, công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội là một nhiệm vụ thiết thực, tạo được sự thống nhất giữa nhà trường và cha mẹ trẻ. Mục tiêu nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm là lựa chọn, tìm ra một số trò chơi thiết thực, đơn giản và dễ thực hiện giúp phụ huynh dễ dàng thực hiện trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Nhằm để giúp nâng cao kiến thức chăm sóc giáo dục cho cha mẹ trẻ, góp phần thực hiện tốt phương pháp giáo dục mầm non. 2. Thực trạng vấn đề Bản thân là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề tôi thực sự trăn trở và lo lắng làm thế nào để trong thời gian nghỉ dịch ở nhà trẻ vẫn được học tập, cung cấp các kiến thức về chăm sóc cũng như giáo dục để trẻ được phát triển toàn diện theo các lĩnh vực phát triển. Phụ huynh thì sẽ có thêm hiểu biết, phối kết hợp cùng giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục tốt nhất cho trẻ tại nhà để trẻ có thể được 3/10 chơi các trò chơi tại nhà, hạn chế việc dành thời gian quá nhiêu vào xem ti vi và điện thoại. 2.1. Thuận lợi: - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GD-ĐT quận Long Biên cùng với ban giám hiệu nhà trường năng động,sáng tạo có tinh thần trách nhiệm cao.Ban giám hiệu nhà trường luôn động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện giúp đỡ và giải quyết những khó khăn, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh, trẻ phải nghỉ học tại nhà. - Một số phụ huynh bước đầu đã quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Bản thân tôi trực tiếp giảng dạy nhiều năm nên có trình độ chuyên môn vững vàng, đúc kết nhiều kinh nghiệm trong công tác, đã đạt trình độ trên chuẩn, luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong các hoạt động, tâm huyết với nghề. - Luôn có ý thức tự học, tự rèn luyện, tham khảo sách báo, Internet thông tin đại chúng để tìm ra các phương pháp, biện pháp dạy và hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ tại nhà. 2.2 Khó khăn - Nhiều phụ huynh bận đi làm thường gửi con cho ông bà họ hàng chăm sóc, chơi cùng với con - Phụ huynh còn tâm lý trẻ mầm non chưa học gì nên không giành thời gian trao đổi cùng cô cũng như rèn và dạy dỗ con học tại nhà. - Trẻ bị ảnh hưởng nhiều bởi Intenet, phụ huynh lạm dụng cho trẻ chơi trên điện thoại cũng như xem tivi. - Các cô làm video, thiết kế các hoạt động, trò chơi hướng dẫn dạy trẻ chưa thực sự sinh động và thu hút, gây tâm lý nhàm chán và trẻ không hứng thú học. Các nội dung đánh giá Học sinh lớp C6 (24 trẻ) Đầu năm Tỉ lệ % - Trẻ có kỹ năng tương tác và chơi cùng với bố mẹ 9 37,5 - Trẻ biết thực hiện các thao tác bài học dưới sự hướng dẫn của phụ huynh 10 42 -Trẻ hứng thú tích cực xem video 10 42 -Trẻ em xem điện thoại, ti vi dưới 2 tiếng 1 ngày 9 37,5 4/10 3. Các biện pháp đã tiến hành: 3.1 Biện pháp 1: Lập zalo nhóm lớp thường xuyên tuyên truyền đến các bậc phụ huynh các biện pháp chăm sóc và vui chơi cùng con tại nhà Do phụ huynh vẫn đi làm, không có nhiều thời gian chăm sóc giáo dục và vui chơi cùng con tại nhà nên trẻ thường xuyên 1 mình tiếp xúc điện thoại, ti vi xem hoạt hình và chơi điện tử. Là một giáo viên tôi thấy cứ kéo dài tình trạng trên thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều về nhận thức cũng như tính cách của trẻ. Vì vậy để tuyên truyền cũng như kết nối giữa giáo viên với phụ huynh tôi đã vận dụng các phương tiện nền tảng mạng xã hội, để truyền tải các kiến thức chăm sóc giáo dục cũng như hướng dẫn phụ huynh vui chơi cùng con tại nhà trên ứng dụng zalo rất gần gũi và dễ sử dụng cho phép các cô có thể gủi nhiều tệp tin, định dạng file các video hướng dẫn các trò chơi PowerPointVì vậy mà 100% phụ huynh tại lớp đã tham gia đầy đủ và hưởng ứng rất tích cực. Tại nhóm zalo này tôi đã đăng tải những video, những bài tuyên truyền về phòng tránh dịch bệnh,gửi các bài tập, hướng dẫn các trò chơi, những bài hát, video hướng dẫn thực hiện kỹ năng phòng chống dịch. Hướng dẫn trẻ phụ giúp một số việc phù hợp: Gấp quần áo giúp mẹ, khi gấp quần áo cho trẻ cài cúc áo, quần, kéo khoá; xếp đồ chơi sau khi chơi xong; lau dọn bàn ghế với hoạt động này giúp cho trẻ có các kỹ năng tự phục vụ và phát triển các kỹ năng vận động (các cơ bàn tay, ngón tay), hình thành các thói quen ngăn nắp gọn gàng và giúp trẻ phát triển nhận thức (Hình ảnh 1,2,3) Có thể nói ứng dụng zalo nhóm lớp như là một chiếc cầu kết nối giữa nhà trường, cô giáo và phụ huynh rất cần thiết phù hợp trong bối cảnh trẻ nghỉ dịch ở nhà. Trẻ có thể giúp bố mẹ được những công việc đơn giản vừa sức giúp trẻ phát triển tư duy, nhận thức của mình, trẻ lại hạn chế xem ti vi điện thoại. 3.2 Biện pháp 2: Lập kế hoạch, lựa chọn những trò chơi phù hợp với trẻ và tình hình thực tế Khi nghiên cứu các trò chơi tôi luôn đặt ra mục tiêu cụ thể là trò chơi cần phù hợp với điều kiện của mỗi gia đình trẻ, nguyên vật liệu đơn giản, dẽ tìm và dễ sự dụng nhưng vẫn đảm bảo được kiến thức cũng như kỹ năng cốt lõi của mỗi trò chơi, trẻ không những được chơi cùng cha mẹ mà thông qua các trò chơi đó cha mẹ và trẻ sẽ thêm phần gắn kết và trẻ sẽ được tiếp thu kiến thức một cách tối đa. 5/10 Khi trẻ phải nghỉ học trong thời gian dài đồng nghĩa với việc các trò chơi cũng cần phải linh hoạt theo từng tuần hoặc từng chủ đề cụ thể, chính vì thế ở mỗi tháng, mỗi chủ đề tôi sẽ nghiên cứu, tìm tòi và xây dựng những trò chơi phù hợp để gửi đến phụ huynh ví dụ: Tháng Tên trò chơi, thí nghiệm Tháng 9 - Cuộc đua của Robot - Cá đớp mồi Tháng 10 - Thí nghiệm đèn dung nham Tháng 11 - Sự kỳ diệu của sữa Tháng 12 - Dầu và nước - Những đám mây kỳ diệu Tháng 1 - Bảy sắc cầu vồng - Bắt chước tiếng kêu Tháng 2 - Hình vẽ nổi trên mặt nước Tháng 3 - Bé tìm hiểu về trứng - Đổi màu cho cây cải Tháng 4 - Vì sao đâm bóng bay không vỡ - Đâu là đúng, đâu là sai Việc lập kế hoạch xây dựng các trò chơi như vậy sẽ giúp tôi chủ động trong việc nghiên cứu và tìm tòi các nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương, phù hợp với mọi gia đình để phụ huynh có thể dễ dàng thực hiện. Khi nghiên cứu các trò chơi tôi luôn đặt ra mục tiêu cụ thể là trò chơi cần phù hợp với điều kiện của mỗi gia đình trẻ, nguyên vật liệu đơn giản, dễ tìm và dễ sử dụng nhưng vẫn đảm bảo được kiến thức cũng như kỹ năng cốt lõi của mỗi trò chơi. Ngoài ra để kích thích sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ, tạo cho trẻ niềm vui, thích thú tôi đã quay video hoạt động thí nghiệm trải nghiệm kích thích sự sáng tạo ở trẻ, giúp trẻ có thể làm ở nhà dưới sự giúp đỡ của cha mẹ như: Thí nghiệm lốc xoáy, thí nghiệm hoa nở trong nước, thí nghiệm đổi mầu của lá cải thảo, thí nghiệm giấy thấm mầu (Hình ảnh 4,5) 6/10 Qua từng tháng tôi sẽ lên kế hoạch và quay video để gửi tới phụ huynh, từ đó phụ huynh sẽ nắm được những trò chơi khác nhau theo từng tháng để có thể học tập và vui chơi cùng con tại nhà 3.3 Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin các phần mềm thiết kế video, trò chơi sáng tạo Ngay khi được sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, tôi đã chủ động lên kế hoạch xây dựng những video hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ vừa học vừa chơi tại nhà qua các trò chơi tương tác trên điện thoại hoặc máy tính, Để giải quyết vấn đề trên tôi đã học hỏi tìm tòi và thiết kế những video sáng tạo, vui nhộn, bắt mắt, trên phần mềm như: CANVAN, CAMTASIA, CAPCUT - TC “ Ô cửa bí mật” (Hình ảnh 6) Cách chơi: cô thiết kế video trò chơi có 4 ô cửa, ẩn trong mỗi ô cửa là giai điệu của bài hát hoạc hình ảnh của con vât. Trẻ chọn lần lượt từng ô cửa, khi ô cửa mở ra có giai điệu bài hát hoặc hình ảnh con vật nào thì trẻ sẽ nói tên bài hát có giai điệu hoặc có nhắc đến tên con vật đó. - TC: “Chiếc nón kì diệu” Cách chơi: Cô thiết kế video vòng quay kì diệu. Trên vòng quay có gắn các hình ảnh con vật khác nhau, trẻ sẽ bấm quay, kim của vòng quay dừng ở hình ảnh nào thì trẻ nói tên con vật đó và bắt chước tiếng kêu. Một số con vật giáo viên sử dụng trong trò chơi này gần gũi với trẻ như: con gà, con vịt, con chó, con mèo - TC: “ Tô màu theo nhạc” (Hình ảnh 7) Cách chơi: Trẻ tô màu theo bức tranh, khi nhạc nhanh trẻ tô màu nhanh, nhạc chậm trẻ tô màu chậm và khi nhạc dừng trẻ sẽ dừng tô màu. Ngoài việc tự quay các video nói trên, tôi còn tích cực sưu tầm, chia sẻ đến các phụ huynh qua zalo những nội dung bổ ích, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Điển hình là các video về kỹ năng sống như: biết giữ lời hứa, không nên kiêu ngạo, bỏ rác đúng nơi quy định trên kênh Youtube Việc đổi mới, áp dụng công nghệ thông tin các phần mềm thiết kế video dạy học đẹp mắt và sáng tạo, thiết kế các trò chơi sáng tạo trẻ có thể tương tác trên máy tính hoặc Ipad là một giải pháp mới, mang tính sáng tạo, giúp trẻ yêu thích các trò chơi qua máy tính, trẻ thích xem video cô dạy, và trẻ cảm thấy mới lạ với những thí nghiệm cô đưa ra, kích thích tính tò mò sáng tạo cho trẻ. Đồng thời những trò chơi này giúp cung cấp kiến thức cho trẻ phù hợp trong thời gian trẻ nghỉ học phòng chống dịch bệnh Covid-19. 7/10 3.4. Biện pháp 4: Khuyến khích phụ huynh tham gia cùng con, và tuyên dương khi con tham gia tích cực. Trẻ mầm non ở lứa tuổi này thì hoạt động chơi là chủ đạo vì vậy mà đồ dùng đồ chơi sáng tạo là nguồn tài nguyên vô hạn đối với sự phát triển, tư duy sáng tạo của trẻ, chính vì thế tôi luôn trú trọng việc hướng dẫn phụ huynh làm đồ dùng từ các nguyên liệu sẵn có như cuộn chỉ, lõi giấy vệ sinh, vỏ hộp sữa chua, lá cây, giấy bìa , chai nhựa..vừa gần gũi vừa tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn cho trẻ. Để việc chăm sóc và giáo dục trẻ học tại nhà có hiệu quả tôi đã trao đổi và đóng góp ý kiến với các bậc phụ huynh như sau: * Cho trẻ chọn không gian bé thích: Mỗi trẻ có một cá tính, sở thích riêng. Có bé thích ngồi học ở phòng khách, có bé thích nằm trên sàn nhà học bài, có bạn lại muốn học ở phòng riêng. Đặc biệt, nếu trẻ có một không gian riêng được trang trí theo sở thích của mình thì trẻ ngồi học sẽ thấy thoải mái, yên tâm hơn. Đừng lúc nào cũng bắt trẻ phải ngồi ngay ngắn trên ghế, trước bàn học, trong không gian quá yên tĩnh. Điều đó khiến trẻ thấy bức bối, khó chịu và không thể tập trung học được. Hãy khuyến khích trẻ tự sáng tạo hoặc lựa chọn không gian học mà bé thích, nằm hay ngồi, đứng cũng được, miễn là trẻ thấy thoải mái. Tôi luôn khuyến khích phụ huynh tham gia chơi cùng cùng con. Bởi việc ngồi học một mình không có người kiểm soát khiến bé xao lãng, dùng máy tính, điện thoại để mở trò chơi, hoạt hình..., bé cũng thấy buồn và cô đơn khi chỉ nhìn thấy cô giáo qua màn hình máy tính, bị hạn chế tương tác. Ba mẹ ở bên không chỉ như người giám sát để trẻ tập trung hơn mà chủ yếu đóng vai trò là người bạn, người đồng hành cùng trẻ khiến trẻ thấy an tâm và có động lực học. Trong một số hoạt động như đóng kịch, kể chuyện, làm đồ handmade, vẽ tranh, ba mẹ sẽ là người hỗ trợ bé. Bé sẽ vui hơn khi có ba mẹ làm cùng, chơi cùng khi không thể tương tác với thầy cô và bạn (Hình ảnh 8) * Phần thưởng kịp thời Khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ học tập, hay một thử thách mà cô giáo, hãy nói “ Con làm tốt lắm ”, “ Con thật khéo tay ” để động viên trẻ hay tặng trẻ một món quà tinh thần để công nhận sự nỗ lực của trẻ. Chẳng hạn, mỗi lần bé làm tốt 8/10 cô sẽ tặng bé một bông hoa tượng trưng và tích lại, cứ 10 bông hoa sẽ được đổi lấy một món quà, cô sẽ tặng bé khi đi học trở lại. Điều đó sẽ giúp trẻ hào hứng, tích cực hơn với những bài học của cô. * Trò chơi: Vượt tường thành gối Cách chơi:. Phụ huynh có thể thiết kế trò chơi như một cách vượt chướng ngại vật trong rừng, sử dụng gối làm tảng đá, đệm sofa làm ngọn đồi, cuộn chăn thành cây cầu, sau đó đặt một phần thưởng nhỏ làm “ báu vật” ở đầu bên kia của lối đi. Hãy để trẻ vượt chướng ngại vật để lấy “ báu vật” và đi bộ trở lại. Ý nghĩa: Trò chơi này sẽ con phát triển kỹ năng vận động và phản ứng linh hoạt trong mọi tình huống. * Trò chơi: Giải câu đố. Những câu hỏi, câu đố nhanh là điều tuyệt vời để mang đến cho bé một buổi học tư duy lý thú kích thích trí não phát triển. Tôi đã gửi cho phụ huynh rất nhiều các câu đố về các chủ đề khác nhau lên zalo nhóm lớp. * Vẽ tranh. Thay cho cách vẽ bằng bút màu hoặc cọ vẽ truyền thống, cha mẹ có thể gợi ý con sáng tạo bằng cách đưa ra chủ đề cho bé, hướng dẫn con vẽ tranh bằng rau củ quả, tăm bông vẽ bằng đầu ngón tay, xé giấy.trẻ sẽ vô cùng thích thú và hứng khởi từ những trải nghiệm thực tế mới lạ như vậy. * Cùng nhau vào bếp Bếp lửa hồng không chỉ là nơi ra đời những món ngon mà còn là nơi gắn kết các thành viên gia đình. Căn bếp với hàng chục loại nguyên liệu phong phú cũng là lớp học đầy ắp điều mới mẻ để bé khám phá. Vì vậy phụ huynh có thể giao cho bé làm những công việc đơn giản trong nhà bếp như: chọn thực đơn, nhặt rau, lau bàn, sắp xếp bát đũa. Chắc chắn con sẽ mong ngóng nhanh đến bữa cơm để thưởng thức những món ăn do chính mình góp tay hoàn thành. * Ghép lego Không phải ngẫu nhiên mà lego được xếp vào nhóm trò chơi đơn giản nhưng giúp phát triển trí tuệ không giới hạn. Bé chỉ cần lắp ráp các chi tiết lego và phối hợp thành mẫu hoàn chỉnh theo gợi ý có sẵn hoặc tự sáng tạo theo trí tưởng tượng phong phú của mình. Đây là trò chơi có thể giúp con phát triển kỹ năng tinh xảo cho đôi tay, nâng cao khả năng chọn lựa màu sắc, hình dáng các miếng ghép và mở rộng khả năng tưởng tượng để xây dựng thế giới cho riêng mình. Lego cũng có thể được biến tấu theo nhiều cách để cha mẹ cùng con trải nghiệm hoạt động lý thú này như thi ghép lego nhanh trong thời gian giới hạn, thi xếp chồng lego cao nhất mà không bị đổ... 9/10 * Truy tìm kho báu Trò chơi này rất đơn giản, cha mẹ chỉ cần giấu 1 vài món đồ chơi, gói bánh hay túi kẹo mới mua quanh nhà cùng gợi ý để bé tìm ra nơi cất giấu. Bên cạnh việc hướng dẫn bé rèn luyện trí não giải đố, cha mẹ hãy chỉ bảo cho con cách sắp xếp đồ đạc gọn gàng để tìm ra món đồ được cất giấu trong nhà. Đây quả là chuyến phiêu lưu “một công đôi việc” cùng con mà bất cứ phụ huynh nào cũng không thể bỏ qua. Sau khi hướng dẫn phụ huynh một số trò chơi và cách làm đồ dung để phụ huynh có thể chơi và tương tác cùng trẻ tại nhà, đã nhận được sự phản hồi rất tích cực của phụ huynh, phụ huynh rất vui mừng vì thấy con thích thú vui vẻ và hăng say tham gia tích cực cùng cha mẹ hạn chế việc trẻ đòi xem tivi, chơi điện thoại. 4. Hiệu quả của SKKN: - Tôi đã áp dụng SKKN ở lớp tôi là lớp mẫu giáo C6 - Số lượng học sinh là 24 trẻ/lớp - Sau khi thực hiện các biện pháp tôi đã thu được một số kết quả như sau: Các nội dung đánh giá Học sinh lớp C6 Đầu năm Tỉ lệ % Cuối năm Tỉ lệ % - Trẻ có kỹ năng tương tác và chơi cùng với bố mẹ 9 37,5 24 100 - Trẻ biết thực hiện các thao tác bài học dưới sự hướng dẫn của phụ huynh 10 42 19 79 -Trẻ hứng thú tích cực xem video 10 42 20 100 -Trẻ em xem điện thoại, ti vi dưới 2 tiếng 1 ngày 9 37,5 24 100 III. KẾT LUẬN, KIẾNNGHỊ 1. Ýnghĩa của SKKN Với trẻ Mầm Non hoạt động vui chơi là hoạt đông chủ đạo vì vậy việc thiết kế các trò chơi tương tác hướng dẫn phụ huynh dạy con tại nhà là cần thiết trong mùa dịch này. Tôi thấy biện pháp có hiệu quả vô cùng lớn và ý nghĩa với cả cô và trẻ, phụ huynh yên tâm tin tưởng gửi con cho cô giáo, trẻ có thể tiếp thu được tốt các kiến 10/10 thức trong các hoạt động tiếp theo trong ngày, phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Vừa học - vừa chơi tại nhà môt cách hiệu quả, hạn chế được việc sử dụng điện thoại – tivi. Sau một thời gian tiến hành các biện pháp trong sáng kiến kinh nghiệm tôi nhận thấy thấy trẻ lớp tôi tích cực, hứng thú hơn khi xem các video kết nối hoạt động của cô giáo gửi. Trẻ biết thực hiện các yêu cầu của cô giáo trong bài giảng dưới sự hướng dẫn của phụ huynh. Ngoài ra, phụ huynh cũng dành nhiều thời gian hơn khi tham gia hoạt động cùng con tại nhà. Tôi nghĩ rằng, sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ giúp trẻ có được những kiến thức, kỹ năng khi trẻ nghỉ học ở nhà để phòng chống dịch bệnh Covid-19. 2. Bài học kinh nghiệm Sau khi áp dụng tôi rút ra một số bài học cho bản thân mình: Cần thường xuyên nghiên cứu tài liệu, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn đưa các phương pháp mới để tổ chức các hoạt động cho trẻ. Lắng nghe ý kiến đóng góp, xây dựng, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để giúp trẻ phát triển tốt hơn. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh để tạo môi trường tốt nhất cho các con. Để có thể giúp trẻ hứng thú nâng cao hiệu quả cho từ trong mùa dịch giáo viên cần phải: Luôn không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của các ứng dụng CNTT và các phần mềm capcut, canvan tạo ra nhiệt chất lượng, thu hút trẻ. Chủ động lên kế hoạch xây dựng những video hướng dẫn trẻ biết có chống dịch, tự phục vụ, các trò chơi tương tác, giúp trẻ có thể thực hiện được. 3. Ý kiến đề xuất * Đối với Phòng giáo dục: Kính mong các cấp lãnh đạo mở các lớp tập huấn bồi dưỡng về công nghệ thông tin thiết kế các bài giảng điện tử bằng các phần mềm khác nhau. * Đối với nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi họp chuyên môn, trao đổi về công nghệ thông tin, thiết kế các trò chơi thông qua video hay các giảng E-Lerning. PHỤ LỤC Hình ảnh 1: Trẻ biết phụ giúp bố mẹ các công việc nhà Hình ảnh 2: Trẻ biết giúp bố mẹ các công việc phù hợp với bản Hình ảnh 3: Trẻ biết làm các công việc tự phục vụ vừa sức với bản thân Hình ảnh 4: “Trò chơi cây cao - cây thấp Hình ảnh 5: Thí nghiệm “Giấy thấm màu” Hình ảnh 6: Trẻ tham gia trò chơi “ Ô cửa bí mật” tại nhà Hình ảnh 7: Trò chơi tô màu theo nhạc Hình ảnh 8-9: Hình ảnh phụ huynh làm đồ chơi và chơi cùng con IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tư vấn cho các giáo viên dạy mẫu giáo của tiến sĩ Nguyễn Công Khanh 2. Chương trình giáo dục cho trẻ từ 3-> 8 tuổi của các chuyên gia FASTRACKIDS 3. Chương trình giáo dục bổ trợ MASTER của nhóm chuyên gia tư vấn trẻ em trường mầm non Hoàng Gia, sáng tạo năm 2007. 4. Tài liệu tư vấn cho các bậc phụ huynh của tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa 5. Sách hướng dẫn chăm sóc giáo dục mầm non – NXB GIÁO DỤC 6. Sách “ Hoàng Gia Tuyển” của nhiều tác giả – NXB THANH NIÊN năm 1999 7. Các tạp chí Giáo dục mầm non
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_ket_noi.pdf