Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phòng chống bị xâm hại tình dục

 Nhiều người cho rằng giáo dục giới tính cho trẻ mầm non là quá sớm và ngại nhắc đến chuyện tế nhị. Thực ra đây là việc cần thiết để bảo vệ các bé trước nguy cơ bị xâm hại. Có thể nói tình trạng trẻ em bị xâm hại hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết đang là mối lo ngại trăn trở của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Xâm hại trẻ em ở Việt Nam đang diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có ở các vùng nông thôn, vùng xâu, vùng xa và xảy ra với các em học sinh ở mọi lứa tuổi trong đó trẻ em mầm non không nằm ngoại lệ. Trên các phương tiện thông tin hiện nay chúng ta không khó khăn để tìm thấy những thông tin về học sinh bị xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội. Xâm hại trẻ em diễn ra ở nhiều hình thức nhiều mức độ xuất phát ở nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, để bảo vệ trẻ em không bị xâm hại là một trong những vấn đề cần thiết cấp bách trong xã hội hiện nay. Nó không phải là việc làm chỉ dành riêng cho những người làm công tác giáo dục hay của những người làm công tác xã hội mà đó là trách nhiệm chung của cả cộng đồng.

 Trong thời gian gần đây, trên cả nước xảy ra hàng loạt vụ việc xâm hại tình dục trẻ em gây bức xúc dư luận và gây hoang mang cho nhiều bậc phụ huynh, để lại nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển lâu dài của mỗi trẻ em, phá vỡ sự bình yên của xã hội và thực sự đã trở thành vấn đề rất đáng báo động. Do đó, quá trình phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em nói chung và trẻ em lứa tuổi mầm non nói riêng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

 

doc 25 trang vuthom 08/10/2022 6242
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phòng chống bị xâm hại tình dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phòng chống bị xâm hại tình dục

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phòng chống bị xâm hại tình dục
 rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể chỉ là của riêng các bé và dạy cho trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu trẻ không thích. 
Hình ảnh 3: Giới tính và các vùng nhạy cảm
* Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm
Dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể, không cho bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve nếu trẻ không thích.
Vùng nhạy cảm là của riêng bé, kể cả bố mẹ cũng không được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ. Hãy dạy cho bé cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu.
Hình ảnh 4: Không được sờ vào vùng nhạy cảm
* Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác
Giống như việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình thì tôi cũng cần dạy trẻ chú ý không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, nhất là người khác giới. Đặc biệt không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng, dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu.
* Tránh xa người lạ mặt
Dạy cho trẻ cách tránh xa người lạ mặt, không bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của cha mẹ.Đồng thời, tôi cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi bé đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo.
Hình ảnh 5: Tránh xa người lạ mặt
* Không cho người lạ mặt vào nhà
Khi trẻ ở nhà một mình, cần dạy trẻ tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà. Cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình dù chỉ là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của bố mẹ.
Hình ảnh 6: Không cho người lạ mặt vào nhà
* Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác
Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, tôi nên đưa ra các giả thiết và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn. Tôi có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn, cầu cứu người xung quanh.
* Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào
Cần dạy cho trẻ rằng các bé không phải cần sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương đến trẻ. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết.
Ngoài ra, khi các bé không thích tiếp xúc với bất kỳ người nào, bé cũng nên chia sẻ cho cha mẹ biết và tránh xa những người mà bé không thích hay có những hành vi đụng chạm.
b.Thông qua môn học Làm quen với văn học: 
Tôi sưu tầm những câu chuyện mang tính thời sự, hoặc là những câu chuyện tôi sáng tạo ra, cho trẻ đóng kịch làm kẻ bắt cóc và một bạn nhỏ. 
Qua những câu chuyện, tôi giáo dục trẻ biết phân biệt đâu là kẻ xấu, cách tránh xa những người xấu.
c. Thông qua giờ tạo hình:
 Tôi tìm ra nhiều đề tài hay, mới lạ phù hợp để giáo dục trẻ những kiến thức, kĩ năng phòng tránh khi bị xâm hại tình dục: 
+ Ghép những trang phục đồ bơi : ví dụ: bạn trai đồ bơi (quần bơi, mũ bơi, kính), bạn gái (có áo, quần, kính, mũ).
Hình ảnh 7: Bé đang ghép tranh trang phục đồ bơi
+ In đồ hình bàn tay tô màu các ngón tay khác nhau thể hiện ý nghĩa của từng ngón tay.
Hình ảnh 8: Bé đang đồ, tô màu hình bàn tay
. Hoạt động vui chơi
	Như chúng ta đã biết ở trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo, thông qua hoạt động này bộc lộ rõ nét những hành vi tốt và không tốt. 
Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng kĩ năng sống vào hoạt động vui chơi, qua đó trẻ được đối thoại những câu thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu nói giao tiếp với nhau, tôi theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó, giúp trẻ hình thành thói quen hành vi, hình thành những kiến thức, kĩ năng đơn giản cần thiết với trẻ trong cuộc sống hàng ngày.
+ Góc chơi tạo hình: Tôi thường xuyên sưu tầm những đồ dùng như: giấy màu các loại, bút... để trẻ có thể tự tạo nên bức tranh với đề tài tự bảo vệ bản thân: không nghe theo người khác, không nhận quà của người lạ... Từ đó, trẻ có những kiến thức để trẻ biết đâu là người lạ, đâu là nhưng chỗ trên cơ thể người khác không được đụng chạm vào...
Hình ảnh 9: Bé tô màu trang phục đồ bơi ở góc tạo hình
+ Góc học tập: Trẻ được xem tranh làm bộ sưu tập nói về những nguy cơ trẻ bị xâm hại và cách phòng tránh.
Hình ảnh 10: Bé làm bộ sưu tập nguy cơ và biện pháp phòng tránh XHTD
+ Góc nghệ thuật: 
Trẻ được tạo ra các sản phẩm vẽ, nặn, cắt, xé, dán về các biện pháp phòng tránh xâm hại tình dục ở lứa tuổi của trẻ.
Trẻ được đóng vai và thực hiện các kĩ năng để thoát khỏi người xấu.
3.3. Trong các giờ học khác
 Tôi tích hợp cách nhận biết người xấu và cách thoát thân để trẻ có thể tự bảo vệ mình cho trẻ:
Ví dụ: Trong giờ thể dục khi chơi trò chơi vận động “Người lạ mặt xấu tính” tôi sẽ đóng vai người xấu (mặc quần áo đen, mũ đen, đeo khẩu trang, đeo kính) tới gần trẻ cho trẻ kẹo rồi cầm tay trẻ, chạm vào mông trẻ khi đó phản ứng của trẻ phải đẩy tay ra không cho chạm vào người trẻ hoặc là tôi sẽ ôm trẻ khi ấy trẻ phản ứng là phải kêu to, tay đánh vào mặt, chân đá vào người, hoặc là cắn để cố gắng thoát ra khỏi người xấu đó.
Tôi chủ động tích hợp các biện pháp tránh bị xâm hại cho trẻ vào các môn học khác nhau sao cho không gây phản cảm đối với trẻ và không quá áp đặt vào bài dạy mà vẫn tạo hiệu quả cao cho tiết dạy.
- Thông qua hoạt động ngoài trời: Nên chú ý rằng do sự chênh lệch về sức khỏe nên mọi sự phản kháng của trẻ gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu sử dụng những biện pháp bạo lực hơn. Vì vậy, chỉ có thể dùng sự thông minh và những kỹ năng mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn.Vì vậy trong giờ hoạt động ngoài trời tôi tổ chức cho trẻ thông qua trò chơi để rèn các kĩ năng cần thiết khi bị khống chế :
+ Kĩ năng 1. Phản ứng mãnh liệt
Tôi đã dạy các bé rất nhiều kỹ năng khác nhau trong trường hợp bị kẻ bắt cóc tấn công. Đầu tiên, các bé được học cách la lớn đồng thời giãy giụa quyết liệt khi bị lôi đi. Vì thế, tôi dạy các con phải la lên hết sức và chống cự bằng mọi cách.  
Hình ảnh 11: La hét lớn dù bị bắt ép phải gữ im lặng.
+ Kĩ năng 2. Tấn công bằng mọi cách có thể
Hãy hướng dẫn trẻ dùng tay hoặc chân tấn công mọi lúc có thể. Vì khi bị bắt trẻ em, kẻ xấu sẽ thường phải dùng hai tay bế trẻ đưa đi nên bố mẹ hãy dạy trẻ lợi dụng lúc này để tấn công, có thể là vào chân, đầu gối hay vùng nhạy cảm của kẻ lạ. Cắn cũng là một trong những cách để trẻ tấn công .
Hình ảnh 12: Tấn công bằng mọi cách
+ Kĩ năng 3: Nằm ra sàn
Một kỹ năng nữa cần trang bị cho trẻ đó chính là cố gắng nằm ra sàn vài dùng chân đạp liên tiếp vào mặt người lạ. Kỹ năng này không chỉ có thể giúp trẻ kéo dài thời gian hơn mà còn tăng cơ hội có thể vùng lên chạy thoát.
Hình ảnh 13: Nằm ra sàn
Vì sự an toàn của con, bố mẹ hãy dạy con những kỹ năng cần thiết này càng sớm càng tốt, đừng để đến khi có sự cố thì đã quá muộn.
Ngoài ra, tôi cũng dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Hình ảnh 14: Ghi nhớ số điện thoại của bố mé
Kết quả: Thông qua biện pháp này tôi có thể giúp trẻ biết kiến thức và kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục.
4. Phối hợp với phụ huynh 
Trong thời gian vừa qua đã xảy ra vụ dâm ô nhiều trẻ em đặc biệt nghiêm trọng trong công viên giải trí tại Đà Nẵng. Lợi dụng việc kiểm tra an toàn trong công viên, nhất là khu vui chơi cho trẻ em mà Bùi Hoàng Hải thường theo dõi các bé dưới 8 tuổi đến chơi mà không có người lớn đi kèm hoặc thường tự chơi một mình. Hải liền dụ dỗ các bé gái chui vào đường ống trượt và thực hiện hành vi của mình. Chỉ trong 2 tháng, Hải đã thường xuyên xâm hại 9 bé gái chưa đến 8 tuổi, thậm chí, có cháu bé bị Hải xâm hại nhiều lần.
 Hay như trường hợp của chị Thủy (Hà Nội) có con gái 6 tuổi bị chính chú hàng xóm lạm dụng khi chị nhờ người này đưa đón con đi học trong lúc chị bận công tác. Lợi dụng sự tin tưởng của gia đình chị Thủy, thường xuyên đưa đón con gái 6 tuổi đi học, người hàng xóm thường đưa cháu bé đến nơi vắng vẻ và thực hiện hành vi xâm hại. Sau đó, hắn dọa bé không được nói cho bất kỳ ai biết nếu không sẽ giết. Điều này khiến con gái chị Thủy luôn sợ hãi, rối loạn tâm thần nghiêm trọng đến mức chị phải đưa con nhập viện vì các triệu chứng thần kinh. Chỉ đến khi bác sĩ khám và tìm hiểu, cháu bé mới nói ra sự thật khiến chị chết điếng.
Các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ những kỹ năng phòng tránh xâm hại ngay từ khi trẻ còn nhỏ để có thể hạn chế tối đa nguy cơ trẻ bị lạm dụng. Tùy theo độ tuổi và sự hiểu biết của các bé mà cha mẹ có thể dạy cho bé những kỹ năng dù đơn giản nhất nhưng vẫn có thể tạo được hiệu quả bất ngờ giúp các bé tự bảo vệ mình.
 Nhiều bậc cha mẹ rất e ngại khi tham gia vào quá trình giáo dục trẻ, hơn nữa phần lớn cha mẹ đều lúng túng khi lựa chọn hình thức thực hiện.
 Hiểu rõ được vai trò của các bậc phụ huynh cũng góp phần không nhỏ trong việc giáo dục kiến thức và các kỹ năng cần thiết cho trẻ. Vì vậy, ngay từ đầu năm khi tổ chức họp phụ huynh tôi đã đưa sáng kiến và ý tưởng về ý nghĩa giáo dục kiến thức phòng chống bị xâm hại tình dục của mình áp dụng vào trẻ. Và thống nhất với các phụ huynh về những biện pháp giáo dục ở nhà và khi họp phụ huynh tôi đã nêu tiêu chí nào trẻ có thể thực hiện được, còn những tiêu chí nào trẻ thực hiện khó tôi nêu ra cuộc họp để cùng bàn luận và cùng uốn nắn trẻ ngay và kịp thời. Đặc biệt những phụ huynh ít quan tâm đến con cái, tôi tìm cách để gặp và trao đổi về thành tích học tập của cháu ở lớp và đồng thời hỏi thăm về nề nếp sinh hoạt, sở thíchcủa cháu ở nhà. Chính vì vậy, cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc bằng cách tạo các mối liên kết bạn bè tại gia đình, cha mẹ không nên bực bội khi trẻ đi chơi với bạn khác. 
 Ví dụ: Một số kỹ năng phối hợp cùng cô giáo dạy trẻ hiết về giới tính, kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Vậy muốn trẻ làm tốt được những kỹ năng này tôi phối hợp với phụ huynh hướng dẫn và quan sát trẻ khi con ở nhà. Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên và năng khiếu bẩm sinh của trẻ bên cạnh đó cha mẹ cần dạy trẻ từ từ để trẻ hiểu và cha mẹ chính là tấm gương sáng để trẻ noi theo
Vì vậy, việc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt thì phải biết kết hợp hài hòa các biện pháp trên và không thể thiếu một trong những biện pháp đó. Bên cạnh đó, là ý thức trách nhiệm và tình yêu thương của cô giáo đối với trẻ.
Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung, biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
Để phụ huynh giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác một cách tự giác và có hiệu quả, tôi đã thông báo với phụ huynh về thời gian biểu lớp, tuyên truyền nội dung giảng dạy đến phụ huynh. Qua đó vận động phụ huynh tham gia đóng góp ủng hộ thêm các nguồn sách báo tranh truyện cho trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục cháu.
Chính vì vậy, để bảo vệ các cháu bé khỏi nguy cơ bị xâm hại, tôi đã tuyên truyền với các bậc phụ huynh cần quan tâm tới những thay đổi trong hình dạng, tâm lý, gần gũi, thường xuyên trò chuyện với trẻ, khuyến khích trẻ kể những điều xảy ra ở trường cũng như ở nhà, quan trọng hơn là nên dạy cho bé những kỹ năng đơn giản, phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức của trẻ để bé tự bảo vệ mình. Những kỹ năng này có thể đơn giản nhưng cũng hiệu quả trong việc giúp trẻ tránh xa nguy hiểm khi cần thiết. 
Kết quả: Sau khi thực hiện biện pháp này có sự phối kết hợp của phụ huynh tôi thấy trẻ đã có kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi ở trường lớp.
V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Như vậy, qua một năm đi sâu và thực hiện nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả và tiến hành đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ phòng chống bị xâm hại tình dục cho trẻ 5 – 6 tuổi” tôi đã tìm ra những biện pháp tích cực phù hợp để nâng việc giáo dục kiến thức, kĩ năng cho trẻ và điều đó đã cho được những kết quả sau. 
1. Đối với giáo viên:
Tự tin, sáng tạo hơn trong việc truyền đạt kiến thức cho trẻ.
Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo uy tín tiềm năng đối với phụ huynh và với trẻ, được phụ huynh tín nhiệm.
Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, khắc phục mọi khó khăn để giúp trẻ có được những kiến thức, kĩ năng ngay từ khi còn nhỏ là hành trang cho trẻ bước vào tiểu học. 
2. Đối với phụ huynh:
Phụ huynh thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng thông tin dành cho phụ huynh, bảng đánh giá trẻ ở lớp
Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đã gần gũi thường xuyên chia sẻ với con hơn, ít la mắng trẻ, phân việc cho trẻ, 
Cha mẹ cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được và đã có sự quan tâm bằng việc ủng hộ giáo viên những nguyên vật liệu để giáo viên và trẻ làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ ở lớp...
3. Đối với trẻ:
Những trò chơi, kĩ năng, kiến thức tôi sử dụng để rèn luyện cho trẻ vừa mang tính hướng dẫn vừa mang tính kích thích sự sáng tạo ở trẻ. Trẻ không chỉ được làm theo mẫu của cô để định hướng cho kiến thức của mình. Vì vậy, những trò chơi này vừa có tác dụng rất tốt đối với những trẻ yếu, vừa có thể nâng cao cho những trẻ khá. Vì vậy, sau khi thực hiện một số những biện pháp này tôi thu được kết quả khá cao trên trẻ. 
Kết quả này, tôi đánh giá trẻ dựa trên đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, kiểm tra đánh giá chất lượng sau mỗi mục tiêu, đối với trẻ như sau: Tổng số trẻ của lớp: 50 trẻ.
Bảng đánh giá trẻ cuối năm
Nội dung
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Đạt
Tỉ lệ %
CĐ
Tỉ lệ %
Đạt
Tỉ lệ %
CĐ
Tỉ lệ %
Kiến thức nhận biết kẻ xấu
13
35
37
65
45
90
5
10
Kiến thức về giới tính
15
43
35
57
46
92
4
8
Kĩ năng tự bảo vệ bản thân (chống lại khi bị xâm hại tình dục)
23
46
27
54
48
96
2
4
 46/50 trẻ đạt 92% trẻ có khả năng tự tin trong mọi hoạt động.
47/50 trẻ đạt 94% trẻ đều được cô giáo và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích, khơi dậy tính tò mò, ham học hỏi, phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo và năng động.
48/50 trẻ đạt 96% trẻ hiểu được cách phòng tránh kẻ xấu và kiến thức về giới tính.
48/50 trẻ đạt 96% trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội, có kỹ năng tự bảo vệ bản thân.
 100% trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo.
 Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần từ 90% trở lên và ít gặp khó khăn khi đến lớp.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Nhìn chung vai trò giáo dục của người lớn đối với trẻ thơ là rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là phải phát huy tính tích cực chủ động của trẻ trong việc tiếp thu các nội dung giáo dục và vận dụng các kiến thức, kĩ năng học được vào cuộc sông hằng ngày. Việc giáo dục kiến thức và kĩ năng cần thực hiện kiên trì và phải tạo điều kiện để trẻ được luyện tập trong nhiều tình huống khác nhau. Trẻ càng học được nhiều điều từ người lớn và từ những trải nghiệm của bản thân thì càng tránh cho trẻ nhiều nguy cơ, giúp trẻ khỏe mạnh an toàn và phát triển tốt hơn trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống.
Tóm lại qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phòng chống bị xâm hại tình dục” lớp mẫu giáo lớn A1 Với những biện pháp nêu trên đã giúp tôi xác định được rõ mục tiêu và tầm quan trọng, giúp tôi có phương pháp tốt hơn, sáng tạo hơn, tích cực hơn, hứng thú hơn khi tham gia học tập, rèn luyện. Cũng từ đó, tư duy sáng tạo của các cháu được phát triển một cách toàn diện hơn. 
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Điều cần làm trước hết là người lớn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.
Việc học của trẻ nếu luôn được người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự tin vào năng lực của bản thân và chúng thường hy vọng vào tương lai nhiều hơn.
Cần tạo cơ hội để trẻ chơi, từ đó giúp trẻ tìm ra nhiều cách học khác nhau.
Trao đổi với trẻ về những thông tin mà cô giáo, cha mẹ mới tìm thấy, cho trẻ thấy rằng học lúc nào cũng vừa vui vừa thử thách.
Kể chuyện cho trẻ nghe hằng ngày bằng phương pháp mưa dầm thấm lâu, vì truyện là kho báu của dân tộc, kể truyện cổ tích là con đường ngắn nhất, đơn giản hiệu quả nhất trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ.
Để hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen, nghi thức văn hóa trong ăn uống cần có sự kiên trì, nhẫn nại, sự quan tâm, chú ý và sự giúp đỡ quý báu của người lớn mới giúp trẻ vượt qua những khó khăn, trở ngại, mới tạo được một bầu không khí thân ái, đầm ấm cần thiết trong bữa ăn.
Không hạ thấp trẻ: Cứ mỗi lần chũng ta nói những lời hạ thấp khả năng trẻ là chúng ta đã phá vỡ những suy nghĩ tích cực về chính bản thân trẻ. Không nên tạo cho trẻ thói quen kiêu ngạo nhưng cũng không nên lăng nhục trẻ.
Không dọa nạt trẻ: Người lớn cần nhớ rằng mỗi lần chúng ta dọa nạt trẻ là chúng ta đã làm cho trẻ sợ hãi và căm giận người lớn. Sự đe dọa hoàn toàn có hại cho đứa trẻ và sẽ không giúp cho hành vi của trẻ tốt hơn.
Không bắt trẻ hứa hẹn: Vì sự hứa hẹn hoặc dọa nạt không có ý nghĩa đối với trẻ vì nếu trẻ cảm nhận được và cắn rứt vì không làm tròn lời hứa thì ở trẻ sẽ phát triển cảm giác hối lỗi.
Không bao bọc trẻ một cách thái quá sẽ làm trẻ yếu đuối: Cha mẹ thường không đánh giá đúng khả năng của trẻ, cho rằng trẻ còn nhỏ sẽ không làm được một điều gì cả.
Không yêu cầu những điều không phù hợp với lứa tuổi trẻ vì những yêu cầu ở trẻ phải thực hiện một hành vi chín chắn mà trẻ chưa có khả năng, nhu vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính nhận thức ở trẻ.
Không thúc dục trẻ, không biến thời gian tiếp nhận thức ăn thành một cuộc chiến. Sự nóng giận của người lớn đối với những sai sót của trẻ không những làm trẻ ăn mất ngon, mất hứng thú với đồ ăn mà còn gây cản trở nghiêm trọng cho trẻ trong việc hình thành những thói quen ăn uống văn hóa.
III. KIẾN NGHỊ 
Qua quá trình thực hiện đề tài tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
1. Đối với Phòng giáo dục:
Thường xuyên xây dựng kiến tập dự giờ chuyên đề phòng chống xâm hại tình dục tạo điều kiện cho giáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.
2. Đối với nhà trường:
Đầu tư thêm đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị học tập và vui chơi, tài liệu liên quan đến việc phòng chống xâm hại tình dục cho cô và trẻ.
3. Đối với phụ huynh:
Quan tâm hơn nữa tới con em mình, phối kết hợp kịp thời cùng giáo viên trong rèn trẻ.
Trên đây là “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phòng chống bị xâm hại tình dục” của tôi, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để tôi ngày càng thực hiện đề tài được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc- giáo dục mầm non, mẫu giáo. Bộ giáo dục và đào tạo Hà Nội.
2. Một số lối sống, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non ( NXB chính trị quốc gia)
3. Bồi dưỡng kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em (Nguyễn Thị Tĩnh, Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp tỉnh Lai Châu Mai Quốc Khánh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
4. Tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên sách báo, tạp chí mầm non.
5. Sách hướng dẫn các hoạt động phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ mầm non theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. 
6. Xem các chương trình thời sự, chương trình truyền hình như quà tặng cuộc sống, cuộc sống quanh ta trên các kênh truyền hình như VTV3 vào tối chủ nhật hàng tuần
E. Phụ lục ảnh minh họa
 Hình ảnh 1: Các bạn trai nằm 1 dãy, các bạn gái nằm 1 dãy
 Hình ảnh 2: Quy tắc 5 ngón tay Hình ảnh 3: Giới tính và các vùng nhạy cảm
Hình ảnh 4: Không được sờ
vào vùng nhạy cảm
Hình ảnh 5: Tránh xa người lạ mặt
Hình ảnh 6: Không cho người lạ
 mặt vào nhà
Hình ảnh 7: Bé ghép tranh trang 
phục đồ bơi
Hình ảnh 8: Bé đang đồ, tô màu
hình bàn tay
Hình ảnh 9: Bé tô màu đồ bơi
Hình ảnh 10: Bé làm bộ sưu tập Hình ảnh 11: La hét lớn dù bị bắt ép im lặng 
. Hình ảnh 12: Tấn công bằng mọi cách Hình ảnh 13: Nằm ra sàn
Hình ảnh 14: Ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6_tuo.doc