Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao kỹ năng Tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc – xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ.

Là một cô giáo mầm non hơn ai hết tôi rất hiểu trọng trách lớn lao của mình, tôi hiểu rằng việc nuôi dạy trẻ không chỉ là cho trẻ ăn, chăm trẻ ngủ mà còn là người thầy giúp trẻ hiểu được những tri thức đơn giản, đầu tiên của các sự vật hiện tượng và thế giới xung quanh trẻ. Nuôi dưỡng trẻ để sau này trẻ trở thành những con người có tâm hồn trong sáng, thể lực cường tráng và một trí tuệ tinh thông. Chỉ có những con người đó mới đủ nhân cách để dựng xây đất nước. Chính vì những lẽ đó mà ngay từ khi bước vào nghề tôi đã tự nhủ phải cố gắng, phải lỗ lực , phải học hỏi và sáng tạo trong công việc để nuôi dạy trẻ cho tốt. Tôi đóng vai trò là người mẹ trong bữa ăn giấc ngủ của trẻ và là người thầy khi cho trẻ tham gia các hoạt động học tập và vui chơi. Mỗi hoạt động đều có ý nghĩa và vai trò riêng nhưng dù ở hoạt động nào tôi cũng đặt trẻ là trung tâm, không gò bó ép buộc trẻ .Có rất nhiều hoạt động cho trẻ làm nhưng Tạo hình là một trong những bộ môn nghệ thuật có sức hấp dẫn, cuốn hút đặc biệt đối với trẻ mầm non. Hoạt động tạo hình giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì mà trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh. Việc quan sát tìm hiểu các sự vật, hiện tượng giúp trẻ nhận ra được những nét độc đáo tạo nên sức hấp dẫn của đối tượng miêu tả. Trong hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng đó, từ đó xây dựng các biểu tượng

 

doc 24 trang vuthom 08/10/2022 6760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao kỹ năng Tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao kỹ năng Tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao kỹ năng Tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi
“ Chiếc hộp giáng sinh kỳ diệu ”
Ứng dụng Stem tạo chuyển động
Vào bài cô cho trẻ chơi trò chơi “ Đóng băng ” trên nền nhạc Jing Bell. Sau đó giới thiệu. 
Cô mang món quà bên trong là nguyên vật liệu để cho trẻ làm quà.
Cô cho trẻ xem hộp quà bên trong là các mẩu gỗ vụn mà cô đóng giường, tủ thừa . vậy các con thử nghĩ xem chúng mình sẽ làm gì với mẫu gỗ vụn này.
Cô tuyên dương khen trẻ. Vậy sắp đến giáng sinh rồi cô cũng có 1 ý trưởng vậy chúng mình cùng xem video các bé đến xưởng mộc của cô chơi và đã tạo ra các sản phẩm gì từ các mẩu gỗ nhé!
Để món quà thật độc đáo có ứng dụng stem để tạo chuyển động các con xem cô hướng dẫn cách lắp lò xo để ông già Noel di chuyển đi tặng quà trên dây thép. ( Cô hướng dẫn cách lắp lò xo để ông già Noel chuyển động)
Có rất nhiều cách tạo ra nhiều món quà khác nhau, hôm nay các con đã có ý tưởng gì cho món quà của mình rồi? 
Con sử dụng những vật liệu gì để tạo ra món quà của mình? 2 trẻ 
Con sẽ ứng dụng như thế nào để tạo chuyển động cho hộp quà của mình
Con sẽ làm như thế nào để tạo thành món quà? 2- 3 trẻ
Sau khi con làm xong con sẽ làm gì? 2 trẻ
Cô cho trẻ đi tự chọn nguyên vật liệu về bàn để tạo ra sản phẩm của mình.
Sau khi trẻ làm xong trẻ được chơi với sản phẩm của mình, được chia sẻ cảm xúc của mình.
(Hình ảnh 4: Nguyên vật liệu)
Ví dụ: Có trẻ vẽ ngôi nhà của bé , trẻ vẽ ngôi nhà phía trên có ông mặt trời, ở dưới sân chị cho gà ăn hoặc có trẻ lại vẽ các chú vịt đang bơi ở dươi ao, với những đường nét, màu sắc hài hòa ấn tượng .
Sau lần hoạt động tạo hình là phầm nhận xét sản phẩm, lúc này trẻ sẽ nêu những bài vẽ của mình của bạn. Là giáo viên là giáo viên có thủ thuật để tạo cho trẻ sự hứng thú trong mỗi lần tham gia hoạt động tạo hình.
Ngoài hoạt động tạo hình được tiến hành mọi lúc, mọi nơi, ở ngoài trời, ở các góc, ở hoạt động chiều. Nhưng với hình thức nào thì giáo viên sẽ luôn luôn là người hướng dẫn cho trẻ sẽ tự tạo nên những sản phẩm nghệ thuật của chính bản thân mình.
Mặt khác hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động bổ trợ cho các hoạt động khác.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Bó hoa tặng cô” thì sau khi dạy xong cô củng cố giáo dục trẻ tình cảm đối với các thầy cô giáo thì giáo viên gợi ý cho trẻ vẽ bông hoa hoặc cắm hoa để tặng các cô.
Nói chung nhờ có các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình theo hướng tích hợp và kết hợp với áp dụng công nghệ thông tin vào các bài giảng đã góp phần tới việc kích thích hứng thú học tập của trẻ, giúp trẻ tạo ra những sản phẩm đẹp và mở rộng sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh.
(Hình ảnh 5: Trẻ cắm hoa)
3.3. Biện pháp 3: Sưu tầm các nguyên vật liệu mở.
Trước khi dạy kỹ năng tạo hình cho trẻ đòi hỏi người giáo viên cần phải có sự chuẩn bị về đồ dùng, đảm bảo về yêu cầu chuẩn xác đặc điểm, kiến thức mà còn phải đảm bảo về thẩm mĩ sao cho hấp dẫn, thu hút trẻ nhỏ và phù hợp với nhận thức của trẻ .
Ví dụ: Đề tài “Chiếc hộp giáng sinh kì diệu”
Ứng dụng Stem tạo chuyển động 
Cô sưu tập đầy đủ nguyên vật liệu khúc cây, mẩu gỗ, cây thông, hạt xốp7,
Với mẩu gỗ nhỏ để tạo thành ngôi nhà: Cô chọn các mẩu gỗ có hình dạng kích thước khác nhau như vuồn, tròn, chữ nhật, tam giác
Mẩu gốc cây: Cô chọn mẩu gốc cây bằng phẳng.
Khung sa bàn: Cô chọn tấm ván phẳng cắt xẻ theo kích thước thích hợp.
Cô chọn mảnh vỏ cây phẳng cắt nhỏ để trẻ dán làm mái nhà.
(Hình ảnh 6: Sản phẩm của trẻ)
Ví dụ: Cho trẻ xé dán “ Phương tiện giao thông đường thủy”. Tôi có thể sử dụng và thu thập những nguyên liệu để cho trẻ sử dụng xé, chỉ làm sóng nước, bông làm mây, sử dụng nhiều sáng tạo và sống động thu hút trẻ .
Hoặc với những hoạt động nặn đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị đất nặn,và tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn có trong tự nhiên như vỏ hến, hạt cườm, xốp,vỏ hạt hướng dương, để khi trẻ nặn trẻ kết hợp đưa những phế liệu vào làm cho tác phẩm của trẻ thêm sinh động và sáng tạo hơn .
Ví dụ: Khi trẻ nặn con voi trẻ đã dùng hai cái vỏ hến làm tai lấy hạt cườm làm mắt, lấy xốp cắt nhọn làm ngà, dùng cành khô làm gỗ.
Ví dụ: Trẻ muốn nặn con hươu trẻ đã dùng các cành khô do cô sưu tầm gắn lên làm sừng , lấy vỏ hướng dương làm tai, dùng hạt cườm làm mắt.
 Ngoài ra trẻ còn sử dụng các hột hạt, viên sỏi để tạo ra những sản phẩm theo ý thích . Vậy qua sưu tầm những nguyên vật liệu, đồ dùng sáng tạo đã góp phần giúp trẻ phát triển tư duy rí tưởng tượng và óc sáng tạo .
(Hình ảnh 7: Tranh sỏi của trẻ)
3.4. Biện pháp 4: Tổ chức nhận xét sản phẩm, dạy trẻ nhận xét tranh.
Qua quá trình nhận xét sản phẩm là rất quan trọng trong hoạt động tạo hình nó sẽ là niềm phấn khởi, hứng thú cho trẻ thực hiện các giờ hoạt động tạo hình tiếp theo. ( Hình ảnh 8: Trẻ nhận xét sản phẩm)
Chính vì vậy trẻ Mầm non nói chung và dạy trẻ 5- 6 tuổi nói riêng thì trẻ rất thích được khen, cho nên khi nhận xét sản phẩm hình thành cho trẻ giáo viên cần phải có nhiều hình thức nhận xét khác nhau để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động trẻ được nói lên cảm xúc cảm nhận của mình.
Ví dụ: Khi treo tranh nhận xét sản phẩm giáo viên không nên treo những bức tranh xấu ở dưới, tranh đẹp ở trên vì làm như thế sẽ gây cho trẻ tâm lý xấu hổ với bạn bè và cứ như thế trẻ sẽ mất dần tính sáng tạo, tự tin.
 Giáo viên nên cho trẻ tự nhận xét cái đẹp trong sản phẩm của mình và bạn cần tôn trọng ý kiến của trẻ. Bên cạnh khi nhận xét sản phẩm tôi có thể giới thiệu thêm những hình ảnh và các chi tiết nổi bật do trẻ sáng tạo ra, mà các trẻ khác chưa phát hiện ra trong sản phẩm của bạn và khuyến khích các cháu hoàn thành nhiệm vụ, động viên những trẻ yếu.
Để bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ cần tăng cường những nội dung miêu tả mang tính trang trí: Dạy trẻ tích cực sử dụng các đường nét, các hình học, hình tự nhiên đơn giản để tạo các đường hoa văn, tập tạo nhịp khi xây dựng các bố cục trang trí theo hàng, đối xứng theo trục, đăng đối và không đối xứng.
Trong khi nhận xét sản phẩm, cần lưu ý khen động viên trẻ là chính, biết khơi gợi cảm xúc và ý tưởng của trẻ, không nên trách phạt hoặc phê bình trẻ chưa thực hiện được yêu cầu của bài.
Ví dụ: Đối với hoạt động nặn, giáo viên có thể giúp trẻ tự lựa chọn, tìm kiếm và sử dụng các phương pháp nặn khác nhau để dễ dàng mở rộng phạm vi các đối tượng miêu tả, như cho trẻ nặn các con vật sống trong rừng thuộc chủ đề thế giới động vật. Sau khi trẻ tự thể hiện các tác phẩm nghệ thuật của mình giáo viên nên cho trẻ trưng bày sản phẩm có phân loại để dễ so sánh, đánh giá và nhận xét, cùng nhau trao đổi, bày tỏ để phát triển ngôn ngữ mạch lạc, động viên khích lệ trẻ để giúp trẻ phấn khởi hứng thú trong các giờ nặn tiếp theo.
(Hình ảnh 9: Sản phẩm nặn của trẻ)
Mặt khác tạo niềm phấn khởi cho trẻ, cô cho trẻ tự mang những sản phẩm của mình vào góc nghệ thuật để thỉnh thoảng trẻ ngắm nhìn sản phẩm của mình và của bạn .
Khi sản phẩm của trẻ tạo ra nếu không được nhận xét, động viên khích lệ sôi nổi như vậy trẻ sẽ không hứng thú tham gia vào các hoạt động sau này .
Do vậy là giáo viên Mầm non đòi hỏi cô giáo phải luôn tạo được sự hứng thú cho trẻ trong mọi hoạt động.
Ngoài ra trong hoạt động tạo hình còn giúp trẻ biết quan tâm chia sẻ với mọi người. Khi con làm được tấm thiệp đẹp con sẽ nghĩ đến điều gì và con muốn dành tặng cho ai.
3.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với các bậc phụ huynh để tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động tao hình.
Để nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ và có sự giáo dục đồng bộ giữa gia đình và nhà trường là một việc hết sức cần thiết vì tôi nhận thấy rằng: “Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên cho trẻ” nên việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là điều không thể thiếu được trong quá trình nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường Mầm non. 
Vậy để làm tốt được điều này thì giáo viên thường xuyên trao đổi hướng dẫn các bậc phụ huynh hiểu thêm về hoạt động tạo hình và đồng thời thường xuyên gặp gỡ trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với trẻ 5- 6 tuổi, hướng dẫn các bậc phụ huynh mua đồ dùng cho trẻ tập tạo hình như: bút màu, giấy màu, hồ dán, đất nặn... Hoặc tuyên truyền với các bậc phụ huynh về việc áp dụng công nghệ thông tin và dạy trẻ để giúp trẻ có nhận thức sâu hơn, tạo điều kiện hướng dẫn và khuyến khích trẻ được sử dụng máy vi tính ở nhà để trẻ tập tô màu ở các phần mềm như : Bút chì thông minh, phát triển tư duy cho trẻ ... Để trẻ được tạo ra những sản phẩm đẹp theo ý thích, trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ.
Sau mỗi buổi học ở lớp cô nên khơi gợi niềm say mê, hứng thú bằng cách “Hôm nay các con vẽ được bức tranh gì ? về nhà con hãy vẽ lại bức tranh ở lớp để tặng cho ông bà , bố mẹ nhé” .
Mặt khác còn kích thích sự hứng thú học tập của trẻ trong hoạt động tạo hình rất cần các bậc phụ huynh giúp đỡ, hỗ trợ, kinh phí cũng như đồ dùng, đồ chơi giảng dạy hoặc mang đến cho cô những nguyên vật liệu phế thải như: len vụn, vải vụn, các vỏ hộp sữa, chai nhựa để các cô đóng góp vào góc nghệ thuật làm vật liệu cho trẻ sử dụng và tạo đồ dùng sáng tạo để lôi cuốn hấp dẫn trẻ mỗi khi cho trẻ tạo hình. Bên cạnh đó hoạt động tạo hình không chỉ giúp trẻ khả năng thẩm mỹ biết nhìn nhận cái đẹp và đánh giá cái đẹp mà còn giúp trẻ rèn luyện đôi tay khéo léo, vững chắc linh hoạt hơn. Vì vậy khi tiến hành các đề tài tạo hình, tôi thường xuyen trao đổi , thông báo với các phụ huynh có thể trò chuyện với trẻ ở tại gia đình về các đề tài, từ đó giúp trẻ hiểu trước hiểu sâu hơn, có cảm xúc về đề tài trẻ sẽ hứng thú hoạt động khi cô đưa ra đề tài đó.
Nhà trường kết hợp với phụ huynh để tham gia phong trào tổ chức các hội thi “Bé khéo tay ”. Đã đạt rất nhiều giải nhất, nhì, ba và giải khuyến khích. Như vậy việc phối kết hợp giữa gia đình và tạo điều kiện cho trẻ phát triển và khám phá thế giới xung quanh và hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi bảo môi trường xung quanh.
(Hình ảnh 10: Hoa phụ huynh mang đến lớp cho các bé học cắm hoa)
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Từ những cố gắng nỗ lực của bản thân trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài tôi nhận thấy bản thân đã có được kinh nghiệm hơn về việc dạy trẻ 5- 6 tuổi hoạt động tạo hình. Tôi đã có được sự đồng thuận hợp tác của tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp nhà trường đạt được một số kết quả như sau:
Về phía lớp học: 	Có góc nghệ thuật phong phú và đa dạng, có nhiều đồ dùng đồ chơi và các các nguyên liệu thiên nhiên, các chất liệu phế thải để trẻ sử dụng rất lôi cuốn và thu hút hấp dẫn trẻ .
 Về bản thân: 
Tôi đã trau rồi thêm việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo hướng đổi mới. Đã sử dụng phương pháp, biện pháp linh hoạt sáng tạo và kết hợp cho trẻ tiếp cận công nghệ thông tin. Tạo môi trường phong phú phù hợp với nội dung của từng chủ điểm. Có kỹ năng tổ chức hoạt động tạo hình một cách tự tin, linh hoạt.
Lớp học được trang trí bằng các sản phẩm của trẻ, cô giáo đỡ vất vả khi mỗi lần thay chủ điểm. Kích thích trẻ hứng thú hoạt động tạo hình ở mọi lúc mọi nơi.
Về trẻ:
Nội dung khảo sát
Đầu năm
Cuối năm
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
1.Khả năng chú ý
14
44
18
56
30
94
2
6
2.Kỹ năng vẽ
15
47
17
53
29
90,6
3
9,4
3.Khả năng phối hợp màu
12
37,5
20
62,5
30
94
3
6
4.Bố cục tranh
12
37,5
18
62,5
28
87,5
4
12,5
5.Nhận xét sản phẩm
13
40,6
19
59,4
31
97
1
3
Trẻ rất thích đi học, vui vẻ hồn nhiên khi tới lớp, yêu mến lớp học của mình, có ý thức giữ gìn môi trường lớp học.
Trẻ luôn có hứng thú khi tham gia các hoạt động tạo hình, có một số kỹ năng hoạt động tạo hình. 
Trẻ luôn mong muốn được tham gia các hoạt động trang trí lớp học, tích cực tham gia tìm hiểu, xây dựng môi trường lớp học theo chủ đề.
Trẻ có ý thức ghi nhớ lời cô dặn, luôn tự hào với bố mẹ để giới thiệu các sản phẩm của mình ở lớp. Phụ huynh cảm nhận được sự tiến bộ hàng ngày của con ở lớp.
Đối với phụ huynh học sinh
Thành công hơn cả ở sự nhận thức của phụ huynh: Từ chỗ coi nhẹ , hờ hững cha mẹ đã có cái nhìn tích cực, quan tâm, luôn coi trọng và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trường, tham gia vào các buổi họp phụ huynh đạt 90%, tham gia vào các hoạt động dạy, hoạt động tự chọn, trực tiếp giúp trẻ hoàn thành một số bài tập, các yêu cầu của cô đặc biệt là rất tích cực cùng cô trong việc phối hợp rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ.
Không chỉ vậy các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua giờ đón trẻ, trả trẻ. Bảng thông tin dành cho cha mẹ, phiếu đánh giá trẻ theo chuẩn 5 tuổi ở cuối mỗi chủ đề và thông qua sổ bé chăm ngoan mà cô giáo gửi về theo các tháng trong năm học. 
Về phía nhà trường
Nhà trường đã có những kế hoạch cụ thể, chi tiết hơn, có các biện pháp tích cực hơn để hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên hình thành và xây dựng góc hoạt động tạo hình với nhiều đồ dùng đa dạng cho trẻ hoạt động mọi lúc mọi nơi. Có kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất kịp thời cho cô và trẻ, đồ dùng, trang thiết bị phù hợp, đa dạng, bền đẹp sử dụng có hiệu quả công tác giáo dục trẻ. 
KẾT LUẬN CHUNG
1. Kết luận
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi đã áp dụng có kết quả tốt trong các giờ hoạt động tạo hình tại lớp 5 tuổi A1 trường Mầm non Kim Thư năm học 2012 – 2013 vừa qua tôi đã đầu tư thời gian để nghiên cứu ngay trên lớp học của mình phụ trách. Trẻ lớp tôi rất hào hứng tham gia vào các hoạt động tạo hình, tôi đã nghiên cứu về tâm sinh lý lứa tuổi, nghiên cứu về nhận thức, về kỹ năng, năng khiếu tạo hình của từng trẻ. Cho nên với những nội dung bài học trong trương trình tôi thấy tất cả những gì áp dụng đối với trẻ đều phù hợp và đạt được kết quả trong hoạt động tạo hình, tôi đã sử dụng phương pháp chính là: quan sát, đàm thoại, ghi nhớ,tái tạo. Với những kinh nghiêm trên, tuy vẫn còn khiêm tốn nhưng được đúc rút từ thực tiễn giảng dạy, tôi muốn tổng hợp lại cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp .
 Tôi mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và các đồng chí trong ban giám hiệu đóng góp cho tôi, để từ đó bản thân tôi rút ra được các bài học kinh nghiệm sâu sắc hơn khi tổ chức hoạt động tạo hình, để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn.
2. Bài học kinh nghiệm
Từ việc áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy đạt kết quả tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn, nắm rõ tâm lí của trẻ để đưa đồ dùng vào giờ dạy vào các hoạt động một cách hợp lý
Cô có khả năng tạo hình tốt để tạo ra sản phẩm đẹp, phù hợp với độ tuổi trẻ.
Cô giáo phải luôn tìm tòi sáng tạo, sưu tầm tranh ảnh, thay đổi theo từng chủ điểm để tạo sự mới lạ hấp dẫn trẻ, tạo sự tò mò, mong muốn tạo ra cái đẹp ở trẻ. 
Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp.
Giáo viên phải kiên trì, tỉ mỉ, tạo môi trường lớp học phong phú phù hợp với đặc điểm thực tế của lớp, của trẻ để tạo cảm xúc yêu vẻ đẹp của thiên nhiên quanh trẻ.
Tạo cho trẻ có ấn tượng đẹp về lớp, giới thiệu cho mọi trẻ hiểu rõ và cùng tham gia vào môi trường hoạt động tạo hình.
 Rèn luyện kỹ năng cho trẻ, cần tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Tận dụng từ 1 số vật liệu đã qua sử dụng đảm bảo vệ sinh, an toàn, thẩm mỹ.
Phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường để có sự giáo dục đồng bộ, giúp trẻ có kỹ năng tạo hình phong phú , đa dạng.
Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được đi tham quan để trẻ ngắm nhìn, thưởng thức để giúp trẻ cảm nhận và thể hiện thái độ, tình cảm khi ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, sự kiện trong thiên nhiên, trong cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
 Giáo viên cần phải tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động, được tham gia giúp cô những công việc vừa sức, làm đồ dùng đồ chơi trên cơ sở hứng thú, theo nhu cầu của trẻ mới đạt hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục trẻ.
Xây dựng thiết kế nội dung hoạt động, tiết học tích hợp nhẹ nhàng, không gò ép. Đưa các câu hỏi gợi mở giúp trẻ phát huy tính tích cực, khả năng quan sát, tư duy tưởng tượng.
Đặc biệt khi thiết kế một hoạt động tạo hình cần phải cân đối hợp lí thời gian giữa các phần. Ở phần ổn định, gây hứng thú cho trẻ khi thiết kế các trò chơi, hoạt động đưa vào lồng ghép nên đưa những trò chơi, hoạt động đơn giản mà vẫn gây hứng thú cho trẻ, để không chiếm thời gian phần thực hiện chính của trẻ.
Trong quá trình trẻ thực hiện, giáo viên sử dụng nhiều biện pháp kèm cặp, kiểm tra dưới hình thức vui chơi, thỉnh thoảng cô có thể cầm tay trẻ thực hiện thao tác để giúp trẻ cảm nhận được tính chất của vận động.
 Tuyên dương khen ngợi trẻ kịp thời để trẻ phát huy tối đa khả năng của mình. Luôn khuyến khích trẻ thể hiện sự sáng tạo khi tham gia hoạt động tạo hình.
Giáo viên có thể cho trẻ tổ chức và cho trẻ thể hiện kỹ năng tạo hình ở mọi lúc, mọi nơi.
Giáo viên có thể phát hiện ra những tài năng nhí để đào tạo và phát huy khả năng của trẻ về sau.
3. Những ý kiến đề xuất
*Về phía nhà trường: Hàng tháng tổ chức cho giáo viên một buổi tọa đàm về chuyên đề tạo hình để giáo viên trong trường học hỏi những kinh nghiêm của nhau, giúp cho giáo viên có những biện pháp sáng tạo, linh hoạt trong các giờ hoạt động tạo hình và thường xuyên đi dự giờ thao giảng giáo viên trong trường học hỏi kinh nghiệm của nhau giúp cho giáo viên có nhiều biện pháp sáng tạo, linh hoạt trong các tiết dạy tạo hình.
* Về phía phòng giáo dục: Đề nghị phòng giáo dục đầu tư cho trường trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, để phục vụ cho các hoạt động học và chơi .
Trên đây là sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5- 6 tuổi hoạt động tạo hình. Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và sự xem xét, đánh giá, ghi nhận của Hội đồng khoa học các cấp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT TRẺ KHI THỰC HIỆN BIỆN PHÁP NĂNG CAO KỸ NĂNG TẠO HÌNH CHO TRẺ 5-6 TUỔI 
Họ và tên trẻ:..........................................Nam( Nữ)........................................
Lớp:..................................................................................................................
Thời gian: Người quan sát:
Giáo viên hãy đánh dấu X vào ô tương ứng(Sau khi thực hiện)
Câu 1: Theo Cô việc xây dựng kế hoạch xuyên suốt khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ đóng vai trò như thế nào?
Rất quan trọng.
Không quan trọng.
Câu 2: Việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp nhằm kích khả năng tạo hình cho trẻ cần lưu tâm đến điều gì?
Gần gũi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Trang trí theo 1 tông màu nhẹ nhàng.
Chuẩn bị nhiều đồ dùng cũng như nguyên vật liệu để trẻ hoạt động
Câu 3: Để trẻ có kỹ năng tốt trong hoạt động tạo hình Giáo viên cần làm gì? 
Thường xuyên tổ chức cho trải nghiệm nhiều hoạt động tạo hình mới lạ để trẻ hứng thú tham gia.
Chỉ cho trẻ học tạo hình trong giờ học tạo hình.
Tổ chức cho trẻ tham quan dã ngoại và kết hợp cho trẻ vẽ theo ý thích của trẻ.
Câu 4: Nhận xét sản phẩm Giáo viên cần quan tâm đến điều gì?
Quan tâm đến cảm xúc của trẻ.
Quan tâm đến bài trẻ làm tốt, động viên trẻ chưa hoàn thành làm tiếp vào giờ học sau.
Sản phẩm trưng bày của trẻ được trưng bày đẹp mắt.Sản phẩm đẹp cô bày trung tâm.
Không quan tâm đến bài trẻ làm chưa hoàn thành.
Câu 5: Giáo viên có thường xuyên trao đổi với phụ huynh về khả năng tạo hình của trẻ.
Thường xuyên.
Thi thoảng.
Không bao giờ.
Hinh ảnh 1: Góc tạo hình
Hình ảnh 2: Góc sáng tạo
Hình ảnh 3: Trẻ đi than quan
	Hình ảnh 4: Nguyên vật liệu
Hình ảnh 5:Trê cắm hoa
	Hình ảnh 6: Sản phẩm của trẻ
	Hình ảnh 7: Tranh sỏi của trẻ
Hình ảnh 8: Trẻ Nhận xét sản phẩm
Hình ảnh 9: Sản phẩm nặn của trể
Hình ảnh 10: Hình ảnh 10: Hoa phụ huynh mang đến lớp cho các bé học cắm hoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
	1. Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non- Nhà xuất bản Đại học sư phạm
	2. Một số vấn đề quản lý giáo dục Mầm non – Nhà xuất bản Đại học quốc gia – Hà nội.
	3. Tài liệu chương trình bồi dưỡng công chức, viên chức quản lí, giáo viên mầm non ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội năm 2019.
	4. Tạp chí giáo dục Mầm Non
	5. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới- Nhà xuất bản giáo dục.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_tao_hinh.doc