Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thiết kế, xây dựng kho bài giảng E-learning tại trường mầm non Ninh Hiệp - Gia Lâm - Hà Nội

Sự bùng nổ của khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng

đã và đang tác động rất mạnh mẽ tới sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống

xã hội. Thực hiện chủ trương của Đảng, trong những năm qua, ngành giáo dục đào tạo

đã đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của

ngành. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các cấp học nhằm nâng cao chất lượng

dạy học, nâng cao chất lượng quản lý của trường ngày càng được coi trọng, là một

bước ngoặt trong nhận thức, tư duy và đổi mới giáo dục. Những ứng dụng từ công

nghệ thông tin giúp giáo viên có thể sử dụng các phần mềm để soạn thảo giáo án, thiết

kế bài giảng điện tử làm cho giờ học trở nên thú vị.

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thể hiện rõ nét nhất

qua các giáo án điện tử, bài giảng elearning. Điều đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng

công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và

mang lại rất nhiều những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống

và giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin

mang đến cho trẻ cái nhìn trực quan sinh động, gần gũi hơn về bài học. Phương pháp

dạy học bằng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy

học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa

giác quan cho trẻ. Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực,

phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên,

xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế. Thông qua những giờ học có áp dụng

công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, hành vi

đẹp, những kỹ năng sống được chuyển tới các con nhẹ nhàng và sống động, góp phần

hình thành ở trẻ em nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp

trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non.

pdf 30 trang vuthom 08/10/2022 3700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thiết kế, xây dựng kho bài giảng E-learning tại trường mầm non Ninh Hiệp - Gia Lâm - Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thiết kế, xây dựng kho bài giảng E-learning tại trường mầm non Ninh Hiệp - Gia Lâm - Hà Nội

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thiết kế, xây dựng kho bài giảng E-learning tại trường mầm non Ninh Hiệp - Gia Lâm - Hà Nội
Chèn Youtube 
Chức năng cho phép chèn phim trực tiếp từ trang Youtube.com vào slide 
PowerPoint bằng cách sao chép địa chỉ (đường dẫn trên thanh địa chỉ của trình duyệt) 
của clip trên trang youtube.com rồi dán vào 
d. Chèn Website 
Chức năng cho phép chèn một trang web bất kỳ vào slide PowerPoint bằng 
cách nhập địa chỉ web. 
Hình ảnh 5: Giao diện Chèn web vào slide 
 e. Ghi âm 
Cho phép ghi âm lời giảng và tích hợp vào slide. Chương trình cho phép người 
dùng thu âm từ Micro của máy tính hoặc sử dụng Micro rời như head phone để ghi âm 
 12/20 
lời giảng và tự động đồng bộ dữ liệu với hiệu ứng trên các slide. Trong quá trình thu 
âm người giảng bải vẫn quan sát được các slide trình chiếu với đầy đủ các hiệu ứng. 
Hình ảnh 6: Giao diện điều khiển thu âm bài giảng 
 f. Ghi hình 
Chức năng ghi hình cho phép quay phim giáo viên giảng bài bằng webcam và tự 
động gắn vào slide giúp bài học thêm sinh động. Tương tự như chức năng ghi âm, chức 
năng ghi hình cũng cho phép người dùng vừa trình chiếu bài giảng, vừa giảng bài. 
Ghi hình giáo viên giảng bài cũng là một trong những tiêu chí cần thiết của một 
bài giảng điện tử theo chuẩn E-learning do Bộ GD-ĐT yêu cầu. 
Hình 7: Giao diện ghi hình giáo viên giảng bài 
 g. Quản lý lời giảng 
Đây là chức năng rất quan trọng giúp người soạn bài giảng dễ dàng đồng bộ 
(khớp) lời giảng của mình với những hiệu ứng trên slide và cả bài giảng. 
Hình 8: Giao diện quản lý đồng bộ lời giảng với hiệu ứng slide 
h. Cấu trúc bài giảng 
Cấu trúc bài giảng cho phép thiết lập cấu trúc các slide trong bài giảng, ẩn giấu 
slide, hiệu chỉnh thời lượng của slide, gán danh giảng viên, chọn giao diện cho slide, 
chèn các đối tượng như Bài trắc nghiệm hoặc Sách điện tử. 
Hình 9: Giao diện quản lý cấu trúc bài giảng 
 j. Đính kèm 
Cho phép đính kèm file theo bài giảng hoặc đính kèm địa chỉ trang web tham 
khảo cho nội dung của slide. 
Hình 10: Giao diện quản lý tài liệu đính kèm bài giảng 
 k. Giáo viên 
Thiết lập thông tin giáo viên cho bài giảng gồm hình giáo viên, tên, chức 
danh/học vị, địa chỉ email, điện thoại, website và thông tin cá nhân khác. 
Hình 11: Giao diện thêm, chỉnh sửa thông tin giảng viên 
 h. Xuất bản: 
Kết thúc xuất bài giảng soạn trên PowerPoint thành bài giảng điện tử theo 
chuẩn E-Learning theo chuẩn AICC, SCORM 1.2 và SCORM 2004 (2nd, 3rd, 4th 
edition); tương thích với hầu hết các LMS như Moodle, BlackBoard, Saba, 
CourseMill, Litmos, SCORM.com,  
a. Xuất bản nhanh: Xuất bản theo thiếp lập mặc định 
b. Xuất bản: Cho phép thay đổi các thiết lập như kiểu dữ liệu, chuẩn bài giảng, 
giao diện, bảo mật 
 13/20 
iSpring có thể xuất bản thành nhiều định dạng đầu ra khác nhau. Trong mỗi 
định dạng lại có nhiều tùy chọn cho phép người dùng chọn phương án phù hợp nhất 
cho bài giảng của mình. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà giáo viên chọn 
kiểu dữ liệu xuất ra cho phù hợp. 
Hình 12: Giao diện thiết lập trước khi Xuất bản bài giảng thành file Flash 
 - Web: Bài giảng định dạng web trên máy tính cá nhân, cho máy chủ web (gửi 
qua FTP), web để chia sẻ qua email. Các định dạng này có dung lượng vừa phải nên 
chất lượng cũng tương đối tốt. 
- CD: Bài giảng để lưu trên đĩa CD: Định dạng này có kích thước lớn và chất 
lượng âm thanh, hình ảnh tốt nhất. 
- iSpring Online: Định dạng có chất lượng tương tự định dạng web và đòi hỏi 
phải có tài khoản trên iSpring Online để tải trực triếp lên máy chủ của iSpring. 
- LMS: Định dạng chuẩn e-Learning, tương thích với các website e- Learning 
theo chuẩn AICC, SCORM 1.2 và SCORM 2004. Tùy theo lựa chọn lưu cho trên máy 
tính cá nhân, web cho máy chủ web (gửi qua FTP), web để chia sẻ qua email mà dung 
lượng và chất lượng file sẽ thay đổi cho phù hợp. 
* Tập huấn cho giáo viên về cách thiết kế bài giảng Elearning bằng phần 
mềm iSpring 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy của giáo dục mầm non 
hiện nay không chỉ gói gọn trong các tiết giảng mẫu hay hội thi giáo viên dạy giỏi 
hàng năm mà trong các tiết dạy hàng ngày, bằng sự nỗ lực và tận tâm với nghề, giáo 
viên đã đem đến cho các lớp “học trò nhí” của mình những bài giảng hay qua hình ảnh 
sinh động, các trò chơi giải câu đố hay các câu chuyện được thiết kế trên phần mềm 
ứng dụng Powerpoint và bài giảng E-Learning, để làm được điều đó giáo viên mầm 
non luôn phải trau dồi kiến thức cũng như học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 
để đáp ứng được sự phát triển của xã hội cũng như của công nghệ thông tin hiện nay. 
Nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong công 
tác giảng dạy. Tôi đã đề xuất với BGH tổ chức các lớp bồi dường CNTT cho giáo 
viên. Tổng số buổi tập huấn tập trung là 2 buổi. Buổi tập huấn đầu tiên tôi giới thiệu 
để giáo viên nắm vững phần lí thuyết biết rõ được sự khác nhau giữa bài giảng E-
learning và bài giảng Powerpoint cũ, giới thiệu qua các chức năng và giao diện, cấu 
trúc của một bài giảng Elearning mẫu. Đến buổi thứ 2 tôi yêu cầu mỗi giáo viên chuẩn 
bị trước 1 bài giảng trên Powerpoint để bước vào thực hành thiết kế bài giảng E-
learning hoàn chỉnh. 
 14/20 
Tôi chia số giáo viên trong trường thành hai nhóm, phân công giáo viên có kinh 
nghiệm phụ trách, hướng dẫn cùng. 
+ Nhóm cơ bản: Tập huấn học các nội dung về các nút chức năng cơ bản của 
phần mềm Ispring, cách chèn phim, ảnh; tạo bài tập đúng sai, tích chọn 
+ Nhóm nâng cao: Bao gồm các giáo viên có kỹ năng trong thiết kế giáo án điện 
tử. Nội dung tập huấn sẽ nâng cao hơn với tất cả các dạng bài tập của phần mềm, cách 
việt hóa các nút lệnh, cách liên kết, nhúng flashtạo bài giảng theo các nội dung khác 
nhau ở tất cả các môn học, có ghi âm và chèn vào các sile của bài giảng E-learning. 
Sau 2 buổi tập huấn, đa số các giáo viên đã được thực hành và biết cách thiết kế 
bài giảng Elearning. Tôi giao nhiệm vụ sau đợt tập huấn mỗi nhóm lớp thiết kế và nộp 
1 bài giảng Elearning. Ngoài ra trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ nhóm, tôi 
tham gia dự và hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc của giáo viên gặp khó khăn trong 
quá trình thiết kế bài giảng. 
4. Biện pháp 4: Tổ chức cuộc thi thiết kế bài giảng E-learning cấp trường 
Sau một thời gian được bồi dưỡng và học tập trao đổi kinh nghiệm, tôi 
nhậnthấy kĩ năng thiết kế bài giảng E-learning của giáo viên đã được nâng cao hơn. 
Bên cạnh đó năm học 2020 - 2021 Sau khi nhận được công văn hướng dẫn 
305/GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT năm học 2020 - 
2021, tôi đã xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT năm học 2020 - 2021 của trường. 
Trong kế hoạch có nội dung tổ chức: “Hội thi thiết kế bài giảng E-learning” cấp 
trường năm học 2020 - 2021 để xây dựng kho dữ liệu bài giảng đang còn thiếu, đồng 
thời lựa chọn bài giảng tham gia “Ngày hội CNTT” các cấp. 
Tôi phổ biến kế hoạch và phát động hội thi “Thiết kế bài giảng E-learning” tới 
100% giáo viên trong buổi họp trường với các tiêu chí cụ thể như sau: 
a. Yêu cầu đối với bài dự thi 
- Cấu trúc bài dự thi: Phải rõ ràng, gồm 3 phần: 
+ Phần đầu: trang bìa của bài dự thi phải đầy đủ các thông tin theo mẫu sau: 
Mục tin Ví dụ về trang bìa 
Tiêu đề bài dự thi TRƯỜNG MẦM NON NINH HIỆP 
Cuộc thi Thiết kế bài giảng e-learning 
Tiêu đề bài dự thi Tìm hiểu một số trò chơi dân gian 
Thông tin tác giả Giáo viên: Nguyên Văn A, Lê Thị B 
Email nguyenvana@......com.vn 
Điện thoại liên hệ 0912 
Lứa tuổi Mẫu giáo bé 
 15/20 
+ Phần nội dung: Trình bày theo giáo án của giáo viên 
+ Phần cuối: Trang thông tin về tài liệu tham khảo, cần ghi rõ nguồn gốc của thông 
tin tham khảo sử dụng trong bài dự thi. Tài liệu tham khảo không vi phạm bản quyền. 
b. Phạm vi nội dung bài dự thi: 
- Phải hoàn chỉnh một nội dung cụ thể (tối thiểu 1 tiết học trong chương trình 
giáo dục mầm non) 
c. Một số yêu cầu khác: 
- Bài dự thi được xuất bản dưới dạng web, bài giảng có thể đọc được trên các 
thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại di động (chuẩn HTML 5). Tham khảo 
danh sách phần mềm có thể sử dụng có trong Phụ lục kèm theo (chú ý tìm phiên bản 
mới nhất của phần mềm đáp ứng chuẩn HTML 5). 
- Mỗi bài dự thi nộp cho Ban tổ chức cấp trường bắt buộc phải gồm: 
+ Thư mục chứa bài dự thi đã xuất bản dưới dạng web (BAIDUTHI) 
+ Tệp nguồn thiết kế và các tư liệu để làm bài dự thi (TEPNGUON) 
+ Thuyết minh bài dự thi (dạng tệp văn bản: thuyetminh.doc hoặc thuyet 
minh.docx). 
+ Bài dự thi được đóng gói, kiểm tra cẩn thận và được lưu vào đĩa CD. 
+ Mỗi lớp nộp tối thiểu 01 sản phẩm dự thi 
d. Thời gian thực hiện: 
- Bài dự thi nộp cho Trưởng ban CNTT: Từ ngày 15/12/2020 đến ngày 20/12/2020. 
- Từ ngày 21/12/2020 đến 30/12/2020: Trường tổ chức chấm và công bố kết 
quả đến các giáo viên và các lớp. 
* Một số lưu ý cho giáo viên khi thiết kế bài giảng E-learning 
Để thiết kế được một bài giảng E-Learning giáo viên cần phải tuân theo những 
nguyên tắc sau: 
- Giáo viên phải có trình độ sử dụng thành thạo Powerpoint, biết khai thác các 
kho tư liệu trên mạng internet, biết cắt ghép các đoạn video cho phù hợp với nội dung 
bài giảng, đổi đuôi các định dạng video, âm thanh, hình ảnh cho tương thích với phần 
mềm thiết kế bài giảng E-Learning. 
- Nguyên tắc chung trong việc thiết kế bài giảng là đơn giản, rõ ràng, hình ảnh, 
biểu tượng nhất quán trong thiết kế, không nên ra nhiều ý tưởng lớn trong một slide, 
lựa chọn đồ họa cẩn thận để tránh gây phân tán sự chú ý của trẻ, chọn mầu nền với 
chữ thích hợp thống nhất trong quá trình dạy. Cấu trúc bài giảng phải rõ ràng tên bài, 
các đề mục. 
 16/20 
- Giáo viên không nên lạm dụng các hiệu ứng hoạt hình theo kiểu bay nhảy, 
tránh chọn màu nền lấn áp màu chữ thu hút sự tò mò không cần thiết của trẻ, phân tán 
chú ý trong giờ học mà cần làm nổi bật các nội dung trọng tâm. 
* Đánh giá chung: 
Giáo viên tham dự cuộc thi nhận thức đúng về cuộc thi, dành nhiều thời gian 
nghiên cứu, đầu tư xây dựng bài giảng công phu, chu đáo, bám sát thể lệ do Ban tổ 
chức quy định. 100% nhóm, lớp tham gia dự thi. Có 03 lớp mỗi giáo viên tham gia 
thiết kế 1 bài giảng. Còn lại 16 nhóm, lớp 2 giáo viên cùng tham gia thiết kế bài giảng. 
Các bài giảng đều đạt chuẩn, có giao diện, hình ảnh đẹp mắt, có các câu hỏi, bài tập 
tương tác cho học sinh. Nhiều bài giảng có chất lượng tốt được đề xuất gửi tham gia 
cấp huyện. 
* Kết quả cuộc thi 
- Có 19 nhóm lớp tham gia. 
- Tổng số có 22 bài giảng nộp tham gia dự thi. 
Như vậy với việc tổ chức thi thiết kế bài giảng Elearning cấp trường giúp giáo 
viên được thực hành nhiều và thường xuyên hơn, kho dữ liệu bài giảng Elearning của 
trường được bổ sung thêm nhiều bài giảng, các bài giảng đạt giải được đăng tải 
Website của trường để phụ huynh và học sinh, đồng nghiệp tham khảo và học. 
Trong Ngày hội CNTT cấp huyện lần thứ V, trường đạt nhiều kết quả cao. Có 3 
bài giảng tham gia dự thi đạt giải. Trong đó 1 bài giảng đạt giải nhất; 02 bài giảng đạt 
giải ba. 01 giáo viên tham gia thi kỹ năng đạt giải khuyến khích; 01 nhân viên tham 
gia thi kỹ năng đạt giải ba. Có 02 bài giảng được gửi tham dự thi cấp Thành phố. 
5. Biện pháp 5: Tham mưu với Hiệu trưởng xây dựng cơ chế thưởng trong 
hội thi “Thiết kế bài giảng E-learning” cấp trường. 
Bài giảng E-Learning là một phương pháp dạy học vừa hiện đại vừa tiên tiến vì 
nó tạo ra phương thức dạy học mới và có hiệu ứng cao. Vì thế đòi hỏi tất cả các giáo 
viên phải có niềm say mê và thật sự nỗ lực. Tính ưu việt của bài giảng này thể hiện ở 
bài soạn công phu của giáo viên và sự tích cực tham gia của trẻ. Cuộc thi “Thiết kế bài 
giảng E-learning” cấp trường cũng đã đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT trong đổi 
mới nội dung, phương pháp dạy học một cách sáng tạo, hiện đại, tăng cường tính tích 
cực và tự học của giáo viên. Để khích lệ tinh thần cho giáo viên trong trường tôi cũng 
đã tham mưu đề xuất với đồng chí Hiệu trưởng xây dựng cơ chế khen thưởng trong 
hội thi như sau: 
 17/20 
CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG BÀI GIẢNG E-LEARNING CẤP TRƯỜNG 
NĂM HỌC 2020 - 2021 
Số lượng Đạt giải Tiền thưởng 
1 Nhất 200.000 
2 Nhì 150.000 
3 Ba 100.000 
Đây là những phần thưởng tuy nhỏ nhưng động viên khích lệ cho giáo viên, 
đồng thời đây cũng là tiêu chí để đánh giá thi đua cuối năm học. 
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN 
 * Đối với giáo viên: 
- Ứng dụng bài giảng Elearning vào trong giảng dạy sẽ giúp giáo viên tiết kiệm 
được nhiều thời gian Thay vào đó, giáo viên có điều kiện tổ chức cho trẻ trao đổi, 
phát huy tính tích cực, say mê, hứng thú trong học tập. 
- Khuyến khích giáo viên hưởng ứng việc sử dụng công nghệ dạy học mới để 
không ngừng nâng cao hiệu quả dạy học. 
- Xây dựng bài giảng Elearning vào trong giảng dạy là một phương pháp mới, 
đa hình thức cuốn hút giáo viên và đang được giáo viên quan tâm. 
- Việc xây dựng bài giảng E learning vào trong giảng dạy là rất cần thiết và bổ 
ích nó sẽ giúp giáo viên rất nhiều trong việc giảng dạy đem lại hiệu quả cao trong việc 
tiếp thu kiến thức của học sinh và giảm bớt thời gian của chúng ta trong việc làm đồ 
dùng ngoài ra những tư liệu ấy còn được sử dụng lâu dài và nhân rộng. 
- Sau gần 1 năm áp dụng các biện pháp tôi đã thu được kết quả: 
BẢNG KHÁO SÁT VỀ TRÌNH ĐỘ CNTT CỦA GIÁO VIÊN 
 VÀ KHO HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ NĂM HỌC 2020 - 2021 
(Cuối năm) 
STT 
Tổng số 
giáo viên 
Nội dung Kết quả 
Tỉ lệ 
(%) 
1 
41 
Giáo viên có chứng chỉ tin học cơ bản 18 44 
2 
Giáo viên có chứng chỉ tin học theo thông 
tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-
BTTTT 
12 29 
3 Giáo viên có bằng trung cấp tin học 11 27 
4 Biết thiết kế bài giảng trên Powerpoint 39 95 
 18/20 
5 Biết thiết kế bài giảng E-Learning 36 88 
6 Kho học liệu điện tử 28 bài 
* Đối với nhà trường: 
Ngày hội CNTT cấp huyện lần thứ V, trường đạt nhiều kết quả cao. Có 3 bài 
giảng tham gia dự thi đạt giải. Trong đó bài giảng “Khám phá một số trò chơi dân 
gian” của cô giáo Nguyễn Thị Toán - Hoàng Thị Ngọc Mai đạt giải nhất; 02 Bài giảng 
“Truyện: Thỏ Burine và ong vàng dũng cảm” của cô giáo Tạ Thị Ngân - Hồ Thị 
Mỹ An và bài giảng “Dạy trẻ đếm đến 5” của cô giáo Nguyễn Thị Lệ đạt giải ba. Cô 
giáo Nguyễn Thị Toán tham gia thi kỹ năng dành cho giáo viên đạt giải khuyến khích. 
Đồng chí Nguyễn Thị Hiền Lương - Nhân viên văn thư thi kỹ năng đạt giải ba. 02 bài 
giảng “Khám phá một số trò chơi dân gian” và “Truyện: Thỏ Burine và ong vàng 
dũng cảm” được gửi đi tham gia thi bài giảng E-learning cấp Thành phố. 
Kho bài giảng Elearning của nhà trường trong một năm học tăng lên 22 bài 
giảng và có nhiều bài giảng chất lượng và nội dung tốt. Các bài giảng được chí sẻ trên 
Website nhà trường. 
V. Bài học kinh nghiệm 
 Qua việc nghiên cứ và thực hiện đề tài trên tôi đã rút ra một số bài học kinh 
nghiệm sau: 
- Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng E-
learning của mình, sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt 
các phương pháp dạy học tích cực . 
- Khi thiết kế bài giảng E-learning cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Video, 
hình ảnh, .), chọn phần mềm phù hợp, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. Nếu sử 
dụng MS PowerPiont làm công cụ chính cần lưu ý về Font chữ, màu chữ (Xanh(đen)- 
trắng, vàng/đỏ) và hiệu ứng thích hợp (hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập 
trung vào nội dung bài giảng). 
- Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, xúc tích, hình ảnh, các mô phỏng cần 
xát chủ đề . 
- Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình 
dạy học và sự phát triển của trẻ, công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh đúng nội 
dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng. 
- Giáo viên cần học, tập huấn các lớp soạn giảng bài giảng E-learning, thường 
xuyên truy cập vào các trang web và thành viên của diễn đàn: bachkim.vn, 
dayhocintel.org, giaovien.net, e-learning.moet.edu.vn,  mỗi trường cần có kho “Bài 
 19/20 
giảng E-learning” để trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những phần mới trao đổi 
những cách làm hay. 
+ Giáo viên phải có vốn kiến thức rộng chính xác về tin học bằng việc không 
ngừng học tập bồi dưỡng kiến thức qua sách báo, bạn bè đồng nghiệp để thiết kế các 
bài giảng E-learning có chất lượng . Tham khảo các tài liệu, phần mềm ứng dụng công 
nghệ thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn. 
+ Luôn tìm tòi ý tưởng sáng tạo để đề ra các hoạt động thiết thực và ứng dụng 
được CNTT ở nhiều hoạt động khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi. 
 20/20 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
 Giáo dục mầm non là ngành học đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo con 
người mới, là cơ sở hình thành và phát triển con người. Việc ứng dụng CNTT trong giảng 
dạy nói chung và áp dụng bài giảng Elerning nói riêng là một nội dung vô cùng quan 
trọng của việc “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Để triển khai CNTT 
trong giảng dạy đạt hiệu quả thì điều quan trọng nhất là nhận thức đúng đắn về vai trò, vị 
trí của CNTT của mỗi giáo viên thì việc triển khai ứng dụng CNTT trong nhà trường sẽ 
rất thuận lợi. Mỗi giáo viên phải tự học tự bồi dưỡng và tham gia thi đua sôi nổi trong 
việc thiết kế các bài giảng điện tử, xây dựng thư viện điện tử của nhà trường và ứng dụng 
CNTT vào bài giảng, điều dó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo 
dục và giúp cho giáo viên thuận lợi hơn rất nhiều trong quá trình giảng dạy. 
3. Đề xuất và khuyến nghị: 
* Đối với phòng GD&ĐT huyện: 
+ Tham mưu UBND huyện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng máy tính cho 
giáo viên và học sinh, bổ sung máy chiếu, máy đa năng, bảng tương tác cho nhóm lớp. 
 + Thường xuyên mở lớp tập huấn ứng dụng các phần mềm mới cho giáo viên 
được học tập, bồi dưỡng kiến thức về CNTT. 
* Đối với BGH nhà trường: 
+ Hằng năm tổ chức các hội thi về bài giảng E-learning để giáo viên học hỏi kỹ 
năng thiết kế và làm phong phú kho học liệu điện tử của nhà trường 
+ Tổ chức các hội thi ứng dụng CNTT trong giảng dạy để thúc đẩy phong trào 
dạy và học có sử dụng CNTT tới rộng rãi các giáo viên. 
+ Có các hình thức thi đua khen thưởng, khích lệ, động viên giáo viên có kết 
quả tốt trong việc ứng dụng CNTT trong chăm sóc, giáo dục trẻ. 
* Đối với giáo viên: 
- Giáo viên cần tích cực, chủ động và thường xuyên tự trau dồi học hỏi các phần 
mềm, các kỹ năng mới để ứng dụng CNTT trong giảng dạy và thiết kế bài giảng Elearning. 
 Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thiết kế kho bài giảng E-
learning trong năm học vừa qua. Tuy kinh nghiệm không nhiều, nhưng được rút ra từ 
những thực tiễn chỉ đạo của tôi tới giáo viên và tôi cũng mạnh dạn xin phép được đưa 
ra để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp xem xét tham khảo. Rất mong các bạn 
đồng nghiệp bổ xung, góp ý cho tôi để làm phong phú thêm những kinh nghiệm trong 
công tác chỉ đạo giáo viên 
 Xin chân thành cảm ơn! 
 21/20 
MỘT SỐ MINH CHỨNG 
Hình ảnh 1: Tập huấn CNTT cho giáo viên trong trường 
Hình 2: Thanh công cụ của I-Spring được tích hợp vào PowerPoint 
 22/20 
Hình ảnh 3: Giao diện khởi động chương trình soạn đề trắc nghiệm 
Hình ảnh 4: Giao diện soạn câu hỏi trắc nghiệm 
 23/20 
Hình ảnh 5: Giao diện Chèn web vào slide 
Hình ảnh 6: Giao diện điều khiển thu âm bài giảng 
Hình 7: Giao diện ghi hình giáo viên giảng bài 
 24/20 
Hình 8: Giao diện quản lý đồng bộ lời giảng với hiệu ứng slide 
 Hình 9: Giao diện quản lý cấu trúc bài giảng 
Hình 10: Giao diện quản lý tài liệu đính kèm bài giảng 
 25/20 
Hình 11: Giao diện thêm, chỉnh sửa thông tin giáo viên 
Hình 12: Giao diện thiết lập trước khi Xuất bản bài giảng thành file Flash 
 26/20 
Hình 13: Tham gia ngày hội CNTT lần thứ V cấp huyện 
Hình 14: Giáo viên nhận giải trong ngày hội CNTT cấp huyện 
 27/20 
MỘT SỐ BÀI GIẢNG ELEARNING ĐẠT GIẢI TRONG 
NGÀY HỘI CNTT LẦN THỨ V HUYỆN GIA LÂM 
Bài giảng Elearning đề tài: “Khám phá một số trò chơi dân gian” đạt giải nhất 
 28/20 
Bài giảng Elearning đề tài: “Truyện thỏ Burine và ong vàng dũng cảm” 
 đạt giải ba 
 29/20 
Bài giảng Elearning đề tài: “Dạy trẻ đếm đến 5” đạt giải ba 
 30/20 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_thiet_k.pdf