Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ.

Trẻ được tiếp cận với giáo dục mầm non càng sớm, càng thúc đẩy quá trình học tập và phát triển của các giai đoạn tiếp theo. Nhất là đến 5 tuổi - là giai đoạn phát triển có tính chất quyết định để tạo nên thể lực, trí lực, nhân cách, năng lực, phát triển trí tuệ trong tương lai. Ðiều đó đòi hỏi trẻ em 5 tuổi phải được chuẩn bị một cách đầy đủ về tâm thế để thích nghi với một giai đoạn mới. Chính những kỹ năng mà trẻ tiếp thu được thông qua chương trình giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập sau này. Bác Hồ kính yêu đã từng nói “Giáo dục mầm non tốt là mở đầu cho một nền giáo dục tốt”.

Chính vì vậy, giáo dục mầm non là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong công tác Giáo dục và Đào tạo. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 về Phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025. Theo đó, công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là đặc biệt quan trọng, nhằm tạo điều kiện để trẻ em 5 tuổi của tất cả các vùng miền trong cả nước đều được đến trường học hai buổi/ngày. Đây là bước đột phá quan trọng để chuẩn bị tri thức, kỹ năng, thể lực và tâm thế cho các em vào bậc tiểu học.

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trong công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi nghề trong xã hội cần có những con người năng động, sáng tạo. Do vậy, cần giáo dục thế hệ trẻ trở thành con người mới, năng động sáng tạo, có đức, có tài, tự tin, tự trọng, trách nhiệm, sẵn sàng gánh vác trọng trách lớn lao của đất nước, nhằm đảm bảo xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, Luật Giáo dục đã quy định: “Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về năm mặt như: đức, trí, thể, mĩ, lao động và các kỹ năng cơ bản, nhằm hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa”.

 

doc 33 trang vuthom 08/10/2022 6720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
iệu, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn, kế hoạch phát triển nhà trường. Đây cũng là cơ sở, là tiêu chuẩn để đánh giá địa phương có đạt hay không đạt PCGDMN. 
	* Hồ sơ phổ cập bao gồm: (Thực hiện theo Công thư ngày 10/12/2019 của Sở GD&ĐT về việc kiểm tra công tác PCGD, XMC)
	- Hệ thống văn bản chỉ đạo của TW, thành phố, huyện, xã.
- Tờ trình đề nghị huyện công nhận xã đạt PCGD, XMC.
- Quyết định thành lập (kiện toàn) Ban chỉ đạo PCGD, XMC cấp xã.
	 - Kế hoạch thực hiện công tác PCGD, XMC của Ban chỉ đạo PCGD, XMC cấp xã.
- Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra công tác PCGD, XMC.
- Biên bản kiểm tra PCGD, XMC của cấp xã, kèm theo Sổ theo dõi, phiếu điều tra (bản chính hoặc bản photo) về công tác PCGD, XMC trên địa bàn.
	- Báo cáo kết quả thực hiện công tác PCGD, XMC kèm theo các biểu thống kê (được in ra từ phần mềm PCGD, XMC)
- Hồ sơ khác (toàn bộ văn bản, mẫu phiếu, tệp quyển... làm minh chứng).
	4. Kết quả đạt được
Nhờ sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo, sự phối kết hợp của các ban, ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường, nhận thức đúng đắn và sự nhiệt tình, năng động, trách nhiệm về công tác PCGDMN trẻ em năm tuổi của CBGV, NV chung sức thực hiện nên đã đạt được một số kết quả nhất định:
4.1. Đối với Ban chỉ đạo, các ban ngành đoàn thể tại địa phương
	- Qua quá trình phối hợp giữa nhà trường và các ban ngành đoàn thể ở địa phương, tôi nhận thấy: Các đồng chí lãnh đạo địa phương luôn có sự quan tâm, động viên kịp thời. Chỉ đạo tuyên truyền các văn bản qua hệ thống phát thanh của xã giúp người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác phổ cập, đồng thời cùng với chúng tôi phối hợp điều tra một cách nhanh gọn, chính xác. 
	- Tạo điều kiện về quỹ đất để xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1 và kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 2.
- Lãnh đạo các cấp luôn tin tưởng tuyệt đối vào nhà trường. Các ngành đoàn thể cùng phối hợp với nhà trường làm tốt công tác điều tra. Đoàn thành niên xã đã phát động tới các chi đoàn trong xã cùng với nhà trường tổ chức một buổi tổng vệ sinh xung quanh trường, phát quang bụi rậm, khơi thống cống rãnh. Hội phụ nữ cùng với CBGV, NV trồng hoa và cây xanh quanh khu trường, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp và để lấy bóng mát cho các con học sinh thân yêu.
- Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hay những dịp lễ, tết. Để động viên tinh thần chị em, UBND xã, các ban ngành đoàn thể đã gửi những bông hoa tươi thắm, những món quà, những lời chúc tốt đẹp nhất đến CBGV,NV trong trường, giúp chị em có thêm động lực làm việc hăng say, yêu nghề hơn nữa.
- Các hội nghị, nhà trường thường cử đội văn nghệ tham gia biểu diễn chào mừng, góp phần tạo bầu không khí vui vẻ trước khi vào buổi lễ. Tạo không khí vui vể, thắm tình đoàn kết giữa lãnh đạo và các thành viên trong nhà trường. 
4.2. Với tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất còn gặp những khó khăn nhất định, kinh phí chi hỗ trợ công tác phổ cập còn hạn chế, thời gian giáo viên làm công tác điều tra còn eo hẹp. Song, với sự nỗ lực quyết tâm của tập thể mà liên tục trong 10 năm qua, nhà trường và địa phương đều được cấp trên đánh giá cao và công nhận là đạt về công tác PCGD, XMC (từ năm 2010 đến năm 2019). Trong đó, trường Mầm non Kim Lan vinh dự hai lần được đón Đoàn kiểm tra của Bộ, của Sở GD&ĐT (năm 2011 và năm 2018) và đều được cấp trên ghi nhận, đánh giá là một trong những đơn vị thực hiện rất tốt công tác PCGDMN trẻ em năm tuổi.
- Đoàn kiểm tra PCGD, XMC của Huyện khi kiểm tra công tác phổ cập của nhà trường đều được khen ngợi bởi hệ thống sổ sách trình bày đẹp, khoa học, sạch sẽ, số liệu trùng khớp, các báo cáo số liệu chính xác, phiếu điều tra đầy đủ thông tin, chữ ký của các thành viên , được đóng dấu của xã. Các tài liệu được sắp xếp ngăn nắp, đầy đủ hồ sơ, sổ sách phục vụ công tác phổ cập. 
- Trường đã nhiều năm liền trường liên tục đạt danh hiệu Trường tiên tiến cấp Huyện, liên tục được đứng trong tốp đầu của giáo dục mầm non huyện Gia Lâm. Năm học 2018-2019, trường đạt Tập thê Lao động xuất sắc cấp Thành phố và nhiều danh hiệu cao quý khác. Các tổ chức trong trường như Chi bộ nhiều năm liền đạt Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Công đoàn vững mạnh xuất sắc, Đoàn thanh niên xuất sắc, Chi hội phụ nữ xuất sắc. Liên tục có nhiều cá nhân được khen thưởng cấp Thành phố, cấp Huyện trong các năm qua.
(Hình ảnh 8: Trường đạt Tập thể Lao động xuất sắc cấp Thành phố)
- Qua kết quả phổ cập, nhà trường có số liệu chính xác để có dự kiến tuyển sinh học sinh cho từng năm học và định hướng xây dựng cơ sở vật chất phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Đồng thời qua kết quả phổ cập, các cấp lãnh đạo cũng có hướng để tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu học tập và làm việc của học sinh và giáo viên trong trường. Thuận lợi cho nhà trường là được UBND xã quan tâm tạo điều kiện cấp cho quỹ đất với tổng diện tích 7.319m2, được UBND huyện Gia Lâm đầu tư đầy đủ hệ thống phòng học, phòng chức năng và phòng phù trợ với tổng kinh phí xây dựng qua hai giai đoạn là 18.638.000.000 đồng. Hiện tại, do quy mô mạng lưới phát triển giáo dục mầm non, tỷ lệ trẻ ra lớp tăng cao, nhà trường tiếp tục tham mưu và được UBND huyện chuẩn bị cho xây dựng tiếp một số hạng mục khác.
(Hình ảnh 9: Bản thiết kế một số hạng mục sắp được xây dựng)
Biết được mục đích của công tác phổ cập, phụ huynh, cộng đồng tin tưởng vào nhà trường, đưa con đến trường ngày một đông. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%, số trẻ trong độ tuổi đến trường ra lớp đạt cao. Trong năm học 2019-2020, trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 84,5% (tính cả trẻ ra nhóm lớp tư thục).
4.3. Với trẻ
Qua quá trình làm công tác phổ cập từ năm 2010 đến nay. Nhiều năm liên tục, địa phương có tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đến trường đều đạt 100%.
(Hình ảnh 10: Bảng thống kê kết quả PCGDMNTE5T từ 2010->2019)
 Qua biểu thống kê nhận thấy trẻ em năm tuổi đến trường liên tục được ổn định và giữ vững. Công tác phổ cập giáo dục trẻ từ 0->5 tuổi giúp các nhà trường dự kiến lập kế hoạch tuyển sinh, dự kiến số lượng biên chế giáo viên, nhân viên, đầu tư cơ sở vật chất; số và chất lượng học sinh được đảm bảo như: 
- 100% trẻ 5 tuổi đến trường. Tỷ lệ chuyên cần 98% trở lên.
- 100% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày
- 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN
- Trẻ trong độ tuổi ra lớp đối với nhà trẻ đạt 39,8%, Mẫu giáo đạt: 100%
- Tỷ lệ chuyên cần bé ngoan đạt: 98%
- Trẻ kênh A đạt: 98 %
- Trẻ kênh B đạt: 2 %
- Tỷ lệ trẻ SDD giảm <2,7%.
- Nhà trường thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với trẻ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo trong từng năm học (trẻ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, ăn trưa...). Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp luôn đạt 100%. Đội ngũ giáo viên dạy lớp năm tuổi đều là giáo viên biên chế, 100% đạt trình độ trên chuẩn. 
4.4. Với phụ huynh và cộng đồng 
- 100% phụ huynh học sinh đã có nhận thức đúng đắn về công tác phổ cập giáo dục, đã hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của công tác Phổ cập giáo dục. Đó là:
+ Điều tra trẻ trong độ tuổi từ 0->5 tuổi giúp các cấp lãnh đạo làm căn cứ để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 
+ Điều tra trẻ để có thể mở rộng xây dựng trường lớp phù hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ. Trường Mầm non Kim Lan hiện đã được cấp trên phê duyệt đề án xây dựng bổ sung phòng học, phòng chứng năng và một số hạng mục khác.
+ Giúp các nhà trường nắm chắc tổng số trẻ trong từng năm để có hướng xây dựng kế hoạch tuyển sinh vào trường. Các con khi đến lớp được chăm sóc, giáo dục bằng nhiều hình thức, sẵn sàng tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
- Tích cực phối hợp với nhà trường trong công tác điều tra bằng việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác. Phụ huynh tin tưởng tuyệt đối vào nhà trường, cho con đi học đầy đủ, đúng giờ, tuân thủ theo đúng quy định của trường. Đặc biệt, CMHS luôn ủng hộ, phối hợp với nhà trường khi tổ chức các hoạt động như Hội chợ Xuân, Tết trung thu, Tết thiếu nhi 01/6... và các hoạt động khác.
VD: Trong năm học 2019-2020, nhà trường tổ chức Hội chợ Xuân 2020, đông đảo các bậc CMHS đã tự nguyện ủng hộ vật chất, tiền của và công sức để phối hợp tạo cho các con những gian hàng ẩm thực, tổ chức cho các con được giao lưu, một sân chơi vui vẻ, thích thú, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. 
CMHS còn thường xuyên ủng hộ vỏ lon, hộp, bìa catton... để giáo viên làm đồ dùng phục vụ các tiết dạy. Và cũng một phần nhờ sự góp sức của các bậc CMHS, tiết dạy của cô giáo Lê Thị Minh Trang - Giáo viên lớp Mẫu giáo lớn A1 đã đạt giải Nhất Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2019-2020. 
4.5. Với bản thân
	Mặc dù gặp rất nhiều những khó khăn, vất vả trong công việc: mức lương theo vị trí việc làm thấp, công việc sự vụ phát sinh nhiều, công tác tham mưu, điều tra trẻ, công tác nhập dữ liệu vào phần mềm, hoàn thiện báo cáo, hồ sơ phổ cập... thực sự vất vả, tiêu tốn nhiều thời gian, kinh phí. Nhưng với lòng nhiệt tình, yêu nghề, yêu công việc, cùng với sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, sự tín nhiệm của cấp trên, giáo viên, phụ huynh và cộng đồng tin tưởng; sự tạo điều kiện hết sức từ phía gia đình, các con ngoan, học giỏi để tôi yên tâm công tác... Tất cả đã tạo thêm động lực, giúp tôi hăng say, nhiệt tình, tâm huyết, yêu công việc mà mình đã và đang làm. Luôn đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Luôn có ý thức tự bồi dưỡng cho mình kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống một cách mềm dẻo, linh hoạt. Qua công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp, tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm, biết cách chọn lựa nội dung, vấn đề cần tham mưu. Từ đó, nhà trường có hướng đầu tư cải tạo cơ sở vật chất nhằm phục vụ tốt hơn nữa công tác PCGDMN trẻ em năm tuổi.
	Từ khi thi tuyển và đỗ viên chức biên chế thuộc ngành giáo dục (năm 2009) đến nay, tôi luôn được đồng nghiệp, cấp trên tin tưởng. Được giao nhiều trọng trách trong nhà trường (Tổ trưởng Tổ Văn phòng, Chi trưởng Chi hội Phụ nữ, Trưởng ban Nữ công, Thư ký Hội đồng trường...). Ở vị trí công tác nào tôi đều cố gắng để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Nhiều năm liên tục được đồng chí Hiệu trưởng đánh giá xếp loại viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt nhiều danh hiệu cao quý như Chiến sĩ thi đua cơ sở; Gia đình tiêu biểu huyện Gia Lâm; Giỏi việc trường, đảm việc nhà; Gia đình cán bộ công nhân viên chức lao động Thủ đô tiêu biểu huyện Gia Lâm; liên tục đạt nhiều giải Nhất, Nhì, Ba trong phong trào Thể dục Thể thao ngành GD&ĐT huyện Gia Lâm theo từng năm học; được Đảng bộ xã đánh giá xếp loại Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Chi hội trưởng đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua... Vinh dự cho tôi, trong năm học 2018-2019, tôi tiếp tục đạt nhiều danh hiệu cao quý: Cán bộ công đoàn cơ sở tiêu biểu huyện Gia Lâm; Nhân viên giỏi cấp Huyện; có sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cấp Thành phố. Nhiều năm liên tục, con gái và con trai đều đạt danh hiệu Học sinh giỏi cấp trường, nhiều năm đạt danh hiệu Học sinh giỏi cấp Huyện, được nhận nhiều học bổng, giấy khen, giấy chứng nhận của các cấp. Các cháu đều là những tấm gương sáng trong các phong trào thi đua của trường và của lớp.
III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với mỗi địa phương, mỗi nhà trường cũng như các ban ngành đoàn thể bởi đã giúp cho giáo dục mầm non có những bước chuyển biến cơ bản, vững chắc, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻđảm bảo quyền được học tập cho hầu hết trẻ năm tuổi trên phạm vi cả nước, nhằm chuẩn bị tốt nhất về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng việt và tâm lý sẵn sàng để bước vào lớp 1. Tác dụng của công tác PCGD rất lớn nhưng không phải ai cũng hiểu và sẵn sàng đảm nhận được nhiệm vụ. Vì công tác phổ cập thật sự là vất vả. Nhưng bản thân tôi hiểu rằng làm tốt công tác điều tra phổ cập giúp trẻ được đi học, được học ở những ngôi trường khang trang, sạch đẹp, có đầy đủ mọi điều kiện, trang thiết bị hiện đại, phục vụ tốt nhất cho công tác dạy và học. Trẻ được học hai buổi trên ngày, trẻ được chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng tốt nhất về mọi mặt. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm rõ rệt. 
	Công tác phổ cập làm thay đổi nhận thức của CMHS đối với GDMN, phụ huynh ngày càng tin tưởng vào nhà trường, đưa con đi học đầy đủ, đúng giờ, cùng với nhà trường chăm sóc dạy dỗ các con, đảm bảo hội tụ đủ mọi yếu tố để các con có tâm thế tốt nhất, chuẩn bị hành trang bước vào cấp Tiểu học.
	Đội ngũ CBGV, NV được tạo điều kiện tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ, kỹ năng về công nghệ thông tin, được phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em đến nhà trường ngày càng đông.
Địa phương không ngừng phát triển về kinh tế, chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, không có trường hợp nghiện ma túy, không có hiện tượng trẻ em thất học, mù chữ, gia đình ổn định, ấm no, hạnh phúc. Làng nghề tuyền thống tiếp tục phát triển, góp phần thúc đẩy nền kinh tế, xã hội của địa phương nói riêng và của huyện Gia Lâm nói chung. Cũng là góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh như Bác Hồ đã từng căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Đến nay, lời Bác dạy đã được bao thế hệ học sinh đời đời ghi nhớ và cố gắng thực hiện. Bác chỉ rõ cho lớp trẻ hiểu rằng, việc học tập của học sinh hôm nay sẽ quyết định tương lai đất nước ngày mai. Vì vậy, công tác phổ cập góp một phần rất lớn trong việc xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, xã hội phồn vinh, ấm no, hạnh phúc.
Chính vì vậy, để hoàn thành tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi cần phải làm cho CBGV, NV và cộng đồng nhận thức đúng mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của công tác phổ cập giáo dục trẻ. Đồng thời, phát huy hết khả năng của từng cá nhân và tập hợp sức mạnh đó thành tập thể lớn mạnh.
Biết tận dụng mọi điều kiện, cơ hội thuận lợi, thường xuyên lắng nghe ý kiến, rút kinh nghiệm của lãnh đạo và đồng nghiệp nhằm tìm ra những giải pháp, những biện pháp hay, giúp duy trì và phát huy tốt hơn nữa những kết quả đạt được trong công tác Phổ cập giáo dục.
Luôn luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, phát huy hết khả năng của mình để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà BGH, BCĐ PCGD, XMC của địa phương giao.
Để công tác phổ cập của nhà trường cũng như ở địa phương đạt được kết quả tốt nhất những năm tiếp theo. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất, tham mưu với các cấp lãnh đạo nhằm mang lại cho trẻ môi trường sống, sinh hoạt và học tập tốt nhất. Tạo nền tảng vững chắc cho trẻ bước vào tương lai với nền văn minh tri thức tiên tiến của nhân loại.
2. Kiến nghị
	Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường duy trì và phát huy kết quả đã đạt được trong công tác PCGD, tôi xin được có một số kiến nghị như sau:
* Đối với các cấp lãnh đạo:
- Tiếp tục quan tâm tạo điều kiện mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về công tác PCGD để mọi người có thể trao đổi thông tin, kinh nghiệm.
- Đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ thêm kinh phí cho công tác PCGD trẻ.
- Tăng cường đầu tư bổ sung một số trang thiết bị phục vụ cho việc học tập và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. 
* Đối với nhà trường:
	- Giáo viên, nhân viên tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, hiểu và nắm bắt, tuyên truyền các văn bản mới về phổ cập giáo dục, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
	- Linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, ứng xử khéo léo trong giao tiếp với cấp trên, đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và cộng đồng.
Lêi c¶m ¬n!
Để hoàn thành bản sáng kiến kinh nghiệm này, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của các đồng chí trong Ban giám hiệu, sự hợp tác của các đồng chí giáo viên, nhân viên trong việc thu thập tư liệu, dẫn chứng và các thông tin khảo sát. Mặc dù bản thân luôn tâm huyết, nỗ lực nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác viết sáng kiến kinh nghiệm nên bản sáng kiến này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ từ các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để tôi rút ra được những kinh nghiệm bổ ích và có thể áp dụng bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi một cách thiết thực nhất trong công tác chung cũng như có thể chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp.
Trên đây là một số kinh nghiệm khi tham mưu thực hiện công tác phổ cập giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi ở địa phương. Rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi có chiều sâu và đạt chất lượng hơn nữa. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC CÁC MINH CHỨNG
1. Hình ảnh:
Hình ảnh 1: Tham mưu với đồng chí Trưởng BCĐ PCGD, XMC của xã.
Hình ảnh 2: Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường
Hình ảnh 3: Tham mưu với đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác 
 PCGD của trường.
Hình ảnh 4: Đăng tải các văn bản chỉ đạo lên Cổng thông tin điện tử.
Hình ảnh 5: Tạo niềm phấn khích với chị em trong công tác điều tra.
Hình ảnh 6: Họp bàn, phân công các nhóm trưởng và các thành viên.
Hình ảnh 7: Hướng dẫn đồng nghiệp cập nhật vào phần mềm online.
Hình ảnh 8: Trường đạt Tập thể Lao động xuất sắc cấp Thành phố.
Hình ảnh 9: Bản thiết kế một số hạng mục chuẩn bị được xây dựng. 
Hình ảnh 10: Phòng Văn thư nơi lưu giữ hồ sơ PCGD và các hồ sơ khác.
2. Các biểu bảng.
CÁC MINH CHỨNG
Hình ảnh 1: Tham mưu với đ/c Trưởng BCĐ PCGD, XMC của xã
Hình ảnh 2: Tham mưu với BGH nhà trường
Hình ảnh 3: Tham mưu với đ/c Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác PCGD
Hình ảnh 4: Đăng tải các VBCĐ về PCGD lên Cổng TTĐT của trường
Hình ảnh 5: Tạo niềm phấn khích với chị em trong công tác điều tra
Hình ảnh 6: Họp, phân công điều tra cho chị em giáo viên, nhân viên
Hình ảnh 7: Hướng dẫn đồng nghiệp cập nhật vào phần mềm online 
Hình ảnh 8: Trường đạt Tập thể Lao động xuất sắc cấp Thành phố
Hình ảnh 9: Một trong số những bản thiết kế chuẩn bị được xây bổ sung
Hình ảnh 10: Phòng Văn thư nơi lưu giữ hồ sơ PCGD và các hồ sơ khác
CÁC BIỂU BẢNG:
STT
Năm
Số trẻ 5 tuổi trong độ tuổi điều tra
Số trẻ 5 tuổi đến trường
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1
2010
82
81
98,8
2
2011
89
89
100
3
2012
140
140
100
4
2013
96
96
100
5
2014
83
83
100
6
2015
82
82
100
7
2016
83
83
100
8
2017
101
101
100
9
2018
151
151
100
10
2019
126
126
100
Bảng thống kê kết quả PCGDMN TE5T từ 2010->2019
STT
Trường
Thôn, khu dân cư
Số hộ
Ghi chú
1
Mầm non
Thôn 1
242
Thôn 2
249
Thôn 3
239
Tổng
730
2
Tiểu học
Thôn 4
235
Thôn 5
302
Thôn 6
329
Tổng
866
3
Trung học cơ sở
Thôn 7
212
Thôn 8
244
Tổng
456
Tổng cộng
2.052
Bảng phân công điều tra của 3 cấp học
TT
Thôn điều tra
Họ và tên
Chức vụ
Nhiệm vụ được giao
Thời gian điều tra
1
Phạm Thị Hiền
TT Tổ VP, Văn thư
Phụ trách chung, hướng dẫn thực hiện công tác điều tra, cập nhật dữ liệu vào phần mềm, hoàn thiện báo cáo, 
hồ sơ phổ cập
31/8-10/9/2019
2
Khúc Thị Ngọc Thoa
TTCM, GV
Phối hợp cập nhật dữ liệu 
vào phần mềm
31/8-10/9/2019
3
Nguyễn Thị Quỳnh
Y tế
Phối hợp cập nhật dữ liệu 
vào phần mềm
31/8-10/9/2019
4
Thôn 1
Nguyễn Thị Thu Hằng
Giáo viên
Nhóm trưởng 
15/8-30/8/2019
Đình Thị Phương
Giáo viên
Điều tra viên
Nguyễn Thị Uyên
Giáo viên
Điều tra viên
5
Thôn 2
Lê Thị Minh Trang
Giáo viên
Nhóm trưởng 
15/8-30/8/2019
Hoàng Ngọc Anh
Giáo viên
Điều tra viên
Nguyễn Thị Hồi Hương
Cô nuôi
Điều tra viên
6
Thôn 3
Nguyễn Thị Vui
Giáo viên
Nhóm trưởng
15/8-30/8/2019
Trương Thị Ánh Hồng
Giáo viên
Điều tra viên
Trần Thị Phượng
Giáo viên
Điều tra viên
 Bảng phân công giáo viên, nhân viên điều tra ở 3 thôn 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nội dung
PCGDMN
Phổ cập giáo dục mầm non 
BCĐ
Ban chỉ đạo
PCGD, XMC
Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
CBGV,NV
Cán bộ giáo viên, nhân viên
CMHS
Cha mẹ học sinh
GDMN
Giáo dục mầm non
BGH
Ban giám hiệu
UBND
Ủy ban nhân dân
QPPL
Quy phạm pháp luật

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong.doc