Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm xây dựng thực đơn hợp lý, lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn cho trẻ ở nhà trong thời gian nghỉ dịch

Sinh thời tâm nguyện của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh của chúng ta đã dạy: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Vâng để đáp lại lời dặn của người bản thân tôi là nhân viên nuôi trong trường mầm non tâm huyết với nghề, tôi luôn suy nghĩ để có nguồn nhân lực lớn mạnh thì ngay từ đầu mỗi người dân dù là nhỏ hay lớn cũng cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt là những mầm non của đất nước lại càng phải chăm sóc chu đáo hơn vì lớn lên trẻ sẽ khỏe mạnh và có đủ sức khỏe để học tập và làm việc để xây dựng đất nước. Vì vậy công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non được các bậc phụ huynh rất coi trọng. tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm sao cho bữa ăn của trẻ đủ chất, đủ lượng, theo đúng thực đơn, đúng khẩu phần, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, làm thế nào để chế biến các món ăn ngon,đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, đáp ứng các chỉ số dinh dưỡng giúp trẻ phát triển theo từng độ tuổi để trẻ lớn lên trở thành những người mạnh mẽ về thể chất, đẹp về tâm hồn, cao về trí tuệ.

Cùng với việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ thì ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người. Nấu ăn là một công việc rất gần gũi và quen thuộc trong mỗi gia đình và ở các trường mầm non. Mọi người chúng ta ai ai cũng có thể nấu ăn được nhưng nấu ăn thế nào để món ăn đó vẫn giữ được giá dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh một cách đơn giản nhất. Điều này rất dễ mà lại rất khó bởi nó luôn đòi hỏi chúng ta phải có những sáng kiến và hiểu biết về cách nấu ăn nói chung và đặc biệt là món ăn cho các cháu mẫu giáo nói riêng. Nếu trẻ em được nuôi dưỡng chăm sóc tốt, có một sức khỏe tốt đó là tiền đề để cho trẻ phát triển về mọi mặt đức, trí, thể, mỹ.

 

doc 20 trang vuthom 08/10/2022 4543
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm xây dựng thực đơn hợp lý, lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn cho trẻ ở nhà trong thời gian nghỉ dịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm xây dựng thực đơn hợp lý, lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn cho trẻ ở nhà trong thời gian nghỉ dịch

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm xây dựng thực đơn hợp lý, lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn cho trẻ ở nhà trong thời gian nghỉ dịch
 chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì lớn lên cây mới được tốt”. Thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ thơ đó chính là chúng ta đã tạo dựng được một nền móng vững chắc cho sự phát triển hưng thịnh của đất nước ta ngày mai. Vì ở lứa tuổi này trẻ phát triển với tốc độ rất nhanh đặc biệt là sự tăng tốc về chiều cao, cân nặng. Nếu chúng ta không cung cấp cho trẻ một lượng đủ thì trẻ sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, trí tuệ chậm phát triển. Còn nếu trẻ bị mắc bệnh béo phì thì chúng ta phải xem chế độ dinh dưỡng của trẻ đó có phù hợp hay không để đưa ra những hướng giải quyết và khắc phục. Do đó nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi là do sự kết hợp nhiều yếu tố như thiếu kiến thức nuôi con, do thiếu ăn và bệnh tật nhưng nguyên nhân chính là do cách nuôi dưỡng không phù hợp, cho trẻ ăn không có nguyên tắc nào cả, trẻ thích ăn gì thì cho chúng ăn thứ đó mà phụ huynh không chú ý đến việc phối hợp các loại thực phẩm, không biết cân đối giữa các chất dinh dưỡng động vật và thực vật, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và kết hợp mắc các bệnh nhiễm khuẩn, ví thử như trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, sởi, hoặc trẻ bị mắc bệnh biếng ăn do bị ăn kiêng khem nhiều thứ. Nếu trong quá trình nuôi con nhỏ mà cha mẹ cho con ăn quá sớm hoặc quá muôn gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng. Vì vậy việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ là việc làm rất cấp thiết của mỗi tập thể nhà trường, mỗi nhân viên, giáo viên góp phần thúc đẩy dựu nghiệp “trồng người” phát triển để đất nước.
Thực tế nhiều gia đình do điều kiện kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thơ còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều nên việc đầu tư vào việc tổ chức bữa ăn cho trẻ cũng như chăm sóc trẻ còn gặp rất nhiều khó khăn, điều đó làm ảnh hưởng không ít đến việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ tại nhà. Đó là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
2.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường về chuyên môn cùng các bậc phụ huynh học sinh, đặc biệt là các con là nguồn động viên lớn nhất của các cô nuôi chúng tôi, đây cũng là động lực để các cô hoàn thành tốt công việc của mình trong năm học 2021-2022 . 
Nhà trường có Wepsite và Facebook với 100% phụ huynh trẻ like và tham khảo thông tin thường xuyên, nên việc tư vấn lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn cho trẻ luôn được ưu tiên lên hàng đầu trên trang đầu, và phần tin chính trong mục góc tuyên truyền phụ huynh. (Hình 1)
Hơn nữa được sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo cùng các bậc phụ huynh học sinh được sự tin tưởng tuyệt đối của các bậc cha mẹ trẻ.
2.2. Khó khăn
Trong đời sống hiện đại ngày nay, nhiều cha mẹ thường tranh thủ chế biến nhiều món ăn cùng lúc, hoặc cho trẻ ăn đồ ăn sẵn mua từ siêu thị. Việc làm này không được khuyến cáo vì thức ăn để nguội trong một thời gian dài có thể bị hỏng. Trẻ em ăn các món được hâm lại nhiều lần có nguy cơ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, chế biến các món ăn cho trẻ nên sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau, cho trẻ cơ hội được tiếp xúc với nhiều hương vị khác nhau.
Nhiều trẻ bị nhiễm COVID-19, trong quá trình điều trị bệnh, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu trẻ suy dinh dưỡng mà mắc COVID-19 cần được áp dụng chế độ điều trị suy dinh dưỡng.
2.3. Thực trạng
Qua việc đánh giá thực trạng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở nhà trong đợt dịch, bản thân tôi là một cô nuôi đã rút ra một số nhược điểm sau:
- Công tác nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở nhà còn hạn chế
- Nhiều gia đình chế biến thực đơn còn chưa phong phú dành riêng cho trẻ.
- Nhiều trẻ là F0 nên cơ thể mệt mỏi, biếng ăn.
- Tỷ lệ các chất có lúc còn chưa cân đối.
Dựa trên cơ sở những nhược điểm trên trong việc xây dựng thực đơn để tư vấn cho phụ huynh, tôi đã đưa ra một số biện pháp tích cực và phù hợp nhằm giải quyết những yếu tố trên để tiếp tục xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp với nhiều loại thực phẩm để chế biến món ăn ngon cho trẻ hàng ngày nhằm góp một phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch. (Hình 2)
3 . CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
3.1.Biện pháp 1: Tư vấn phụ huynh lựa chọn thực phẩm, đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo. (Hình 3 )
Một số hiểu biết của tôi khi tư vấn phụ huynh lựa chọn thực phẩm:
- Đối với thịt lợn: Chọn mua ở những công ty được tin cậy, được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Chọn thịt có mỡ màu trắng tinh, thịt nạc có màu đỏ tươi, bề mặt phải khô, có độ đàn hồi cao, mùi thơm tự nhiên, không có mùi hôi, chú ý thịt của lợn bị bệnh đã tiêm thường có vết bầm đỏ và có mùi thuốc bốc lên
- Đối với thịt gà: Chọn thịt mềm, dẻo, thớ thịt săn, chắc, đầu sườn có màu trắng hồng, da thịt mỏng, có màu trắng vàng tự nhiên, không có nốt thâm tím ở ngoài da.
- Đới với thịt bò: Ta nên chọn thịt có màu đỏ tươi, mỡ màu vàng nhạt, thớ thịt nhỏ, săn chắc có mùi đặc trưng. 
Trước khi mang đi chế biến thực phẩm cho trẻ ta thường phải rửa sạch sau đó thái dài theo thớ nhỏ rồi cho vào xay. Thực phẩm được sơ chế ở trên bàn hoặc bệ sạch để đảm bảo vệ sinh.
Đối với hải sản như chai, tôm, cua, cá ... Những loại hải sản này rất tốt cho con người, đặc biệt là trẻ em vì nó cung cấp canxi, chất đạm, làm cho xương của trẻ chắc khỏe hơn và không bị bệnh còi xương.
+ Với tôm: Chọn những con còn sống, mình tôm phải trắng, trong khi sơ chế phải làm sạch, bóc vỏ, đùng đầu để nấu canh.
+ Với cá: Ta nên chọn những con cá bơi khỏe, còn nguyên vẩy, không bị trầy xước, khi sơ chế ta nên đập chết và đem rửa sạch, đánh vẩy rồi cho vào nồi luộc, sau đó gỡ lấy thịt cá còn xương và đầu cá giã nhỏ lọc lấy nước để nấu canh.
Ngoài việc lựa chọn thực phẩm cung cấp chất đạm, chúng ta còn phải lựa chọn thực phẩm cung cấp vitamin và chất xơ như rau, củ, quả.
+ Đối với rau: Chọn mua ở những nơi có uy tín, chọn rau phải tươi ngon, không dập nát, không vàng úa, củ, quả tươi:
Ví dụ: Chọn khoai tây những củ ít mắt không có màu xanh
Với những loại củ quả khô: Khi mua ta nên chọn những hạt đều nhau không bị mốc, mọt, chọn gạo ngon, không có đầu chấu, không có sạn.
Với bún, miến, mỳ, phở: Ta nên đặt mua của những nhà sản xuất có uy tin, bún sợi nhỏ không có mùi chua, mỳ, miến không bị ẩm mốc, ...
Đối với thực phẩm làm gia vị như: Mắm, dầu ăn, ... khi mua cần chú ý đến tên hãng sản xuất, hạn sử dụng của sản phẩm để đảm bảo an toàn.
Vậy quá trình lựa chọn thực phẩm tôi luôn tư vấn cho cha mẹ trẻ chọn thực phẩm tươi ngon, sạch, an toàn để món ăn luôn hấp dẫn và đảm bảo calo, tăng đề kháng cho trẻ trong mùa dịch.
3.2. Biện pháp 2: Tư vấn cho cha mẹ trẻ xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ khi ở nhà (Hình 6)
Vì dịch bệnh trẻ chưa được đến trường nên cha mẹ phải chuẩn bị các bữa ăn cho trẻ, nhiều cha mẹ còn trẻ nên chưa có kiến thức về các loại thực phẩm hay chưa có kinh nghiệm chế biến đúng cách nên tôi luôn tư vấn để họ nắm bắt hiểu biết món ăn của trẻ làm sao cho món ăn vừa ngon lại vừa đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ khỏe mạnh tăng đề kháng phòng chống dịch. Trong quá trình chế biến ta phải biết kết hợp nhiều loại thực phẩm để có đầy đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể trẻ. Mỗi loại thực phẩm lại cung cấp một số chất nhất định, cách tốt nhất để trẻ ăn đủ chất là phải đan xen nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn, có như vậy thực đơn mới đa dạng, phong phú.
Ví dụ 1: Bữa sáng: Cháo vịt hành răm
	 Bữa trưa: - Thịt bò, thịt lợn xào giá
- Canh bầu nấu sườn.
	 Bữa tối: - Tôm rim thịt đỗ quả. 
 - Canh rau muống nấu thịt.
	Với thực đơn này chất dinh dưỡng trong thịt bò và thịt lợn kết hợp với canh bầu nấu sườn có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, kết hợp với tôm và đỗ cùng rau thì ta có tỷ lệ cân bằng chất đạm và vitamin để tỷ lệ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn ngày hôm đó cân đối, hợp lý và đảm bảo đủ năng lượng calo cho trẻ trên ngày để trẻ hoạt động.
Ví dụ 2: Bữa sáng: - Cháo thập cẩm
 Bữa trưa: - Cá sốt ngũ liễu.
 	 - Canh rau cải nấu tôm
 Bữa tối: - Thịt kho trứng chim cút
 - Canh khoai môn nấu thịt
Với thực đơn này chất dinh dưỡng bữa sáng có giá trị dinh dưỡng trung bình và kết hợp với bũa trưa thì ta có tỷ lệ dinh dưỡng cao, bổ sung thêm chất đạm cho trẻ cuối ngày để tỷ lệ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn ngày hôm đó cân đối, hợp lý và đảm bảo năng lượng calo hàng ngày cho trẻ hoạt động tốt. (Hình 5)
Ví dụ: Thực phẩm từ đậu phụ ta có thể chế biến thành rất nhiều món ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm khác cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: Đậu nhồi thịt, đậu dán sốt cà chua.
Ngoài những món được chế biến từ đậu, thịt, trứng, cá ta có thể chế biến món từ cua đồng: Ngoài nấu canh diêu cua ta có thể kết hợp với các loại rau: mồng tơi, mướp, rau đay, rau dền, rau rút, khoai sọ, rau ngót, rau lang,... các chất đạm từ thịt cua được kết hợp với các loại rau nó làm tăng giá trị dinh dưỡng của ba chất P-L-G tăng lên đáng kể.
Đặc biệt đối với trẻ mới ốm dậy hay trẻ đang là đối tượng F0 cần đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày với các món ăn hợp khẩu vị, những thức ăn cần được cắt thái hoặc xay nhỏ hơn, chế biến mềm hơn, lỏng hơn so với lúc chưa bị bệnh, thay đổi món ăn và chia làm nhiều bữa nhỏ để giúp cho quá trình ăn nhai tốt hơn, ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hóa hơn.
3.3. Biện pháp 3: Làm video hướng dẫn các cách chế biến món ăn đúng cách cho cha mẹ trẻ qua các Wepsite và Fanpage, Facebook của nhà trường. (H7)
Hiện nay, mạng xã hội rất phong phú, đa dạng với nhiều hình thức hoạt động, mỗi loại hình đều có những ưu thế riêng và mức độ phát triển khác nhau. Trong đó Wepsite, Facebook, Zalo hiện nay đang là mạng xã hội phát triển mạnh nhất, được đông đảo người sử dụng. Được sự cho phép của BGH nhà trường tôi đã mạnh dạn thực hiện các video, clip hướng dẫn các cách chế biến món ăn cho cha mẹ học sinh và đăng tải lên các trang, các nhóm chính thống của nhà trường.
          Nhận thấy các tiện ích mà mạng xã hội đem lại, tôi đã tiến hành thiết lập trang Fanpage trên kênh Facebook, Zalo nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm đến cha mẹ trẻ, kết nối và chia sẻ thông tin về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Qua đó, cũng giúp cho cha mẹ trẻ tiếp cận nhanh hơn, chính xác hơn và tiện lợi hơn. Để phát huy tính năng hữu ích của mạng xã hội, vận động cha mẹ học sinh theo dõi, tương tác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Fanpage Facebook, Zalo của nhà trường, đặc biệt là thời gian dịch bệnh thực hiện giãn cách xã hội thì việc tuyên truyền bằng phương tiện truyền thông đã tạo hiệu quả hữu hiệu, và luôn được đông đảo cha mẹ trẻ hoan nghênh đón nhận.
3.4. Biện pháp 4. Tuyên truyền phụ huynh đảm bảo an toàn thực phẩm và tạo tâm lý thoải mái giúp trẻ ăn ngon miệng khi ở nhà. (Hình 8)
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người, ăn để sống. đối với trẻ ăn còn để lớn và phát triển, nếu trẻ thiếu dinh dưỡng, sẽ đưa tới hậu quả xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.
Cần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng, thấp còi, giúp trẻ tăng đề kháng trong mùa dịch là vấn đề tôi thường xuyên tuyên truyền tới cha mẹ trẻ để cha mẹ trẻ có kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ, đồng thời để mỗi bữa ăn thêm hiệu quả tôi cũng tư vấn giúp họ tạo tâm lý thoải mái để trẻ hứng thú trong mỗi bữa ăn.
Cha mẹ nên giới thiệu món ăn và động viên trẻ qua những lời nói ân cần, thân thiện với trẻ để trẻ ăn hết xuất và ăn ngon miệng như. Hay trong sinh hoạt hàng ngày, cha mẹ cũng nên giải thích cho trẻ thấy được giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn và giảng giải cho trẻ biết ăn uống đầy đủ sễ làm cho cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, thông minh học giỏi
Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm về chăm sóc sức khỏe cho trẻ và chọn thực phẩm, cách chế biến thực phẩm tạo cảm giác thèm ăn, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cho các bậc phụ huynh. Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, cách giữ an toàn vệ sinh thực phẩm tới cha mẹ trẻ đẻ hiểu được các thực phẩm nào có những dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ.
3.5. Biện pháp 5. Tự nghiên cứu học tập tham khảo tài liệu để tìm ra món ăn mới lạ, hấp dẫn đảm bảo dinh dưỡng thay đổi thực đơn cho trẻ thường xuyên. 
Luôn học hỏi, tìm tòi qua sách báo, qua tài liệu và tìm hiểu thực tế của địa phương, với những tiêu chí để xây dựng thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Xác định số ngày trẻ ăn trong tuần, số bữa ăn trong ngày từng chế độ ăn. Chọn thực phẩm giàu đạm thực vật, động vật. Các loại rau. Cách chế biến thành món ăn cho từng chế độ ăn: ăn cơm cần đảm bảo có món mặn và món canh.
- Chọn gia vị cho vào các món ăn. Chọn món ăn đơn giản để cha mẹ trẻ dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng và cân đối chất.
	Từ những tiêu chí đó ta có thể xây dựng thực đơn theo ngày, tuần, tháng và theo mùa để tư vấn cho cha mẹ giúp trẻ đầy đủ dinh dưỡng, tăng đề kháng giúp trẻ phòng chống dịch Covid.
4. HIỆU QUẢ CỦA SKKN
	 Sau một năm thực hiện đề tài : “Xây dựng thực đơn hợp lý, lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn ngon cho trẻ ở nhà trong thời gian nghỉ dịch” kết quả đạt được như sau:
Trong một năm qua tôi đã đưa một số thực đơn trên áp dụng vào việc tổ chức bữa ăn cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo tại gia đình và kết quả đạt được rất khả quan, các món ăn hấp dẫn, phong phú, trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, tăng lượng calo cho trẻ từ đó góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trường so với đầu năm là 15% giảm xuống còn 6.3%. Cha mẹ học sinh thêm hiểu biết và có kiến thức về các loại thực phẩm, cách chế biến các món ăn cho con.
- Đối với bản thân: Từ chỗ coi nấu ăn như một công việc hàng ngày của một người phụ nữ phải làm, nay tôi thấy như yêu công việc này hơn, lúc nào cũng muốn tìm tòi, muốn thử nghiệm. Rèn luyện cho bản thân phong cách làm việc’’ làm đau gọn đấy’’, học hỏi được nhiều phương pháp chế biến món ăn hấp dẫn cho trẻ. Biết cách lựa chọn và phối hợp thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Chăm chỉ quay video, clip để upload thường xuyên lên Wepsite, Fanpage, Facebook, zalo cho phụ huynh tham khảo.
Đối với phụ huynh: Phụ huynh tin tưởng và nhiệt liệt đón nhận những video tôi chia sẻ. Một số phụ huynh thu nhập thấp hay thu nhập cao đều có khả năng mua các loại thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng . Bên cạnh đó nhiều phụ huynh còn thấy con mình tăng cân, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hứng thú thích ăn nhiều món ăn hơn nên họ luôn theo dõi video và có những phản hồi tích cực.
Đối với trẻ: Hào hứng mỗi khi đến giờ ăn và khen bữa cơm cha mẹ chuẩn bị ngon giống như ở trường. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ đã giảm đáng kể, nhiều trẻ có sức đề kháng tốt hơn, để phòng chống dịch tốt hơn so với đầu năm học. Sau đây là bảng khảo sát từ đầu năm và sau khi thực hiện biện pháp sáng tạo quay video, clip hướng dẫn chế biến và tuyên truyền trên Wepsite và mạng xã hội.
Nội dung khảo sát
Đầu năm
Cuối năm
Tổng số trẻ khảo sát
520 trẻ mẫu giáo
520 trẻ mẫu giáo
Trẻ suy dinh dưỡng
110/520 trẻ = 21 %
33/520 trẻ = 6.3 %
Trẻ có sức đề kháng tốt hơn
312/520 trẻ = 60%
468/520 trẻ = 90 %
Trẻ thích thú và ăn ngon hơn với thực đơn mùa dịch
208/520 trẻ = 40%
520/520 trẻ =100%
III. KẾT LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện các biện pháp tích cực trên tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm rất quý báu để xây dựng nên được một số thực đơn phù hợp với lứa tuổi trẻ giúp trẻ có được những bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. 
Bản thân tôi có thêm nhiều kiến thức về công tác nuôi dưỡng và đã được nâng cao tay nghề nhằm góp phần làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ biếng ăn trở thành trẻ thích ăn và được các bậc phụ huynh tin tưởng đặc biệt là khi trẻ vẫn ở nhà chưa được đến trường. Từ sự thành công đó đã thôi thúc bản thân tôi không ngừng nêu cao tinh thần trách nhiệm và được tập thể nhà trường tin tưởng.
Bên cạnh đó chúng tôi luôn tìm tòi, học hỏi để trau dồi kiến thức và vận dụng vào công việc của mình đồng thời các cô phải linh hoạt, sáng tạo để có món ăn ngon, hấp dẫn trẻ. Lượng calo và các chất dinh dưỡng sẽ tăng giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non. Xong để làm tốt việc xây dựng thực đơn, phối hợp nhiều loại thực phẩm trong món ăn, tôi mong muốn được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp và sự góp ý của cấp trên và các chuyên viên làm công tác dinh dưỡng để tôi rút kinh nghiệm và xây dựng thực đơn phong phú, đa dạng, góp phần nhỏ bé của mình vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ đặc biệt là công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ mùa dịch. Để làm được điều đó chúng ta cần thực hiện những vấn đề sau:
- Đảm bảo đủ lượng calo. Cân đối các chất P-L-G
- Thực đơn đa dạng, phong phú, dùng nhiều loại thực phẩm.
- Thực đơn theo mùa phù hợp với nguồn thực phẩm tại địa phương, hoàn cảnh gia đình của trẻ.	
- Thường xuyên quay video,clip để tương tác và lắng nghe phản hồi của phụ huynh học sinh.
- Tư vấn cho cha mẹ trẻ chế biến thực phẩm luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đó là những bài học kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được từ thực tế góp phần vào công tác nuôi dưỡng trẻ một cách toàn diện hơn vì đó là những măng non tương lai của đất nước, mai này lớn lên chúng là chủ nhân của đất nước, dựng xây đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn hơn, đúng như tâm nguyện của vị lãnh tụ đáng kính “chủ tịch Hồ Chí Minh” của chúng ta.
2. Kiến nghị:
- Đối với Phòng giáo dục và Sở giáo dục: Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề, chăm sóc nuôi dưỡng cho nhân viên thăm quan kiến tập nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
 Tôi xin trân thành cảm ơn !
PHỤ LỤC
1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO SÁNG KIẾN
Hình 1: Tư vấn lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn cho trẻ
Hình 2: Hướng dẫn cha mẹ lựa chọn thực phẩm tăng đề kháng cho trẻ phòng dịch 
Hình 3: Hướng dẫn cha mẹ lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo.
Hình 4 : Đảm bảo đủ lượng calo hàng ngày cho trẻ
Hình 5 : Cân đối tỷ lệ giữa các chất P-L-G
Hình 6: Tư vấn cho cha mẹ trẻ xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ khi ở nhà
Hình 7: Làm video hướng dẫn các cách chế biến món ăn đúng cách cho cha mẹ trẻ qua các Wepsite và Fanpage, Facebook của nhà trường. 
Hình 8: Tuyên truyền phụ huynh đảm bảo an toàn thực phẩm và tạo tâm lý thoải mái giúp trẻ ăn ngon miệng khi ở nhà. 
MINH CHỨNG
2.1. THỰC ĐƠN THAM KHẢO CHO TRẺ KHI Ở NHÀ MÙA DỊCH
MÙA HÈ
Thứ
Sáng
Trưa
Tối
Thứ 2
Cháo vịt hành răm
- Thịt bò, thịt lợn xào giá
- Canh bầu nấu sườn
- Tôm rim thịt đỗ quả. 
- Canh rau muống nấu thịt.
Thứ 3
Bún bò 
- Cá thịt sốt cà chua.
- Canh rau muống nấu thịt.
- Thịt đậu sốt cà chua.
- Canh bầu nấu tôm.
Thứ 4
- Miến ngan + sữa
- Thịt kho trứng chim cút
- Canh chua thả giá đậu phụ
- Thịt bò, thịt lợn hầm củ quả
- Canh rau mồng tơi, mướp nấu cua.
Thứ 5
- Mỳ nấu thịt rau cải + sữa
- Thịt gà dim
- Canh rau lang nấu ngao (trai,)
- Trứng đúc thịt.
- Canh bí xanh nấu thịt.
Thứ 6
- Cháo chim bồ câu 
- Tôm sào ngũ sắc
- Canh bí đỏ đỗ xanh nấu thịt
- Cá kho thịt.
- Canh rau ngót nấu thịt.
Thứ 7
- Xôi thịt + sữa
Ruốc lạc. vừng 
Canh rau dền nấu thịt
- Thịt gà om nấm, hành tây.
- Canh rau cải nấu ngao( trai).
2.2.THỰC ĐƠN THAM KHẢO CHO TRẺ KHI Ở NHÀ MÙA DỊCH
MÙA ĐÔNG
Thứ
Sáng
Trưa
Tối
Thứ 2
- Bún nấu riêu cua
- Thịt bò, thịt lợn hầm củ quả
- Canh rau bắt cải nấu thịt băm.
- Tôm xào ngũ sắc
- Canh bí đỏ đỗ xanh nấu thịt
Thứ 3
- Xôi thịt (Xôi gấc) + sữa
- Kimpad (cơm cuộn), pate gan heo
- Salat rau củ quả
- Thịt bò, thịt lợn xào giá
 ( súp lơ)
- Canh rau cải nấu ngao
Thứ 4
Cháo thập cẩm
- Thịt kho tàu
- Canh rau cải nấu tôm
 - Cá sốt ngũ liễu
- Canh khoai môn nấu thịt
Thứ 5
Miến nấu thịt ngan 
- Trứng đúc thịt
- Canh rau củ quả nấu thịt
- Ngan băm hành tỏi
- Canh đậu thả giá đỗ
Thứ 6
- Bánh bông lan + sữa
- Tôm rim thịt đỗ quả
- Canh cải cúc nấu thịt 
 - Cá kho thịt lợn
- Canh khoai tây nấu thịt
Thứ 7
Mỳ phở bò 
- Thịt đậu sốt cà chua
- Canh khoai tây nấu thịt
 - Thịt gà, thịt lợn om nấm hành tây
- Canh su hào nấu thịt

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_thuc_don_hop_l.doc