Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng

Ở trường mầm non chương trình giáo dục Nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi nhằm

giúp trẻ phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm -

xã hội và thẩm mĩ. Cùng với các hoạt động khác, giáo dục phát triển thể chất

cho trẻ Nhà trẻ nhằm đáp ứng mục tiêu tăng cường, bảo vệ sức khỏe cho trẻ,

giúp trẻ có cân nặng, chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. vận. Có một

số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể), khả năng

phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay và có khả năng làm được một số

việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân.

Trong hoạt động giáo dục phát triển thể chất có hai loại vận động đó là

vận động tinh và vận động thô. Đối với vận động thô, trẻ 24 - 36 tháng tuổi

thường xuyên đòi hỏi sự thay đổi các vận động so với lứa tuổi nhỏ hơn, trẻ

không giữ được mình trong tư thế yên tĩnh mà cần phải luân phiên giữa động và

tĩnh. Ở độ tuổi này, trẻ biết đi lại vững vàng, biết phối hợp chân tay tuy chưa

nhịp nhàng, thân vẫn còn dao động sang hai bên trong vận động đi, chạy và cảm

giác chưa thăng bằng, trẻ có thể bật nhảy tại chỗ, nhảy xa bằng hai chân, trẻ biết

phối hợp tay chân nhịp nhàng để bò, biết ném trúng đích, ném xa ngoài ra trẻ

cũng biết đẩy bóng bằng hai tay, ném bóng. Còn với vận động tinh giúp trẻ biết

điều khiển, cử động các ngón tay, phối hợp giữa tay và mắt để lắp đồ chơi, nặn,

xé dán, tô màu, cầm nắm cũng như sử dụng các đồ dùng.

pdf 24 trang vuthom 08/10/2022 6160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng
ôi còn sử dụng mềm dẻo, linh hoạt các hình thức để gây hứng thú 
cho trẻ thông qua các ví dụ này: 
Để phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính: cơ bả vai, cơ chân, cơ 
mình, những động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập 
vận động cơ bản như một số vận động ném bóng về phía trước, bò trong đường 
ngoằn ngoèo, đá bóng 
* Ví dụ: Dạy trẻ thực hiện bài tập “Đá bóng” 
- Với hoạt động này tôi gây hứng thú cho trẻ bằng hình thức trẻ được 
đóng vai làm các cầu thủ bóng đá trên sân cỏ, các cầu thủ hãy dùng sức mạnh 
của mình sút thật mạnh bóng vào gôn. Cũng cùng với trái bóng tôi cho trẻ bật 
với bóng, bóng bật thấp thì trẻ bật thấp, khi bóng bật cao thì trẻ sẽ bật cao theo 
bóng. Trẻ được hò reo, hứng thú cổ vũ hết mình cho bạn. 
- Khi tôi lựa chọn hoạt động dạy trẻ để phát triển về cơ chân thì với trò 
chơi vận động tôi luôn chọn trò chơi để phát triển cơ tay. Qua hoạt động đó thì 
trẻ được phát triển toàn diện các cơ tay và chân. 
* Ví dụ: Với bài tập vận động “Ném xa bằng một tay” thì trò chơi vận 
động sẽ là “Ô tô và chim sẻ” 
Khi tham gia các hoạt động tôi luôn tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, phấn 
khởi. Sau khi tập xong cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, tôi thường nhận xét ngay trong 
giờ hoạt động hoặc cuối giờ, có khen trẻ kịp thời. Cuối giờ hoạt động chủ yếu 
động viên, khích lệ, khen trẻ là chính. 
Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng 
9 
Đối với lứa tuổi 24 - 36 tháng tôi đã lựa chọn và tổ chức cho trẻ một số 
vận động thô để cho trẻ được phát triển về thể chất dưới đây: 
a. Dạy trẻ vận động:"Bò theo hướng thẳng và có mang vật trên lưng” 
"Bò theo hướng thẳng và có mang vật trên lưng" là hoạt động phù hợp với 
lứa tuổi 24 - 36 tháng nhằm phát triển vận động thô cho trẻ: Trẻ được vận động, 
chuyển động toàn bộ cơ thể: bò, cử động tay, chân, lưng, mắt 
Trước khi thực hiện bài vận động, tôi cho trẻ được trải nghiệm cùng các 
cô tự tay tạo ra nhiều đồ dùng để phục vụ cho hoạt động. Trẻ được tự tay vo 
nắm giấy cùng cô tạo ra một số loại rau 
Khi tổ chức cho trẻ thực hiện bài vận động tôi đã gây hứng thú cho trẻ 
bằng nhiều hình thức khác nhau như cho trẻ thi đua vận chuyển bao cát về công 
trình giúp chú công nhân xây dựng, hay trẻ giúp bác nông dân chuyển các loại 
rau mà trẻ đã tự tay tạo ra vào siêu thị... 
Qua giờ hoạt động này rèn luyện sự tập trung cho trẻ, trẻ hào hứng tham 
gia vào tập luyện, phát triển ở trẻ kỹ năng vận động tinh và vận động cơ bản là: 
“Bò theo hướng thẳng có mang vật trên lưng”. 
b. Dạy trẻ đi trong đường hẹp 
"Đi trong đường hẹp" là hoạt động nhằm phát triển vận động thô cho trẻ. 
Tôi tổ chức cho trẻ dưới hình thức đi đến nhà dự sinh nhật bạn Gấu, bạn 
Gấu đã chuẩn bị rất nhiều bánh kẹo để mời chúng mình liên hoan. Muốn đến 
được nhà Gấu các con phải khéo léo đi qua một đoạn đường hẹp, nhớ khi đi 
không giẫm lên vạch, không dừng lại giữa chừng, bước chân ngay ngắn, khi đi 
đầu không cúi. Tôi nhận thấy trẻ rất háo hức khi thực hiện vận động để đến dự 
sinh nhật bạn Gấu. 
Ngoài hành lang trước cửa lớp, tôi cũng tạo những con đường hẹp xinh 
xắn để mỗi lần các con ra sân có thể thực hiện vận động đó. Với hoạt động này 
tôi rèn luyện sự tập trung cho trẻ, trẻ tích cực, hào hứng thực hiện vận động. 
Hình ảnh minh họa hoạt đông “Trẻ bò theo hướng thẳng và có mang 
vật trên lưng” (phụ lục II mục 1.1 trang 19) 
Thông qua biện pháp trên, tôi và đồng nghiệp đã có những biện pháp sáng 
tạo trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ, giúp trẻ tập trung tham gia một 
cách tích cực và hào hứng hơn. 
3. Biện pháp 3: Phát triển thể chất thông qua hoạt động với đồ vật. 
Ở lứa tuổi này trẻ tò mò cố gắng tìm hiểu thế giới xung quanh, để nuôi 
dưỡng tính tò mò thích tìm hiểu khám phá của trẻ, giúp trẻ luyện tập các giác 
Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng 
10 
quan, phối hợp các giác quan đó. Đặc biệt với kỹ năng vận động tinh là những 
kỹ năng liên quan đến việc sử dụng các cơ nhỏ điều khiển bàn tay, ngón tay. 
Khả năng này dần phát triển thông qua kinh nghiệm và tiếp xúc với nhiều loại 
đồ chơi, nguyên vật liệu và thậm chí cả thực phẩm. Vì vậy tôi đã lồng ghép một 
số biện pháp hoạt động với đồ vật để phát triển khả năng vận động của các cơ 
nhỏ chủ yếu là phối hợp giữa cơ quan thị giác và các vận động (phối hợp giữa 
mắt và tay), kỹ năng co duỗi các ngón tay, kỹ năng quay cổ tay - ngón tay, phối 
hợp giữa tay và mắt. Tôi đã đưa ra một số biện pháp để trẻ phát triển qua hoạt 
động với đồ vật như sau: 
a. Dạy trẻ kỹ năng cài cúc áo 
 “Dạy trẻ kỹ năng cài cúc áo” là kỹ năng rất cần thiết với trẻ vì nó góp phần 
hình thành bước đầu kỹ năng tự phục vụ, nhằm phát triển vận động tinh cho trẻ. 
Trẻ sử dụng hai bàn tay, ngón tay, kết hợp với cơ quan thị giác để cài cúc vào 
đúng khuyết và rèn luyện sự tập trung, dần dần trẻ biết làm những việc tự phục 
vụ bản thân trẻ. 
Đầu tiên cô cho trẻ làm quen với các loại cúc áo cỡ lớn, khi trẻ đã tạm 
quen với việc đóng mở cúc áo cỡ lớn thì trẻ sẽ được thực hành trên quần áo của 
chính trẻ. 
Kỹ năng này trẻ không thực hiện được ngay mà cần rèn đi, rèn lại nhiều 
lần để có thể thực hiện tốt nhất theo khả năng của từng trẻ. Công việc này khi 
mới thực hiện sẽ làm trẻ dễ chán vì thao tác khó và đơn điệu, nhưng với sự 
hướng dẫn tận tâm của tôi và tôi luôn tạo ra những huống bất ngờ khiến trẻ rất 
vui thích khi thực hiện. 
* Ví dụ: Ngoài trời đã lạnh cô cháu mình đã mặc áo ấm rồi, nhưng còn 
các bạn búp bê thì lại mặc có mỗi 1 áo thôi. Vậy chúng mình sẽ làm gì để giúp 
bạn búp bê ấm áp đây? 
Với tình huống này đưa ra sẽ khiến cho trẻ suy nghĩ và rất mong muốn 
được giúp bạn búp bê mặc thêm áo. Lúc đó cô khuyến khích, động viên trẻ để 
trẻ thực hiện mong muốn của mình. Tôi có thể tổ chức trong giờ hoạt động với 
đồ vật, hoạt động góc và cùng phối kết hợp với phụ huynh rèn trẻ tại nhà. 
Qua kỹ năng này trẻ kiên trì thực hiện, đặc biệt các bạn gái rất thích được 
cài cúc áo giúp em búp bê, tự cài cúc áo to đến cài cúc áo nhỏ. 
b. Dạy trẻ xâu vòng 
Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng 
11 
Dạy trẻ xâu vòng là hoạt động phù hợp với lứa tuổi 24 - 36 tháng nhằm 
phát triển vận động tinh cho trẻ: Trẻ sử dụng cổ tay, các ngón tay và tri giác về 
màu sắc khi xâu theo yêu cầu của cô. 
Với trẻ Nhà trẻ học mà chơi, chơi mà học. Chính vì vậy, hoạt động này 
được lồng ghép vào các chuỗi sự kiện trong năm như xâu vòng tặng mẹ nhân 
ngày Quốc tế Phụ Nữ. Xâu vòng tặng cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 
20/11, hay xâu vòng tặng chú bộ đội nhân ngày 22/12... 
Tôi luôn tạo tình huống cho trẻ vui thích khi tham gia hoạt động, trẻ biết 
xâu chiếc vòng tay dần xâu được vòng cổ với các màu sắc khác nhau để dùng 
hoặc tặng người thân. 
* Ví dụ: Vào ngày 20/10, mẹ chúng mình rất thích một chiếc vòng cổ thật 
xinh xắn. Vậy bây giờ chúng mình cùng làm những chiếc vòng cổ để tặng cho 
mẹ chúng mình nhé, với những chiếc vòng tự tay chúng mình làm mẹ các con sẽ 
rất vui đấy ! 
Với tình huống này đưa ra sẽ khiến cho trẻ hứng thú và rất muốn làm một 
chiếc vòng cổ tặng mẹ. Lúc đó cô khuyến khích, động viên trẻ để trẻ thực hiện 
mong muốn của mình, tôi có thể tổ chức trong giờ hoạt động với đồ vật, hoạt 
động góc 
Qua đó trẻ rất hào hứng tham gia vào hoạt động, biết quan tâm đến những 
người xung quanh. Chính vì vậy, trẻ luôn cần mẫn, tập trung, tìm tòi và hứng thú 
khi được tự tay làm ra những chiếc vòng để tặng những người thân yêu nhất của 
mình. Từ đó rèn cho trẻ thói quen tập trung hoàn thiện sản phẩm của mình. 
c. Trẻ chơi nhặt hột hạt 
Với hoạt động này nhằm phát triển vận động tinh cho trẻ: nhận biết đôi 
bàn tay, ngón tay và một số hột, hạt, phối hợp với cơ quan thị giác. 
Tôi cho trẻ ngồi quanh khay có lẫn hạt ngô và lạc, mỗi trẻ một rổ nhỏ, yêu 
cầu dùng ngón tay cái, ngón trỏ để nhặt hạt ngô, hạt lạc riêng. 
Hình ảnh minh họa hoạt động “Dạy trẻ kỹ năng cài cúc áo” (phụ lục II mục 1.2) 
Hình ảnh minh họa hoạt động “Trẻ xâu vòng tặng mẹ” (phụ lục II mục 1.3) 
Hình ảnh minh họa hoạt động “Trẻ chơi nhặt hột hạt” (phụ lục II mục 1.4) 
Qua biện pháp “Phát triển thể chất thông qua hoạt động với đồ vật” tôi đã 
lồng ghép một số biện pháp để phát triển khả năng vận động của các cơ, hình 
thành kỹ năng tự phục vụ, phát triển vận động tinh cho trẻ. Rèn cho trẻ kỹ năng 
hoàn thiện sản phẩm của mình, trẻ rất hào hứng tham gia và hoạt động. 
Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng 
12 
4. Biện pháp 4: Phát triển thể chất qua hoạt động ngoại khóa: 
Các hoạt động ngoại khóa giúp trẻ được trải nghiệm với các hoạt động 
phong phú, hấp dẫn hơn thông qua các hoạt động như hoạt động thể dục thể thao 
tập thể (chuyền bóng, ô tô và chim sẻ, bóng tròn to...) để giao lưu và chào mừng 
trong các sự kiện tổ chức cho trẻ vui đón tết trung thu, chào mừng ngày Nhà 
Giáo Việt Nam 20/11 hay sự kiện trình diễn thời trang giúp trẻ mạnh dạn, tự tin 
hơn khi tham gia, có cơ hội rèn luyện sức khỏe dẻo dai cho cơ thể, có ý thức khi 
tham gia hoạt động tập thể. 
a. Phát triển kỹ năng vận động thông qua âm nhạc 
 “Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ mầm non” 
thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh họat, mạnh dạn hơn qua việc tham gia các hoạt 
động ngoại khóa, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đấy sự vận động cơ thể, sự 
nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác. Hoạt động này rất phù 
hợp với lứa tuổi 24 - 36 tháng nhằm phát triển vận động thô cho trẻ. 
Âm nhạc rèn luyện sự tập trung cho trẻ, trẻ biết phối hợp giữa chân, tay và 
các giác quan để cùng chuyển động cơ thể nhịp nhàng theo nhạc. 
* Ví dụ: Qua hoạt động chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11. Cô và 
trẻ cùng biểu diễn thời trang để tri ân các thầy cô giáo. Qua đó trẻ mạnh dạn, tự 
tin hơn khi trình diễn. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể hoạt động chào mừng ngày 
Thành Lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, trẻ làm những vận động để trở thành 
những chú bộ đội cụ Hồ ngày đêm canh gác bảo vệ hòa bình cho Tổ Quốc. 
Từ đó trẻ hào hứng tham gia hoạt động, phấn khích cùng âm nhạc, biết 
chuyển động cơ thể của mình theo nhạc. 
 b. Phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ. 
Sự phát triển khéo léo của đôi bàn tay sẽ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong các hoạt 
động. Nắm được tầm quan trọng đấy, tôi đã tạo cho trẻ nhiều cơ hội để phát triển 
đôi bàn tay. 
Như trong ngày Tết Hàn thực tôi đã lồng ghép, tổ chức cho trẻ được trải 
nghiệm “nặn bánh trôi, bánh chay”. Qua hoạt động này tôi phát triển cho trẻ vận 
động tinh nhào bột, xoay tròn, ấn bẹt, giúp cho trẻ thoải mái, vui vẻ, thích thú 
khi được làm và được thưởng thức mùi vị của món ăn do mình làm ra. 
Hình ảnh minh họa hoạt động “Trẻ vận động theo nhạc” (phụ lục II mục 1.5) 
Hình ảnh minh họa hoạt động “Trẻ nặn bánh trôi, bánh chay” (phụ lục II mục 1.6) 
Bằng biện pháp thông qua hoạt động ngoại khóa trẻ đã biết cách thực hiện 
các bài vận động cùng cô, trẻ linh hoạt, mạnh dạn, tự tin hơn. 
5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh nhằm phát triển thể chất cho trẻ. 
Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng 
13 
Sinh thời Bác Hồ thường nhắc nhở các nhà giáo phải mật thiết liên hệ với 
gia đình học trò: Gia đình, nhà trường, xã hội là ba yếu tố không thể thiếu và 
tách rời nhau. Bởi vì giáo dục nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo 
dục của ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà 
trường được tốt hơn.Trường mầm non là nơi cha mẹ trẻ tin tưởng và gửi gắm tất 
cả vào cô giáo, trẻ có chăm ngoan, khỏe mạnh thì cha mẹ trẻ mới tin tưởng và 
yên tâm với công việc. Hàng ngày trẻ tới trường, cô chăm sóc cho từ bữa ăn, 
giấc ngủ tới các hoạt động vui chơi.Với 2/3 quãng thời gian ở cùng với cô, việc 
trẻ được tập luyện phát triển vận động là vấn đề không thể thiếu trong hoạt động 
học tập của trẻ và cha mẹ cũng nhận thức thấy rõ tầm quan trọng của việc này. 
Hiểu được mối quan tâm của phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục và 
phát triển toàn diện cơ thể cho trẻ, nhận thức rõ trách nhiệm của người giáo viên 
mầm non, tôi suy nghĩ và tìm cách vận dụng với thực tế tại lớp của mình.Trong 
các buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học tôi tuyên truyền với các bậc phụ 
huynh về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phát triển vận động đối với trẻ. 
Tuyên truyền phụ huynh tăng cường các hoạt động giao lưu, dạo chơi dã 
ngoại vào những ngày cuối tuần được nghỉ học, đưa trẻ đi tham quan để trẻ được 
tiếp xúc với thiên nhiên. Luôn theo dõi thực đơn ăn hàng ngày trẻ ở trường để ở 
nhà chế biến món ăn để trẻ có khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.Thường ở 
nhà thói quen của bố mẹ hay làm hết cho trẻ. Chính vì vậy tôi đã đưa những kỹ 
năng dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân, cho trẻ làm những công việc đơn giản vừa 
với sức trẻ lên bảng tuyên truyền của lớp. 
* Ví dụ: Trên bảng tuyên truyền cần nêu rõ với phụ huynh, sau khi cho trẻ 
vận động xong cần cho trẻ vệ sinh, nói rõ các kỹ năng vệ sinh cho trẻ để phụ 
huynh nắm rõ. Điều này đã giúp tôi thông qua việc vận động phát triển thể chất, 
trẻ còn được rèn luyện thêm các kỹ năng vệ sinh cá nhân như: kỹ năng rửa tay, 
gấp khăn để phụ huynh nắm được và phối kết hợp cùng cô rèn trẻ tại nhà. 
Hình ảnh minh họa “Bảng tuyên truyền với phụ huynh” (Phụ lục II mục 1.7 ) 
Qua việc tuyên truyền với phụ huynh tôi nhận thấy trẻ tiến bộ hơn trong 
các kỹ năng tự phục vụ và phụ huynh thấy con mình ngày càng tiến bộ hơn. 
BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ CUỐI NĂM HỌC (phụ lục I mục 1.2) 
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng 
14 
1. Kết luận: 
Qua một năm đi sâu nghiên cứu, thực hiện đề tài “ Một số biện pháp 
nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng” đến nay đã đạt được 
một số kết quả sau: 
a. Đối với giáo viên: 
Tôi nhận thấy bản thân tôi đã nghiên cứu đưa ra được nhiều hình thức 
khác nhau để gây hứng thú cho trẻ, hiểu được tâm sinh lý của trẻ đồng thời rèn 
cho trẻ kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tập trung. Được phụ huynh tin yêu, phấn 
khởi khi phối hợp cùng cô trong quá trình phát triển thể chất cho trẻ, nhiệt tình 
ủng hộ, tham gia các phong trào của trường, lớp. 
b. Đối với trẻ: 
Trẻ lớp tôi ngày càng khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, hồn nhiên tích 
cực tham gia các hoạt động. Trẻ thích đi học, hào hứng, hứng thú tham gia các 
hoạt động do cô tổ chức. 100% trẻ phát triển bình thường. 
c. Đối với phụ huynh: 
Tôi được được phụ huynh tin tưởng và nhiệt tình phối kết hợp chặt chẽ 
cùng cô rèn luyện cho trẻ những biện pháp phát triển thể chất. 
2. Bài học kinh nghiệm: 
Mỗi người giáo viên phải cần nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và trách 
nhiệm của mình, luôn tâm huyết với nghề, quan tâm chăm sóc trẻ tận tình, chu 
đáo. Giáo viên phải cần có năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn vững 
vàng. Tôi nhận thấy bản thân tôi luôn tìm tòi, sáng tạo để có các hình thức 
phong phú hơn trong từng lĩnh vực. Bên cạnh đó tôi thường quan tâm tới trẻ 
trong mọi hoạt động: ăn, ngủ, học và phối kết hợp tốt phụ huynh, đồng nghiệp 
để cùng nhau tìm ra các giải pháp hợp lý nhất giúp cho sự phát triển của trẻ ngày 
càng tốt hơn. 
3. Khuyến nghị và đề xuất. 
 Để phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng đạt hiệu quả cao hơn 
được tôi xin mạnh dạn có một số đề xuất như sau: 
* Về phía phòng giáo dục: 
Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng 
15 
Kính mong phòng GD&Đào tạo Quận Long Biên tổ chức thêm nhiều buổi 
kiến tập của lứa tuổi Nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi cho giáo viên chúng tôi được học 
hỏi. 
* Về phía nhà trường: 
- Tiếp tục thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, sinh hoạt chuyên 
môn để cùng thảo luận, chọn lọc và đưa ra nội dung, hình thức, mục tiêu phù 
hợp với việc phát triển thể chất cho trẻ. 
- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phong phú cho trẻ trong 
các hoạt động. 
* Về phía giáo viên 
 Giáo viên cần tìm hiểu rõ nhiệm vụ, vai trò của phát triển thể chất đối với trẻ 
mầm non đặc biệt là trẻ lứa tuổi Nhà trẻ 24 - 36 tháng. Từ đó bồi dưỡng, tập trung, 
chú ý trong công việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Chủ động, sáng tạo trong chăm sóc, 
giáo dục trẻ, cần có sự quan sát tinh tế, hiểu trẻ của mình có đặc điểm gì, đang ở 
mức độ nào và cần gì để có những tác động phù hợp với đúng đối tượng, tạo điều 
kiện để trẻ được phát triển thể chất. Luôn động viên, khích lệ kịp thời và duy trì 
được hứng thú của trẻ trong mọi hoạt động, mọi thời điểm trong ngày. 
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc nghiên cứu đề tài: 
“Một số biện phát nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng”. 
Tôi hi vọng có thể ít nhiều góp phần cho các bạn đồng nghiệp tham khảo. 
Kính mong các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để bản 
sáng kiến kinh nghiệm của tôi được tốt hơn./. 
 Hà Nội, ngày tháng năm 2021 
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm 
do tôi tự viết, không sao chép của người khác 
Người viết sáng kiến 
Nguyễn Thị Loan 
Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng 
16 
PHỤ LỤC I 
BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT 
1.1 Kết quả khảo sát đầu năm học 
Nội dung Đầu năm 
Số trẻ 
đạt 
Tỷ lệ % 
Số trẻ 
chưa đạt 
Tỷ lệ % 
1.Trẻ có kỹ năng vận động tinh 
a. Cử động bàn tay 19/38 50% 19/38 50% 
b. Cử động ngón tay 18/38 47% 20/38 53% 
c. Phối hợp tay và mắt 19/38 50% 19/38 50% 
2.Vận động thô 
a. Kỹ năng đi 12/38 32% 26/38 68% 
b. Kỹ năng bò 12/38 32% 26/38 68% 
c. Kỹ năng bật 14/38 37$ 24/38 63% 
d. Đá, bật với bóng 13/38 34% 25/38 66% 
e. Kỹ năng vận động qua trò chơi tập 
thể, văn nghệ 
10/38 26% 28/38 74% 
3. Tập luyện nề nếp thói quen, vệ 
sinh tốt trong sinh hoạt, giữ gìn 
sức khỏe 
a. Kỹ năng cài cúc áo, cởi cúc áo 8/38 21% 30/38 79% 
b. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, rửa 
tay 
12/38 32% 26/38 68% 
c. Biết bảo cô cởi quần, áo, tất ướt 
bẩn 
10/38 
26% 28/38 74% 
Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng 
17 
1.2 Kết quả khảo sát cuối năm học 
Nội dung khảo 
sát 
Đầu năm Cuối năm 
Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
1.Trẻ có kỹ năng 
vận động tinh 
a. Cử động bàn tay 
19/38 
50% 
19/38 
50% 
36/38 
95% 
2 
5% 
b. Cử động ngón 
tay 
18/38 
47% 
20/38 
53% 
36/38 
95% 
2 
5% 
c. Phối hợp tay và 
mắt 
19/38 50% 19/38 50% 37/38 97% 1 3% 
2.Vận động thô 
a. Kỹ năng đi 12/38 32% 26/38 68% 36/38 95% 2 5% 
b. Kỹ năng bò 12/38 32% 26/38 68% 35/38 
92% 
3 8% 
c. Kỹ năng bật 14/38 37% 24/38 63% 35/38 
92% 
3 8% 
d. Tung, đá bóng 13/38 34% 25/38 66% 37/38 
97% 
1 3% 
Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng 
18 
e. Kỹ năng vận 
động qua trò chơi 
tập thể, văn nghệ 
10/38 26% 28/38 74% 36/38 95% 2 5% 
3. Tập luyện nề 
nếp thói quen, vệ 
sinh tốt trong 
sinh hoạt, giữ gìn 
sức khỏe 
a. Kỹ năng cài cúc 
áo, cởi cúc áo 
8/38 21% 30/38 79% 35/38 92% 3 8% 
b. Đi vệ sinh đúng 
nơi quy định, rửa 
tay 
12/38 32% 26/38 68% 37/38 97% 1 3% 
c. Biết bảo cô cởi 
quần, áo, tất ướt 
bẩn 
10/38 26% 28/38 74% 37/38 97% 1 3% 
Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng 
19 
PHỤ LỤC II 
HÌNH ẢNH MINH HỌA 
1.1 Hình ảnh minh họa hoạt động"Bò theo hướng thẳng và có mang vật trên lưng” 
Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng 
20 
1.2 Hình ảnh minh họa hoạt động“Cô dạy trẻ kỹ năng cài cúc áo” 
1.3. Hình ảnh minh họa hoạt động “Trẻ xâu vòng tặng mẹ” 
1.4. Hình ảnh minh họa hoạt động “Trẻ chơi nhặt hột hạt” 
Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng 
21 
1.5 Hình ảnh minh họa hoạt động “Trẻ vận động theo nhạc” 
1.6 Hình ảnh minh họa hoạt động “Trẻ nặn bánh trôi, bánh chay” 
Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng 
22 
1.7 Hình ảnh minh họa “Bảng tuyên truyền với phụ huynh” 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nham_phat_trien_the_chat.pdf