Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ tự kỷ học hòa nhập

Mỗi người khi sinh ra và lớn lên đều cần có hoạt động giao tiếp mà phương tiện hữu hiệu cho hoạt động đó là ngôn ngữ. Ngôn ngữ không những giúp trẻ tiếp thu kinh nghiệm xã hội để tư duy, tìm hiểu thế giới xung quanh mà ngôn ngữ còn là phương tiện để phát triển các chức năng của tâm lý như tri giác, tư duy, trí nhớ.vv. Khi sinh ra phần lớn trẻ em dường như đã sẵn sàng hòa nhập với xã hội và phát triển kỹ năng giao tiếp. Từ những ngày đầu tiên của cuộc sống, trẻ đã hết sức vui thích trong mỗi biến động của khuôn mặt ai đó tiến lại gần. Đứa trẻ dường như đã nhận ra rằng con người là rất quan trọng. Khi bước vào lứa tuổi mầm non trẻ lại càng có cơ hội để phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của mình thông qua các hoạt động với cô và các bạn trong lớp. Việc giao tiếp với cô giáo và bạn bè giúp trẻ học hỏi tiếp thu được nhiều kiến thức kỹ năng mới từ đó phát triển về cả nhận thức và cả kinh nghiệm xã hội.

 Đối với trẻ tự kỷ (TTK), trẻ thường không muốn giao tiếp với mọi người, trẻ không sẵn sàng học hỏi những điều mà trẻ bình thường học một cách tự nhiên thông qua các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Với TTK mọi thứ đều khó khăn đối với trẻ, trẻ không thích ai cũng không muốn nhìn nhận mọi việc qua cách nhìn của người khác. Khiếm khuyết về ngôn ngữ là một đặc điểm đặc trưng của TTK. Gần một nửa số người tự kỷ không có được ngôn ngữ cũng như không thể sử dụng ngôn ngữ giao tiếp một cách thông thường và đơn giản. Với những trẻ tự kỷ có ngôn ngữ cũng thường bị chậm nói, phải tới 3-4 tuổi mới bắt đầu tập nói.

 

doc 13 trang vuthom 08/10/2022 6721
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ tự kỷ học hòa nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ tự kỷ học hòa nhập

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ tự kỷ học hòa nhập
ác xã hội, ngôn ngữ, hành vi định hình lặp đi lặp lại, rối loạn cảm giác. 
 2. Cơ sở thực tiễn
 Quan tâm tạo môi trường giáo dục cho trẻ không chỉ đơn thuần là việc cung cấp các biểu tượng, hình ảnh nào đó với trẻ mà môi trường tạo ra phải thực sự tác động đến trẻ. Đối với TTK thì sự hấp dẫn của đồ dùng, giáo viên và sự quan tâm giúp đỡ của các bạn trong lớp quyết định rất lớn cho sự thành công của hoạt động. Một môi trường giáo dục tốt sẽ thúc đẩy không chỉ về mặt nhận thức mà còn giúp trẻ phát triển cả về thể chất, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm. 
Để thực hiện công việc tạo môi trường giáo dục và vui chơi cho trẻ, tôi cũng gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
2.1. Thuận lợi
 - Ban giám hiệu luôn quan tâm đến cô và trẻ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đồng thời có sự chỉ đạo đúng đắn và gợi mở cho giáo viên cách tổ chức các hoạt động dạy học và vui chơi khoa học nhất.
 - Bản thân là giáo luôn yêu nghề, mến trẻ và nhiệt tình trong công việc, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp, được tham gia các lớp tập huấn, kiến tập về kiến thức và kinh nghiệm làm việc với trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng.
- Trẻ cùng chung một độ tuổi nên nhận thức mang tính tương đồng. Đa số trẻ đều ham học hỏi và tích cực trong các hoạt động. 
 - Trẻ trong lớp tướng đối ngoan và nhanh nhẹn, khi được cô giải thích các trẻ đều biết yêu thương gần gũi và giúp đỡ trẻ tự kỷ, không xảy ra tình trạng xa lánh hay bắt nạt trẻ tự kỷ
 - Môi trường lớp rộng, thoáng mát, sạch sẽ và được cung cấp đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy và chăm sóc trẻ.
 2.2. Khó khăn
 - Năm học này lớp tôi có 2 trẻ tự kỷ nên giáo viên gặp nhiều khó khăn khi tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi phù hợp với cả hai trẻ.
 - Một số phụ huynh còn mặc cảm nên họ chưa thừa nhận về dạng tật của con mình. Vì vậy giáo viên gặp phải nhiều khó khăn khi muốn tư vấn hỗ trợ cho phụ huynh của TTK 
 - Khả năng sáng tạo để tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp đôi khi còn hạn chế. 
3. Các biện pháp thực hiện
3.1 Biện pháp 1: Đánh giá thực trạng ban đầu của trẻ tự kỷ
 Để có thể tổ chức được các hoạt động chăm sóc, giáo dục phù hợp đáp ứng được đánh giá mức độ phát triển và các kỹ năng hiện tại của trẻ, để có thể đánh giá chính xác được mức độ nhận thức, các kỹ năng của TTK tôi đã sử dụng 1 số phương pháp sau: 
- Phương pháp quan sát
 Quan sát có chủ định: Tôi chủ động tổ chức các hoạt động để trẻ thực hiện và quan sát đánh giá.VD: để đánh giá các kỹ năng vận động thô của trẻ tôi tổ chức các bài tập, trò chơi ngoài trời cho TTK và trẻ bình thường cùng tham gia, như vậy trẻ thể hiện khả năng của mình một cách rất tự nhiên. Qua đó sự đánh giá của tôi cũng được chính xác và sát thực hơn.
Quan sát không chủ định: Tôi chú ý quan sát trẻ khi trẻ thực hiện các hoạt động hằng ngày. VD: để đánh giá khả năng tự phục vụ của trẻ, tôi chú ý quan sát trẻ khi thực hiện các công việc vệ sinh cá nhân hàng ngày ở lớp rồi ghi vào sổ tay. Kết quả thu được khá chính xác về trẻ biểu hiện hết khả năng và năng lực của mình hoàn toàn tự nhiên.
(Ảnh minh hoạ 1: Quan sát trẻ tự ký trong lớp hoà nhập)
Phương pháp phỏng vấn 
- Phỏng vấn trẻ: Trong giờ học cá nhân tôi đặt các câu hỏi để trẻ trả lời và ghi chép lại. Bằng cách này tôi đánh giá được nhiều lĩnh vực phát triển của TTK.VD: Năm nay con mấy tuổi?, con thích ăn món gì?, Nhà con có những ai?, Con thích chơi đồ chơi gì nhất?...Tuy nhiên giáo viên cần chú ý có những câu hỏi trẻ trả lời sẽ không đúng với thực tế bản thân trẻ nên cần phải tiến hành đánh giá song song bằng nhiều biện pháp khác.
- Phỏng vấn cha mẹ trẻ: Đối với phụ huynh của TTK tôi luôn phối hợp chặt chẽ với gia đình trẻ. Đầu tiên tôi gần gũi, quan tâm chia sẻ với phụ huynh về các vấn đề của trẻ. Khi đó tạo được lòng tin từ phía phụ huynh, tôi khéo léo trò chuyện đặt câu hỏi với cha mẹ về đặc điểm tình hình của trẻ. VD: Ở nhà con đó tự mặc quần áo được chưa? Con có những hành vi gì bất thường không (la hét, tự làm đau....) Con có thích một vật gì đặc biệt không?... Cũng cần lưu ý rằng sẽ có những phụ huynh vì xấu hổ, vì mặc cảm nên sẽ không nói đúng tình hình của con mình. Vì vậy giáo viên cũng phải chú ý để sàng lọc những thông tin đúng từ đó đánh giá đúng về trẻ.
(Ảnh minh hoạ 2: Cô và trẻ cùng trò chuyện)
 3.2 Biện pháp 2: Sử dụng các cách thức giao tiếp phù hợp với trẻ tự kỷ 
Do những trở ngại về mặt tâm sinh lý của trẻ tự kỷ khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp. Một số đặc điểm đặc trưng về ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp của TTK đó là: Giọng nói không có ngữ điệu, Dùng ngôn ngữ không đúng ngữ cảnh, Nhại lời, Thiếu sự tương tác mắt, Cử chỉ điệu bộ, Nói chậm, Nói ít, Giao tiếp không lời, Khoảng cách giao tiếp. Do vậy đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt trong cách giao tiếp với trẻ thông qua một số trò chơi.
* Trò chơi: Đảo thẻ tranh
 - Mục tiêu: + Giúp trẻ nhận biết và ghi nhớ các từ, cụm từ mới 
 + TTK nói đúng và rõ ràng tên gọi của mỗi hình ảnh cô đưa ra
 - Cách thực hiện: mỗi lĩnh vực hoặc mỗi chủ điểm giáo viên chuẩn bị các thẻ tranh về các từ mới mà cô cần dạy cho trẻ. Mỗi giờ học cá nhân cô đưa ra từ 5-7 thẻ. Để trẻ ngồi đối diện cô sau đó cô giơ thẻ ngang tầm mắt của trẻ gọi tên và đảo thẻ liên tiếp. Thời gian cho mỗi thẻ là 2-3 giây. Cô đảo 3-4 lần thì dừng lại và cho trẻ nhận biết và gọi tên từng thẻ. Vì TTK thường có khả năng ghi nhớ bằng cách chụp hình tốt nên cách làm này rất hiệu quả để dạy trẻ những từ mới.
 - Chú ý: + Giáo viên cần tránh những yếu tố làm trẻ mất tập trung: Tiếng ồn, hình ảnh, đồ vật trẻ yêu thích để xung quanh trẻ.
 + Cô chỉ đảo thẻ khi TTK tập trung hoàn toàn vào cô.
* Trò chơi: Phỏng vấn
 - Mục tiêu: + Rèn trẻ kỹ năng diễn đạt lưu loát, rõ ràng.
 + Giúp trẻ ghi nhớ và biết thêm về thông tin của người khác
 - Cách thực hiện: Giáo viên chuẩn bị các thẻ câu hỏi. Mỗi tấm thẻ có một câu hỏi đơn giản về các thông tin của mỗi cá nhân mà trẻ tự kỷ có thể trả lời được. Vd: Bạn tên là gì? Bạn bao nhiêu tuổi? Nhà bạn ở đâu? Bạn học lớp nào?......vv. Cô và trẻ sẽ luân phiên nhau bốc thăm các thẻ và trả lời câu hỏi trên thẻ.
 - Chú ý: + Giáo viên chú ý giúp đỡ sửa sai cho trẻ vì đôi khi trẻ sẽ không nói đúng sở thích, thông tin của mình (Trẻ thấy cô nói thích màu hồng thì cũng bảo con thích màu hồng)
 + Đảm bảo sự luân phiên khi chơi để rèn cho trẻ sự tập trung, biết chờ đợi.
 + Sau mỗi lần chơi cô có thể hỏi lại trẻ những thông tin mà trẻ biết thêm được về cô sau buổi chơi đó.
* Trò chơi: Đồ vật thất lạc
- Mục tiêu: + Rèn trẻ sự tập trung, quan sát và ghi nhớ
 + Phát triển vốn từ của trẻ
 + Rèn kỹ năng diễn đạt rõ ràng, lưu loát 
 - Cách thực hiện: Đặt 6-8 đồ vật vào một cái khay. Phủ một miếng vải lên đó, yêu cầu trẻ nhắm mắt lại rồi cô nhanh tay lấy một đồ vật giấu đi. Cho trẻ mở tấm vải ra và hỏi trẻ xem đồ vật nào đó biến mất.
 - Chú ý: + Để tăng thêm độ khó và sự hấp dẫn cho trẻ giáo viên có thể tăng thêm đồ vật trong khay hoặc giấu đi 2-3 đồ vật trong một lần để trẻ gọi tên.
 + Khi TTK đó nói tên được các đồ vật cô có thể hỏi thêm trẻ về công dụng, đặc điểm và chất liệu của đồ vật vừa được giấu đi. Qua đó sẽ giúp trẻ biết thêm và khắc sâu được nhiều kiến thức mới.
(Ảnh minh hoạ 3: Trò chuyện với trẻ)
3.3 Biện pháp 3: Giúp trẻ tự kỷ tích cực giao lưu, tham gia các hoạt động cùng các bạn trong lớp. 
Việc giúp cho trẻ hoà đồng, tích cực tham gia các hoạt động cùng các bạn trong lớp là điều rất quan trọng. Bởi TTK học với trẻ bình thường nảy sinh tâm lí, mặc cảm, tự ti, nhút nhát, rụt rè, những trẻ bình thường sẽ giúp các em xóa đi mặc cảm đó giúp các em có một cuộc sống tốt đẹp hơn, dễ hòa nhập hơn.
Mặt khác khi trẻ bình thường giúp đỡ bạn tự kỷ sẽ giúp trẻ có cơ hội khắc sâu kiến thức, giúp những trẻ này sống tình cảm và có trách nhiệm hơn biết quan tâm giúp đỡ và chia sẻ với những bạn có khó khăn thiệt thòi hơn mình. 
Do vậy tôi luôn quan tâm tới việc tạo dựng tình bạn gần gũi, yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ nhau giữa tất cả các học sinh trong lớp. Có thể tổ chức một số hoạt động giúp TTK kết bạn, hòa đồng, gần gũi với trẻ bình thường
* Chuyền bóng:
 - Mục tiêu: + Giúp TTK nhớ và gọi đúng tên các bạn trong lớp. 
 + Phát triển kỹ năng tung, bắt bóng cho trẻ
 - Cách thực hiện: Cả lớp đứng thành vòng tròn, một trẻ cầm bòng trong tay. Trẻ sẽ gọi tên một bạn bất kỳ và chuyền bóng cho bạn mình vừa gọi tên. Trẻ vừa nhận được bóng lại gọi tên của bạn khác và chuyền bóng cho bạn đó. Trò chơi cứ tiếp tục theo quy luật đó
 - Lưu ý: + Giáo viên và các bạn chú ý tạo điều kiện để TTK được chuyền bóng nhiều từ đó đòi hỏi trẻ phải nhớ và gọi tên được nhiều bạn.
 + Nâng mức độ khó của trò chơi bằng cách: Gọi tên của bạn bằng một từ (VD: bạn Minh) sau đó sẽ gọi bằng hai từ (Vd: bạn Ngọc Minh)
* Tôi xin giới thiệu
- Mục tiêu: + Rèn cho trẻ kỹ năng diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu
 + Giúp trẻ biết cách giới thiệu về bản thân mình với mọi người
 + Giúp TTK nhớ tên và một số điểm nổi bật của bạn cùng bàn với mình.
- Cách thực hiện: Trẻ ngồi về bàn của mình. Lần lượt từng trẻ sẽ đứng lên giới thiệu với các bạn trong bàn về bản thân mình: Tớ tên là., tớ thích màu., tớ thích ăn móntớ thích đi chơi ở. Các bạn sẽ lắng nghe và ghi nhớ sau đó sẽ cùng xem bạn nào có cùng sở thích với mình rồi trò chuyện với nhau về sở thích đó. Qua đây các bạn trong bàn sẽ nhớ được tên bạn mình và các sở thích của bạn.
* Lưu ý: Cần lưu ý một điều rất quan trọng là những trẻ hỗ trợ cho trẻ tự kỷ không bao giờ bị buộc phải tự suy nghĩ về các hoạt động hướng dẫn hoặc phải quyết định nên hướng dẫn cái gì. Trẻ chỉ ở đó để thực hiện các hoạt động do giáo viên giao. Những trẻ hỗ trợ cho trẻ tự kỷ không phải là giáo viên và các em không được giao cho mức độ trách nhiệm này.
- Kĩ năng giao tiếp và tiếp xúc kém là đặc điểm của bệnh tự kỷ vì vậy lúc đầu nhiều trẻ tự kỷ không học tập tốt trong nhóm bạn bè. Một cách để khuyến khích trẻ tự kỷ tham gia vào nhóm là ban đầu cần đưa ra một số vật hay hoạt động đặc biệt hấp dẫn đối với trẻ tự kỷ vào các hoạt động nhóm. Một cách khác là đưa trẻ này vào nhóm có những bạn mà trẻ đó quý mến. Giáo viên nên hướng dẫn cho nhóm này về những cách đơn giản để hỗ trợ và khích lệ trẻ tự kỷ. Việc khuyến khích trẻ tự kỷ tham gia vào các nhóm nhỏ không chỉ phát triển khả năng học tập mà còn phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xã hội cho trẻ nên giáo viên cần cố gắng thử các cách khác nhau để tìm ra một cách tốt nhất cho trẻ này.
(Ảnh minh hoạ 4: Trẻ tham gia hoạt đông cùng cô)
3.4 Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh để phát triển giao tiếp cho trẻ trong sinh hoạt hàng ngày
Phụ huynh đóng một vai trò thiết yếu và không thể thiếu trong việc thực hiện việc hỗ trợ cho trẻ hòa nhập. Đồng thời, phụ huynh là người hợp tác cần thiết nhất trong mọi kế hoạch, hoạt động phát triển dành cho trẻ. Họ chính là người hiểu trẻ nhất, vì là người luôn chăm sóc và gần gũi con mình. Và hơn ai hết, các bậc phụ huynh là những người mong đợi sự phát triển của con mình nhất, đặc biệt là những sự phát triển về mặt giao tiếp và ngôn ngữ, là những cột mốc phát triển có thể giúp họ hiểu và tương tác với con mình. Chính họ sẽ là người kiên trì theo đuổi, phấn đấu đến cùng cho sự phát triển và tương lai của con mình.
 * Nội dung:
- Tuyên truyền cho phụ huynh trẻ về tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ, về những khó khăn mà trẻ gặp phải trong giai đoạn đầu làm quen với môi trường lớp học do ảnh hưởng của khuyết tật gây nên; về vai trò của gia đình trong việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ.
- Giáo viên hướng dẫn gia đình cách hỗ trợ trẻ khi ở nhà. Giáo viên cùng gia đình lên kế hoạch hỗ trợ trẻ như: tạo môi trường giao tiếp cho trẻ, chủ động giao tiếp với trẻ, yêu cầu trẻ kể lại những chuyện xảy ra trên lớp trong ngày, tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của trẻ, tạo tình huống để trẻ phải tự hỏi, phải xin hay phải kể ra những gì trẻ đó biết, đó nghe
* Cách tiến hành:
- Đầu tiên, tôi cần giúp phụ huynh hiểu đúng và nhận thức đúng về vai trò của họ trong trong quá trình phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ. Ngoài ra, việc đặt ra những nguyên tắc giữa giáo viên và phụ huynh là điều cần thiết để giúp thắt chặt hơn mối quan hệ tương hỗ này.
- Tôi đã tìm hiểu một số vấn đề ban đầu về trẻ và gia đình, đồng thời giúp phụ huynh có một phần nhận định được tính chất nghiêm túc của việc phát triển kĩ năng giao tiếp và thấy được tình trạng của trẻ vào thời điểm đó.
- Đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với phụ huynh, đặc biệt là việc thực hiện các hoạt động phát triển kĩ năng giao tiếp cho một cách kiên nhẫn, hợp tác và thường xuyên.
- Tôi cũng giữ sự liên hệ, tương tác thường xuyên với phụ huynh bằng việc phát phiếu hẹn, liên lạc qua điện thoại, đến thăm nhà, nhằm trao đổi những thông tin của trẻ ở nhà và ở trường
- Thường xuyên cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực phỏt triển giao tiếp cho trẻ tự kỷ. Tôi biên tập lại các thông tin này sao cho thật dễ hiểu và gần gũi với phụ huynh.
- Hàng tháng tôi cùng phụ huynh lập kế hoạch cho các mục tiêu phát triển của trẻ. Lắng nghe và chia sẻ với phụ huynh với vai trò của một người tư vấn. Việc này sẽ giúp cho tôi chọn lựa được những mục tiêu phát triển giao tiếp phù hợp với nhu cầu của trẻ và nguyện vọng của gia đình. Bên cạnh đó sẽ kích thích sự tham gia của phụ huynh, khi họ được nhìn thấy những tiến bộ của con trẻ trong thời gian qua. Từ đó, nâng cao nhận thức của phụ huynh về vai trò của họ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ để họ sẽ hợp tác tích cực hơn với nhà trường trong việc giáo dục con nói chung và phát triển kĩ năng giao tiếp nói riêng.
- Ở trường có thể tôi không có quá nhiều thời gian để hỗ trợ cá nhân cho trẻ nên tôi đã hướng dẫn phụ huynh tổ chức các hoạt động cụ thể nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ tại gia đình. Các hoạt động được tổ chức tại gia đình sẽ là sự củng cố và phát triển cho các hoạt động tại trường.
(Ảnh minh hoạ 5: Trao đổi cùng phụ huynh)
4. Kết quả đạt được:
 Trong năm học qua, trẻ tự kỷ cũng như tất cả các trẻ bình thường trong lớp tôi thực sự được học trong một môi trường giáo dục hòa nhập. Không những trẻ bình thường mà trẻ tự kỷ đó có sự tiến bộ rõ rệt về nhiều mặt: Từ những ngày đầu đến lớp trẻ tự kỷ còn nhút nhát chưa hòa đồng và chơi với cô và các bạn trong lớp. Ngôn ngữ giao tiếp và vốn từ còn ít ỏi, trẻ khó khăn rất nhiều khi giao tiếp với mọi người cũng như thể hiện ý muốn của mình. Khi giao tiếp thì còn rập khuôn máy móc mắc phải nhiều lỗi khiến cô và các bạn khó hiểu những gì trẻ muốn nói. Trong các giờ chơi trẻ thường thu mình không thích chơi chung với các bạn và trẻ trong lớp cũng chưa quan tâm giúp đỡ trẻ. Nhưng giờ đây trẻ tự kỷ trong lớp tôi đó tiến bộ rất nhiều: Vốn từ của trẻ phong phú đa dạng ở nhiều chủ đề, kể cả những chủ đề khó trừu tượng như nghề nghiệp, quê hương đất nước - Bác Hồ. 
Trẻ đã giảm được rất nhiều hành vi không mong muốn trong giao tiếp như nói lắp, nhại lời. Sự giao tiếp mắt-mắt của trẻ cũng tăng cường hơn, trẻ đã tự tin hơn, thường xuyên giao tiếp với cô và các bạn. Đối với tôi không gì vui hơn khi mỗi ngày đến lớp lại nhận thấy một sự tiến bộ mới ở trẻ: có khi là một câu nói rất ngộ nghĩnh, có khi là một kỹ năng tôi dạy mà trẻ tự thực hiện được. Rồi cũng được thấy trẻ chơi cùng các bạn chứ không phải là ngồi một góc với cái nhìn thờ ơ nữa. Và còn tình cảm bạn bè vô tư, hồn nhiên giữa các trẻ trong lớp nữa, các bạn coi trẻ như một bạn bình thường không hề xa lánh hay phân biệt. 
 Nhận thức của trẻ tự kỷ cũng đã nâng lên rất nhiều. Thời gian đầu của năm học, trong những giờ học trẻ tự kỷ của tôi thường có những hành vi mất tập trung, không hợp tác với cô. Vì vậy hiệu quả của giờ học đối với trẻ là không cao. Trẻ không tiếp thu được nhiều kiến thức, kỹ năng mới cũng không hào hứng với mỗi hoạt động cô tổ chức. Mặt khác các hành vi không mong muốn của trẻ cũng làm ảnh hưởng không tốt đến các bạn xung quanh. Nhưng sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng các biện pháp mới trong từng giờ học, giờ chơi, mỗi cuộc trò chuyện với trẻ thì đã có một sự thay đổi lớn diễn ra. Trong mỗi giờ học trẻ đó ngoan và chăm chú hơn, thời gian tập trung của trẻ đó kéo dài tới 70-90 % tiết học. Rất ít khi trẻ có hành vi mật tập trung hay quậy phá các bạn. Nhận thức của trẻ khi mới vào lớp chỉ ở mức của trẻ 3-4 tuổi chưa biết số và chữ cái thì giờ đây trẻ đó có thể nhận biết và khái quát số lượng từ 1-10 và thuộc bảng chữ cái. Trong đợt hội giảng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 tôi cũng đó mạnh dạn để trẻ tham gia vào tiết thi dạy của mình, trẻ đó rất ngoan và hợp tác. Trẻ hăng hái tham gia vào các hoạt động trong giờ học với các bạn. Những kết quả đó làm tôi thấy tự tin hơn và nhưng thay đổi mình đã làm và nhất là yêu nghề và yêu tất cả những đứa trẻ của tôi
III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Như vậy, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ đó là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng trong việc thu hút trẻ bình thường cũng như trẻ tự kỷ tích cực tham gia vào hoạt động. Môi trường giáo dục hòa nhập có rất nhiều ý nghĩa – những ý nghĩa ảnh hưởng đến cả TTK và trẻ bình thường cũng như phụ huynh và giáo viên của trẻ. 
Việc tham gia lớp hòa nhập như một thành viên được tiếp đón ân cần dạy cho TTK tính tự lực và giúp trẻ nắm vững những kỹ năng mới. Đối với một số trẻ, đó có thể là lần đầu tiên trong đời trẻ được mong đợi và khuyến khích là những điều chúng có thể làm cho bản thân. Làm việc và vui chơi với những trẻ khác khuyến khích TTK phấn đấu để đạt được những thành tích lớn hơn. Việc học tập trong một lớp hòa nhập với trẻ bình thường giúp cho trẻ hiểu đúng về năng lực của mình, từ đó chúng có thể tìm được cách phát huy những tiềm năng này và tự phát triển. Việc hòa nhập TTK sẽ thúc đẩy quá trình lĩnh hội những kỹ năng sống của chúng.
Việc hòa nhập giúp đỡ cả trẻ không khuyết tật nữa. Trẻ học cách vui vẻ tiếp nhận những sự khác biệt đặc biệt của con người. Thái độ của trẻ đối với TTK có thể trở nên tích cực hơn khi trẻ có cơ hội chơi chung với nhau một cách thường xuyên. 
Chúng ta biết rằng, sự thân ái là viên gạch đầu tiên giúp xây dựng lòng nhân hậu và vị tha cho trẻ. Do đó, khi học trong cùng một lớp với TTK, trẻ bình thường sẽ học được cách nhìn nhận một cách rộng lượng và đối xử nhân hậu với TTK. Cũng chính vỡ vậy, chúng sẽ làm giàu được vốn sống của mình. Và để có được một môi trường giáo dục hòa nhập thực sự có ý nghĩa và kết quả thì đòi hỏi người giáo viên sẽ phải nỗ lực và sáng tạo rất nhiều
2. Bài học kinh nghiệm
Để tạo được môi trường giáo dục cho trẻ mầm non nói chung và trẻ tự kỷ học hòa nhập nói riêng tôi thấy rằng mình cần phải:
 - Bản thân tôi luôn nỗ lực không chỉ về trình độ chuyện môn nghiệp vụ mà quan trọng hơn cả là phải nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của tất cả các trẻ.
 -Từ việc hiểu tôi mới có mới có thể lựa chọn những gì tốt nhất và phù hợp nhất với trẻ 
 - Giáo viên còn phải biết cách để tạo dựng được tình cảm thân thiết gắn bó hũa đồng giữa các trẻ và biết vận động các bậc phụ huynh và cộng đồng trong việc tạo cho trẻ môi trường giáo dục với những điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện cho trẻ. 
 Vì vậy, năm học này tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ tự kỷ. Rất mong nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ từ các đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn công việc của một giáo viên mầm non một người mẹ thứ hai của trẻ
3. Khuyến nghị
Tôi cũng xin được đưa ra một số đề xuất với Ban giám hiêụ nhà trường và Phòng giáo dục Quận:
Xin được tham gia nhiều hơn vào các buổi kiến tập trường bạn,
Tổ chức nhiều hơn nữa các lớp bồi dưỡng về chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập nói chung và trẻ tự kỷ học hòa nhập nói riêng
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
Long Biên, ngày 20 tháng 5 năm 2020
 Người viết
 Nguyễn Thị Mai Hương
PHỤ LỤC ẢNH
Ảnh minh hoạ 2: Cô và trẻ cùng trò chuyện
Ảnh minh hoạ 1: Quan sát trẻ tự ký trong lớp hoà nhập
Ảnh minh hoạ 3: Trẻ tự lỷ tham gia các hoạt đọng cùng các bạn
Ảnh minh hoạ 4: Trẻ tham gia hoạt động cùng cô
Ảnh minh hoạ 5: Trao đổi cùng phụ huynh

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_va_gi.doc