Báo cáo biện pháp Một số biện pháp quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù, nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm. Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích ở trẻ xảy ra là do sự bất cẩn và thiếu hiểu biết của người lớn. Thời gian gần đây, tại một số cơ sở Giáo dục mầm non đã xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tích cho trẻ, như giáo viên bạo hành trẻ, trẻ bị sặc cháo hoặc hóc dị vật, tai nạn thương tích do điều kiện cơ sở vật chất đồ dùng đồ chơi ngoài trời chưa đảm bảo Các sự việc trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần, sức khỏe và tính mạng của trẻ; tác động xấu đến môi trường giáo dục trong nhà trường và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Những tai nạn trong cơ sở GDMN đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an toàn cho trẻ trong các nhà trường. Vì vậy, việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết.

 Để ngăn chặn và phòng chống tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn cho trẻ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT, ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong cơ sở GDMN để cho các trường mầm non làm căn cứ thực hiện. Trường mầm non có nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Vì thế môi trường để trẻ hoạt động phải thật sự an toàn, thân thiện, lành mạnh. Đó còn là điều kiện tốt để trẻ được phát triển về thể chất và tinh thần, góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Là cán bộ quản lý, tôi luôn đặt công tác đảm bảo an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quyết định đến chất lượng, uy tín của nhà trường.

 

docx 29 trang vuthom 08/10/2022 9704
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non
 thương tích, những vấn đề mất an toàn xảy ra đối với trẻ; GVNV có ý thức phòng tránh các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cao có thể xảy ra mất an toàn với trẻ tại trường., CBGVNV có ý thức trách nhiệm hơn trong mọi hoạt động, nâng cao trách nhiệm trước trẻ, trước nhà trường, trước các bậc phụ huynh và trước pháp luật. (Phụ lục: Hình ảnh 3,4,6,13,15)
- Bồi dưỡng đạo đức nhà giáo “Thầy cô giáo hạnh phúc làm thay đổi thế giới”.
- Tập huấn sơ cứu các tai nạn thương tích : 
 - Tập huấn PCCC và CNCH
.- Tập huấn về VSATTP
+ Nhà trường cung cấp một số tài liệu cho giáo viên tham khảo có liên quan đến xây dựng môi trường an toàn, phòng, chống, xử trí các TNTT thường gặp, phô tô các tài liệu của Trung tâm y tế; các văn bản chỉ đạo của ngành; các bài viết tuyên truyền... cho 100% CB-GV-NV tự nghiên cứu và học tập. 
+ Tổ chức các buổi họp chuyên môn, giáo dục và nâng cao nhận thức cho GVNV về nội dung an toàn trường học. Đưa ra các tình huống tai nạn thương tích từ đơn giản đến phức tạp thường xảy ra trong nhà trường để giáo viên nghiên cứu, suy nghĩ, trao đổi và rút kinh nghiệm. 
+ Phân công nhân viên y tế nghiên cứu các nội dung về công tác chăm sóc sức khỏe, xử trí các tai nạn thường gặp như: Bỏng nước sôi, điện giật, hóc, sặc, gẫy tay, gẫy chân, ngạt nước, chảy máu, choáng, gió Mỗi tháng một chuyên đề trực tiếp bồi dưỡng cho giáo viên thực hành trên búp bê, ghép vào các buổi họp Hội đồng sư phạm hàng tháng của nhà trường và các buổi sinh hoạt chuyên môn. Trong năm học, nhà trường đã tập huấn được nhiều chuyên đề về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ. Một số chuyên đề khó, đòi hỏi phải có kĩ thuật và phương tiện, đồ dùng dụng cụ thực hành, nhà trường mời chuyên gia về tập huấn hướng dẫn để CBGVNV có cách làm đúng và khoa học hơn.
Trong năm học nhà trường đã cho giáo viên lồng ghép các nội dung và kĩ năng an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ thông qua các hoạt động học và chơi của trẻ. VD: “Dạy trẻ kĩ năng phòng chống xâm hại trẻ em” của cô giáo Nguyễn Thị Bích Hường; “Dạy trẻ phòng, tránh khi có lửa cháy” của cô giáo Nguyễn Thị Minh Huệ; “Khám phá đá khô” của cô giáo Nguyễn Thị Ngà; “Dạy trẻ ứng phó với thời tiết, thiên tai” của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương. 
Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên là một trong những yếu tố giúp giảm thiểu tai nạn cho trẻ, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trong nhà trường. 
 Biện pháp 3: Đầu tư cơ sở vật chất, thường xuyên kiểm tra, rà soát các trang thiết bị, dồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp để đảm bảo an toàn cho trẻ khi hoạt động và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non:
Xây dựng quy định về an toàn:
1. Phòng ngừa tai nạn ngã và chấn thương
- Đảm bảo an toàn cho trẻ: Trẻ ở đâu, cô ở đó!
- Lan can, cầu thang phải có rào hoặc thanh bảo vệ, các bậc thềm, cầu thang đủ ánh sáng, dễ đi, không để ẩm ướt, dễ trơn trượt. Dạy trẻ biết đi cầu thang đúng cách. 
- Giáo dục trẻ không xô đẩy nhau, không leo trèo, không chơi các trò chơi nguy hiểm trong lớp và ngoài sân trường.
- Không để vật dụng tạo cơ hội cho trẻ leo trèo.
2. Phòng tai nạn do đuối nước:
- Tại các lớp học, tuyệt đối không chứa nước trong xô, chậu . 
- Không cho trẻ chơi gần khu vực có nguồn nước như ao, hồ.
- Ngoài lớp học: không nên để trẻ chơi một mình ở những khu trải nghiệm có nước.
- Bể nước ngầm của nhà trường có nắp đậy và khóa an toàn, trang bị lưới chụp để trẻ không vào đùa nghịch trong đó. 
3. Phòng tai nạn do hóc sặc, ngạt thở do dị vật đường hô hấp
- Không cho trẻ chơi đồ chơi quá nhỏ.
- Khi cho trẻ ăn các quả có hạt, cần bóc bỏ hạt trước khi cho trẻ ăn.
- Giáo dục trẻ khi ăn không được vừa ăn vừa đùa nghịch hoặc nói chuyện.
- Không ép trẻ ăn hoặc uống khi trẻ đang khóc. Thận  trọng khi cho trẻ uống  thuốc, đặc biệt là các thuốc dạng viên.
- Thức ăn cho trẻ phải nấu mềm, dễ nuốt.
- Không xúc cho trẻ miếng cơm, thức ăn quá lớn, không ép trẻ ăn quá nhiều.
- Thường xuyên kiểm tra trong miệng trẻ tránh nuốt ngậm sau giờ ăn .
4. Quy tắc an toàn khi trẻ ngủ:
- Giáo viên phải mắc màn cho trẻ khi ngủ, phân công ca trực thức trông trẻ ngủ 
- Không cho trẻ nắm sấp, kiểm tra tư thế nằm ngủ của trẻ.
- Nơi trẻ nằm xa các giá đồ chơi, xa nhà vệ sinh.
- Tuyệt đối không cho trẻ vừa ngủ vừa bú bình sữa.
- Không để trẻ mặc quá nhiều áo trong giờ ngủ.
- Tháo toàn bộ dây, khăn, quần áo, mũ, yếm dãi, núm vú giả hoặc đồ chơi khỏi người của trẻ khi ngủ.
5. Phòng ngừa ngộ độc:
- Thuốc của giáo viên, hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm, điều khiển ti vi, điều hòa có sử dụng pin để cao khỏi tầm với của trẻ.
- Loại bỏ những thứ có thể gây nguy hiểm cho bé như pin, kẹp giấy, túi nhựa hoặc những vật tiềm ẩn nguy cơ khác khỏi tầm với của trẻ.
6. Phòng tai nạn cháy, bỏng:
- Trong giờ chia ăn cho trẻ, không để nồi cơm canh dưới sàn nhà
- Kiểm tra nhiệt độ thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước uống còn quá nóng. Tuyệt đối không cho trẻ vào bếp ăn của trường.
- Không để trẻ nghịch diêm, bật lửa và các chất khác gây cháy bỏng. Để diêm, bật lửa, nến, đèn dầu, bàn là, vật nóng xa tầm với của trẻ hoặc nơi an toàn đối với trẻ. Giáo dục cho trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm.
7. Phòng tránh điện giật:
- Đặt ổ điện, bảng điện ngoài tầm với của trẻ. Luôn đậy nắp, nút các ổ điện nếu ở vị trí thấp.
- Khi thiết bị điện bị hở mát, không được sử dụng và có biện pháp xử lí ngay.
- Giáo dục trẻ không được nghịch, chọc vào các ổ điện, không tự động cắm các đồ dùng bằng điện vào các ổ cắm.
- Hệ thống dây điện nguồn của ti vi, máy tính máy chiếuđể cao hoặc có đường ống gen an toàn
8. Phòng tránh vết thương do các vật sắc nhọn:
- Cất giữ vật dụng sắc nhọn xa tầm với của trẻ. Nếu trẻ lớn, có thể hướng dẫn trẻ sử dụng một cách an toàn.
- Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt, khỏi nơi vui chơi của trẻ. 
- Giải thích cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật sắc nhọn khi chơi, đùa nghịch hay sinh hoạt.
- Giáo dục và kiểm soát khi trẻ sử dụng các dụng cụ ở góc kĩ năng thực hành cuộc sống.
Biện pháp 4: Đầu tư cơ sở vật chất. thường xuyên kiểm tra, rà soát các trang thiết bị, dồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp để đảm bảo an toàn cho trẻ khi hoạt động.
 Trong trường mầm non, cơ sở vật chất là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi có đảm yêu cầu thì mới tạo được môi trường an toàn cho trẻ trong các hoạt động. Chính vì vậy, việc đầu tư, xây dựng, cải tạo môi trường và đầu tư cơ sở vật chất được nhà trường luôn chú trọng để tạo sự an toàn cho trẻ, từ đó sẽ giảm thiểu được các tai nạn thương tích xảy ra đối với trẻ. Tuy thời gian nghỉ tránh dịch kéo dài, trẻ không đến trường học trực tiếp nhưng nhà trường vẫn xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, duy tu các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi theo định kỳ để đảm bảo an toàn khi sử dụng và đón học sinh quay lại trường học. (Phụ lục: Hình ảnh 1,2,7,9)
 Nhằm đảm bảo môi trường dạy học an toàn, thân thiện, trong thời gian qua, các trường học trên địa bàn Quận Thanh xuân đã được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang hơn, thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác Giáo dục và đào tạo. Năm học 2021-2022 nhà trường được lãnh đạo UBND quận đầu tư cải tạo toàn trường với tổng số vốn 13 tỷ. Các trang thiết bị được mua mới và bổ sung cho các lớp như điều hòa, máy tính, ti vi, tủ đồ dùng cá nhâncơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư mới và đúng quy chuẩn đảm bảo an toàn cho trẻ trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, để bảo quản và giữ gìn tuổi thọ của đồ dùng cũng như đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, nhà trường xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị theo định kỳ. Thường xuyên kiểm tra trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong toàn trường để chủ động thay thế, sửa chữa. Bên cạnh đó, việc kiểm tra cách sắp sếp đồ dùng, trang thiết bị, đồ chơi trong các lớp học cũng được quan tâm để đảm bảo an toàn khi trẻ hoạt động. Kiểm tra việc thực hiện quy chế trường học an toàn, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Kiểm tra cơ sở vật chất, kiểm tra việc rà soát, loại bỏ, thay thế các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị có nguy cơ mất an toàn cho trẻ. Kiểm tra công tác vệ sinh môi trường. Kiểm tra công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Kiểm tra công tác tuyên truyền của bộ phận y tế, các lớp, các khu vực trong trường kiểm tra hệ thống nước sạch, hệ thống nước thải, rác thải (Phụ lục: Hình ảnh 10,11,12,14)
 	*  Đối với các nhóm lớp:
 12/12 nhóm lớp đồ chơi được xếp gọn gàng trên khay, trên giá và bố trí không gian hoạt động cho trẻ an toàn. Hệ thống giá tủ đồ chơi có chiều cao chưa phù hợp theo độ tuổi của các lớp 3,4 tuổi và nhà trẻ, chúng tôi đã nhờ phụ huynh cắt bớt một tầng cho phù hợp với chiều cao của trẻ để đảm bảo an toàn khi chơi. Tầng giá cắt bớt, tôi chỉ đạo các cô giáo không bỏ đi mà tận dụng làm ghế cho trẻ ngồi để cởi giày, dép hoặc bố trí vào các góc chơi phù hợp. Các giá bày đồ dùng đồ chơi cho trẻ vừa đảm bảo an toàn cho trẻ khi hoạt động và tiết kiệm không gian hoạt động của trẻ.
100% các lớp được Ban dự án đầu tư các trang thiết bị hiện đại như: Ti vi, bình nóng lạnh, điều hòa, máy vi tính, máy in. Do diện tích phòng nhóm lớp hạn chế, chúng tôi đã bố trí vị trí lắp đặt phù hợp, các loại ti vi được treo tường, hệ thống máy vi tính, máy in, loa vi tính nhà trường gia công giá để treo màn hình vi tính vào tường, loa, máy in để trên giá, giáo viên bố trí chiếc bàn nhỏ, kéo bàn phím xuống để làm việc vừa đảm bảo an toàn vừa đảm bảo về thẩm mỹ. 
* Đối với nhà bếp:
Bếp ăn của nhà trường được đầu tư cải tạo và sắp xếp theo quy trình bếp một chiều, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như: Hệ thống bếp điện từ, tủ nấu cơm, sấy bát, tủ hấp khăn
Các cửa sổ, cửa ra vào có lưới chống côn trùng đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bể nước ăn của trẻ có lưới chắn côn trùng và được thau rửa theo định kỳ để đảm bảo vệ sinh. Trung tâm y tế Quận lấy mẫu nước xét nghiệm theo định kỳ để giám sát chất lượng nước sinh hoạt sử dụng trong nhà trường.
 	* Đối với phòng y tế:
Phòng  y tế đã được trang bị đủ các trang thiết bị như: Tủ thuốc, giường y tế, cáng, cân sức khỏe. Các biểu bảng theo dõi sức khỏe, các biểu bảng tuyên truyền, phác đồ sơ cấp cứu TNTT. Trang bị đủ các phương tiện cấp cứu như: Bông, băng, nẹp gỗ, cồn sát trùng, cáng thương, bình ô xy và một số đồ dùng y tế khác, bình ô xy và một số đồ dùng y tế khác. Hàng năm đã trang bị đủ cơ số thuốc thông thường, thay thuốc thường xuyên khi hết hạn sử dụng để đảm bảo an toàn đến sức khỏe của trẻ và phòng sơ cấp cứu kịp thời khi có tai nạn thương tích xảy ra. (Phụ lục: Hình ảnh 5)
Nhà trường đầu tư may màn cho 12/12 lớp, để đảm bảo cho trẻ không bị muỗi đốt.
 	* Đối với sân chơi và hành lang, lan can hiên hè:
- Để đảm bảo an ninh trật tư cũng như bảo vệ tài sản của nhà trường và đảm bảo an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, tôi đã lắp đặt hệ thống Camera có 36 mắt theo dõi ở các vị trí khác nhau.
- Sân chơi của trường có đủ đồ chơi ngoài trời, phong phú về thể loại, chất lượng đảm bảo, màu sắc đẹp, đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động vui chơi. Hàng năm đều có sự tu bổ, sửa chữa và sơn lại vào dịp hè.Nhà trường có 80% diện tích sân chơi được trải cỏ nhân tạo để tránh ngã, sầy xước khi trẻ hoạt động ở sân chơi. Nhà trường và các cô giáo đã tạo cho các con có một môi trường học tập và vui chơi an toàn, hiệu quả.
(Phụ lục: Hình ảnh 11,12,13,14)
Biện pháp 5: Công tác tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong cộng đồng.
Công tác tuyên truyền có vai trò rất to lớn, nhằm giúp đông đảo nhân dân, cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội hiểu rõ và có ý thức cùng phối hợp với nhà trường để thực hiện phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Trên thực tế, nhìn chung phụ huynh còn chủ quan và hạn chế về kiến thức và các kỹ năng thực hành công tác phòng, chống TNTT cho trẻ. Muốn nhân dân, cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội trên địa bàn hiểu được tầm quan trọng của công tác phòng, chống TNTT cho trẻ thì hình thức tuyên truyền phải khéo léo, rõ ràng, rộng rãi, với nhiều hình thức, từ đó công tác tuyên truyền sẽ đạt hiệu quả tốt, sẽ thu hút được nhiều trẻ đến trường, nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ của nhân dân của cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội ở địa phương để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng nội dung và các hình thức tuyên truyền về công tác phòng, chống TNTT cho trẻ như:
+ Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của trường và các khu dân cư với các nội dung: vai trò của việc phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ; tầm quan trọng của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non; các kiến thức phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ; ý nghĩa của các công tác phòng, chống tai nạn thương tích. 
+ Tổ chức họp phụ huynh đầu năm qua hình thức trực tuyến với các nội dung tuyên truyền: Đánh giá kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ kết quả thực hiện các hoạt động của năm học trước. Ý nghĩa của các hoạt động của bé ở trường mầm non, trong đó có hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ, không có tai nạn thương tích xảy ra có liên quan trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Thông qua các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, đi sâu phân tích tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ qua trang web của nhà trường, các bài tuyên truyền gửi vào nhóm lớp, các tiết học, trên trang Facebook của nhà trường... 
+ Liên hệ với lãnh đạo địa phương tổ chức tuyên truyền các nội dung trên tại các buổi họp của Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp, các đoàn thể phường, thị trấn như: Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên... Qua đó nội dung tuyên truyền được sâu rộng trong nhân dân.
Xây dựng các góc tuyên truyền chung của nhà trường với các nội dung: Xây dựng các nội dung ở bảng tin theo từng thời điểm. Trang bị hệ thống các biểu bảng, panô áp phích có nội dung liên quan đến chủ đề năm học và các cuộc vận động và các phong trào thi đua:
Dán ảnh của các hoạt động, các hội thi của nhà trường, in các biểu bảng có nội dung về các kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo khoa học.
Chỉ đạo giáo viên xây dựng mỗi lớp một góc tuyên truyền với các nội dung: Chương trình thực hiện theo các chủ đề cho từng độ tuổi. Kết quả chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ qua từng giai đoạn trong năm. Các nội dung cần phối hợp với phụ huynh để phòng, chống các dịch bệnh và TNTT cho trẻ.
Tổ chức tốt các hội thi, các tiết dạy giỏi lồng ghép phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ gửi vào nhóm lớp để phụ huynh 
Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ ở trường, tham gia biểu diễn, giao lưu với các đoàn thể ở địa phương tổ chức.
Tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ ở trường trong năm học thông qua hình thức trực tuyến như ngày: Khai giảng năm học, ngày tết trung thu, ngày 20/11, ngày 8/3, 
Khi trẻ trở lại trường học, nhà trường tổ chức ngày 1/6, ngày tổng kết năm học có kế hoạch mời lãnh đạo phường, lãnh đạo khu dân cư và cha mẹ trẻ đến dự cùng với nhà trường.
Biện pháp 6: Phối hợp với trung tâm y tế và cha mẹ trẻ để làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
Để thực hiện tốt kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, tôi và ban giám hiệu nhà trường phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế tại phường Nhân Chính và các bậc cha mẹ học sinh. Việc phối hợp với trung tâm y tế phường giúp trường theo dõi sự phát triển về thể lực trẻ, phát hiện kịp thời những bệnh tật và đột biến của cơ thể trẻ. Ngoài ra trung tâm y tế còn phổ biến và tập huấn cho giáo viên những hiểu biết kiến thức, kỹ năng về vệ sinh phòng dịch bệnh, phòng, chống các TNTT cho trẻ ở trường mầm non. Định kỳ kiểm tra sức khỏe cho học sinh và cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn trường. Cha, mẹ trẻ là những người đầu tiên nuôi nấng, chăm sóc trẻ. Trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính những người trực tiếp nuôi dạy chúng, vì vậy giữa cha, mẹ trẻ và trường mầm non cần có mối quan hệ chặt chẽ. Nhà  trường và gia đình phải tạo được sự thống nhất về nội dung và phương pháp, chăm sóc, giáo dục trẻ, có sự trao đổi thường xuyên về cách chăm sóc, giáo dục, về sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ, hiểu thấu đáo các tính của từng trẻ để có cách chăm sóc, giáo dục trẻ thích hợp nhất.
4. Kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tài:
Qua một năm thực hiện các biện pháp trên, công tác đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ có nhiều chuyển biến. CBGVNV nhà trường luôn có ý thức, nêu cao vai trò trách nhiệm của mình và thực hiện tốt các yêu cầu đặt ra; cơ sở vật chất đảm bảo được đầu tư đồng bộ, cải tạo, bảo trì bảo dưỡng theo định kỳ và thường xuyên ; GVNV thực hiện tốt các quy tắc an toàn trường học; các bậc phụ huynh phối hợp với nhà trường chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho trẻ..
- GVNV, học sinh và các bậc phụ huynh có ý thức trong công tác đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn cho trẻ.
 - Cảnh quan môi trường của nhà trường xanh, sạch, đẹp thân thiện và an toàn.
- Trong năm học không có trường hợp ngộ độc và mất an toàn nào xảy ra.
- Bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Công tác y tế học đường được xếp loại Tốt.
PHẦN III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 	1. Bài học kinh nghiệm:
Qua một năm thực hiện các biện pháp và có được kết quả trên, bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý của mình như sau:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh trong toàn trường về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn và phống tai nạn thương tích cho trẻ cho trẻ trong mọi hoạt động.
- Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra an toàn trường học dưới nhiều hình thức: đột xuất, định kỳ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Chỉ đạo đồng bộ trong toàn trường để giáo viên học tập trao đổi kinh nghiệm. Luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để động viên chị em giáo viên làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ một cách hợp lý, kịp thời.
- Thường xuyên lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp và tạo sự đồng thuận giữa các tổ chức đoàn thể của nhà trường để có biện pháp chỉ đạo phù hợp.
2. Khuyến nghị, đề xuất:
Kính đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT quận mở các chuyên đề về đảm bảo an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong thời gian tiếp theo.
Kính đề nghị Phòng y tế quận, y tế phường tập huấn chuyên đề về phòng chống TNTT và cách xử trí tai nạn cho trẻ nhiều hơn nữa giúp CBGVNV trường thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn cho trẻ.
Trên đây là “ Một số biện pháp quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non”. Tôi rất mong các đồng chí lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung cho tôi để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi đạt hiệu quả tốt.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
.........................................................................
.........................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Thanh Xuân, ngày 15 tháng 4 năm 2022
Người viết
Nguyễn Thị Bình
PHẦN IV: PHỤ LỤC
Hình ảnh 1: Bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị đảm bảo an toàn
Hình ảnh 2: Cắt tỉa cây xanh đảm bảo an toàn
Hình ảnh 3: Tập huấn về kỹ năng phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn
Hình ảnh 4: Mời giảng viên về tập huấn sơ cấp cứu TNTT
Hình ảnh 5: Nhân viên y tế kiểm tra tủ thuốc
Hình ảnh 6: Phối hợp với y tế tập huấn về công tác phòng chống TNTT, phòng, chống dịch bệnh
Hình ảnh 7: Kiểm tra các phương tiện, thiết bị PCCC
Hình ảnh 8: Họp Ban đại diện CMHS phối hợp giữa gia đình và nhà trường 
về phòng, chống TNTT
Hình ảnh 9: Phối hợp với Trung tâm y tế phun thuốc khử khuẩn 
Hình ảnh 10: BGH, Y tế và Tổ bảo vệ đi kiểm tra đồ chơi của trẻ 
đảm bảo an toàn
Hình ảnh 11: Sân chơi có đủ đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ
Hình ảnh 12: Cầu thang, lan can đảm bảo an toàn cho trẻ
Hình ảnh 13: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CB,GV,NV 
về phòng chống TNTT cho trẻ
Hình ảnh 14: Trẻ tham gia HĐ ăn vui vẻ, trẻ chơi những đồ chơi đảm bảo an toàn
Hình ảnh 15: Tập huấn qua zoom về phòng chống TNTT, 
trường học hạnh phúc

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_quan_ly_phong_chong_tai_n.docx