Báo cáo biện pháp Một số biện pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc tại trường mầm non
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là một tiêu chí quan trọng mà bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được.Để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Muốn xây dựng được trường học hạnh phúc thì phải bắt đầu từ cấp học đầu tiên là cấp học mầm non.
Bởi lẽ giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình học tập suốt đời.
Vậy “Trường học hạnh phúc” là gì?
Trường học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường.
Lâu nay, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại trong việc vui chơi và học tập của trẻ.Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, tạo nên sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa cô và trẻ. Thay vì áp đặt, chúng ta nên để giáo viên và trẻ tự giác thực hiện theo những điều mong muốn của cá nhân và có định hướng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc tại trường mầm non
làm trung tâm. Trong các hoạt động phải tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tương tác, giao lưu với bạn, với cô. Đặc biệt là các hoạt động phải linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, để đa số trẻ có thể tham gia và thực hiện; Qua đó giúp trẻ tự tin, hào hứng trong mọi hoạt động với cô và các bạn. Ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch đưa ra mục tiêu nội dung giáo dục phù hợp với lứa tuổi và với trẻ của lớp tôi, tôi đảm bảo dạy đúng, dạy đủ chương trình theo quy định kế hoạch đưa ra. Tôi thực hiện từng bước, đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy, xây dựng có hiệu quả các hoạt động đổi mới giáo dục, tham gia sinh hoạt tổ khối chuyên môn, trau dồi kiến thức, tiếp cận những phương pháp mới. Đa dạng các hình thức dạy học, sáng tạo. Tham gia vào phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong nhà trường, tham gia vào hội giảng thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm. Xây dựng mối quan hệ thân thiện là việc đầu tiên cần phải thực hiện ở một tập thể nhà trường, ban giám hiệu trường tôi các chị như người chị cả trong gia đình sống rất tình cảm, chan hòa, bảo ban công việc rất nhẹ nhàng chu đáo luôn yêu thương, tôn trọng các em. Các chị là tấm gương để tôi học tập noi theo và biết cách tự hoàn thiện chính mình. Tôi luôn cởi mở, thân thiện, tạo được mối quan hệ đoàn kết với chị em. Quan tâm chia sẻ với nhau về chuyên môn cũng như gần gũi, giúp đỡ sẻ chia công việc, động viên với nhau mọi vấn đề trong cuộc sống, để dẫn đến mọi người cùng đồng lòng, biết thương yêu nhau, biết chia sẻ, tin tưởng, tương thân tương ái, dẫn đến một tập thể vững mạnh và đó cũng là tiền đề dẫn đến sự thành công trong công tác của người giáo viên. Nghề giáo viên mầm non rất vất vả nhưng bù lại, chúng tôi có rất nhiều niềm vui. Vui vì được sống cùng những tâm hồn trẻ thơ, được chăm sóc, dạy dỗ các con. Đó là niềm hạnh phúc giản dị của chúng tôi. Để lớp học hạnh phúc đối với học sinh mầm non: Trước tiên, giáo viên chúng tôi phải là những người có tâm, luôn coi trẻ như những đứa con của mình. Giáo viên là người mẹ khi chăm sóc các con, là người bạn khi học, khi chơi cùng các con. Làm được điều đó thì tôi tin chắc chắn, các con sẽ rất vui khi được đến lớp. Chúng tôi những người giáo viên mầm non cũng có nhiều áp lực Nhưng chỉ cần vững về chuyên môn, giàu tâm huyết thì những áp lực đó không phải là vấn đề lớn. Điều khiến cô cà các đồng nghiệp luôn trăn trở và nặng lòng là áp lực từ phía phụ huynh. “Nhiều phụ huynh không hiểu nên thường có những lời nói khiên chúng tôi bị tổn thương. Không hiểu hết công việc của giáo viên nên có những phụ huynh xem chúng tôi như những bảo mẫu là những người bưng bô cho trẻ. Những lúc như vậy, tôi làm đủ mọi cách để xóa đi những hiểu lầm và nghi ngờ của phụ huynh. Bởi nếu sai tôi sẵn sàng lắng nghe để sửa đổi. Nhưng nếu tôi không sai cũng cần phụ huynh nhìn nhận sự việc cho đúng bản chất. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm lớp tôi đã gây được ấn tượng tốt đối với các bậc phụ huynh vì các cô luôn cời mở, chia sẻ về công việc, về gia đình, qua hành động chăm sóc dạy dỗ quan tâm chỉ bảo các con luôn đặt các con là trung tâm nên các bậc phụ huynh rất yên tâm chia sẻ và ủng hộ giúp đỡ các cô và các con ở lớp. Tâm nguyện lớn nhất của tôi là được các con học sinh yêu mến, phụ huynh tin tưởng và đồng nghiệp chỉa sẻ trên mọi lĩnh vực. Chính vì vậy tôi học cách lắng nghe vì nhờ đó tôi hiểu được các con, chăm sóc dạy dỗ các con có hiệu quả. Và quan trọng hơn cả, tôi đang học cách sống hạnh phúc trong từng khoảnh khắc, học cách cảm nhận hạnh phúc từ những điều bình dị nhất những ánh mắt ngây thơ như biết nói của các con, hay một câu nói hồn nhiên “Cô Hóa ơi cô Thủy đi đâu rồi”. Một biểu cảm yêu thương từ các con. “Hạnh phúc đến từ những điều rất nhỏ bé và bình dị chứ không phải là điều gì to tát, xa vời” tôi đã được nghe câu nói này của một chị đồng nghiệp trong chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”. Tôi xác định được ngoài việc tạo dựng mối quan hệ yêu thương hiểu biết lẫn nhau giữa cô và trò, giữa đội ngũ giáo viên với ban giám hiệu, giữa giáo viên với đồng nghiệp thì bản thân chúng tôi cũng phải không ngừng tự tìm tòi, tự bồi dưỡng chuyên môn để ngày càng có nhiều hoạt động tốt thu hút được trẻ. Rất rất nhiều điều tôi tâm đắc của chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”.Khi xem mấy số sau tôi còn không kìm được cảm xúc của mình.Bản thân cô giáo thay đổi, học sinh sẽ thay đổi, bời cô giáo hạnh phúc trẻ mới hạnh phúc và trường học mới “Trở thành một ngôi trường mang đến hạnh phúc cho học sinh” Minh chứng 3. Con đường đó không hề đơn giản, nhưng với khát khao thay đổi tự thân của mỗi giáo viên thì tất cả chúng ta sẽ làm được. Nền giáo dục của chúng ta là nền giáo dục hạnh phúc, đào tạo ra những con người hạnh phúc. 3.4. Biện pháp 4: Xây dựng môi trường học tập an toàn về thể chất và tinh thần dành cho trẻ Ngay từ đầu năm học tôi tham mưu với lãnh đạo nhà trường tiếp tục cải tạo, xây dựng môi trường vật chất bên ngoài, tiếp tục cải tạo, xây dựng các góc mở sao cho đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ. Tôi chỉ đạo giáo viên thiết kế các trò chơi sao cho phát huy tối đa được tính tích cực ở trẻ. Ví dụ: Trò chơi 1 “Tâm sự của hòn đá” Các viên đá dường như là vô tri, được các cô giáo nhặt về, rửa sạch, chọn những viên đá có bề mặt nhẵn, tròn, không có cạnh có góc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Cách chơi: Cô tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm nhỏ (5-6 trẻ), cô yêu cầu trẻ kể lại lên tâm sự của viên đá. Trẻ sẽ kể lại những gì mà trẻ nghĩ, những tâm sự của chính trẻ.Có những trẻ đã kể lại những câu chuyện thật dễ thương, đáng yêu. Như bạn Anh Thư (lớp Lớn 1) bạn ấy đã kể câu chuyện của viên đá là: “Viên đá nói, hôm nay viên đá rất là vui vì được cô khen, đã biết ăn hết suất và không làm rơi vãi thức ăn xuống bàn”. Ở trò chơi này, mỗi trẻ sẽ kể lại những câu chuyện khác nhau theo trí tưởng tượng của trẻ. Rèn cho trẻ cách diễn đạt mạch lạc, sự tư tin, biết nói lên suy nghĩ của mình. Trò chơi 2: “Ai nhanh, ai khéo” Chuẩn bị: Mỗi trẻ 1 chén nước Không gian tổ chức: Sân bóng mini Cách chơi: Cả lớp vừa đi vòng tròn vừa chọn cho mình một chén nước, cô mở nhạc cho trẻ nghe. Trẻ vừa đi thành vòng tròn vừa bưng chén nước. Khi kết thúc bài hát. Trên tay trẻ nào chén nước còn đầy hơn trẻ đó sẽ được tuyên dương và tham gia chơi lần 2. Ở trò chơi này phát huy khả năng tập trung chú ý, kỹ năng khéo léo của trẻ. Trong biện pháp này, tôi còn chú trọng việc phối hợp với phụ huynh trong việc xây dựng môi trường bên ngoài theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tính lan tỏa đến phụ huynh được thể hiện như thế nào? Đó chính là việc khéo léo thu hút phụ huynh tham gia vào các hoạt động cùng trẻ trong giờ đón trẻ, trả trẻ. Đó là: Chơi các trò chơi nhỏ cùng trẻ như: “Ô ăn quan”, “Bật chụm tách chân” .... Hay cùng trẻ chơi tại góc “Họa sĩ nhí”, tưới nước tại góc thiên nhiên, nhổ cỏ tại “Vườn rau của bé”, chơi cát ở góc khám phá cát- nước, cùng trẻ xem tranh xem ảnh, đọc truyện cho trẻ nghe tại thư viện của bé và vườn cổ tích. Phụ huynh sẽ rất phấn khởi khi thấy một môi trường vừa đẹp, vừa khang trang lại được chơi, trải nghiệm thực tế cùng con em mình. Từ đó yên tâm hơn vào chất lượng chăm sóc, giáo dục của trường, trẻ sẽ được thừa hưởng từ hiệu quả mà việc xây dựng môi trường này đem lại, môi trường an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần, trẻ sẽ hạnh phúc, từ đó giáo viên sẽ hạnh phúc và phụ huynh sẽ hạnh phúc. Trẻ tham gia hoạt động tại “Khu vui chơi thể chất” 3.5. Biện pháp 5: Xây dựng môi trường lớp học Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là học qua chơi nên tôi luôn chú ý đến việc xây dựng môi trường lớp học thật hấp dẫn với trẻ. Việc trang trí tạo môi trường trong lớp học phù hợp với đặc điểm nhận thức lứa tuổi của trẻ giúp trẻ tăng cường các điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, được chơi thể hiện mình trên các góc, được hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm. Nhờ đó mà phát huy tối đa sự tư duy trí óc, kích thích sự khám phá bằng các giác quan, phát triển trí tò mò ham hiểu biết của trẻ. Không chỉ có vậy để trẻ vui vẻ và hạnh phúc tôi đã trang trí ngay từ cửa lớp các hình ảnh thể hiện cảm xúc như: trẻ được ôm, được đạp tay cùng cô, nhún nhảyQua đó tạo cho trẻ hứng thú và hạnh phúc khi được đến lớp mỗi ngày. Trẻ nhỏ luôn yêu thích cái đẹp, trí tưởng tượng của trẻ là vô cùng phong phú do vậy môi trường học tập xung quanh trẻ là một yếu tố cực kỳ quan trọng kích thích đứa trẻ tư duy sáng tạo. Người giáo viên cần tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái, coi lớp học như ngôi nhà của mình mà ở đó trẻ được tham gia hoạt động vệ sinh, trang trí, sáng tạo theo mình. Vì vậy tôi đã khuyến khích trẻ sưu tầm đồ chơi, tranh ảnh để trang trí lớp học theo chủ đề điều đó kích thích tính tích cực hoạt động của bản thân trẻ cũng như khả năng hoạt động một cách có chủ đích. Với thực trạng hiện nay, trẻ em được tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử hiện đại và tiếp xúc với nhiều mầu sắc sặc sỡ nên có nhiều trẻ đã và đang mắc các tật của mắt như cận thị, loạn thị vv Khi trang trí các góc trong lớp, tôi tạo các góc phù hợp đảm bảo diện tích cho số trẻ hoạt động thoải mái, mầu sắc hài hòa. Các góc phải đảm bảo đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động. Thỉnh thoảng tôi đổi chỗ và thay đổi đồ dùng, đồ chơi để hấp dẫn trẻ. Ở các góc chơi phải trang trí mở để trẻ được hoạt động tối đa trong các góc, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo thuận tiện mang tính gợi mở, phong phú, đa dạng và sắp xếp bố trí ở trong tầm mắt của trẻ. Vị trí giá đồ chơi vừa tầm với của trẻ cho trẻ dễ lấy, dễ cất. Tôi tự thiết kế nhiều đồ dùng, đồ chơi để phát triển tư duy logic, khả năng quan sát, nhận xét, đặc biệt phát triển các cơ nhỏ, rèn cho trẻ sự khéo léo, tỉ mỉ khi thực hiện thao tác chơi. Tôi luôn quan sát các nhóm chơi và quá trình chơi của trẻ, tham gia nhập vai chơi cùng trẻ, tạo cơ hội và mở rộng dần mối quan hệ giữa trẻ trong nhóm chơi và giao lưu giữa các nhóm chơi. Luôn tôn trọng ý kiến của trẻ.Sau khi chơi tôi tập chung cả lớp nhận xét theo yêu cầu của chủ đề chơi và nhiệm vụ chơi. Tôi gợi ý để trẻ tự nhận xét về cách chơi, chơi xong trẻ có thói quen cất dọn đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp gọn gàng. Môi trường lớp cho trẻ hoạt động Các sản phẩm của trẻ được trừng bày đó là một sự khích lệ với trẻ, động viên trẻ để trẻ phấn đấu cố gắng trong các hoạt động. Tạo cho trẻ cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” làm cho trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô, gắn bó với ngôi nhà chung. Đó chính là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo và giáo viên mầm non nói riêng.Việc trang trí lớp học sao cho tự nhiên, biến không gian lớp học trở nên gần gũi, thân thiện có ý nghĩa giáo dục cho trẻ là việc làm không phải dễ. Bởi vậy tôi đã “Trang trí kết hợp giữa làm đẹp cảnh quan lớp học với yêu cầu phục vụ học tập của trẻ lớp mình”. 3.6. Biện pháp 6: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường Để trường học hạnh phúc thì trường học phải là nơi thầy cô, học sinh và phụ huynh đều được hạnh phúc; là nơi học sinh có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm; là nơi học sinh không có áp lực học hành mà luôn được phát huy khả năng của mình. Bố mẹ trẻ phải thống nhất với nhà trường về cách quản lí, chăm sóc giáo dục trẻ. Tại lớp tôi chỉ đạo giáo viên mỗi lớp làm “Chiếc hộp yêu thương”, các cô giáo nghiên cứu và làm góc yêu thương này theo tình hình của lớp mình, có lớp thì làm hình trái tim, có lớp làm hình ngôi nhà...Nhưng mục đích cuối cùng cũng là ghi lại những những hành động tích cực của trẻ trong một ngày hôm đó, cuối tuần cô giáo tổng hợp lại tất cả những phiếu đó và gửi về cho phụ huynh biết, phụ huynh rất vui và phấn khởi khi biết con mình mỗi ngày ở trường làm được những việc gì? Và ngày thứ 7, chủ nhật phụ huynh sẽ ghi lại những hành động tích cực của trẻ khi ở nhà.Như vậy, giữa gia đình và nhà trường tạo được sợi dây liên kết chặt chẽ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Từ đó hình thành và rèn luyện được những hành vi tốt cho trẻ. Phối hợp giữa phụ huynh trong các hoạt động cho trẻ 4. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Qua quá trình nghiên cứu thực hiện“Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường Mầm non ”Tôi đã thu được kết quả sau: a. Đối với trẻ: Trẻ học ngoan, có ý thức học tập, trẻ học sôi nổi, hăng hái tham gia nhiệm vụ mà giáo viên giao cho. Trẻ nhanh nhẹn, vui tươi, tích cực hoạt động và góp phần đẩy mạnh chất lượng học sinh của trường. Trẻ khỏe mạnh, nói mạch lạc, rõ ràng, chính xác, tự nhiên. Trẻ tích cực hứng thú, say mê tham gia vào các hoạt động. Trẻ rất tình cảm, hạnh phúc, thích đi học và đi học đều. b. Đối với giáo viên: Sau quá trình trăn trở, suy nghĩ, nghiên cứu tôi đã đưa ra một số kinh nghiệm thực hiện phong trào xây dựng trường học hạnh phúc. Bản thân có ý thức học hỏi chị em đồng nghiệp nên mọi người rất sẵn lòng giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi những kiến thức và những kinh nghiệm mà tôi chưa biết, chưa giỏi. Là một người sống chan hòa với mọi người nên tôi cũng rất sẵn lòng chia sẻ những kinh nghiệm của mình cho những bạn đồng nghiệp. Yêu trường, yêu lớp, yêu trẻ. Tôn trọng môi trường sư phạm. Tôi sống thật tâm, thật hạnh phúc và hạnh phúc này thật bền lâu. c. Đối với phụ huynh: Các bậc phụ huynh ngày càng tin tưởng nhà trường, gửi con em mình đến lớp đều đặn hơn, không còn tình trạng học sinh nghỉ học tùy tiện, nhiều phụ huynh ủng hộ cây cảnh và một số đồ dùng, đồ chơi cho lớp BẢNG KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM- CUỐI NĂM 2021 VỀ XÂY DỰNG NGÔI TRƯỜNG HẠNH PHÚC TT Nội dung tiêu chí khảo sát về tôn trọng cảm xúc của trẻ Đầu năm Cuối năm Số trẻ Tôn trọng Chưa tôn trọng Số trẻ Tôn trọng Chưa tôn trọng 1 Sự tôn trọng của phụ huynh với trẻ 34 24 10 34 31 3 2 Sự tôn trọng của cô giáo với trẻ 34 34 0 34 34 0 3 Sự tôn trọng của trẻ với trẻ 34 19 15 34 30 4 4 Sự tôn trọng của cô với phụ huynh 34 34 0 34 34 0 1 Sự tự tin của trẻ khi tới trường 46 18 16 34 34 0 2 Cảm xúc của trẻ khi đến trường 34 34 0 34 34 0 1 Sự an toàn của trẻ về mặt thể chất 34 34 0 34 34 0 2 Sự an toàn của trẻ về mặt tinh thần 34 25 9 34 31 3 PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận chung: Phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc” là một phong trào lớn của ngành, mang tính thực tiễn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ, luôn là nỗi trăn trở của mỗi nhà giáo. Đây chính là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong chặng đường dài trước mắt, đòi hỏi từ lãnh đạo, giáo viên, học sinh đều phải phấn đấu chuyển biến.Yêu thương hơn nữa giữa bạn bè đồng nghiệp, giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ, trẻ với phụ huynh, phụ huynh với giáo viênxây dựng một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; và tôn trọng. Đặc biệt, đối với bậc học mầm non, nơi ươm mầm những hạt giống đầu tiên thì đây là một trong những hoạt động hết sức ý nghĩa trong việc đào tạo nên những lớp người mới có đầy đủ phẩm chất, trí tuệ, năng động, nhiệt tình, thân thiện, và con người hạnh phúc.Nhờ thực hiện kế hoạch cụ thể, đồng bộ chặt chẽ giữa các đoàn thể trong nhà trường cùng với sự ủng hộ của chị em nên đã thu được nhiều kết quả khả quan. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Tham gia đầy đủ và đạt kết quả cao trong các phong trào thi đua của ngành phát động, các hoạt động bề nổi do địa phương tổ chức. Hơn thế nữa qua phong trào thi đua đã tạo nên một bầu không khí thân mật, vui vẻ, hòa nhã trong tập thể cán bộ giáo viên. Mối liên hệ gắn bó giữa nhà trường, phụ huynh, địa phương ngày càng chặt chẽ. Với chủ trương đúng đắn mà Bộ Giáo dục đã đề ra, các trường mầm non đã tiến hành triển khai rộng rãi đến toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên, tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân địa phương tạo sự đồng thuận cao trong việc thực hiện các nội dung của phong trào chung tay xây dựng ngôi trường hạnh phúc vì “ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. 2. Bài học kinh nghiệm: Sau một năm thực hiện đề tài kinh nghiệm, tôi đã tự rút ra những bài học kinh nghiệm sau: Cần đổi mới tư duy, nhận thức của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên; Cần xây dựng được mối quan hệ tốt giữa lãnh đạo với giáo viên, nhân viên; giữa giáo viên, nhân viên với giáo viên, nhân viên; giữa giáo viên với phụ huynh học sinhtrên cơ sở xây dựng những tình cảm trong sáng, lành mạnh, mọi cá nhân đều phải tự vấn bản thân, cùng hướng đến việc xây dựng nhà trường có chất lượng giáo dục tốt và có môi trường giáo dục “Kỷ cương, nề nếp, văn hóa, thân thiện và hiệu quả”vì một Trường học hạnh phúc. Tổ chức các hoạt động dạy trẻ có tính thiết thực, đổi mới thông tin tuyên truyền trên zalo, website; Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể để triển khai các hoạt động, các phong trào thi đua. Mỗi thầy cô giáo thay đổi tư duy để hướng tới môi trường sư phạm lành mạnh, văn minh, thân thiện với giá trị cốt lõi; yêu thương, an toàn và tôn trọng, bao dung, độ lượng, sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của học sinh và đồng nghiệp; tận tuỵ với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế giáo dục, quy định của nhà trườngđáp ứng với yêu cầu thực tế của xã hội. 3. Khuyến nghị: - Đối với phòng giáo dục: Mong muốn phát hành đĩa về chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” + Tổ chức các hoạt động thực tế về chuyên để xây dựng trường học hạnh phúc. + Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân gương mẫu điển hình trong thực hiện phong trào xây dựng trường học hạnh phúc. - Đối với ban giám hiệu nhà trường: Sưu tầm các băng đĩa về chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” cho giáo viên tham khảo. + Tổ chức giao lưu, tọa đàm về chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” cho giáo viên tham khảo. + Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân gương mẫu điển hình trong thực hiện phong trào xây dựng trường học hạnh phúc. Xin chân thành cảm ơn BẢNG KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM VỀ XÂY DỰNG NGÔI TRƯỜNG HẠNH PHÚC TT Nội dung tiêu chí khảo sát về tôn trọng cảm xúc của trẻ Đầu năm Số trẻ Tôn trọng Chưa tôn trọng 1 Sự tôn trọng của phụ huynh với trẻ 34 24 10 2 Sự tôn trọng của cô giáo với trẻ 34 34 0 3 Sự tôn trọng của trẻ với trẻ 34 19 15 4 Sự tôn trọng của cô với phụ huynh 34 34 0 1 Sự tự tin của trẻ khi tới trường 46 18 16 2 Cảm xúc của trẻ khi đến trường 34 34 0 1 Sự an toàn của trẻ về mặt thể chất 34 34 0 2 Sự an toàn của trẻ về mặt tinh thần 34 25 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Hòa. Giáo dục học mầm non. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai và Đinh thị Kim Thoa. Tâm lý học mầm non. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 3. Robert J. Marzano (người dịch GS.TS. Nguyễn Hữu Châu). Nghệ thuật và khoa học dạy học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 4. James H. Stronge (người dịch Lê Văn Canh). Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 5. Giselle O. Martin Kniep (người dịch Lê Văn Canh). Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 6. Chương trình VTV7. Thầy cô chúng ta đã thay đổi. PHIẾU KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM VỀ XÂY DỰNG NGÔI TRƯỜNG HẠNH PHÚC Họ và tên trẻ: Lớp:... Trường:. Giáo viên đánh dấu (X) vào ô tương ứng. Sau khi thực hiện Nội dung khảo sát Đầu năm Cuối năm Tôn trọng Chưa tôn trọng Tôn trọng Chưa tôn trọng Sự tôn trọng của phụ huynh với trẻ Sự tôn trọng của cô giáo với trẻ Sự tôn trọng của trẻ với trẻ Sự tôn trọng của cô với phụ huynh Sự tự tin của trẻ khi tới trường Cảm xúc của trẻ khi đến trường Sự an toàn của trẻ về mặt thể chất Sự an toàn của trẻ về mặt tinh thần PHIẾU KHẢO SÁT TRẺ CUỐI NĂM VỀ XÂY DỰNG NGÔI TRƯỜNG HẠNH PHÚC Họ và tên trẻ: Lớp:... Trường:. Giáo viên đánh dấu (X) vào ô tương ứng. Sau khi thực hiện Nội dung khảo sát Đầu năm Cuối năm Tôn trọng Chưa tôn trọng Tôn trọng Chưa tôn trọng Sự tôn trọng của phụ huynh với trẻ Sự tôn trọng của cô giáo với trẻ Sự tôn trọng của trẻ với trẻ Sự tôn trọng của cô với phụ huynh Sự tự tin của trẻ khi tới trường Cảm xúc của trẻ khi đến trường Sự an toàn của trẻ về mặt thể chất Sự an toàn của trẻ về mặt tinh thần
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_thuc_hien_tot_phong_trao.docx