Báo cáo biện pháp Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Tự nhiên và Xã hội là môn học nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản và ban đầu về các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, con người và xã hội giúp các em có thể ứng xử hợp lí trong cuộc sống hàng ngày và tiếp tục học lên các lớp trên một cách thuận lợi.

Đối với học sinh Tiểu học nhất là các em học sinh lớp 3 đã có sự nhận thức trước các sự vật, hiện tượng của tự nhiên và xã hội thì môn học này vô cùng có ích với các em. Qua mỗi bài học, các em lại có thêm những nhận thức về các mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội, từ đó khơi dậy tình yêu thiên nhiên đất nước, hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường sống, đồng thời kích thích tính ham hiểu biết về khoa học của học sinh.

Hòa cùng với công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên toàn ngành, môn Tự nhiên và Xã hội cũng có những bước chuyển mình, từng bước vận dụng thay đổi linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa các hoạt động của học sinh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.

 

doc 29 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 4120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
hỏ bé
...
+ Về cua:
Loài vật này có nhiều chân.
Chân phân thành các đốt.
Loài vật này không có xương sống.
...
Lưu ý: Có thể chia lớp thành nhiều nhóm chơi để tạo điều kiện được nhiều em học sinh tham gia đoán và gợi ý.
d. Kết quả: 
Qua trò chơi học sinh được khám phá về các loài vật quen thuộc.
* Từ những trò chơi này, tôi thấy học sinh trực tiếp được khám phá thế giới xung quanh mình. Từ đó các em sẽ thêm yêu cuộc sống.
4. Biện pháp 4 : Tổ chức những trò chơi khác.
- Những trò chơi này giúp cho tâm hồn các em phát triển lành mạnh, góp phần củng cố kiến thức, học mà chơi chơi mà học. Giáo viên có thể sử dụng các trò chơi này để khởi động, giới thiệu bài, dạy học bài mới hoặc củng cố kiến thức
Xuất phát từ những ý nghĩa đó, trong nhiều năm qua tôi đã sưu tầm và áp dụng một số trò chơi trong quá trình dạy môn Tự nhiên và Xã hội, trong thực tế áp dụng đã thu được những kết quả nhất định.
Tên trò chơi
Những bài có thể vận dụng
Giải ô chữ
Bài 6,7,17,18,41,59,61,69-70
Đóng vai
 Bài 4,7
Tìm nhà
 Bài 17,18
Ai nhanh ,ai đúng
 Bài 3,17,18
Tìm từ trong ô chữ
 Bài 6,7,17,18 ,59,61,
Ghép chữ vào hình
 Bài 7
Sau đây là ví dụ minh họa cho một số trò chơi
4.1Trò chơi “ đóng vai”
* Bài 9: Phòng bệnh tim mạch
Trò chơi giúp học sinh tìm hiểu, phát hiện nội dung bài học.
a. Mục tiêu
Nêu lên sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
b. Chuẩn bị
- Áo bác sĩ, ống nghe, một số dụng cụ của bác sĩ..
c. Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cá nhân
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình 1,2,3 trang 20 trong SGK đọc câu hỏi và lời đáp của trong nhân vật trong các hình.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Sau khi nghiên cứu cá nhân, giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận trong nhóm các câu hỏi ở SGK:
+ Ở lứa tuổi nào thường hay bị bệnh thấp tim?
+ Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?
+ Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì?
- Tiếp theo, nhóm trưởng sẽ yêu cầu các nhóm tập đóng các vai học sinh và vai bác sĩ để hỏi - đáp về bệnh thấp tim.
Giáo viên đi tới các nhóm giúp đỡ và khuyến khích học sinh sau khi đã hiểu bài có thể nói tự do mà không lệ thuộc vào lời nói của các nhân vật trong SGK thì càng tốt.
Bước 3: Làm việc với cả lớp
Các nhóm xung phong đóng vai dựa theo các nhân vật trong các hình 1,2,3. Lưu ý mỗi nhóm chỉ đóng một cảnh.
Các học sinh khác theo dõi và nhận xét xem nhóm nào sáng tạo và qua lời thoại nêu bật được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim.
 Kết luận: 
 - Thấp tim là một loại bệnh về tim mạch mà ở lứa tuổi học sinh thường mắc.
 - Bệnh này để lại di chứng nặng nề cho van tim, cuối cùng gây suy tim.
 - Nguyên nhân dẫn đến bệnh thấp tim là do bị viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài hoặc viêm khớp cấp không được chữa trị kịp thời, dứt điểm.
d. Kết quả 
Học sinh nắm được nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim và sự nguy hiểm của căn bệnh này.
4.2.Trò chơi Ghép chữ vào hình 
*Bài 7: Hoạt động của cơ quan tuần hoàn
Trò chơi được áp dụng trong hoạt động củng cố nội dung bài học.
a. Mục tiêu:
Củng cố kiến thức đã học về hai vòng tuần hoàn
b.Chuẩn bị:
- Sơ đồ hai vòng tuần hoàn nhưng không có chú thích.
- Các tấm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của hai vòng tuần hoàn.
c. Cách chơi:
Bước 1: 
- GV phát cho mỗi nhóm một bộ đồ chơi bao gồm sơ đồ hai vòng tuần hoàn nhưng không có chú thích và các tấm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của hai vòng tuần hoàn.
Mao mạch ở các cơ quan
 Mao mạch ở phổi
Động mạch chủ
 Tim
Tĩnh mạch phổi
Động mạch phổi
Tĩnh mạch chủ
 Sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
- Yêu cầu các nhóm thi đua ghép chữ vào hình. Nhóm nào hoàn thành xong trước, ghép chữ vao sơ đồ đúng vị trí và trình bày đẹp là thắng cuộc.
Bước 2:
- Học sinh chơi như đã hướng dẫn. Nhóm nào làm xong trước sẽ dán sản phẩm của mình lên trước.
- Giáo viên cho các nhóm nhận xét sản phẩm của nhau và đánh giá xem nhóm nào thắng.
d. Kết quả:
Học sinh nhớ và trình bày được sơ đồ hai vòng tuần hoàn.
4.3/ Trò chơi "Tìm tên các bộ phận của cơ quan thần kinh lẩn trốn trong các ô chữ". 
Trò chơi này có thể dùng để khởi động hoặc giới thiệu bài.
*Bài 12: Cơ quan thần kinh
a. Mục tiêu:
- Học sinh nhớ được tên các cơ quan thần kinh
- Rèn kỹ năng quan sát cho học sinh.
b. Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị ô chữ hình 1 dưới đây, phóng to để treo hoặc kẻ trực tiếp lên bảng.
- Các đội hoặc cá nhân chơi chuẩn bị bút, giấy viết
c. Cách chơi:
- Chơi theo cá nhân hoặc theo cặp.
- Các cá nhân hoặc nhóm chơi có nhiệm vụ tìm tên gọi của các cơ quan thần kinh "lẩn trốn" trong các ô chữ bằng cách ghép các chữ cái theo chiều ngang ( ), dọc ( ), chéo ( ) và thêm những dấu thích hợp.
- Đội hoặc cá nhân nào tìm nhanh nhất, đủ tên ba bộ phận của cơ quan thần kinh: Não, tuỷ sống, và các dây thần kinh (xem đáp án hình 2) "lẩn trốn" trong các ô chữ thì đội, cá nhân đó thắng. Những đội, cá nhân tìm thấy tiếp sau là đội nhì, ba,...
d. Kết luận.
Học sinh nhớ được tên các cơ quan thần kinh.
4.4 Trò chơi “Ghép đôi”
*Bài 56-57: Thực hành đi thăm thiên nhiên.
Trò chơi được áp dụng trong hoạt động củng cố nội dung .
a. Mục tiêu
Khắc sâu những hiểu biết của mình về thực vật, động vật.
b.Chuẩn bị
-2 bộ đồ dùng chơi trò chơi
Lá
Tôm
Bộ 1:
Hoa
Hạt
Rễ
Chim
- Gồm các tấm bìa ghi các chữ: 
 - Các mẩu giấy nhỏ, mỗi mẩu giấy ghi nội dung như sau:
+ Chúng tôi không có xương sống, biết bơi và có lớp vỏ cứng bao bọc,tôi nhảy được.
+ Tôi có khả năng quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước.
+ Cơ thể của tôi có lông vũ bao phủ.
+ Tôi có thể hút nước và muối khoáng từ trong lòng đất.
+ Nhờ có tôi mà các loài cây duy trì được giống nòi.
+ Tôi luôn “mặc” những bộ quần áo đẹp và người tôi luôn tỏa hương thơm.
Dơim
Cuam
Ong
Quảm
Thúm
Thân cây
 Bộ 2: 
- Gồm các tấm bìa: 
- Các mẩu giấy nhỏ, mỗi mẩu giấy ghi nội dung như sau:
+ Cơ thể của chúng tôi có lông mao bao phủ.
+ Tôi làm nhiệm vụ vận chuyển nhựa đi nuôi cây.
+ Tôi sinh ra từ hoa, cho hạt để tạo cây mới.
+ Tôi không có xương sống, biết bay và mang mật ngọt cho đời.
+ Tôi không có xương sống nhưng vỏ cơ thể lại rất cứng, tôi có tám cẳng và hai càng.
+ Tôi biết bay, kiếm mồi về đêm nhưng không phải là chim.
c. Cách chơi:
Trò chơi dành cho hai đội có 12 thành viên trong đó 6 thành viên cầm 6 tấm bìa , 6 thành viên có mẩu giấy nhỏ. Khi chơi các bạn cầm giấy lần lượt đọc nội dungghi trong giấy, các bạn cầm bìa theo dõi nếu thấy nội dung bạn đọc là đặc điểm của mình thì nhanh chóng chạy về phía bạn đó.
- Đội thắng cuộc là đội ghép đúng và cần ít thời gian hơn.
- HS cả lớp làm cổ động viên.
-GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Nhắc nhở HS luôn cố gắng bảo vệ thiên nhiên môi trường vì đó là bảo vệ cuộc sống của chính mình.
Tổng kết giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
4.5 Trò chơi “Ô chữ kì diệu”
* Ví dụ 1:Bài 39: Ôn tập: Xã hội
 Chuẩn bị tốt kế hoạch bài dạy, sẽ giúp người giáo viên thành công và đạt được mục tiêu đề ra. 
	a/ Ổn định tổ chức, bố trí đội hình phù hợp với trò chơi :
	Trò chơi đoán ô chữ có thể cho học sinh chơi theo nhiều cách bố trí đội hình khác nhau, chẳng hạn như : chia lớp thành hai đội và đặt tên cho hai đội bám theo chủ đề ( chủ đề mùa xuân thì đặt tên là đội Hoa mai và đội Hoa đào ) ; có thể chia đội theo tổ hoặc theo cách ngẫu nhiên ; hoặc có thể cho học sinh chơi tự do theo hình thức giơ tay xin được giải đáp ô chữ 
	b/ Xác định vị trí của người dẫn :
	Vị trí của người dẫn sao cho mọi khẩu lệnh đưa ra người tham gia chơi đều nghe rõ, các động tác đều quan sát được và ngược lại người dẫn cũng phải có thể quan sát bao quát để tìm hiểu được đúng hay sai trong khi chơi.
	c/ Giới thiệu và giải thích trò chơi :
	Giới thiệu và giải thích trò chơi có thể tiến hành bằng nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào thực tiễn hiểu biết của các em và năng lực của người hướng dẫn.	Ví dụ : để giới thiệu trò chơi, GV nói rõ ràng về luật chơi như sau : “ Trò chơi đoán ô chữ ngày hôm nay gồm có một từ hàng dọc và 10 từ hàng ngang, nếu bạn giải được một từ hàng ngang sẽ được tặng một bông hoa thời gian suy nghĩ là 30 giây, tín hiệu xin trả lời bằng cách gõ một tiếng trống . Nếu bạn giải được từ hàng dọc sẽ được tặng 2 hai bông hoa, bất cứ lúc nào cũng có thể được giải từ hàng dọc, tín hiệu xin được trả lời cũng bằng cách đánh một tiếng trống.Nhóm nào sai nhường quyền trả lời cho nhóm khác.Nhóm thắng cuộc là nhóm ghi được nhiều điểm nhất.
 	d/ Điều khiển trò chơi và đánh giá kết quả :
 	* Người giáo viên phải đảm đương vai trò “ Trọng tài ” khách quan công bằng trong điều khiển và đánh giá , nhận xét .
	* Cần tổ chức cho học sinh chơi thử một vài lần 
	* Nhắc nhở, động viên chuẩn bị chơi thật; trước khi chơi thật , cần nhắc lại một số yêu cầu có thể rút kinh nghiệm ngay một số vấn đề có thể xảy ra tiếp theo.
	* Lệnh cho bắt đầu chơi .
	* Theo dõi để nắm vững hoạt động của từng cá nhân và tập thể.
	* Động viên bằng lời, tiếng vỗ tay, kèn , trống, hò , reo  để tăng hoặc giảm nhịp điệu, cường độ của cuộc chơi. 
	* Trong quá trình diễn ra cuộc chơi cần uốn nắn nhắc nhở và kịp thời tăng hoặc giảm thời gian , phạm vi hoạt động, thay đổi nếu như có những trường hợp phạm quy trong khi chơi.
	* Đánh giá kết quả, nhận xét xếp loại bên thắng thua là phần kết quả trò chơi. Vì vậy, phải rất bình tĩnh, đánh giá đúng thực chất cuộc chơi, bao gồm :
	+ Ưu điểm, khuyết điểm của cá nhân và tập thể
	+ Thời gian hoàn thành của của cá nhân và tập thể
	+ Cá nhân, tập thể ít phạm luật chơi nhất 
	+Đảm bảo an toàn về người và vật chất tốt nhất 
	*Việc đánh giá nhận xét đúng mức sau cuộc chơi sẽ tạo được tình cảm, gây ấn tượng trong mỗi học sinh. Do đó phải biết động viên , khích lệ các em để các em thắng cuộc không kiêu căng, tự mãn, càng phấn khởi và cố gắng hơn. Ngược lại những em thua vẫn vui vẻ tự rút kinh nghiệm để học tập bạn bè, quyết tâm phấn đấu giành kết quả trong những trò chơi tiếp theo.
- HÀNG NGANG 1: là một từ gồm có 7 chữ cái. Ở trường, ngoài hoạt động học tập,em còn có hoạt động này ? (VUI CHƠI)
- HÀNG NGANG 2: là một từ gồm có 5 chữ cái. Trong gia đình, ông bà, bố mẹ, con cháu được gọi là gì? ( THẾ HỆ )
- HÀNG NGANG 3: là một từ gồm có 7 chữ cái. Đây là một trong những môn học ở trường, có liên quan đến hoạt động cắt, dán? (THỦ CÔNG)
- HÀNG NGANG 4: là một từ gồm có 7 chữ cái. Đây là một hoạt động nông nghiệp có liên quan đến biển ? (ĐÁNH BẮT)
- HÀNG NGANG 5: là một từ gồm có 3 chữ cái. Từ điền vào chỗ trống trong câu sau: “Mọi người.phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh” ? (ĐỀU)
- HÀNG NGANG 6: là một từ gồm có 5 chữ cái. Phương tiện giao thông thô sơ nhưng rất cần giữ an toàn khi sử dụng ? (XE ĐẠP)
- HÀNG NGANG 7: là một từ gồm có 5 chữ cái. Đây là chủ đề chung cho các bài học ở chương này ? (XÃ HỘI)
- HÀNG NGANG 8: là một từ gồm có 5 chữ cái. Không phải là làng quê ? (ĐÔ THỊ)
- HÀNG NGANG 9: là một từ gồm có 5 chữ cái. Sinh vật trung gian gây bệnh, thường sống ở rác thải? (CHUỘT)
- HÀNG NGANG 10: là một từ gồm có 6 chữ cái. Đây là cách xử lí rác tiết kiệm nhất ? (TÁI CHẾ)
- Ô chữ HÀNG DỌC là: CHỦ ĐỀ XÃ HỘI
 * Lưu ý: Sau nội dung mỗi ô chữ, giáo viên giới thiệu, giải thích, mở rộng có hình ảnh hoặc clip giải thích nội dung ô chữ đó.
Ví dụ: Sau khi đã đưa ra ô chữ số 8, GV cho HS xem Clip quay cuộc sống của Đô thị để HS thấy rõ sự khác biệt giữa làng quê và đô thị.
*Ví dụ 2:
Bài 69- 70: Ôn tập và kiểm tra học kì 2: Tự nhiên
- GV yêu cầu chia thành 2 đội chơi.
- GV phổ biến luật chơi:
+ Mỗi đội chơi có nhiệm vụ phải tìm ra ô chữ hàng ngang và hàng dọc.
+ Đoán đúng được một hàng ngang, đội ghi được 5 điểm; Đoán đúng hàng dọc , đội sẽ ghi được 20 điểm.
- GV tổ chức cho các đội chơi .
- GV nhận xét, phát phần thưởng cho các đội chơi thắng cuộc.
Ô CHỮ
HÀNG NGANG 1: Tên một nhóm động vật.
HÀNG NGANG 2: Trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có điều này.
HÀNG NGANG 3: Địa hình cao nhất trên bề mặt lục địa trái đất.
HÀNG NGANG 4: Một loại rễ cây hay gặp trong cuộc sống.
HÀNG NGANG 5: Vẹt thuộc loại động vật này.
HÀNG NGANG 6: Hiện tượng này luân phiên cùng với một hiện tượng khác không ngừng.
HÀNG NGANG 7: Đới khí hậu quanh năm lạnh.
 Qua quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức có hiệu quả trò chơi nói chung và trong thiết kế trò chơi học tập “ Ô chữ ” nói riêng,GV cần lưu ý một số điểm sau:
 + Nghiên cứu kĩ nội dung, chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt sau mỗi bài dạy.
 + Trò chơi phải được chuẩn bị kĩ , phù hợp với đối tượng HS cả về thẩm mĩ và nội dung.
 +Cần lựa chọn hình thức minh họa phù hợp với nội dung kiến thức, kĩ năng cần đạt tránh lạm dụng, không đúng trọng tâm bài.
 + Kênh hình, kênh chữ đúng, đủ lệnh, tránh dài dòng, màu sắc đẹp, rõ nét.
 + Hiệu ứng mang lại sôi động, lôi cuốn, đạt hiệu quả cao.
5. Những trò chơi thường dùng để "phạt" những người sai.
Sau mỗi lần tổ chức trò chơi, thường có những người chơi thắng hay thua, giáo viên lại dùng hình thức phạt. Thực chất của hình thức phạt nhằm thoả mãn cả người chơi và người bị phạt. Một số trò chơi làm hình thức phạt như: Mẹ đi chợ, soi gương, tập thể dục, bò nhúng giấm, đôi múa đẹp, âm thanh tự nhiên, rửa mặt như mèo, làm đàn vịt, đội kèn tí hon.
Cụ thể các trò chơi dùng để phạt như sau:
5.1. Đôi múa đẹp.
Giáo viên cho học sinh chịu phạt đứng thành các đôi múa. Giáo viên chuẩn bị một số tờ báo, cho các đội đứng lên tờ báo đó, tập thể hát, các đôi bị phạt vừa đi vừa múa nhưng không được ra khỏi tờ báo. 
5.2. Bò nhúng giấm.
Giáo viên cho học sinh bị phạt đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn. Cho lớp đọc các câu sau đây và quy định động tác cho người chịu phạt.
- "Bò nhúng giấm, nhúng giấm, nhúng giấm" - học sinh chịu phạt phải nhún theo nhịp đọc "nhúng giấm" của lớp.
- "Bò lúc lắc, lúc lắc, lúc lắc" - Học sinh chịu phạt lắc mông theo nhịp đọc "lúc lắc"...
Cứ như thế đọc đi đọc lại vài lần cho vui.
5.3. Âm thanh tự nhiên.
Giáo viên quy định người chịu phạt bắt chước tiếng kêu của các con vật như: Mèo, chó, gà gáy, dê kêu, chim hót... mỗi người một loại. Khi có lệnh học sinh chịu phạt, kêu thật to tiếng của con vật đó trong khoảng 40 giây đến 1 phút. Tạo thành âm thanh hỗn loạn rất vui.
5.4. Đội kèn tí hon.
Giáo viên cho học sinh bị phạt xếp thành hàng dọc trước đội hình lớp, hai tay để lên miệng làm động tác thổi kèn. Khi lớp hát hoặc đọc theo nhịp "to tò te đây là ban kèn hơi..." học sinh bị phạt vừa đi vừa thổi kèn quanh vòng tròn một lượt. 
5.5. Rửa mặt như mèo.
Giáo viên cho học sinh chịu phạt đứng thành hàng ngang trước lớp. Lớp hát hoặc nói theo nhịp "Meo meo rửa mặt như mèo...". Học sinh chịu phạt phải làm động tác của mèo như: rửa mặt, liếm láp,...
 Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nói chung và trong môn Tự nhiên và xã hội nói riêng giúp HS hiểu bài nhanh, tiết học trở nên sinh động, chất lượng giờ dạy được nâng cao. Đặc biệt, HS được mở rộng vốn hiểu biết tổng hợp hơn. Củng cố bài học bằng trò chơi sử dụng công nghệ thông tin làm tăng hứng thú học tập cho HS,khả năng hệ thống kiến thức nhanh chóng 
và sâu hơn và không chiếm nhiều thời gian trên lớp. Các em được “học mà chơi, chơi mà học”.
 6. Kết quả thực hiện.
Qua thực tế giảng dạy áp dụng những biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong các tiết Tự nhiên và Xã hội, tôi đã thu được những kết quả sau:
* Về học sinh: 
- Học sinh lớp tôi yêu thích môn Tự nhiên và Xã hội, các em thường mong chờ đến tiết học để khám phá tìm ra những điều mới và được chơi các trò chơi học tập.
- Trong giờ học các em tập trung chú ý học, tiếp thu bài tốt, hăng hái phát biểu ý kiến, đưa ra những ý kiến của mình và lắng nghe ý kiến của bạn. Chính vì vậy giờ học luôn sôi nổi, cuốn hút các em nắm được nội dung bài học.
- Giờ học Tự nhiên và Xã hội rất vui vì qua mỗi bài học các em lại được lớn lên trong nhận thức, trong sự hiểu biết của mình. 
- Học sinh mạnh dạn trong giao tiếp, biết trình bày ý kiến của mình, giúp các em phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh Tiểu học.
- Kết quả học sinh hoàn thành chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học như sau:
Số học sinh
Hoàn thành
%
Chưa hoàn thành
%
51 em
51 em
100
0 em
0
* Về giáo viên 
Các tiết dạy môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp tôi trong năm học này (nhà trường và phòng giáo dục dựợc) có cả các tiết chuyên đề, dạy giỏi cấp trường và đăng ký dự thi dạy giỏi cấp Quận được xếp loại Giỏi từ 18 điểm trở lên. 
* Bài 12: Cơ quan thần kinh - đạt 18,5 điểm.
* Bài 53: Chim - đạt 18 điểm
 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Từ kết quả khả quan mà học sinh lớp tôi đạt được, tôi thấy “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”. Nếu ta nỗ lực chịu khó tìm tòi, hết lòng vì học sinh, cố gắng đầu tư cho mỗi giờ lên lớp một cách thoả đáng nhất là việc tổ chức trò chơi học tập, sắp xếp đưa các trò chơi đó vào những lúc thích hợp thì chắc chắn ta sẽ gặt hái được những thành công nhất là khi học sinh của mình luôn náo nức chờ mong mỗi bài giảng của cô.
Trong quá trình dạy môn Tự nhiên và Xã hội, tôi đã sử dụng phương pháp trò chơi trong hầu hết các tiết dạy. Sau khi sử dụng những trò chơi học tập để giới thiệu bài, luyện tập hoặc củng cố tri thức tôi thấy học sinh trong lớp yêu thích môn học hơn, nắm vững kiến thức trong bài học và biết vận dụng vào cuộc sống. Với từng phần chủ đề của môn Tự nhiên và Xã hội đã giúp học sinh ngoài việc có kiến thức còn có thêm những kĩ năng thực hành từ đó các em có thái độ đúng. Từ những thái độ đó các em đã xây dựng cho mình một nếp sống văn minh và mối quan hệ giữa mình với người khác, liên hệ nhiệm vụ của các em khi ở trường, lúc ở nhà và nơi công cộng...
Là một giáo viên Tiểu học, để dạy tốt môn học Tự nhiên và Xã hội thì giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài trước khi đến lớp. Tìm các phương pháp hay cho mỗi bài học và đặc biệt là lựa chọn trò chơi học tập và áp dụng một cách hợp lí, góp phần làm cho tiết dạy thêm sinh động. Muốn làm được điều đó giáo viên phải luôn tâm huyết với nghề, phải say mê tìm tòi, nghiên cứu học hỏi đồng nghiệp để trau dồi chuyên môn,phối hợp tốt các phương pháp dạy học, bản thân có ý chí phấn đấu vươn lên. Mặt khác giáo viên phải luôn gần gũi với học sinh, tạo cho học sinh tình cảm với cô. Đó cũng là một phần làm cho tiết dạy được thành công.
Tôi nghĩ rằng không chỉ có trong tiết Tự nhiên và Xã hội mà ngay cả các giờ học khác giáo viên cần tăng cường các hoạt động vui chơi vào bài dạy bởi trò chơi cũng là một phương tiện nhằm thu hút, tập hợp giáo dục thiếu nhi nhanh và có hiệu quả. Trò chơi góp phần điều hoà và cân bằng nguồn năng lượng dư thừa trong quá trình trao đổi chất, đảm bảo sự hoạt động bình thường trong cơ thể trẻ em. Trò chơi vừa là nhu cầu tự nhiên, vừa là phương tiện giáo dục toàn diện cho học sinh.
Trong quá trình vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, tôi nhận thấy đây là phương pháp đặc biệt quan trọng bởi nó phù hợp với tâm lí của học sinh Tiểu học. Đó là con đường giúp các em đến với tri thức ngắn nhất, hiệu quả nhất..
II. KHUYẾN NGHỊ:
Tôi mong rằng, công ty Thiết bị đồ dùng - dạy học nên trang bị thêm tư liệu, phim khoa học, mô hình và vật dụng cho môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 để học sinh được phát huy khả năng phát hiện kiến thức một cách chủ động.
Trên đây là kinh nghiệm của tôi khi tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. Với thời gian vận dụng chưa dài nên có thể sáng kiến của tôi chắc chưa thực sự sâu rộng, còn có những hạn chế, tôi mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học các cấp để giáo viên chúng tôi tổ chức tốt các tiết dạy - học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. Từ đó có những cơ sở để góp phần nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2015.
Tôi cam đoan đây là Sáng kiến kinh nghiệm của tôi, không sao chép của người khác và bất kì nguồn tài liệu nào.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách Tự nhiên và Xã hội – Lớp 3 – Nhà xuất bản giáo dục.
Sách Giáo viên Tự nhiên và Xã hội – Lớp 3 – Nhà xuất bản giáo dục.
Sách Thiết kế bài giảng Tự nhiên và Xã hội – Lớp 3 – Nhà xuất bản Hà Nội
Trò chơi học tập Tự nhiên và Xã hội – Lớp 3 – Nhà xuất bản giáo dục.
Sách Bài tập Tự nhiên và Xã hội – Lớp 3 – Nhà xuất bản giáo dục.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_to_chuc_co_hieu_qua_tro_c.doc