Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm chế biến món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng ở trường mầm non

Căn cứ nghiên cứu (căn cứ pháp lý; căn cứ khoa học)Ngày 22/12/2012 Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 226/QĐ-TTG phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020, và tầm nhìn đến năm 2030 với quan điểm cải thiện tình trạng dinh dưỡng là trách nhiệm của các cấp, các ngành và mọi người dân. Bảo đảm dinh dưỡng cân đối, hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống đảm bảo mục tiêu” Đến năm 2020, suy dinh dưỡng trẻ em đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam ”

Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non ở điều 8, tiêu chuẩn 5 đã nêu: ‘‘Chiều cao, cân nặng trẻ phát triển bình thường theo độ tuổi đảm bảo sự phát triền thể chất theo mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non’’.

Công văn số 5396/BGDĐT-GDMN ngày 20/8/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2020-2021 có nêu: “Tăng cường biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 8% và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 10%. Tiếp tục chỉ đạo mở rộng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong các cơ sở Giáo dục mầm non. Đặc biệt là phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng. Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn ở những nơi tổ chức ăn bán trú đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở Giáo dục mầm non”.

 

doc 58 trang vuthom 08/10/2022 5841
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm chế biến món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm chế biến món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng ở trường mầm non

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm chế biến món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng ở trường mầm non
 theo mùa và theo tuần
Minh chứng 3: Thực đơn năm học 2020-2021
3.3. Biện pháp 3: Lựa chọn thực phẩm
Từ thực đơn đã xây dựng , tôi lên kế hoạch để chuẩn bị thực phẩm theo từng ngày cụ thể . Sau đó dựa vào kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của bản thân để lựa chọn thực phẩm. Cụ thể như sau: 
3.3.1.Thực phẩm có nguồn gốc thực vật :
 * Cách chọn các loại rau, củ, quả 
 + Lựa chọn cà chua: Cà chua là loại quả có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong quả cà chua có chứa nhiều loại vitamin như A ,C. Đặc biệt, ở độ chín hoàn toàn lượng vitamin C và Carotenoit đạt tỷ lệ cao nhất, lượng Axit giảm,lượng đường tăng , thịt quả có vị ngọt hơn lúc xanh. Lựa chọn những quả chin đều, thành quả dầy, thành cứng, nhiều bột, ít hạt. Loại bỏ những quả dập nát, mốc meo, ủng thối.
 + Bắp cải: Bắp cải là loại rau ăn lá, ngoài việc cung cấp các vitamin, khoáng chấtnó còn cung cấp một lượng chất sơ giúp cơ thể dễ tiêu hóa, lợi tiểu tốt. Nên chọn cây chắc, lá xoăn, tầu lá dầy cuốn chặt, lá mầu trắng. loại bỏ những cây lá vàng, úa, thối.
 + Gà: Nếu là gà mổ sẵn thì nên chọn những con mắt nhắm, da sáng, bên ngoài khô và hơi ướt, không dính tay, vết lõm khi ấn tay vào ngay lập tức trở về trạng thái ban đầu, mùi vị bình thường, sau khi đun nấu canh thịt trong mỡ nổi lên bề mặt có mùi thơm. Còn nếu gà còn sống thì chọn nhưỡng con gà khỏe mạnh, lông mầu sáng bóng, mầu đỏ tươi, chân thẳng nhẵn và không đóng vẩy, ức đầy và không ướt ở phần hậu môn. Chọn những con gà bánh tẻ, mỏ nhọn da có mầu vàng lườn đầy xách nặng tay
 + Vịt, ngan: khi chọn ta sờ hai xương hông ở gần đuôi nếu không thấy chồi xương tức là vịt béo, lật bàn chân lên phía gậm có cục trai mỏng, mềm, cục trai nhỏ là vịt vừa ngon còn trai dầy thì là vịt già.
 + Thịt lợn: Với những miếng thịt tươi sẽ có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả. Mỡ có mầu sắc, độ rắn bình thường, nếu thịt đã ôi sẽ có màu hơi thâm hoặc xanh nhạt không bóng có thể có nhớt hoặc mùn khó chịu. Những miếng thịt tươi sẽ có lát ắt bình thường, sáng, khô, còn miếng thịt hỏng lát cắt màu sắc tối và hơi ướt. Miếng thịt tươi sẽ có độ rắn chắc đàn hồi cao khi dùng ngón tay ấn vào miếng thịt sẽ tháy không để lại vết lõm không bị dính nếu miếng thịt dã bị ôi thì ngược lại.
 + Chọn thịt bò: Thịt bò ngon có mầu đỏ tươi, mỡ bò phải có mầu vàng tươi gân mầu trắng và cứng khi ấn vào. Thớ thịt bò nhỏ, mềm, không quá mịn. Lấy tay ấn vào thớ thịt thấy thịt có độ đàn hồi tốt không dính tay và không có mùi hôi. Thịt bò mầu tái xanh, có những nốt trắng tròn giữa các thớ thịt là bò bị sên,
 bị sán hay bị gạo. Các loại thịt mà có mùi hôi cũng không nên chọn.
 * Cách chọn môt số loại hàng khô :
 + Chọn mua gạo: gạo tốt là loại gạo có hạt tròn đẹp, khô, không có sâu mọt, không có bụi cám, ngửi có mùi thơm. Loại chất lượng kém là loại sắc xám, hạt gạo dễ vỡ vụn, có mùi ẩm mốc.
Minh chứng 4: Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo dinh dưỡng 
và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
	3.4. Biện pháp 4: Kỹ thuật chế biến thức ăn cho trẻ
  Đây là khâu quyết định một bữa ăn đạt độ cảm quan cao.
  Để trẻ ăn ngon, hết suất thì thức ăn phải có mùi vị thơm ngon hấp dẫn, thường xuyên thay đổi cách chế biến. Trong quá trình nấu nướng, biết cách phối hợp với từng món ăn để tạo nên mùi vị đặc trưng.
 VD: Khi chế biến tôi thường phối hợp các loại rau quả có màu sắc đẹp để thu hút lôi cuốn tạo cảm giác hứng thú, thích ăn như món tôm xào ngũ sắc tôi đem kết hợp tôm cùng với thịt lợn và cà rốt, hành tây, su su, hành lá, lơ xanh, lơ trắng tạo nên một món ăn với bảy sắc câu vồng để hấp dẫn trẻ 
 Tẩm ướp thức ăn từ 10-15 phút trước khi phi hành thơm đem xào nấu. Để tăng cường chất sắt cho trẻ để phòng chống thiếu máu.
 Khi chế biến thức ăn cho trẻ tôi giảm bớt sử dụng muối nên tăng cường lượng nước mắm rất dinh dưỡng ( nước mắm có bổ sung chất sắt ) phối hợp thêm một số loại rau quả có chứa nhiều vitaminC để có tác dụng cho việc hấp thụ chất sắt, phòng chống được các bệnh khi chuyển mùa.
 VD: Như rau mồng tơi là 72, cải bắp 30, cà chua 40, bí ngô 40
 Tăng lượng thức ăn nhiều canxi giúp cho sự phát triển chiều cao của trẻ, kết hợp với việc uống sữa hàng ngày.
 Một lưu ý là: Khi sơ chế thức ăn cần phải chú ý cắt thái nhỏ hoặc xay nhỏ các loại rau, thực phẩm thịt, cá, và khi chế biến phải nấu mềm, nhừ để trẻ dễ ăn, dễ tiêu hoá.
 * Tôi xin được trình bày cách chế biến một số món ăn nhiều dinh dưỡng mà trường tôi vừa hội giảng chào mừng ngày 20/11 vừa qua.
	Ví dụ 1: Ruốc cá thu, thịt lợn
 	 Nguyên liệu : Dành cho 10 suất ăn 
	- Thịt lợn: : 0.11 kg 
 	- Cá thu : 0.26 kg
  	- Dầu ăn: : 0.03kg
 - Hành khô : 0.008 kg
 - Thì là : 0.008 kg
 - Hành lá : 0.001 kg
 - Mắm, muối, gia vị vừa đủ
 	Cách làm: 
 	Cá thu hấp chín, nhặt bỏ xương, đem xay nhỏ.
 	Thịt lợn đem sơ chế sạch, xay nhỏ. 
	Bắc chảo lên cho khô chảo, đổ dầu vào khi dầu sôi cho hành vào phi thơm, thịt lợn và cá đã xay nhỏ cho vào rang cho thấm gia vị. Đảo đến khi thịt và cá săn khô lại tạo thành ruốc có màu vàng, mùi thơm. Cho hành lá, thì là đã thái nhỏ vào đảo đều rồi tắt bếp.
 	Yêu cầu thành phẩm 
 Màu sắc: Biến đổi tự nhiên của thịt lợn và cá, ruốc có màu vàng nhạt
 Mùi vị: Thơm ngon đặc trưng của cá và thịt, vị vừa ăn
Minh chứng 5: Món “Ruốc cá thu thịt lợn”
 VD2: Thịt ngan, thịt lợn xào lăn
	Nguyên liệu : Dành cho 10 suất ăn
- Thịt ngan : 0.25 kg
- Thịt lợn : 0.15 kg
- Hành khô : 0,006 kg
- Tỏi: 0.009 kg
- Mùi tàu :0.008 kg
- Mắm, muối, gia vị, dầu ăn vừa đủ
 Cách làm 
 Thịt ngan, thịt lợn sơ chế sạch cho rồi cho vào xay nhỏ.
 Hành lá, mùi tàu thái nhỏ, tỏi xay nhỏ.
 Cho dầu ăn vào xoong, chờ dầu nóng già, cho tỏi vào phi thơm; cho thịt ngan, thịt lợn đã xay nhỏ vào rang cùng, nêm mắm muối và rang đến khi thịt săn lại, có mùi thơm. Nêm lại gia vị vừa ăn, cho mùi tàu vào đảo đều rồi tắt bếp.
 Yêu cầu thành phẩm 
 Trạng thái : Thịt ngan, thịt lợn có mùi thơm đặc trưng
 Màu săc : Biến đổi tự nhiên của thịt ngan, thịt lợn 
Minh chứng 6: Món “Thịt ngan, thịt lợn xào lăn, canh rau ngót nấu thịt”
3.5. Biện pháp 5: Cải tiến, nâng cao phương pháp chế biến
Tôi luôn suy nghĩ làm sao để có được món ăn hấp dẫn, ngon miệng để trẻ ăn hết xuất, trẻ hấp thu được đầy đủ các dưỡng chất, khỏe mạnh và phát triển tốt về mọi mặt. Để làm dược điều này bản thân tôi luôn luôn tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp, sách báo,và những kinh nghiệm của mình: Thực hiện nghiêm túc đúng quy trình giao nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến thực phẩm đến khâu chia ăn cho trẻ đảm bào an toàn vệ sinh.
Khi giao nhận thực phẩm cần chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ đầy đủ, sạch sẽ. Mặc dù thực phẩm cho trẻ đã được kí kết cung cấp bởi công ty thực phẩm sạch Bảo An Huy và công ty Minh Đức, các loại thực phẩm đã qua kiểm dịch. Song, không vì vậy mà tôi chủ quan trong khâu này, thực phẩm nhận phải tươi ngon đúng với chất lượng của từng loại. Giờ giao nhận của tôi bao gồm đầy đủ các thành phần: Ban giám hiệu, kế toán, người đứng nấu, giáo viên, thủ kho, thanh tra đột xuất, Ban đại diện hội cha mẹ học sinh.
	Khi chế biến tôi phối hợp với đồng nghiệp chế biến thực phẩm theo đúng dây chuyền , đảm bảo chất lượng của thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn và khi nấu tùy theo từng loại thực phẩm tôi cắt tỉa các loại hình dáng rau, củ quả để bắt mắt trẻ.
 Khi sơ chế , chế biến thực phẩm , để đảm bảo an toàn vệ sinh, tôi và đồng nghiệp chú trọng đến các khâu vệ sinh đồ dùng, dụng cụ, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến, đeo gang tay tạp dề, khẩu trang, đội mũ để cho đảm bảo vệ sinh. Vì nếu thực phẩm bị nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn, ngoài ra có thể xảy ra ngộ độc đối với trẻ . 
 Khi chế biến thực phẩm tùy theo tửng loại thực phẩm tôi kết hợp thêm chút rau gia vị như thì là, hành, gừng và một số rau gia vị khác.để làm tăng thêm mùi thơm đặc trưng của món ăn.
 Cũng tùy theo thực phẩm tôi có thể phi hành, tỏi để chế biến hấp dẫn hơn như món: Thịt ngan, thịt lợn xào lăn, tôm xào ngũ sắc
Ngoài ra cần phải đảm bảo được lượng vitamin. Không bị mất đi trong quá trình nấu chín món ăn. Khi nấu đậy vung và không nên khấy nhiều
Chia ăn đảm bảo đúng quy trình, chia xong phải đậy vung cẩn thận tránh để bị nhiễm bẩn.
Để thức ăn đảm bảo được chất lượng và đảm bảo được lượng vitamin không bị mất đi trong quá trình chế biến.
 Để đánh giá được chất lượng bữa ăn cũng như xem các món ăn có phù hợp với các cháu không? Các cháu có thích món ăn đó không? Sau khi chia ăn xong tôi thường xuyên lên lớp cùng với giáo viên tổ chức cho trẻ ăn. 
 Trong khi trẻ ngồi ăn tôi quan sát, hỏi han để nắm bắt được sở thích của trẻ rồi, cùng giáo viên trao đổi, nhận xét về số lượng, chất lượng và sở thích của trẻ, các món ăn mà trẻ thích ăn để rút kinh nghiệm cho những lần chế biến sau.
 Minh chứng 7: Giờ ăn của trẻ tại lớp
Những món ăn chế biến từ thịt bò, thịt lợn, trứng, đậu trẻ đều thích ăn như: đậu thịt xốt cà chua, trứng rán thịt, thịt bò hầm khoai tây
Để làm được điều này, tôi cùng đồng nghiệp luôn luôn quan tâm, cải tiến nâng cao phương pháp chế biến thực phẩm để cho bữa ăn của trẻ vừa ngon vừa đảm bảo dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phục vụ bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với nhân viên bếp vì thực phẩm quyết định chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ. Tôi cùng đồng nghiệp luôn thực hiện nghiêm túc các quy trình từ giao nhận chế biến thực phẩm đến chia ăn để chống lãng phí, lưu nghiệm mẫu thực phẩm trong 24 giờ, đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng dụng cụ, ngoài ra luôn luôn ghi nhớ và vận dụng 10 nguyên tắc vàng về an toàn thực phẩm. 
Với môi trường: nguồn nước đảm bảo vệ sinh. Trường mầm non sử dụng nước máy của công ty nước sạch. Nước uống và nước nấu là nguồn nước tinh khiết từ công ty, đảm bảo chất lượng vệ sinh cao, có kiểm định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống được đựng trong các bình có nắp đậy và được chuyển về bếp để nấu và về các lớp học cho trẻ uống.
Rác thải của trường mầm non được để xa khu sơ chế, khu chế biến thực phẩm, được để vào thùng có nắp đậy kín đặt đúng nơi quy định; rác thải trong nấu ăn và rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý hàng ngày.
Bên cạnh đó, trường có cống thoát nước ngầm có nắp đậy, không có mùi hôi thối, các khu vệ sinh luôn được cọ rửa hàng ngày.
Với việc thực hiện biện pháp trên chất lượng bữa ăn của trẻ được nâng lên rõ rệt, mùi vị hấp dẫn, hình thức bắt mắt để trẻ ăn ngon miệng và hết xuất của mình. 
3.6. Biện pháp 6: Kết hợp với nhân viên y tế và giáo viên trên lớp theo dõi, chăm sóc sức khỏe của trẻ tại trường
 Để công việc chăm sóc nuôi dưỡng có kết quả tôi đã phối hợp với nhân viên y tế và các đồng chí giáo viên trên lớp thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho trẻ (trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, béo phì tổ chức cân đo, theo dõi sức khỏe hàng tháng). Sau khi có kết quả của trẻ, tôi đề đạt ý kiến với Ban giám hiệu nhà trường và các giáo viên trên lớp để có các biện pháp điều chỉnh thực đơn, chế độ ăn cho các cháu hàng ngày phù hợp.
 Ví dụ:
 	Đối với các cháu không tăng cân thì ngồi riêng một bàn cô động viên, cháu ăn hết suất.
 Đối với cháu béo phì thì giảm bớt chất bột đường như cơm, tăng cường thêm một ít sữa trước bữa ăn, ăn thêm nhiều rau, hoa quả.
 Với việc áp dụng biện pháp này, số trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, thấp còi của trường giảm xuống đáng kể.
3.7. Biện pháp 7: Tham mưu bổ sung cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất đầy đủ là điều kiện để giáo viên và nhân viên phục vụ tốt cho việc ăn học bán trú của trẻ ở trường. Nếu cơ sở vật chất thiếu thốn hay bị hỏng hóc sẽ ảnh hưởng đến công việc và không đảm bảo cho việc chăm sóc bữa ăn, chăm sóc sức khỏe của trẻ.
Từ đầu năm học và hàng tháng tôi cùng đồng nghiệp kiểm kê đồ dùng, trang thiết bị còn thiếu hay hỏng hóc để tham mưu với Ban giám hiệu bổ sung: sửa xe đẩy, chạn bát; cho bổ sung chảo rán, rổ, rá, bát, đĩa, thìa, sửa tủ cơm
Kết quả: Nhà trường đã bổ sung, thay thế đầy đủ, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác nuôi dưỡng luôn quan tâm và đầu tư hoàn toàn bằng inox, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tạo thuận lợi cho chúng tôi trong sử dụng và đạt được hiệu quả cao.
 	3.8. Biện pháp 8: Tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ học sinh
Với phương châm “Mẹ và cô là hai cô giáo” để nuôi dạy trẻ là biện pháp cần thiết để đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé. Vì vậy cần tạo được lòng tin đối với phu huynh để họ nhận thức được chất lượng bữa ăn của trẻ ở trường là vô cùng quan trọng để họ tự nguyện giúp đỡ nhà trường những khi cần thiết.
Để có được điều này chúng tôi đã tạo được niềm tin với các bậc phụ huynh bằng các hình thức:
Tôi đã cùng giáo viên phối hợp để tuyên truyền tới cha mẹ trẻ nội dung những kiến thức về sức khỏe, tổ chức hợp lý bữa ăn, phòng chống bệnh dịch, phòng chống suy dinh dưỡng, các bệnh do thiếu vi chất ( thiếu vitamin A, thiếu sắt, thiếu iot.), thực đơn của trẻ theo từng mùa.
Thông qua các tuyên truyền ở nhóm lớp, qua các bài viết ngắn gọc xúc tích, những thông tin dễ hiểu, gần gũi đi kèm với các hình ảnh minh họa để đi vào lòng người nên được cha mẹ học sinh rất quan tâm.
Công khai thực đơn, tài chính bữa ăn hàng ngày tại bảng côn khai của nhà trường để phụ huynh biết.
Ngoài ra còn khuyến khích phụ huynh đến tham quan giờ ăn của trẻ, từ đó phụ huynh tin tưởng vào nhà trường tỷ lệ trẻ ăn tại trường là 100% 
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
 Từ những kết quả đạt được trên đây nhờ sự nỗ lực của bản thân, tích cực nghiên cứu, học hỏi, bồi dưỡng bản thân tôi luôn có tinh thần, trách nhiệm trong công tác nuôi dưỡng. 
Bản thân tôi cùng đồng nghiệp nắm bắt được những kiến thức cơ bản về chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, thực hiện tốt qui chế chăm sóc nuôi dưỡng.
Tổ nuôi chúng tôi thực hiện đúng quy trình giao nhận, chế biến thực phẩm, đảm bảo vệ sinh.
Tập thể giáo viên, nhân viên đoàn kết, có ý thức trách nhiệm cao, phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Thực đơn của trẻ phong phú, đủ các nhóm chất, đảm bảo khẩu phần cho từng trẻ.
Chất lượng bữa ăn được cải tiến, nâng cao phù hợp với trẻ.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Hầu hết trẻ đến trường đều tăng cân, thông minh, khỏe mạnh, hoạt bát nhanh nhẹn.
Phụ huynh học sinh hiểu và quan tâm đến chất lượng bữa ăn của trẻ, phối hợp với nhà trường, đóng góp cùng chăm sóc trẻ.
Trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho công tác chăm sóc trẻ được đầu tư đầy đủ. 100% đồ dùng bằng inox, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế trong quá trình tổ chức hoạt động nuôi dưỡng cho trẻ trong trường mầm non năm học 2020-2021 đã đạt hiệu quả cao, các bữa ăn hàng ngày đã được cải thiện, trẻ hào hứng trong bữa ăn và ăn hết suất của mình. 
Từ đó, công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đã đạt được kết quả tốt, điều đó được thể hiện qua bảng khảo sát sau:
Minh chứng 8: Bảng so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi thực nghiệm
III. KẾT LUẬN
1. Kết luận chung
	Cải tiến chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Bữa ăn ngon, đủ chất, đủ lượng giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. 
Để có được những bữa ăn ngon đáp ứng dược với yêu cầu thực tế hiện nay đòi hỏi người nhân viên nuôi dưỡng phải có trình độ chuyên môn chuẩn, tâm huyết với nghề, yêu nghề, mến trẻ. Luôn phát huy tính sáng tạo, chủ động trong công việc, tìm tòi để nâng cao hiệu quả chế biến các món ăn .
	Phối hợp với các ban nghành đoàn thể trong nhà trường cùng nhau có những giải pháp hữu hiệu để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng.
	Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cuối năm học xuống dưới 3% góp phần hoàn thành nhiệm vụ năm học 2020 - 2021. 
	Việc áp dụng một số biện pháp chế biến món ăn đảm bảo chất dinh dưỡng cho trẻ tôi thấy có nhiều trẻ thích ăn, trẻ ăn ngon miệng, hết xuất. Qua mỗi kỳ cân đo của trẻ trên lớp số trẻ suy dinh dưỡng ngày một giảm dần.
	 + Là một cô nuôi trong trường mầm non phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu, tìm tòi những món ăn mới, hợp với khẩu vị vủa trẻ để thay thế những món ăn không đủ chất dinh dưỡng hoặc nhiều trẻ không muốn ăn.
 + Giáo viên - nhân viên, cô nuôi trong trường cần học hỏi trau dồi kiến thức, biết vận dụng vào công việc của mình, đồng thời các cô cần linh hoạt và sáng tạo chế biến ra nhiều món ăn mới là để thu hút sự hứng thú của trẻ, làm cho trẻ hứng thú đến trường.
 + Cần có sự kết hợp với giáo viên trên lớp, tham gia giờ ăn của trẻ để rút ra những kinh nghiệm kịp thời.
 + Biết phối hợp, trao đổi với các cô trên lớp, với phụ huynh học sinh để hiểu tâm lý của trẻ, từ đó, có thể chế biến ra các món ăn phù hợp với mọi lứa tuổi. 
2. Bài học kinh nghiệm
 	Để đảm bảo được các chất dinh dưỡng cho bữa ăn của trẻ trong trường mầm non giúp cho trẻ ăn ngon miệng, hết suất, bản thân tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau.
 	Nhận thức được công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng.
 Người nhân viên nấu ăn không những phải có trình độ chuyên môn mà cần phải học hỏi và tự rèn luyện không ngừng để bồi dưỡng nâng cao trình độ. Biết cách tính và hiểu rõ về khẩu phần ăn và định lượng calo.
 Xây dựng thực đơn hợp lý phù hợp với mùa, tuần.
Lựa chọn thực phẩm đảm bảo rõ nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ rõ ràng, uy tín chất lượng.
Đúc kết rút kinh nghiệm, nâng cao đổi mới trong chế biến món ăn cho trẻ.
Biết lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp.
 Tích cực học hỏi nghiên cứu các tài liệu, sách báo liên quan đến công tác chuyên môn nghiệp vụ nuôi.
Kết hợp với nhân viên y tế để kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ.
Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận trong nhà trường để cùng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh và cộng đồng về vấn đề dinh dưỡng.
Chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế, quy định của nhà trường.
3. Kiến nghị - Đề xuất 
 Sau khi sáng kiến kinh nghiệm áp dụng vào thực tế trong năm học 2020-2021 tổ chức hoạt động nuôi dưỡng trẻ chăm sóc đã đạt nhiều hiệu quả cao, các bữa ăn của trẻ hằng ngày được cải thiện, món ăn hấp dẫn, màu sắc đẹp, thơm ngon , đảm bảo dinh dưỡng hợp lí , giúp cho trẻ ăn hết khẩu phần. Tôi mong rằng với tinh thần trách nhiệm cùng sự cố gắng nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp và được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, tổ công tác nuôi dưỡng của nhà trường ngày càng gặt hái được nhiều kết quả cao . 
	Vì sức khỏe của cộng đồng và đặc biệt là các mầm non của tương lai luôn có những bữa ăn ngon đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển về thể chất của trẻ tôi có những đề xuất sau:
Mỗi cán bộ công nhân viên trong nhà trường cần làm tốt công tác chăm sóc và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ .
Vai trò trách nhiệm của mỗi nhân viên phục vụ công tác nuôi dưỡng cần nâng cao trong quá trình giao nhận, sơ chế, chế biến ... phải bảo đảm bảo chất lượng và tuyệt đối an toàn thực phẩm .
Với nhà trường cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho đội ngũ nhân viên phục vụ được giao lưu, học hỏi giữa các trường có điểm sáng trên địa bàn trong lĩnh vực nuôi dưỡng.
Phòng Giáo dục tiếp tục mở các lớp tập huấn bồi dưỡng công tác nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho nhiều nhân viên nuôi dưỡng được kiến tập tại các trường điểm để nhân viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn cho bữa ăn của trẻ đảm bảo vệ sinh và nhu cầu dinh dưỡng .
Trên đây là một số kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng nhằm “Một số biện pháp chế biến món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng, hết suất ở trường mầm non” mà bản thân tôi đã thực hiện trong năm học 2020 - 2021. Tôi mong nhận được sự chỉ đạo và đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chế biến thịt
Chia Ăn
 Giờ ăn của trẻ lớp MGB C2
Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sơ chế đến khâu chế biến phải theo quy trình bếp một chiều, không để dụng cụ sống chín lẫn lộn .
  Rau quả cần rửa sạch dưới vòi nước chảy, không nên cắt nhỏ ngâm nước, xương thịt cần chần qua nước sổi rữa sạch mới đem sơ chế, chế biến để giảm bớt các độc tố.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_che_bien_mon_an_giup_tr.doc