Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non

“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là một tiêu chí quan trọng mà

bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là

một ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc, lớp học hạnh

phúc. Muốn xây dựng được trường, lớp học hạnh phúc thì phải bắt đầu từ cấp

học đầu tiên là cấp học mầm non. Bởi lẽ giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên

trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình

thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ.

Vậy “Trường học hạnh phúc” là gì? Trường học hạnh phúc là nơi mang

lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của

trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được

đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ. Với tôi, hiểu một cách đơn

giản, trường học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác "muốn

đến". Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những cảm xúc.

Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việc xây

dựng trường, lớp học hạnh phúc ngày càng trở nên quan trọng. Khi xây dựng

được những lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc thì lúc đó giáo viên và

học sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy và học. Lớp học

hạnh phúc, trường học hạnh phúc phải trên cơ sở cô và trẻ hiểu nhau, tôn trọng

lẫn nhau. Từ đó, tạo điều kiện để trẻ được phát triển bản thân mình và hạnh phúc

khi là chính mình. Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để

nhà trường, giáo viên và trẻ thực sự thay đổi. Khi mọi người cùng tìm được

niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấy được chân lý và tự điều chỉnh với nhau.

pdf 34 trang vuthom 08/10/2022 78744
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non
trường sau khi tham gia các hoạt động. Từ đó, trẻ thấy mình được cô tin tưởng, 
mình đã làm được nhiều việc cùng các bạn giúp cô để lớp sạch sẽ, gọn gàng 
hơn. Chính vì vậy trẻ cũng sẽ có ý thức, trách nhiệm hơn về giữ gìn môi trường 
lớp học của mình. (Phụ lục: hình ảnh 8) 
Kết quả của giải pháp 3: 
Qua quá trình giáo viên đã nỗ lực, kiên trì để thực hiện đúng mục tiêu thì sự 
sôi nổi, hứng thú của cả cô và trẻ đã thấy rất rõ. Nhận thức của trẻ đã đồng đều 
nhau, trẻ rất tự tin, biết bày tỏ quan điểm của mình đúng lúc, đúng chỗ. Biết 
nhường nhịn và lắng nghe bạn nói, biết kết hợp cùng bạn để hoàn thành một 
nhiệm vụ cô giao. Tự tin trình bày suy nghĩ của mình trước cả lớp, trẻ không còn 
nhút nhát như trước kia. Cô giáo thì không vội vàng can thiệp vào các tình 
huống xảy ra trong khi chơi, bình tĩnh lắng nghe và đưa ra những lời khuyên phù 
hợp. giáo viên đã luôn tin tưởng, khuyến khích trẻ. Khen ngợi, động viên những 
thành công dù nhỏ của trẻ một cách kịp thời. không chê cười khi trẻ chưa làm 
tốt, động viên để trẻ tiếp tục cố gắng. Lớp học đã thấy rõ niềm hạnh phúc, và 
cũng là nơi giúp giáo viên, học sinh hình thành cũng như duy trì các trạng thái 
cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một ngôi trường hạnh phúc. 
12 
4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động ngày hội, ngày lễ nhằm lan tỏa 
hạnh phúc 
Đối với trẻ trong độ tuổi mầm non, lễ hội lại là một món ăn tinh thần không 
thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong sinh hoạt của trẻ, nó đáp ứng nhu cầu xúc 
cảm, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn. Việc tổ chức lễ 
hội trong trường mầm non được coi là một trong những phương tiện giáo dục nhiều 
mặt cho trẻ. Những ngày hội, ngày lễ đã tạo điều kiện cho trẻ được tham gia hoạt 
động một cách tích cực, không biết mệt mỏi, mang lại cho trẻ niềm vui sướng, sự 
hào hứng, điều này tác động tích cực đến sức khoẻ tinh thần của trẻ. Mặt khác cần 
phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh để tổ chức tốt, đồng thời cũng 
là hình thức tuyên truyền các hoạt động của nhà trường tới phụ huynh. 
Tôi đã cùng với các đồng chí giáo viên thiết kế, xây dựng kế hoạch tổ chức 
các ngày hội, ngày lễ trong năm học phù hợp với trẻ, đáp ứng được nhu cầu của 
trẻ, tạo niềm vui và hứng thú cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động trong ngày lễ 
hội. Đổi mới hình thức tổ chức các ngày hội, ngày lễ là điều mà chúng tôi muốn 
hướng đến, và chúng tôi đã thành công khi thực hiện nội dung này. 
Ví dụ: Tổ chức ngày hội đến trường của bé, ngoài phần lễ được tổ chức 
trang trọng, ngắn gọn, phần hội chúng tôi đã tổ chức thành một sân chơi cho trẻ 
với nhiều các hoạt động chơi cho trẻ được lựa chọn và tham gia như: giao lưu 
văn nghệ, tô tượng, làm tranh cát, tham gia các trò chơi dân gian,; ngày Tết 
Trung thu cho các lớp thi bày mâm cỗ trung thu. Cô và trò với sự hỗ trợ của phụ 
huynh học sinh đã say sưa thiết kế, bày mâm cỗ với đặc trưng riêng của lớp 
mình đẹp và hấp dẫn, tận dụng những nguyên liệu sẵn có, không tốn kém về chi 
phí; kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chúng tôi tổ chức thành ngày hội 
làm bánh của bé, các cô nhân viên chuẩn bị nguyên liệu, các cô giáo chuẩn bị 
phương tiện, đồ dùng, các con học sinh thể hiện tài khéo léo của mình qua 
những sản phẩm vô cùng phong phú về màu sắc và hình dáng; dịp Tết nguyên 
đán, chúng tôi tổ chức Lễ hội bánh chưng cho trẻ, các con được cô giáo cho tìm 
hiểu về cách gói bánh chưng, được cùng cô chuẩn bị nguyên vật liệu, cùng ông 
bà, bố mẹ gói những chiếc bánh chưng tại lớp của mình, các bé lớp MG lớn 
được tự tay gói những chiếc bánh chưng xinh xắn dưới sự hướng dẫn của cô 
giáo và ông bà, bố mẹ, niềm vui thể hiện rõ trên khuôn mặt của trẻ khi được cầm 
sản phẩm là những chiếc bánh chưng trên tay; ngày tổng kết năm học, thay vì tổ 
chức theo truyền thống, chúng tôi đã tổ chức thành Lễ hội nước cho trẻ, phụ 
13 
huynh học sinh hỗ trợ mượn bể phao cho lớp, chuẩn bị đồ bơi cho con, các cô 
giáo chuẩn bị các khu vực chơi, các trò chơi, nguyên liệu, đồ dùng cho trẻ chơi, 
tất cả cùng tập trung cho sân chơi của trẻ. Trong tất cả các ngày lễ hội, sau khi 
được vui chơi, các con đều được thưởng thức tiệc Bufet do các cô nhân viên 
nuôi dưỡng chuẩn bị, hoạt động thưởng thức tiệc Bufet là hoạt động các con hào 
hứng nhất, con được ngắm nhìn bàn tiệc cô giáo chuẩn bị vừa đẹp vừa hấp dẫn, 
được tự tay lấy những món ăn mình thích và thưởng thức, con biết chờ đợi bạn 
để lấy đồ ăn, biết lấy vừa đủ đồ ăn và ăn hết đồ ăn mình đã lấy không để thừa 
lãng phí, biết lấy giúp đồ ăn cho bạn, các con được học nhiều kỹ năng qua hoạt 
động tiệc Bufet này. Tuy mệt và vất vả vì vừa chăm sóc các con lại vừa phải 
chuẩn bị cho các hoạt động nhưng các đồng chí giáo viên luôn vui vẻ và nở nụ 
cười trên môi, vì các cô cảm nhận được niềm hạnh phúc của các con khi được 
tham gia các hoạt động này, đó là thành công lớn của cả tập thể. 
Năm học 2021-2022, mặc dù có nhiều khó khăn vì dịch covid-19 nên 
phần lớn các hoạt động phải tổ chức trong lớp, nhưng tất cả đều thành công 
ngoài mong đợi. (Phụ lục: hình ảnh 9,10,11) 
Kết quả của giải pháp 4: 
Việc tổ chức các ngày hội ngày lễ trong năm học cho kết quả là mang lại 
tình yêu thương, sự nhiệt huyết của toàn thể đội ngũ nhà trường. Tạo cho trẻ sự 
an toàn, niềm phấn khởi, tình yêu trường, lớp, yêu bạn bè, cô giáo, sự yên tâm 
tin tưởng nhà trường của các bậc phụ huynh. 
Các ngày hội, ngày lễ cho dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 phải tổ chức 
trong khuôn viên lớp học nhưng cũng mang lại niềm hạnh phúc, lưu lại những 
hình ảnh đẹp trong tâm trí của trẻ và của các cô giáo. Kết quả đấy chính là niềm 
hạnh phúc của cán bộ, giáo viên, nhân viên và đặc biệt là sự tin tưởng, tình cảm 
của phụ huynh trao cho nhà trường. 
5. Biện pháp 5: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường 
Muốn trường, lớp mầm non hạnh phúc thì các cô giáo, học sinh và phụ 
huynh đều phải hạnh phúc. Để làm được điều này thì sự phối hợp chặt chẽ giữa 
gia đình và nhà trường là việc làm rất quan trọng. 
Đầu năm học, tôi đã chỉ đạo giáo viên từng lớp đưa ra những thông điệp 
và mục tiêu phấn đấu của lớp mình, ban giám hiệu duyệt và thực hiện trong cả 
năm học. Từ những mục tiêu đó giáo viên của lớp sẽ tuyên truyền tới phụ huynh 
qua các buổi họp phụ huynh, qua giờ đón, trả trẻ. Bên cạnh đó tuyên truyền qua 
14 
nhóm zalo, facebook, qua trang website của nhà trường để phụ huynh biết được 
những họat động của nhà trường, cũng như việc các cô giáo tổ chức các hoạt 
động trong ngày cho các con mang lại niềm vui, hạnh phúc dẫn đến việc trẻ 
thích đến trường, yêu bạn bè và cô giáo. 
 Hướng để phụ huynh tham gia vào các hoạt động của nhà trường như: 
- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, của lớp. 
- Tạo điều kiện giúp trẻ được tự do tìm tòi khám phá trong mội trường an 
toàn theo khả năng và sở thích của mình để trở thành đứa trẻ tò mò, sáng tạo; tự 
tin và luôn được hạnh phúc vì mọi người xung quanh yêu thương, gần gũi trẻ. 
- Lôi cuốn các thành viên trong gia đình, đặc biệt các thành viên là nam 
giới : ông, bố, anh, chú, bác tham gia vào việc chăm sóc và dạy trẻ. 
- Coi trọng giáo dục giới tính cho trẻ. 
- Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội, tham quan 
dã ngoại, tổ chức ngày sinh nhật cho trẻ tại lớp,... 
- Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, làm đồ dùng, đồ 
chơi cho trẻ cùng cô giáo, (Phụ lục: hình ảnh 12) 
Kết quả của giải pháp 5: 
Qua một 02 năm học, phụ huynh đã nhận thức đúng đắn hơn về công tác 
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của nhà trường. Nắm bắt các nội dung mà nhà 
trường đã tuyên truyền để cùng thực hiện. Chia sẻ nhiều hơn không những với 
cô giáo và cả ban giám hiệu về sự tiến bộ của con. Thực hiện tốt và nghiêm túc 
hơn nội quy của nhà trường và của lớp con mình đang học. Hiểu, thông cảm, tôn 
trọng và biết ơn nhà trường, cô giáo đã hết lòng vì các con. Ban đại diện và 
nhiều phụ huynh là sợi dây kết nối, tuyên truyền giúp nhà trường tới các bậc phụ 
huynh để thực hiện nội quy cũng như đóng góp các nguyên phế liệu cho các cô 
làm đồ dùng tự tạo. Kết hợp nhà trường tổ chức tiệc buffet cho trẻ, phối hợp với 
giáo viên, với nhà trường trong các ngày lễ, hội. Có sự quan tâm và dạy dỗ con 
đúng cách, không nuông chiều, sẵn sàng cùng giáo viên, giúp con có được nhiều 
niềm vui, sự tự tin, tiến bộ trong việc tự chăm sóc bản thân, giúp bố mẹ một số 
việc vừa sức. 
IV. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI 
1. Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: 
- Ban giám hiệu thực sự gương mẫu, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của giáo 
viên, nhân viên. Sẵn sàng tạo cơ hội, giúp đỡ giáo viên, nhân viên hoàn thành 
nhiệm vụ được giao. 
15 
- Giáo viên, nhân viên nhận thức đúng đắn về chủ đề năm học “Xây dựng 
trường, lớp mầm non hạnh phúc” là nhiệm vụ của ngành học cũng là trách 
nhiệm vinh quang cần thực hiện và duy trì. 
- Luôn học hỏi để thay đổi bản thân, tự tạo được niềm vui, sự tự tin và 
trao tặng, lan tỏa niềm vui đến mọi người xung quanh, đặc biệt là với trẻ. 
- Tình cảm, chân thành và cở mở trong việc chia sẻ công việc, nhiệm vụ 
được giao cũng như buồn, vui trong cuộc sống gia đình. 
- Tạo dựng môi trường mang nhiều thông điệp hạnh phúc, lớp học hạnh 
phúc, thân thiện. 
- Có kỹ năng tổ chức các hoạt động một cách tự tin, linh hoạt, trao gửi 
tình yêu thương tới trẻ và nhận được tình cảm, sự gần gũi, yêu thương từ trẻ. 
- Kết nối, cảm hóa phụ huynh cùng chung tay tạo dựng niềm vui, sự tự 
tin, trao cơ hội và niềm hạnh phúc cho trẻ. 
2. Đối với trẻ: 
- Trẻ tự tin, yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè. 
- Trẻ sẵn sàng bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc bản thân. 
- Trẻ rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thích tham gia các hoạt động, có tinh 
thần thi đua, giúp đỡ nhau trong các hoạt động, thân thiết nhau hơn. 
- Mạnh dạn giao lưu với cô giáo và bạn bè, người thân, thích tham gia các 
hoạt động tập thể, văn nghệ, hoạt động giao lưu... 
- Ý thức trong mọi nhiệm vụ được giao, có sáng tạo, bộc lộ khả năng. 
3. Đối với phụ huynh 
 - Phụ huynh đã nhận thức được việc kết hợp với nhà trường, thường 
xuyên chia sẻ về trẻ với cô giáo, với ban giám hiệu sẽ mang lại mọi điều tốt đẹp 
cho trẻ. 
 - Tôn trọng và tin tưởng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. 
 - Chấp hành tốt hơn mọi nội quy của nhà trường và của lớp. 
 - Thường xuyên trao đổi với giáo viên về mọi sự thay đổi, về những cá 
tính, sở thích, năng khiếu của con. 
- Kết hợp tốt cùng giáo viên trong việc quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng, 
giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ dịch bệnh Covid-19 tại nhà. 
- Nhiệt tình, phối kết hợp tốt với nhà trường trong tổ chức ngày hội, ngày 
lễ cho cô và trẻ tạo sự phấn khởi, vui vẻ, đoàn kết trong nhà trường. 
16 
Khảo sát về xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc sau khi thực 
hiện các giải pháp của sáng kiến. 
Đối tượng 
STT Nội dung khảo sát 
Mức độ 
Tốt Khá Đạt 
Giáo viên 
(28 giáo 
viên) 
1 
Kỹ năng giao tiếp, 
ứng xử với đồng 
nghiệp, với trẻ và 
phụ huynh. 
50% 
36% 
14% 
2 
Kỹ năng xây dựng 
môi trường lớp học 
lấy trẻ làm trung 
tâm. 
64% 
25% 
11% 
Học sinh 
lứa tuổi 
mẫu giáo 
(125 học 
sinh) 
1 
Mạnh dạn, tự tin 
tham gia các hoạt 
động. 
60% 
28% 
12% 
2 
Chủ động chia sẻ 
suy nghĩ của mình 
với bố mẹ, cô giáo 
và các bạn. 
36% 
40% 
24% 
Phụ huynh 
học sinh 
(125 phụ 
huynh) 
1 
Phối hợp với giáo 
viên tham gia các 
hoạt động do trường, 
lớp tổ chức. 
19% 
22% 
59% 
2 
Tích cực tương tác 
trên nhóm Zalo của 
lớp, trang Fanpage 
của trường. 
60% 
22% 
18% 
Kết quả trên cho thấy những giải pháp xây dựng trường, lớp học hạnh 
phúc mang lại hiệu quả đáng kể, góp phần xây dựng môi trường hạnh phúc, con 
người hạnh phúc. Niềm hạnh phúc đó không chỉ bó hẹp dưới mái trường, mà 
còn lan tỏa, song hành cùng gia đình hạnh phúc, xã hội hạnh phúc. 
17 
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Công tác xây dựng trường học hạnh phúc là việc làm rất cần thiết của các 
nhà trường hiện nay. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn thì việc 
tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện tiến đến mục tiêu “Trường học 
hạnh phúc- Thầy cô hạnh phúc- Học sinh hạnh phúc” không chỉ là đích đến mà 
còn là khát vọng của toàn xã hội đã và đang hướng tới. Trường học hạnh phúc là 
trường học thân thiện, đem đến sự hài lòng, thỏa mãn và đáp ứng tốt nhu cầu, 
quyền được học tập, giáo dục, rèn luyện một cách toàn diện về thể chất, tinh 
thần và trí tuệ của người học. Trường học hạnh phúc là nơi mà ở đó kỷ luật vẫn 
nghiêm, kỷ cương vẫn được thực hiện, nhưng niềm vui và hạnh phúc vẫn có 
được từ sự tự giác và ý thức tích cực của mỗi cá nhân. Khi con người có hạnh 
phúc, sẽ tạo động lực tinh thần để người học không ngừng nỗ lực vươn lên 
chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức nhân loại, để khẳng định mình và góp phần 
xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. 
Để xây dựng trường học hạnh phúc đúng với các tiêu chí của nó, mỗi cán 
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh trong nhà trường phải nỗ 
lực không ngừng, với nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực. Hạnh phúc phải được 
bồi đắp hằng ngày, mọi lúc, mọi nơi, để học sinh đến trường cảm thấy được vui 
chơi, được học một cách hạnh phúc. 
2. Khuyến nghị 
 Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng trong 02 năm học. Tôi đã tích 
lũy thêm được nhiều kỹ năng mới, nhận được nhiều niềm vui và tình cảm yêu quý, 
tin tưởng từ phía phụ huynh, chị em đồng nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả 
cao hơn, tôi mong muốn có cơ hội được giao lưu trao đổi học hỏi đồng nghiệp ở 
các trường, được tham gia nhiều lớp tập huấn về công tác quản lý, đặc biệt về nội 
dung xây dựng „„Trường, lớp mầm non hạnh phúc”. Rất mong được sự quan tâm 
hơn nữa của các cấp lãnh đạo, sự chia sẻ kinh nghiệm của đồng nghiệp. 
Tôi xin cam đoan bản sáng kiến kinh nghiệm trên của tôi là do tôi viết, tôi 
không sao chép nội dung của cá nhân hay tập thể nào. 
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
......................................................................... 
......................................................................... 
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
Thanh Xuân, ngày 15 tháng 4 năm 2022 
Người viết 
Nguyễn Thị Minh Hiền 
 D. PHỤ LỤC 
Hình ảnh 1: Các cuộc họp chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, hội thảo xây 
dựng Trường học hạnh phúc; niềm vui, những gương mặt rạng rỡ hạnh 
phúc của đội ngũ giáo viên. 
Hình ảnh 2: Các lớp được trang trí đẹp, phù hợp với trẻ 
Hình ảnh 3: Các lớp được trang trí đẹp, phù hợp với trẻ 
Hình ảnh 4: Cô âu yếm trẻ, trẻ thể hiện cảm xúc với cô theo ý trẻ 
Hình ảnh 5: Sân trường có nhiều đồ chơi hiện đại 
Hình ảnh 6: Các sảnh hành lang được trang trí tạo các góc chơi cho trẻ, 
Giáo viên, nhân viên làm đồ chơi, trang trí lớp 
Hình ảnh 7: Giáo viên, nhân viên trang trí các góc chơi tại sảnh hành lang, 
sân trường 
Hình ảnh 8: Trẻ chơi vui vẻ hạnh phúc 
Hình ảnh 9: Trẻ tham gia các hoạt động Lễ hội 
Hình ảnh 10: Trẻ tham gia các hoạt động Lễ hội 
Hình ảnh 11: Trẻ tham gia Lễ hội nước 
Hình ảnh 12: CMHS tham gia các hoạt động của nhà trường 
UBND QUẬN THANH XUÂN 
TRƯỜNG MN NHÂN CHÍNH 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
PHIẾU KHẢO SÁT 
Nội dung xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc 
(Trước khi thực hiện giải pháp sáng kiến) 
Phiếu dành cho Giáo viên 
Họ và tên giáo viên: ..................................................................................................................... 
Phụ trách lớp: ............................................................................................................................... 
Nội dung khảo sát: 
STT Nội dung khảo sát 
Mức độ 
Tốt Khá Đạt 
1 
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng 
nghiệp, với trẻ và phụ huynh. 
2 
Kỹ năng xây dựng môi trường lớp 
học lấy trẻ làm trung tâm. 
 Thanh Xuân, ngày tháng năm 20 
Người khảo sát 
(Ký, ghi rõ họ tên) 
UBND QUẬN THANH XUÂN 
TRƯỜNG MN NHÂN CHÍNH 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
PHIẾU KHẢO SÁT 
Nội dung xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc 
(Sau khi thực hiện giải pháp sáng kiến) 
Phiếu dành cho Giáo viên 
Họ và tên giáo viên: ..................................................................................................................... 
Phụ trách lớp: ............................................................................................................................... 
Nội dung khảo sát: 
STT Nội dung khảo sát 
Mức độ 
Tốt Khá Đạt 
1 
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng 
nghiệp, với trẻ và phụ huynh. 
2 
Kỹ năng xây dựng môi trường lớp 
học lấy trẻ làm trung tâm. 
 Thanh Xuân, ngày tháng năm 20 
Người khảo sát 
(Ký, ghi rõ họ tên) 
UBND QUẬN THANH XUÂN 
TRƯỜNG MN NHÂN CHÍNH 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
PHIẾU KHẢO SÁT 
Nội dung xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc 
(Trước khi thực hiện giải pháp sáng kiến) 
Phiếu dành cho Học sinh 
Họ và tên học sinh: ...................................................................................................................... 
Học sinh lớp: ................................................................................................................................ 
Nội dung khảo sát: 
STT Nội dung khảo sát 
Mức độ 
Tốt Khá Đạt 
1 
Mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt 
động. 
2 
Chủ động chia sẻ suy nghĩ của mình 
với bố mẹ, cô giáo và các bạn. 
 Thanh Xuân, ngày tháng năm 20 
Người khảo sát 
(Ký, ghi rõ họ tên) 
UBND QUẬN THANH XUÂN 
TRƯỜNG MN NHÂN CHÍNH 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
PHIẾU KHẢO SÁT 
Nội dung xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc 
(Sau khi thực hiện giải pháp sáng kiến) 
Phiếu dành cho Học sinh 
Họ và tên học sinh: ...................................................................................................................... 
Học sinh lớp: ................................................................................................................................ 
Nội dung khảo sát: 
STT Nội dung khảo sát 
Mức độ 
Tốt Khá Đạt 
1 
Mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt 
động. 
2 
Chủ động chia sẻ suy nghĩ của mình 
với bố mẹ, cô giáo và các bạn. 
 Thanh Xuân, ngày tháng năm 20 
Người khảo sát 
(Ký, ghi rõ họ tên) 
UBND QUẬN THANH XUÂN 
TRƯỜNG MN NHÂN CHÍNH 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
PHIẾU KHẢO SÁT 
Nội dung xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc 
(Trước khi thực hiện giải pháp sáng kiến) 
Phiếu dành cho CMHS 
Họ và tên CMHS: ........................................................................................................................ 
Phụ huynh lớp: ............................................................................................................................. 
Nội dung khảo sát: 
STT Nội dung khảo sát 
Mức độ 
Tốt Khá Đạt 
1 
Phối hợp với giáo viên tham gia các 
hoạt động do trường, lớp tổ chức. 
2 
Tích cực tương tác trên nhóm Zalo 
của lớp, trang Fanpage của trường. 
 Thanh Xuân, ngày tháng năm 20 
Người khảo sát 
(Ký, ghi rõ họ tên) 
UBND QUẬN THANH XUÂN 
TRƯỜNG MN NHÂN CHÍNH 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
PHIẾU KHẢO SÁT 
Nội dung xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc 
(Sau khi thực hiện giải pháp sáng kiến) 
Phiếu dành cho CMHS 
Họ và tên CMHS: ......................................................................................................................... 
Phụ huynh lớp: ............................................................................................................................. 
Nội dung khảo sát: 
STT Nội dung khảo sát 
Mức độ 
Tốt Khá Đạt 
1 
Phối hợp với giáo viên tham gia các 
hoạt động do trường, lớp tổ chức. 
2 
Tích cực tương tác trên nhóm Zalo 
của lớp, trang Fanpage của trường. 
 Thanh Xuân, ngày tháng năm 20 
Người khảo sát 
(Ký, ghi rõ họ tên) 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_giao_vien_xay_d.pdf