Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi

Ngôn ngữ giúp cho trẻ giao tiếp với bạn bè, người lớn, giúp cho trẻ hoạt

động một cách tích cực cùng với mọi người xung quanh, nhờ có ngôn ngữ mà

trẻ có thể cho người khác biết là mình muốn gì và sẽ làm gì, nó góp phần cho

các quá trình tâm lý và tư duy của trẻ trở nên phát triển hơn. Có thể nói ngôn

ngữ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ mẫu giáo. Nhà tâm lý học

L.X.Vưgôtxki cũng đã nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này. Ông cho rằng

ngôn ngữ là công cụ vĩ đại nhất của con người, là phương tiện giao tiếp với thế

bên ngoài. Theo Vygotsky (1962), ngôn ngữ đóng 2 vai trò vô cùng quan trọng

trong sự phát triển nhận thức: Nó là phương tiện chính để người trưởng thành

truyền đạt thông tin đến con trẻ. Tự bản thân ngôn ngữ trở thành một công cụ

mạnh mẽ đối với sự thích nghi trí tuệ. Tác giả Nguyễn Thị Phương Nga với

công trình nghiên cứu “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non”

cũng đã đưa ra các mặt phát triển của ngôn ngữ.

pdf 12 trang vuthom 08/10/2022 7461
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
 tài tại lớp mẫu giáo bé 
C2. Đề tài được tiến hành từ tháng 9/2020 đến tháng 3/2021. 
2/10 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Cơ sở lí luận: 
 Ngôn ngữ giúp cho trẻ giao tiếp với bạn bè, người lớn, giúp cho trẻ hoạt 
động một cách tích cực cùng với mọi người xung quanh, nhờ có ngôn ngữ mà 
trẻ có thể cho người khác biết là mình muốn gì và sẽ làm gì, nó góp phần cho 
các quá trình tâm lý và tư duy của trẻ trở nên phát triển hơn. Có thể nói ngôn 
ngữ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ mẫu giáo. Nhà tâm lý học 
L.X.Vưgôtxki cũng đã nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này. Ông cho rằng 
ngôn ngữ là công cụ vĩ đại nhất của con người, là phương tiện giao tiếp với thế 
bên ngoài. Theo Vygotsky (1962), ngôn ngữ đóng 2 vai trò vô cùng quan trọng 
trong sự phát triển nhận thức: Nó là phương tiện chính để người trưởng thành 
truyền đạt thông tin đến con trẻ. Tự bản thân ngôn ngữ trở thành một công cụ 
mạnh mẽ đối với sự thích nghi trí tuệ. Tác giả Nguyễn Thị Phương Nga với 
công trình nghiên cứu “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non” 
cũng đã đưa ra các mặt phát triển của ngôn ngữ. Trong tài liệu nghiên cứu đã 
xác định các nhiệm vụ cần phát triển: dạy trẻ nghe và phát âm đúng, phương 
phát phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, dạy trẻ nói mạch lạc, chuẩn bị 
cho trẻ học ngôn ngữ viết...V.Lênin cũng đã viết: “Con người muốn tồn tại thì 
phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của con 
người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất”. Với các tác giả Bùi 
Kim Tuyến, Nguyễn Thị Cẩm Bích, Lưu Thị Lan, Vũ Thị Hồng Tâm, Đặng Thị 
Thu Quỳnh đã nghiên cứu và biên soạn cuốn sách: “Các hoạt động phát triển 
ngôn ngữ của trẻ mầm non” cho thấy rõ được vai trò của ngôn ngữ đối với sự 
phát triển của trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức 
của trẻ về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ là phương tiện phát triển tình cảm, 
đạo đức, thẩm mỹ. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập và trở thành thành 
viên của cộng đồng. 
 2. Thực trạng vấn đề: 
a.Thuận lợi: 
Nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất 
cũng như bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. 
 Bản thân tôi đã được tham dự tập huấn về chuyên đề: "Tiếp cận học qua 
chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển Ngôn 
ngữ” do phòng Giáo dục tổ chức. 
Giáo viên nhiệt tình, linh hoạt và có tinh thần trách nhiệm trong công việc . 
Đa số trẻ đã qua lớp nhà trẻ nên có nề nếp tương đối tốt. 
3/10 
Phụ huynh nhiệt tình, chia sẻ với giáo viên ở lớp về đặc điểm tâm sinh lí 
của con em mình. 
b. Khó khăn: 
Khả năng phát âm của một số trẻ còn hạn chế, nói ngọng nhiều, chưa tự tin khi 
giao tiếp với mọi người xung quanh, vốn từ nghèo nàn. 
Xuất phát từ thực trạng trên, một lần nữa tôi khẳng định rằng việc phát 
triển ngôn ngữ nói chung cũng như rèn kĩ năng phát âm và cung cấp vốn từ cho 
trẻ nói riêng là rất cần thiết. Để nắm bắt rõ tình hình ngôn ngữ của trẻ và có biện 
pháp hiệu quả nhằm tăng cường khả năng phát âm, phát triển vốn từ cho trẻ tôi 
đã khảo sát trẻ tháng 9/2020 thông qua nội dung sau: 
STT Nội dung khảo sát TS trẻ 
Đạt Chưa đạt 
Số trẻ Tỉ lệ 
% 
Số trẻ Tỉ lệ 
% 
1 Phát âm rõ ràng 40 22 55 18 45 
2 Vốn từ 40 24 60 20 40 
3 Kĩ năng giao tiếp 40 26 65 14 35 
Từ kết quả khảo sát trên, tôi đã tìm tòi và nghiên cứu và đưa ra thực hiện 
một số biện pháp sau: 
3. Các biện pháp đã tiến hành: 
3.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường ngôn ngữ trong lớp học cho trẻ. 
 Môi trường cho trẻ hoạt động là điều kiện vô cùng quan trọng trong việc 
phát triển tất cả các lĩnh vực cho trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng. 
 Xây dựng môi trường ngôn ngữ trong lớp học gần gũi và thẩm mỹ sẽ gây 
hứng thú cho bản thân đứa trẻ và giúp giáo viên hình thành và nâng cao mối 
quan hệ gần gũi, tự tin giao tiếp giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận 
thức được điều đó, tôi đã trao đổi với đồng nghiệp trong lớp về kế hoạch xây 
dựng môi trường lớp với các góc hoạt động sao cho phù hợp với không gian lớp 
học cũng như các đồ dùng - đồ chơi trong lớp phù hợp với khả năng trẻ, có tính 
thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ, để trẻ được trải nghiệm nhiều hơn. Trong các 
góc hoạt động thì góc thư viện của bé là nơi giúp trẻ có được sự phát triển ngôn 
4/10 
ngữ tốt nhất. Tôi đã bố trí góc thư viện gần cửa sổ để tận dụng nguốn ánh sáng 
tự nhiên. Ở đó có đệm ngồi, đệm dựa lưng, chiếc bàn đọc truyện nhỏ xinh, 
những bạn thú bông ngộ nghĩnh sẽ làm cho góc này trở nên ấm áp gần gũi hơn 
với trẻ. Ngững quyển truyện yêu thích của trẻ luôn có sẵn như truyện tranh cổ 
tích, sách sưu tầm, sách khoa học được để ngăn nắp trong những chiếc hộp gắn 
trên tường, vừa tầm với trẻ. Để tạo được môi trường tràn ngập sách cho bé, tôi 
luôn khuyến khích trẻ mang những cuốn sách, truyện hay từ nhà đến lớp để cùng 
nhau “đọc”. Có những tập thơ ngắn khổ A3 kèm hình ảnh mà cả lớp có thể đọc 
cùng nhau, những cuốn sách mà trẻ “có thể đọc được” hay những quyển báo, tạp 
chí cũ 
 Bên cạnh đó, trong góc còn có thêm một chiếc đài và những chiếc đĩa kể 
chuyện với nhiều câu chuyện phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Ví dụ như: Đĩa truyện 
kể mầm non có những câu chuyện: Đôi bạn tốt, món quà của cô giáođể trẻ 
được nghe. Hay có thêm những hộp sáp màu và bút màu với giấy cho trẻ tự do 
“viết” hoặc tô theo nét chấm mờ các nét cơ bản như nét xiên, nét thẳng, đường 
gấp khúc, đường ngoằn nghèo... 
Ngoài ra, chúng tôi còn sáng tạo làm những đồ dùng để học, để chơi như: 
Khung rối làm từ các ống nước, vỏ thùng catton, những cuốn sách làm từ những 
bìa lịch cũ, những con rối que, rối ngón tay, rối bàn tay cho trẻ diễn rối, tập đóng 
kịch cũng sẽ góp phần làm cho góc sách trở nên ngộ nghĩnh và sinh động hơn 
rất nhiều. Khuyến khích trẻ cùng cô trang trí, sắp đặt các đồ dùng trong góc theo 
ý thích phù hợp, dễ sử dụng. Đặc biệt, với mục tiêu “Xây dựng môi trường học 
tập lấy trẻ làm trung tâm”, tôi đã sắp xếp vị trí để đồ dùng luôn ở trạng thái mở, 
có thể thay đổi, có thể mở rộng tùy theo nội dung chơi theo từng tháng, từng sự 
kiện tạo cảm giác mới, lạ gây hứng thú cho trẻ. Trong lớp học, chúng tôi đã tạo 
môi trường chữ viết xung quanh trẻ như: ghi tên các góc chơi (Bé yêu ca hát, 
Nghệ thuật sáng tạo, bé chơi xây dựng); Nhãn dán tên các đồ dùng đồ chơi 
(Rổ đựng hoa, Hộp đựng hình, giỏ đựng hồ) 
 Để có được môi trường ngôn ngữ tốt nhất đối với trẻ, đòi hỏi mỗi giáo viên 
có rất nhiều kĩ năng. Cô giáo chủ động, linh hoạt trong cách sử dụng đồ dùng đồ 
chơi, tranh ảnh, những chú rối, thú bông ngộ nghĩnh, đáng yêu, đồng thời cũng 
phải rất khéo léo biết gợi mở cho trẻ có cảm xúc tích cực khi tham gia hoạt động 
phát triển ngôn ngữ. Thông qua nội dung các bức tranh, các nhân vật, các con 
rối hay bằng giọng đọc, giọng kể truyền cảm của cô giúp trẻ được xem, được 
nghe và nói lên nhận xét, cảm xúc của mình. Đồng thời cung cấp và giải nghĩa 
từ mới một cách dễ nhớ, dễ hiểu làm giàu vốn từ cho trẻ. Như vậy, ngôn ngữ của 
trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng. ( Hình ảnh 1) 
5/10 
3.2. Biện pháp 2: Rèn trẻ kỹ năng phát âm, giao tiếp và phát triển vốn từ 
thông qua những trò chơi học tập: 
 Trò chơi học tập luôn khơi gợi và tạo sự hứng thú đối với trẻ, giúp trẻ có 
vốn hiểu biết ban đầu về thế giới xung quanh. Ngoài ra, trò chơi học tập kích 
thích sự sáng tạo của trẻ trong mỗi giờ hoạt động. Chính vì vậy, nội dung trò 
chơi phải dựa vào đặc điểm và khả năng nhận thức của trẻ. Khi lựa chọn cần chú 
ý trò chơi học tập phải mang tính giáo dục, có mục đích rõ ràng, thông qua trò 
chơi học tập sẽ dạy cho trẻ cái gì, hay phát triển trẻ kĩ năng nàoVà sau đây, tôi 
đã lựa chọn một số trò chơi học tập giúp trẻ luyện phát âm và phát triển vốn từ 
sau: 
 * Trò chơi 1: Bé là ai? 
- Mục đích: Trẻ mạnh dạn giao tiếp, mở rộng vốn từ. 
+ Cách chơi: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Sau đó cô sẽ tung bóng về phía bạn 
nào, bạn nhận được bóng phải đứng lên phải trả lời các câu hỏi của cô. VD như: 
tên con là gì? Con mấy tuổi? Con là con trai hay con gái? Con học lớp mẫu giáo 
nào? Trường gì? Cô giáo con tên là gì? 
+ Luật chơi: Trẻ nào trả lời tốt sẽ được thưởng một tràng pháo tay còn nếu 
không nói được sẽ phải nhảy lò cò xung quanh lớp. ( Hình ảnh 2) 
 * Trò chơi 2: “Bắt chước tiếng kêu các con vật” 
- Mục đích: Luyện phát âm bằng cách bắt chước tiếng kêu của các con vật. 
+ Cách chơi: Cô và trẻ đứng thành vòng tròn. Cô gọi tên con vật nào, trẻ bắt 
chước tiếng kêu và động tác của con vật đó. Vd: Con gà trống gáy: ò....ó....o (2 
tay chụm ở miệng và phát âm ò....ó...o) 
+ Luật chơi: Trẻ nào thực hiện đúng theo yêu cầu sẽ được thưởng 1 bông hoa 
còn nếu làm sai sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi và bạn đó phải làm theo yêu cầu của 
cô giáo. ( Hính ảnh 3) 
. 
 * Trò chơi 3: “Ai thông minh nhất” 
- Mục đích: Phát triển vốn từ, luyện cách phát âm. 
- Chuẩn bị: Một số con vật sống trong rừng: hổ, khỉ, hươu cao cổ; Giỏ hoa. 
+ Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội. Cô đưa đối tượng cho trẻ quan sát. Các 
thành viên trong đội thảo luận và đưa ra từ chỉ tên bộ phận của đối tượng vừa 
quan sát. 
+ Luật chơi: Đội nói sau không được nói lặp lại từ của đội trước. Với mỗi từ 
đúng sẽ được thưởng 1 bông hoa. Kết thúc trò chơi, đội nào giành được nhiều 
hoa sẽ chiến thắng. 
 * Trò chơi 4: Cùng bé học vui 
6/10 
- Mục đích: Phát triển vốn từ về tên và màu sắc của các loại quả: quả chuối 
vàng, quả cam xanh... 
- Chuẩn bị: Rổ đựng quả nhựa có các màu: 
+ Vàng: quả chuối, quả xoài, quả đu đủ... 
+ Xanh: quả cam, quả dưa hấu, quả táo... 
+ Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn. Mỗi bạn được chọn một quả có 
màu sắc yêu thích. Khi nghe thấy hiệu lệnh của cô: “Cô thích quả có màu xanh/ 
đỏ”. Trẻ sẽ nhanh chóng tìm bạn có quả cùng màu sắc, nói to tên quả của mình 
và màu của quả đó. 
+ Luật chơi: Mỗi trẻ chỉ chọn một quả có màu mình yêu thích. Trẻ nói đúng tên 
và tìm đúng bạn có quả cùng màu với mình. Bạn đúng sẽ được thưởng 1 tràng 
pháo tay. 
3.3. Biện pháp 3: Rèn trẻ kỹ năng phát âm, giao tiếp và phát triển vốn từ 
thông qua những trò chơi dân gian: 
 Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ chính là hoạt động vui 
chơi. Trẻ học thông qua chơi, chơi thông qua học. Trẻ em không chỉ cần được 
chăm sóc sức khỏe, được học tập mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thỏa mãn 
nhu cầu vui chơi. Các trò chơi truyền thống Việt Nam có rất nhiều hình thức trò 
chơi dân gian khác nhau. Đặc biệt đều có những bài đồng dao đọc kết hợp cùng 
với cách gieo vần điệu dễ nhớ, dễ thuộc khiến trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia 
và mong muốn đến trường, đến lớp, muốn giao tiếp với bạn, với cô. Đây là các 
trò chơi mang tính chất tập thể giúp cho trẻ có sự đoàn kết, phối hợp và xích lại 
gần nhau hơn. 
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn được một số trò chơi dân gian phù hợp với 
lứa tuổi để rèn luyện khả năng phát âm, giao tiếp, mở rộng vốn từ cho trẻ. 
* Trò chơi 1: Nu na nu nống: 
+ Mục đích – yêu cầu : Rèn luyện phát âm âm: “n”. Luyện tập cho trẻ nói nhanh, 
lưu loát. Rèn phản ứng nhanh khi thay đổi tư thế vận động. 
+ Cách chơi: Trẻ xếp thành vòng cung hai chân duỗi thẳng. Cô ngồi đối diện với 
trẻ, vừa đọc bài đồng dao nu na nu nống vừa lần lượt dùng tay chạm hết chân trẻ 
này đến chân trẻ khác. Khi đọc đến từ: “trống”, trẻ phải rụt chân vào. 
+ Luật chơi: Trẻ nào rụt được hết chân là trẻ đó chiến thắng. Trẻ cuối cùng sẽ là 
người thua cuộc. 
 * Trò chơi 2: Chi chi chành chành. 
+ Mục đích – yêu cầu: Khuyến khích trẻ đọc thông qua cách gieo vần điệu của 
bài đồng dao. Luyện phát âm các từ giống nhau được lặp đi lặp lại: Chi chi 
chành chành, ù à ù ập. 
7/10 
+ Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi xung quanh cô, tay trái cô xòe ra, ngón trỏ phải 
của cô và trẻ chấm vào lòng bàn tay trái cô theo nhịp đọc. Khi đọc đến câu: 
“Đóng sập cửa vào” cô đọc chậm rồi nắm tay lại, ngón trỏ nhấc lên thật nhanh. 
+ Luật chơi: Cô nắm tay được ngón của ai thì bạn đó sẽ phải làm theo yêu cầu 
của cô và các bạn. ( Hình ảnh 4) 
 * Trò chơi 3: Dung dăng dung dẻ 
+ Mục đích – yêu cầu: Luyện phát âm các từ giống nhau được lặp đi lặp lại: 
Dung dăng dung dẻ, xì xà xì xụp. 
+ Cách chơi: Cô cùng trẻ dắt tay nhau đi, vừa đi vừa đọc bài đồng dao: “Dung 
dăng dung dẻ”. Đến câu: “Ngồi thụp xuống đây” cô và trẻ cùng ngồi xuống. Sau 
đó, trò chơi lại được lặp lại. 
+ Luật chơi: Trẻ nào không ngồi kịp sẽ phải nhảy lò cò xung quanh lớp. 
 * Trò chơi 4: Lộn cầu vồng 
+ Mục đích – yêu cầu: Luyện khả năng phát âm và đọc lưu loát. 
+ Cách chơi: 2 trẻ một đôi nắm tay nhau, đứng đối diện nhau tay đu đưa sang 2 
bên theo nhịp đọc. Đọc đến câu cuối: “Ra lộn cầu vồng” trẻ buông tay nhau ra 
quay 1 vòng rồi nắm tay nhau. 
+ Luật chơi: Cặp đôi nào không làm kịp sẽ phải thực hiện theo yêu cầu của cô. 
3.4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh cùng rèn kĩ năng phát âm, 
vốn từ cho trẻ. 
 Để làm tốt công tác giảng dạy đặc biệt là việc rèn kỹ năng phát âm, phát 
triển vốn từ cho trẻ đạt hiệu quả cao thì việc phối kết hợp với các bậc phụ huynh 
là rất quan trọng và cần thiết. 
 Chính vì vậy, ở mỗi buổi họp phụ huynh, cơ hội giáo viên chúng tôi được 
tiếp xúc trực tiếp với tất cả các bậc phụ huynh cùng một thời gian không nhiều 
Tôi đã dành khoảng thời gian để trao đổi kinh nghiệm dạy trẻ về vấn đề phát 
triển ngôn ngữ đặc biệt là kĩ năng phát âm, cung cấp vốn từ, giao tiếp với mọi 
người xung quanh. Khi nói đến vấn đề này, nhiều phụ huynh đã mạnh dạn nói 
lên những mong muốn, nguyện vọng khi gửi con tại trường. Và với những kinh 
nghiệm của bản thân về chăm sóc giáo dục trẻ, tôi đã giải đáp những băn khoăn, 
thắc mắc của phụ huynh. Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên trò chuyện, trao 
đổi về tình hình học tập, sức khỏe của trẻ và đặc biệt là cách giúp các con có khả 
năng phát âm, phát triển vốn từ, giao tiếp với mọi người trong giờ đón, trả trẻ 
với phụ huynh. 
 Trước cửa lớp chúng tôi có bảng tuyên truyền: “Cha mẹ cần biết”, với 
những nội dung được cập nhật và thay đổi thường xuyên phù hợp với từng thời 
điểm, từng giai đoạn. Tôi đã sưu tầm các bài viết về cách dạy trẻ phát âm, cung 
8/10 
cấp vốn từ trên tạp chí “Cha mẹ và con”, những trang mạng “Dạy trẻ học nói” 
cần thiết và phù hợp cho trẻ tuyên truyền tới các bậc phụ huynh. 
Tôi chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân dạy các con ở lớp như: Đầu 
tiên tôi nói chuyện với trẻ bằng những câu đơn giản, sử dụng từ ngữ thật gần 
gũi. Dạy trẻ nhắc và nói theo. Rồi đến những câu dài hơn... Đặc biệt, là tránh nói 
nựng, phát âm không chuẩn, tránh sử dụng tiếng địa phương khi dạy hoặc giao 
tiếp với con. Cùng con đọc thơ hay kể chuyện cho con nghe, cần khen ngợi, 
động viên trẻ kịp thời khi trẻ tiến bộ, thực hiện được yêu cầu đề ra. Qua một thời 
gian, các con đã có sự tiến bộ rõ rệt. Phát âm rõ ràng hơn, nói được đủ câu, 
mạnh dạn hơn trong giao tiếp. 
Việc tích cực trò chuyện, trao đổi với phụ huynh giúp cô giáo dễ dàng 
nắm bắt đặc điểm, tính cách của từng trẻ để từ đó đưa ra những biện pháp phù 
hợp cũng như cách tác động, phối hợp với phụ huynh trong việc rèn kĩ năng cho 
trẻ một cách đạt hiệu quả nhất. Những việc làm tuy nhỏ nhưng cũng thắt chặt 
được mối quan hệ giữa phụ huynh với cô giáo, nhà trường. Nhờ thế phụ huynh 
hiểu và quan tâm hơn tới các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và việc 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng. 
9/10 
4. Hiệu quả SKKN: 
* Về phía trẻ: 
 Sau khi thực hiện các biện pháp tại lớp Mẫu giáo bé C2, bản thân tôi thấy 
trẻ lớp tôi có sự tiến bộ về khả năng phát âm, vốn từ phong phú và đặc biệt là 
khả năng giao tiếp tốt hơn. 
Bảng khảo sát tháng 11/2020 : 
STT 
Nội dung 
khảo sát 
TS 
trẻ 
Tháng 11 
Đạt 
Chưa đạt 
Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 
1 
Phát âm rõ 
ràng 
40 31 77,5 09 22,5 
2 Vốn từ 40 35 87,5 05 12,5 
3 
Khả năng 
giao tiếp 
40 34 85 05 15 
* Về phía giáo viên: 
 Rút ra được nhiều kinh nghiệm khi tổ chức các hoạt động để nhằm rèn 
cho trẻ phát triển ngôn ngữ nói chung cũng như kỹ năng phát âm, vốn từ và khả 
năng giao tiếp nói riêng. 
Tạo được môi trường ngôn ngữ cho trẻ hoạt động tốt, tổ chức được trò 
chơi với nhiều nội dung chơi phong phú giúp trẻ phát huy được rất nhiều tố chất 
cho trẻ và các kỹ năng. 
Hiểu được tâm lí của trẻ, tạo được cảm giác gần gũi, an toàn, cởi mở, thân 
thiện với trẻ và sự tin tưởng của phụ huynh. 
* Về phía phụ huynh: 
Nhiệt tình ủng hộ cùng phối kết hợp với giáo viên để cùng rèn kỹ năng 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy sự tiến 
bộ rõ rệt của con mình. 
10/10 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 1. Kết luận: 
 Qua việc thực hiện đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm và 
phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi”, bản thân tôi thấy rằng việc 
rèn kĩ năng phát âm rõ ràng và phát triển vốn từ rất quan trọng đối trẻ mẫu giáo 
đặc biệt là trẻ 3 - 4 tuổi khiến cho trẻ có khả năng thích nghi với môi trường 
sống dễ dàng hơn. Điều đó giúp cho trẻ tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình 
huống trong cuộc sống hiện tại và tương lai sau này. 
Một số biện pháp mà tôi đã thực hiện để giúp trẻ 3 - 4 tuổi có được kĩ 
năng phát âm rõ ràng và phát triển vốn từ tốt nhất. Các biện pháp này có thể áp 
dụng ở các lứa tuổi mẫu giáo và các trường mầm non. 
 2. Bài học kinh nghiệm: 
 Để giúp trẻ có được kỹ năng phát âm chuẩn và vốn từ phong phú thì: 
 Giáo viên phải nắm được đặc điểm ngôn ngữ của từng trẻ để có biện pháp 
tác động phù hợp, hiệu quả, phải phát âm chuẩn, ngôn ngữ rõ ràng, sử dụng từ 
chính xác, phải thực sự yêu nghề mến trẻ, có năng lực sư phạm, nắm chắc 
chuyên môn nghiệp vụ, đi sâu nghiên cứu để tạo được môi trường ngôn ngữ tốt 
cho trẻ hoạt động và không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, thăm quan học 
tập, sáng tạo trong phương pháp tổ chức hoạt động. Biết tận dụng đồ dùng, đồ 
chơi, linh hoạt trong tổ chức các trò chơi, tạo cơ hội để rèn kĩ năng phát âm và 
phát triển vốn từ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt, cần kết hợp chặt chẽ với 
phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ về mọi mặt như rèn kĩ năng cho trẻ, ủng hộ 
sách truyện, nguyên vật liệu cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi dạy học. 
3. Những ý kiến đề xuất: 
* Đối với Phòng Giáo dục: 
Kính mong Phòng giáo dục tiếp tục quan tâm và tăng cường tổ chức các 
lớp tập huấn, bồi dưỡng về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo để 
giáo viên có thêm kiến thức và kĩ năng tốt hơn. 
* Đối với trường: 
Bổ sung, cung cấp thêm tài liệu về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho giáo 
viên tham khảo, nghiên cứu. Tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học 
tập ở các trường bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. 
 Trên đây là một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm và phát triển vốn từ cho 
trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi mà tôi đã thực hiện. Bản thân tôi rất mong được sự 
đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để giúp trẻ đạt 
được kết quả tốt hơn nữa. 
 Long Biên, ngày 22 tháng 3 năm 2021 
11/10 
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tài liệu đào tạo giáo viên mầm non – Nhà xuất bản Dân trí. 
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ 
và đạo đức nghề nghiệp. – Nhà xuất bản giáo dục Việt nam – Hoàng Đức Minh 
– Nguyễn Thị Mĩ Trinh – Bùi Thị Nhung. 
3. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục mầm non - Nhà xuất bản 
giáo dục Việt nam. – TS Trần Thị Ngọc Trâm – Lê Thu Hương – Lê Thị Ánh 
Tuyết. 
4. Sách các hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non - Nhà xuất bản giáo 
dục Việt Nam - Bùi Kim Tuyến- Nguyễn Thị Cẩm Bích - Lưu Thị Lan - Vũ Thị 
Hồng Tâm - Đặng Thu Quỳnh. 
5. Hướng dẫn tổ chức và sử dụng Môi trường giáo dục trong các cơ sở giáo dục 
mầm non - Nhà xuất bản giáo dục mầm non - Nguyễn Bá Minh - Lương Thị 
Bình - Nguyễn Thị Cẩm Bích - Vũ Thị Ngọc Minh - Trịnh Thị Xim - Hoàng Thị 
Dinh. 
6. Tài liệu tập huấn chuyên đề: “Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ 
chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển ngôn ngữ” của Phòng Giáo dục. 
12/10 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_day_ky_nang_phat_am_va.pdf