Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
Giáo dục đào tạo trong thời kỳ hiện nay với mục đích đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển khoa học công nghệ. Chất lượng giáo dục quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Muốn chất lượng giáo dục nâng cao đòi hỏi phải có giáo viên tâm huyết với nghề, trang bị và luôn học tập, rèn luyện đầy đủ các kĩ năng và nghiệp vụ sư phạm.
Quyết định số 04/VBHN-BGDĐTngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường mầm non trong đó có quy định về nhiệm vụ, quyền, trình độ đào tạo, hành vi ngôn ngữ ứng xử của giáo viên mầm non. Công văn số 1676 /UBND-GD&ĐT ngày 09/9/2016 của UBND và PGDĐT quận Long Biên về việc triển khai áp dụng khung năng lực vị trí việc làm khối mầm non dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường với những yêu cầu rất cụ thể về năng lực và kỹ năng sư phạm giáo viên. Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục đào tạo ban hành qui định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Đây là những căn cứ giúp cho việc xác định được những yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên mầm non trong thực hiện chức năng nghề nghiệp của mình, nhằm giúp cán bộ quản lý đánh giá chất lượng giáo viên trên đầy đủ các mặt năng lực, kỹ năng nhằm tạo cơ sở để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
ết định sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Muốn chất lượng giáo dục nâng cao đòi hỏi phải có giáo viên tâm huyết với nghề, trang bị và luôn học tập, rèn luyện đầy đủ các kĩ năng và nghiệp vụ sư phạm. Quyết định số 04/VBHN-BGDĐTngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường mầm non trong đó có quy định về nhiệm vụ, quyền, trình độ đào tạo, hành vi ngôn ngữ ứng xử của giáo viên mầm non. Công văn số 1676 /UBND-GD&ĐT ngày 09/9/2016 của UBND và PGDĐT quận Long Biên về việc triển khai áp dụng khung năng lực vị trí việc làm khối mầm non dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường với những yêu cầu rất cụ thể về năng lực và kỹ năng sư phạm giáo viên. Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục đào tạo ban hành qui định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non Đây là những căn cứ giúp cho việc xác định được những yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên mầm non trong thực hiện chức năng nghề nghiệp của mình, nhằm giúp cán bộ quản lý đánh giá chất lượng giáo viên trên đầy đủ các mặt năng lực, kỹ năng nhằm tạo cơ sở để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. 2. Thực trạng vấn đề: Trường mầm non Tân Mai nơi tôi công tác là một ngôi trường mới được đi vào hoạt động 2 năm. Trường nằm trên địa bàn phường Phúc Đồng, tập trung nhiều đầu mối giao thông của Thủ đô. Lãnh đạo địa phương luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện cho hoạt động của nhà trường. Tập thể sư phạm nhà trường luôn đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trường có: Tổng số 32 CBGVNV, trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100% (trong đó: 14 giáo viên có trình độ Đại học, 03 giáo viên trình độ Cao đẳng, 02 giáo viên trình độ trung cấp) - Tổng số trẻ: 300 cháu; Trong đó: + Nhà trẻ: 50 trẻ + Mẫu giáo: 250 trẻ - Tổng số lớp học: 09 lớp. Được chia thành 4 khối: + Nhà trẻ: 02 lớp +Mẫu giáo bé: 02 lớp +Mẫu giáo nhỡ: 02 lớp +Mẫu giáo lớn: 03 lớp 2.1. Thuận lợi. - Chính quyền địa phương luôn quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ mọi hoạt động của nhà trường và ban đại diện huynh học sinh luôn đồng hành, động viên nhà trường. - BGH chỉ đạo các hoạt động chuyên môn đi vào nền nếp, việc kiểm tra đánh giá thực hiện nghiêm túc, đảm bảo công bằng, phân công công việc cho giáo viên hợp lý, động viên khen thưởng kịp thời, hiểu rõ hoàn cảnh giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ. - Đội ngũ giáo viên trẻ, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng động trong công việc. Giáo viên luôn tự giác trong tự học tập, tích cực học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. 2.2 Khó khăn. - Một số giáo viên trẻ nên năng lực và nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế. - Một số giáo viên tuổi cao ngại tìm tòi, nghiên cứu học hỏi trên các trang mạng - Việc nghiên cứu các văn bản, hướng dẫn còn hạn chế nên còn một số giáo viên chưa nắm vững được các tiêu chuẩn, các yêu cầu về vị trí và việc làm của mình. - Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp giáo viên nhận biết và nâng cao các kĩ năng nghề nghiệp của mình trong chăm sóc giáo dục trẻ đạt được hiệu quả cao nhất. Tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm như sau: 3. Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện. 3.1 Biện pháp 1: Giúp giáo viên nâng cao kĩ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp sư phạm là yêu cầu quan trọng đối với mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp giúp hình thành mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh, phụ huynh với nhà trường và giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp.Do đó, ngoài những kiến thức chuyên môn, những cô giáo mầm non cần trau dồi cho mình kỹ năng giao tiếp . * Giáo viên trong giao tiếp với trẻ Đối với giáo viên mầm non, điều đầu tiên cần thiết đó là giao tiếp với trẻ . Giao tiếp của giáo viên kích thích sự phát triển hoạt động nhận thức như năng lực quan sát, sự tập trung chú ý và các chức năng tâm lý khác như tình cảm, ý thức, tư duy, ngôn ngữ, giúp trẻ hình thành nền tảng ban đầu của nhân cách con người như trung thực, thật thà, cẩn thận, chu đáo, tôn trọng mọi người, quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ người khác, góp phần phát triển nhân cách cho trẻ. Giao tiếp với trẻ bằng nhiều hình thức như: + Giao tiếp bằng lời nói của cô giáo diễn ra trong tất cả mọi hoạt động hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi ở trường mầm non. Khi giao tiếp với trẻ, giáo viên cần làm mẫu và gắn với tình huống cụ để giúp trẻ biết sử dụng các mẫu câu đúng với hoàn cảnh, phù hợp với giao tiếp. + Giao tiếp bằng tình cảm cũng rất quan trọng với trẻ. Đó là dành tình cảm yêu thương trẻ như con của mình. Việc tiếp xúc, giao tiếp và ứng xử của giáo viên với trẻ bằng tình yêu thương như con của mình sẽ giúp trẻ có được cảm giác an toàn, yên tâm, gần gũi và luôn lắng nghe, ghi nhớ những gì cô nói, cô dạy bảo. Để cải thiện kỹ năng giao tiếp sư phạm, giáo viên cần lưu ý một số những nguyên tắc ứng xử sau: + Tìm hiểu rõ tâm lý mỗi học sinh về sở thích, hoàn cảnh, gia đình + Luôn bình tĩnh trước mỗi tình huống. Sự bình tĩnh sẽ giúp giáo viên tự kiềm chế để không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm học sinh. + Tôn trọng học sinh, kể cả những khi học sinh có vi phạm, lỗi lầm. Nhắc nhở trẻ về những thiếu sót cụ thể, việc làm cụ thể, với một thái độ chân thành và giàu yêu thương. Tuyệt đối không đưa ra những nhận xét chung chung có tính chất “chụp mũ” và xúc phạm. + Đặt mình vào vị trí của trẻ, vào hoàn cảnh của trẻ để rút ngắn khoảng cách, tạo sự gần gũi, chân thành, cảm thông giúp dễ thấu hiểu. Thể hiện cho trẻ thấy tình cảm yêu thương như người mẹ thứ 2. ( Ảnh minh họa 1: Giáo viên trò chuyện giao tiếp với trẻ bằng lời nói và cử chỉ) * Giáo viên trong giao tiếp, ứng xử với phụ huynh Giáo viên giao tiếp thông qua việc đón trả trẻ hang ngày, và đặc biệt là các buổi họp phụ huynh: đó chính là những cơ hội tuyệt vời để thảo luận cởi mở và trao đổi về kết quả học tập và thành tích khác ở trường của trẻ. Một cuộc họp phụ huynh là cơ hội tuyệt vời để giáo viên giải đáp thắc mắc và để trả lời các câu hỏi của phụ huynh. Giáo viên giao tiếp với phụ huynh thông qua công nghệ: Tin nhắn, email, zalo và cổng trực tuyến.... giúp giao tiếp hiệu quả hơn cho cả giáo viên và phụ huynh. Những công cụ kỹ thuật số này giúp cho phụ huynh theo sát các vấn đề về con cái của họ. Giáo viên cần luôn chuyên nghiệp (Ngay cả khi phụ huynh không như vậy): Bất kể giáo viên cố gắng thế nào đi nữa, đôi lúc sẽ phải gặp phụ huynh không hợp tác.Trước hết, giáo viên hãy cố nhớ nguyên nhân dẫn đến sự không vui của phụ huynh. Hãy giao tiếp để phụ huynh bằng thái độ ôn hòa để họ biết rằng không chỉ họ mà bạn cũng muốn tốt nhất cho các con. Nếu cha mẹ trở nên quá bất lịch sự, hãy nhớ giữ bình tĩnh và duy trì sự kiểm soát. Là một giáo viên phải giữ một số nguyên tắc nhất định và sẽ phải đối mặt với hậu quả nếu giáo viên tham gia tranh cãi với một phụ huynh. ( Ảnh minh họa 2: Giáo viên giao tiếp với phụ huynh thông qua họp CMHS ) * Giáo viên trong giao tiếp ứng xử với cấp trên, với đồng nghiệp Cấp trên người tạo điều kiện cho chúng ta có được môi trường làm việc tốt nhất. Đôi khi họ cũng là người chia sẻ, giúp chúng ta trong công việc chuyên môn hoặc những công việc riêng trong cuộc sống. Vì vậy các nội dung được triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn, phân công nghiệm vụ, chúng ta phải nghiêm túc chấp hành, thực hiện đúng thời gian.. Trong giao tiếp cấp trên cần phải lịch sự, chào hỏi nghiêm túc, thể hiện sự tôn trọng. Mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp cũng giúp cho giáo viên mầm non dễ dàng hoàn thành công việc của mình hơn. Luôn thể hiện sự khiêm tốt, tôn trọng, chân thành và bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp. Không ghen ghét, đố kị, kéo bè cánh, phe nhóm làm mất đoàn kết nội bộ nhà trường. Việc mỗi cá nhân tự ý thức về vai trò và trách nhiệm của mình trong giao tiếp, ứng xử trong nhà trường là một việc làm hết sức quan trọng trong việc xây dựng đoàn kết nội bộ nhà trường. Đây cũng là một trong những nội dung góp phần xây dựng văn hóa nhà trường, tạo nên những nét riêng, truyền thống của mỗi nhà trường. ( Ảnh minh họa 3: Giáo viên trao đổi thẳng thắn trong các cuộc họp ) 3.2. Biện pháp 2: Nâng cao kĩ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ Một trong những việc làm để góp phần cho trẻ mầm non được phát triển toàn diện đó là công tác chăm sóc sức khỏe trẻ. Bởi trẻ có sức khỏe tốt thì mới có khả năng dễ dàng tiếp thu các kiến thức, tham gia các hoạt động trong trường mầm non. Giáo viên cần thực hiện tốt các hoạt động sau: Theo dõi quá trình phát triển thể lực của trẻ thông qua việc kiểm tra cân nặng và chiều cao. Giáo viên thực hiện cân đo theo đúng kế hoạch đã xây dựng đầu năm. Cân trẻ 3 lần/năm và khám sức khỏe 2 lần/năm. Cân đo hàng tháng đối với trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân và trẻ béo phì. Sau khi cân đo xong giáo viên thông báo trao đổi với phụ huynh. Nắm được lịch tiêm chủng để kịp thời nhắc nhở, tuyên truyền với phụ huynh để đảm bảo trẻ được tiêm và tiêm nhắc lại đầy đủ. Trao đổi với phụ huynh qua bảng tuyên truyền của lớp, trong giờ đón trả trẻ hay thông tin qua điện thoại, qua mạng xã hội.( Ảnh minh họa 4: Giáo viên tuyên truyền đến phụ huynh cho con tiêm phòng theo qui định) Phát hiện những biểu hiện của một bệnh thường gặp và biết cách xử lý cũng là những kĩ năng mà giáo viên mầm non rất cần phải có. Để trở thành kĩ năng đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên quan tâm tới trẻ, theo dõi và phát hiện những biểu hiện khác của trẻ, linh hoạt, nhanh chóng trong xử lý ban đầu. - Ví dụ: khi trẻ sốt cao, co giật trên lớp các cô cần có kĩ năng xử ký ban đầu cho trẻ: + Đo thân nhiệt cho trẻ. + Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. + Lau mát bằng nước ấm vào các vùng động mạch như trán, nách, bẹn. + Khi trẻ có biểu hiện co giật, đặt trẻ nằm nghiêng ở vị trí an toàn. + Đưa trẻ đến phòng y tế . Sau đó báo tình hình sức khỏe của trẻ với gia đình trẻ. 3.3. Biện pháp 3: Giúp giáo viên thao tác với phần mềm giáo dục gokids trong việc lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ. Bất cứ một giáo viên mầm non nào đều phải có kĩ năng xây dựng kế hoạch giáo dục chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp mình phụ trách. Kế hoạch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng rõ ràng có mục đích cho giáo viên thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trong năm học 2019- 2020 nhà trường sử dụng phần mềm giáo dục gokids để phục vụ việc soạn giảng. Việc xây dựng kế hoạch giáo dục trên phần mêm gokids không chỉ nhằm thực hiện chương trình GDMN khoa học, hiệu quả, sáng tạo mà còn giúp đổi mới tư duy quản lý, giúp giáo viên chủ động, sáng tạo trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Xây dựng kế hoạch là chức năng quan trọng của giáo viên mầm non trong công tác quản lí nhóm lớp . Với các tính năng trong phần mềm gokids dành cho giáo viên: xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch giáo dục tháng, kế hoạch giáo dục ngày, đánh giá trẻ theo ngày, tháng , năm....Giúp giáo viên thao tác nhanh gọn, tiết kiệm thời gian trong việc soạn giảng.. Để làm tốt công việc này, giáo viên phải nắm chắc và xử lí tốt những thông tin có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc xây dựng, thực hiện kế hoạch lớp. Kế hoạch được xây dựng dựa trên các điều kiện trong lớp, trong trường, phụ huynh, học sinh. Bên cạnh đó, phần mềm giáo dục gokids có những tính năng tiện dụng cho việc quản lý: Duyệt các kế hoạch, duyệt bài soạn, góp ý bài soạn, chỉnh sửa bài soạn. Với tính năng này giúp cán bộ quản lý có thể sát sao hơn trong kiểm tra việc thực hiện soạn giảng cũng như kịp thời điều chỉnh kế hoạch của giáo viên. ( Ảnh minh họa 5: Tập huấn sử dụng phần mềm gokids trong giảng dạy ) 3.4. Biện pháp 4: Nâng cao kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ Khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, chúng ta luôn tuân theo nguyên tắc giáo dục và dạy học tích hợp. Sau đây xin được chia sẻ với các đồng nghiệp về kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ: - Tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề, sự kiện: Việc lựa chọn chủ đề trước hết xuất phát từ nhu cầu của trẻ, sự quan tâm và kinh nghiệm của trẻ. Hoặc giáo viên có thể lựa chọn chủ đề xuất phát từ phía giáo viên, do giáo viên lựa chọn dựa trên gợi ý trong chương trình GDMN. - Mỗi nội dung hoặc một chủ đề giáo viên thực hiện theo ba giai đoạn: + Giai đoạn 1- Chuẩn bị: Lập kế hoạch để thực hiện, lựa chọn các nội dung cần thiết phù hợp với trẻ ở lứa tuổi khác nhau. + Giai đoạn 2- Thực hiện: Đầu tiên cần tạo sự quan tâm của trẻ với nội dung hoặc chủ đề đã lựa chọn bằng cách trò chuyện, đàm thoại để tìm hiểu kinh nghiệm của trẻ đã có và xác định mức độ nắm kiến thức của trẻ để lựa chọn các nội dung thực hiện phù hợp. Giáo viên có thể tổ chức thông qua các hoạt động như : tham quan, quan sát, trò chuyện, phỏng vấn khách mời, qua đọc sách, thí nghiệm....Ví dụ tìm hiểu về chủ đề "Trường Tiểu học", giáo viên có thể cho trẻ đi thăm quan trường Tiểu học ở trên địa bàn phường. Giáo viên cần liên hệ và trao đổi trước kế hoạch với ban giám hiệu nhà trường, xác định những đối tượng trẻ được quan sát, gặp gỡ và trò chuyện. ( Ảnhminh họa 6: Trẻ lớp MGL đi tham quan trường tiểu học Phúc Đồng) + Giai đoạn 3- Đánh giá chủ đề, sự kiện: Giáo viên thực hiện đánh giá chủ đề dựa trên mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng và thái độ của trẻ theo 5 lĩnh vực phát triển. Trên cơ sở đó giáo viên xác định các biện pháp giáo dục cụ thể, thích hợp với trẻ trong các chủ đề tiếp theo. Bên cạnh đó, giáo viên cần nâng cao kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục theo 5 lĩnh vực phát triển và tổ chức các trò chơi nhằm giáo dục và hình thành tình cảm và các kỹ năng xã hội cho trẻ. Trong quá trình chơi, bằng cách nhập vai chơi mà trẻ học được cách ứng xử, giao tiếp giữa con người với con người, với thiên nhiên, với thế giới đồ vật... góp phần hình thành hành vi xã hội của bản thân trẻ. Vì vậy, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trong các góc chơi phân vai. Sử dụng nhiều các nguyên vật liệu mở để kích tích trẻ tham gia chơi. Tạo tình huống trong khi chơi để gợi trẻ thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với vai trẻ đang chơi. ( Ảnh minh họa 7,8, 9: Trẻ tham gia hoạt động) 3.5. Biện pháp 5: Nâng cao kĩ năng quản lý nhóm lớp, công tác chủ nhiệm Mỗi một lớp học giáo viên phụ trách giống như một thế giới xã hội trẻ thơ thu nhỏ. Do vậy, để quán lí lớp học của mình đòi hỏi giáo viên cần phải lưu ý: - Điều đầu tiên: Hiểu và nắm được đặc điểm của từng trẻ tại lớp. Giáo viên cần phải hiểu hoàn cảnh sống của từng trẻ (gia đình, bố mẹ, ông bà, thói quen của gia đình...), nắm được những đặc điểm về thể chất, tâm lí trẻ và những thói quen hành vi của trẻ - Thứ hai là: Quản lý trẻ hàng ngày cũng là kỹ năng quan trọng của giáo viên mầm non cần phải thực hiện. + Quản lí trẻ trong giờ đón. Giáo viên phải nắm được tình hình sức khỏe của trẻ, trạng thái và tâm lý của trẻ để có những lưu ý theo dõi trẻ trong ngày. Trong quá trình đón, cô vẫn thường xuyên quan sát trẻ chơi để giúp trẻ, chủ động trò chuyện về tình hình ở nhà để có thêm những thông tin cần thiết cho quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường. Sau giờ đón, giáo viên phải nắm được số trẻ có mặt, số trẻ nghỉ, những trẻ có những biển hiện hoặc cảm xúc khác bình thường để ghi ngay vào sổ nhật ký nhóm lớp. ( Ảnh minh họa 10: Cô đón trẻ vào lớp ) + Quản lí trẻ trong giờ chơi. Tất cả trẻ đều thích tham gia vui chơi, thích được hoạt động. Không để trẻ chạy quá sức, đùa nghịch quá nhiều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Giáo viên cần tổ chức linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với đặc điểm của trẻ. ( Ảnh minh họa 11: Bé với hoạt động chăm sóc vườn rau) + Quản lý giờ ăn và giờ ngủ cũng là hai hoạt động đòi hỏi giáo viên luôn có mặt bên trẻ. Đảm bảo trẻ được ăn hết xuất, tuyệt đối không được để trẻ bị đói và ăn uống thất thường. Trong giờ ngủ, giáo viên phải luôn bên trẻ để quan sát trẻ ngủ. Cần chú ý những trẻ khó ngủ, trằn trọc. Khi trẻ có nhu cầu đi vệ sinh, giáo viên giúp trẻ, đặc biệt mọi hoạt động trong khi trẻ ngủ cần giữ yên tĩnh, nhẹ nhàng, tránh gây ồn làm trẻ tỉnh giấc + Quản lý giờ trả trẻ: Trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi bố mẹ đến đón. Giáo viên tuyệt đối không được trả trẻ cho người lạ. Đối với trẻ dưới 10 tuổi không có đủ trách nhiệm và kỹ năng để bảo vệ trẻ nên không được đón trẻ. Giáo viên phải chủ động trao đổi tình hình của trẻ trong ngày với phụ huynh. - Thứ ba: Việc thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục mầm non là một yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên mầm non. Giáo viên xây dựng và tổ chức thực hiện theo kế hoạch năm, tháng, ngày phải trên cơ sở hiểu rõ đặc điểm trẻ và điều kiện thực tế tại nhóm lớp. Phương pháp tổ chức hướng dẫn các hoạt động giáo dục cần linh hoạt, sáng tạo, nhằm vào sự phát triển của trẻ. - Thứ tư: Thực hiện đánh giá sự phát triển của trẻ. Đánh giá trẻ theo mục tiêu . Các mục tiêu là thước đo giúp giáo viên làm căn cứ để đánh giá trẻ trên năm lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ. - Thứ năm: Quản lý cơ sở vật chất của nhóm lớp. Cơ sở vật chất của nhóm lớp là toàn bộ các phương tiện vật chât và kĩ thuật được nhà trường cấp để chăm sóc giáo dục trẻ. Vào đầu và giữa mỗi năm học, giáo viên cần đề xuất với Ban giám hiệu về tình hình sử dụng các đồ dùng, tranh thiết bị để được bổ sung, sửa chữa kịp thời. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 4.1. Về đội ngũ giáo viên: Đội ngũ CBGV nhiệt tình, trách nhiệm, có thái độ hòa nhã, tạo môi trường giáo dục chất lượng, tạo nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động, được phụ huynh tin tưởng và gửi gắm . 100% các lớp thực hiện đúng theo kế hoạch giáo dục, xây dựng môi trường lớp học theo chủ đề, sự kiện, phù hợp với từng độ tuổi ,tạo nhiều góc mở, nguyên liệu mở cho trẻ hoạt động và thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt động. 4.2. Về học sinh Trẻ mạnh dạn, tự tin, phát triển kỹ năng chơi, kỹ năng tập thể, kỹ năng tự phục vụ tốt; có ý thức giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung và bảo vệ môi trường. 4.3. Về phụ huynh Phụ huynh phấn khởi, nhiệt tình ủng hộ hưởng ứng các phong trào của nhà trường, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, cùng với nhà trường quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ, tham gia góp ý cùng nhà trường xây dựng môi trường sư phạm thân thiện. III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Bài học kinh nghiệm Đòi hỏi CBGVNV phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây nâng cao kĩ năng giao tiếp và nghiệp vụ sư phạm. Luôn quan tâm đội ngũ giáo viên về mọi mặt, lắng nghe, thấu hiểu vàchia sẻ, khơi gợi tính sáng tạo, sự nhiệt tình, tạo sức mạnh tổng hợp trong việc nâng cao kĩ năng giao tiếp và nghiệp vụ sư phạm trong nhà trường. Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh để có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và cộng đồng, tăng cường mối quan hệ với các tổ chức đoàn thể trong trường. 2. Kết luận. Sau gần một năm học thực hiện các biện pháp trên trong việc giúp giáo viên mầm non nâng cao kĩ năng giao tiếp và nghiệp vụ sư phạm đã mạng lại hiệu quả cao. Ở đây, không chỉ trẻ được tham gia hoạt động tích cực, phát triển tốt mọi mặt mà còn là nơi giúp phụ huynh tin tưởng, gửi gắm và vui chơi cùng con. Trường mầm non Tân Mai còn là một môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giúp trẻ thêm yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn. 3. Kiến nghị , đề xuất Để “giúp giáo viên mầm non nâng cao kĩ năng giao tiếp và nghiệp vụ sư phạm ” đạt hiệu quả tôi xin đề xuất: Các cấp lãnh đạo tiếp tục có sự quan tâm và có những chính sách, chế độ thích đáng đối với giáo viên mầm non. Tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho giáo viên đáp ứng với đổi mới GDMN trong giai đoạn hiện nay. Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong việc trao đổi các kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao kĩ năng giao tiếp và nghiệp vụ sư phạm. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để cho bản sáng kiến của tôi có thêm nhiều những biện pháp giúp giáo viên mầm non phát triển hơn nữa kĩ năng giao tiếp và nghiệp vụ sư phạm. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Long Biên, ngày tháng năm 2020 Người viết Nguyễn Thị Thu Hà
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_giup_giao_vien_mam_non.doc