Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ phòng, chống dịch bệnh covid-19 trong trường mầm non
Như cha ông ta xưa nay vẫn nói “Sức khỏe là vàng” đúng và cho đến bây giờ cũng vậy câu nói đó vẫn luôn luôn đúng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhất là trong thời kỳ hiện nay với tốc độ phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đã làm cho không khí, nguồn nước của chúng ta đang dần bị ô nhiễm bởi những hóa chất, rác thải công nghiệp càng nhiều lại càng đe dọa đến sức khỏe của con người càng cao chính vì vậy mà trong những năm gần đây tỉ lệ mắc bệnh hiểm nghèo tăng cao. Trước đây tỉ lệ mắc bệnh thường là tuổi trung niên cao hơn so với trẻ em nhưng bây giờ thì ngược lại, do môi trường bị ô nhiễm đồng thời hóa chất sử dụng được đưa vào do môi trường bị ô nhiễm đồng thời hóa chất sử dụng được đưa vào trong cuộc sống lại càng nhiều vì vậy đây cũng chính là yếu tố làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người nói chung và sức khỏe trẻ em nói riêng.
Không có gì hạnh phúc bằng khi bạn có một sức khỏe tốt! Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầy đủ của con người về thể chất, tinh thần và xã hội.Khoẻ về thể chất là liên quan đến bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, luyện tập. Tinh thần thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, có niềm tin.
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Trẻ em đến trường giáo viên không chỉ chú trọng giáo dục phẩm chất, năng lực mà còn giáo dục kĩ năng sống và sức khỏe cho các em.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ phòng, chống dịch bệnh covid-19 trong trường mầm non
nh, trang bị những kĩ năng cần thiết để học sinh tự bảo vệ sức khỏe bản thân, Hiện nay, môi trường sống đang bị ô nhiễm bởi khói, bụi, hóa chất. Con người phải đối mặt với nhiều loại vi khuẩn, vi rút, đặc biệt là sự bùng nổ của dịch Covid - 19 trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Trước tình hình dịch bệnh lây lan, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương đã đề ra nhiều phương án. Người lớn chúng ta luôn có ý thức trong việc nhận thức rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh và có biện pháp bảo vệ sức khỏe của mình. Đối với học sinh Tiểu học, học sinh mầm non các em còn nhỏ nên chưa ý thức được sự nghiêm trọng của dịch bệnh Covid - 19. Vì vậy, toàn Đảng, cơ quan chính quyền, có sở y tế đã đặt ra cho giáo dục nhiệm vụ quan trọng là chú trọng sức khỏe cho học sinh. Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho trẻ Mầm Non” 2. Đối tượng nghiên cứu - Một số biện pháp phòng dịch Covid - 19 cho trẻ Mầm non 3. Mục đích nghiên cứu - Tìm ra các biện pháp nâng cao khả năng phòng dịch Covid - 19 - Cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản về phòng chống dịch Covid-19 4. Thuận lợi khó khăn 4.1. Thuận lợi - Được sự chỉ đạo sát sao và quan tâm của Quận đặc biệt của PGD&ĐT quận Thanh Xuân trong công tác chuyên môn và phòng chống dịch Covid-19. - Bản thân tôi là một giáo viên ham học hỏi, luôn tích cực tìm tòi, sáng tạo tìm ra các biện pháp giúp trẻ phòng chống dịch bệnh Covid - 19. - Luôn yêu nghề, mến trẻ coi trẻ như con em của mình. - Nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của phụ huynh học sinh đã ủng hộ nhiều khẩu trang, nước sát khuẩn...... 4.2. Khó khăn - Nhiều phụ huynh còn chưa hiểu được mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh Covid - 19 và các biện pháp phòng chống dịch. - Một số phụ huynh chưa phối hợp cùng cô trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho trẻ. - Học sinh nhỏ tuổi chưa có ý thức trong việc phòng bệnh, đặc biệt là học sinh chưa hiểu được mối nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra trên toàn thế giới. - Học sinh còn nhỏ, kỹ năng phòng tránh dịch bệnh Covid -19. - Đa số phụ huynh bận công việc nên chưa thật sự quan tâm nhiều đến học sinh trong thời gian dịch bệnh Covid -19. Chưa hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh phòng bệnh cho học sinh như: rửa tay, súc miệng bằng nước muối, ra ngoài phải đeo khẩu trang, không khạc nhổ bừa bãi, ho, hắt hơi phải che miệng và phải tắm gội thường xuyên 2. Bảng khảo sát đầu năm Kết quả khảo sát trên trẻ về những kiến thức về phòng chống dịch bệnh Covid- 19 qua các bài học kỹ năng qua bài giảng điện tử và kết hợp với phụ huynh. Đã có phản hồi sau khi thu kết quả từ sự phối hợp cùng phụ huynh tôi đã thu được kết quả. Bảng khảo sát đầu năm áp dụng cho 30 trẻ STT Nội dung Kết quả Đạt Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ% 1 Trẻ rửa tay đúng cách 3 10 27 90 2 Biết xúc miệng bằng nước muối 6 20 24 80 3 Không đưa tay lên mắt mũi miệng 9 30 21 70 4 Trẻ biết đeo KT đúng cách 6 20 24 80 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Sức khoẻ là vốn quí của con người, là điều kiện không thể thiếu, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. Vì thế việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho học sinh là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Có được sức khỏe tốt sẽ giúp học sinh học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh trong trường học. Việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho học sinh hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đặc biệt đối với học sinh sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của học sinh sau này. Sức khỏe có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển về mọi mặt. Vì vậy, để học sinh có sức khỏe vui chơi và học tập thì người lớn cần tích cực quan tâm, chăm sóc cho học sinh và có những biện pháp giữ gìn vệ cá nhân, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, để bảo vệ sức khỏe cho học sinh. Đối với học sinh, cơ thể còn non nớt, sức đề kháng yếu, rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, nguy cơ tử vong cao. Hiện nay, những biến đổi khí hậu tự nhiên cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của học sinh. Môi trường tự nhiên: Đất, nước, ánh sáng, khí hậu, thời tiết,... Khi khí hậu thời tiết thay đổi, tỉ lệ mắc bệnh cũng thay đổi. Có những bệnh thường gặp nhiều vào mùa đông, trái lại có những bệnh gặp nhiều vào mùa hè. Cũng có những bệnh ở vùng này diễn biến nặng, nhưng khi chuyển sang vùng khác thì diễn biến nhẹ hơn,... Tất cả những điều đó liên quan tới việc cần phải phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn Năm học 2021-2022, tôi được nhà trường phân công giao nhiệm vụ dạy lớp nhà trẻ số 1.Tôi nhận thấy việc phòng chống Covid 19 của học sinh còn hạn chế. Các em còn nhỏ, chưa ý thức được sự nguy hiểm cũng như cách phòng chống dịch bệnh. Việc đảm bảo an toàn cho học sinh cũng như cách phòng bệnh Covid - 19 hiệu quả là biện pháp hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh toàn diện, nhất là lứa tuổi mầm non cơ thể các em còn non nớt, sức đề kháng yếu. 3. Biện pháp Năm học 2021-2022 này thực sự là một năm đầy khó khăn đối với ngành giáo dục, đặc biệt đối với trẻ mầm non, vì vậy tôi đã nhận thức đúng đắn và đánh giá việc chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ mầm non là rất quan trọng. Xác định được sự nguy hại của dịch bệnh, theo kinh nghiệm là “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tôi đã tăng cường, triển khai hiệu quả biện pháp phòng, chống dịch qua các bài giảng video để cung cấp các kỹ năng cho trẻ. Bên cạnh đó đã có sự phối hợp của phụ huynh khi các con nghỉ dịch ở nhà được học thông qua Zalo nhóm lớp. Mục tiêu là các con tiếp thu được các kỹ năng cơ bản về phòng chống dịch bệnh hiện nay và sẵn sàng đón các con trở lại trường. Bắt đầu từ ngày 13/4/2022 các con được trở lại trường, các cô đo thân nhiệt kiểm tra sức khỏe của các con 2 lần/ngày (sáng – trước khi đi ngủ). Dưới đây là một số biện pháp mà tôi đã và đang áp dụng tạo lớp mình. 3.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường trong và ngoài lớp học an toàn, trang bị đồ dùng phòng chống dịch bệnh Covid – 19 Vệ sinh môi trường là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình chăm sóc học sinh. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid - 19 gây ra. Để đảm bảo an toàn cho học sinh và đẩy lùi được dịch bệnh, chúng ta cần chủ động, tích cực lao động vệ sinh khuôn viên trường học, phối hợp cùng nhà trường tiến hành phun khử trùng, vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp học, kệ tủ, bàn ghế, đồ dùng đồ chơi, xốp, chiếu được giặt sạch và sắp xếp gọn gàng. Một số hoạt động vệ sinh ở trường như: vệ sinh lớp học đảm bảo không khí thoáng mát, bật quạt vừa phải, thường xuyên quét dọn lớp học. - Đảm bảo ánh sáng, kiểm tra đèn điện, mở cửa sổ để lưu thông không khí. Trồng thêm cây xanh, cây hoa, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp. Đối với thiết bị, đồ dùng: Chuẩn bị nước sát khuẩn, khăn lau tay, máy đo thân nhiệt,.. Vệ sinh đồ dùng cá nhân của trẻ ở lớp theo lịch để phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Để làm tốt điều này tôi đã thực hiện công tác vệ sinh của các lớp như: Vệ sinh giờ ăn, ngủ của trẻ. Tôi cũng đã hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân trong công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ nên đã thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả như: Hàng tuần lau rửa đồ dùng đồ chơi của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn Cloramin B, định kỳ giặt chăn chiếu đúng 2 lần/ tháng. Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến lớp, nhà trường đã thực hiện phun khử trùng và dọn dẹp vệ sinh toàn bộ khuôn viên trường lớp học. Để đảm bảo môi trường xung quanh trường luôn sạch tôi thường xuyên lao động dọn dẹp vệ sinh, giữ cho quang cảnh môi trường luôn sạch sẽ ở các khu vực quanh trường. Duy trì hoạt động tổng vệ sinh lớp bằng hóa chất khử khuẩn (cloramine B 0,5%) vào 2 ngày cuối tuần cho đến khi được thông báo hết dịch bệnh; Duy trì tần suất vệ sinh bề mặt tại các lớp học: ít nhất 1 lần/ngày và khi bẩn; Vệ sinh khu vực chung: ít nhất 2 lần/ngày và khi bẩn; mở cửa phòng học thông thoáng vào buổi sáng và cuối ngày (khi học sinh không còn trên lớp) (Phụ Lục :Hình ảnh 1) 3.2. Biện pháp 2. Giáo dục học sinh nâng cao nhận thức và ý thức phòng chống dịch bệnh covid – 19 + Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người và tự cách ly tại nhà. + Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh. + Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. +Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. + Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao. - Để giúp học sinh biết được đây là bệnh dịch nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh, phổ biến, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân của học sinh, nâng cao sức khỏe và luôn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Nhắc học sinh rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Uống nhiều nước ấm, súc miệng bằng nước muối pha loãng để khoang miệng hầu họng luôn sạch sẽ. Luôn nhắc học sinh không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định...Bên cạnh đó thông qua các nhóm zalo của lớp cô giáo cập nhật tình hình sức khỏe của trẻ qua các bình chọn để nắm bắt được thông tin. Đeo khẩu trang là một biện pháp thiết thực nhất nhằm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh, bảo vệ cho bản thân. Hiện nay có hai loại khẩu trang đó là khẩu trang vải và khẩu trang y tế. Để đeo khẩu trang đúng cách, tôi đã hướng dẫn trẻ qua các bước như sau: + Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay nước sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang. + Bước 2:Xác định phần phía trên phía dưới khẩu trang (có gọng hay không gọng đối với khẩu trang y tế). + Bước 3: Xác định mặt trong mặt ngoài theo màu sắc, đường may hoặc phần lồi lõm (khẩu trang vải). + Bước 4: Cầm 2 quai khẩu trang bằng 2 tay sau đó đeo 2 quai vào 2 tại. + Bước 5: Chỉnh khẩu trang mép phía dưới sao cho ôm trọn cằm +Bước 6: Bóp phần gọng sắt ở phía trên làm sao cho ôm trọn sống mũi. Lưu ý: Không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang trong suốt quá trình sử dụng. Nếu chạm vào phải rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. - Sau khi sử dụng khẩu trang thì hướng dẫn học sinh cách tháo khẩu trang: + Bước 1: Khi thảo khẩu trang chỉ cầm phần dây đeo sau tai (không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang). + Bước 2: Bỏ khẩu trang vào túi kín (nếu có) và/hoặc bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín đối với khẩu trang dùng 1 lần. + Bước 3: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. Lưu ý: Thay hoặc thải bỏ khẩu trang sau: mỗi lần sử dụng hoặc khi bị bẩn. Tuyệt đối không dùng lại đối với khẩu trang dùng 1 lần. Tái sử dụng khẩu trang 870 (Khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn): Giặt bằng tay, giặt riêng, phơi tự nhiên, sấy hoặc là khô. Dạy học sinh một số kỹ năng khác: Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng, việc này giúp cho trẻ giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. (Phụ lục: Hình ảnh 2 ) Đánh giá ưu điểm, hạn chế của biện pháp * Ưu điểm - Biện pháp giúp giáo viên nâng cao nhận thức về biện pháp phòng dịch. - Tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp. - Mang đến sự tin cậy cho phụ huynh khi gửi gắm con. - Tôi thiết nghĩ các biện pháp đưa ra không tốn kinh phí đầu tư, phù hợp với thực tế dạy - học hiện nay nên khi áp dụng các biện pháp đã mang lại những kết quả đáng kể cho trẻ. Khi sử dụng giải pháp này đã giúp cho học sinh hiểu thêm về cách phòng tránh dịch bệnh Covid - 19 khi dịch bệnh kéo dài. Biết việc phòng chống dịch bệnh là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, bảo vệ tính mạng cho bản thân và cho mọi người, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. 3.3. Biện pháp 3: Rèn cho học sinh một số kỹ năng phòng tránh dịch bệnh Covid - 19. Huấn luyện cho học sinh những kỹ năng bảo vệ an toàn khi đi học trong thời điểm Covid - 19 là một việc làm vô cùng quan trọng. Tôi tiến hành rèn cho học sinh một số kỹ năng phòng chống dịch Covid - 19 như sau: * Kỹ năng súc miệng bằng nước muối. Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày giúp loại bỏ hết vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, Amidan, họng. Từ xưa ông cha ta đã truyền miệng nhau rằng súc miệng bằng nước muối giúp răng chắc khỏe. Đối với học sinh nhỏ, nên cho học sinh súc miệng bằng nước muối ấm. Độ tuổi để áp dụng phương pháp này là học sinh từ 3 - 4 tuổi trở lên, tức học sinh có khả năng súc miệng mà không nuốt phải nước muối. - Các bước súc miệng bằng nước muối: Chuẩn bị: Nước muối tự pha hoặc nước muối trong chai, khăn, giấy lau, ca cốc, nước sát khuẩn hoặc xà phòng. + Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn. + Bước 2: Rót nước vào ca. (1 lượng khoảng 60-90ml) + Bước 3: Tiến hành súc miệng. (mím chặt môi đẩy nước muối làm sạch khoang miệng trong khoảng 30 giây). + Bước 4: Súc vòm họng (Ngửa cổ ra sau khoảng 30o, khép chặt cuống họng, cho nước muối chạm thành họng, dùng hơi đầy nước muối ra tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn trong khoảng 30 giây). + Bước 5: Nhổ nước muối vào bồn rửa mặt.(hoặc vào bô có nắp đậy) . + Bước 6: Lấy khăn hoặc giấy rồi lau miệng. Trong quá trình rèn cho học sinh kỹ năng súc miệng tôi sẽ giáo dục cho học sinh biết tác dụng của việc súc miệng bằng nước muối và luôn thực hiện đều đặn vào các thời điểm như sau khi ăn trưa, trước và khi ngủ dậy, sau khi ăn quà chiều...ở nhà cũng như ở lớp. Qua đó học sinh có ý thức súc miệng hàng ngày, để nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân hơn nữa có giáo dục học sinh súc miệng và kết hợp với việc đánh răng hàng ngày khi học sinh ở nhà. * Kỹ năng rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô. Học sinh mầm non hoạt động liên tục trong ngày, học sinh thường xuyên tiếp xúc với các đồ dùng, dụng cụ học tập, hay môi trường xung quanh. Các tác nhân trên vô tình khiến bàn tay học sinh bị bẩn. Học sinh mầm non còn nhỏ nên nhiều khi học sinh đưa tay lên mắt, mũi, miệng khi học sinh đang hoạt động, điều này cũng có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của học sinh. Do vậy việc rửa tay thường xuyên sau khi hoạt động là vô cùng cần thiết. (Phụ lục : hình ảnh 3) * Rửa tay theo quy trình 6 bước Để việc rửa tay đạt kết quả cao tôi đặc biệt quan tâm hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng đúng cách qua 6 bước cụ thể như sau thông qua video bài giảng điện tử và thực hành tại lớp thường xuyên khi các con trở lại trường. Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay dưới vòi nước. Cho xà phòng vào lòng bàn tay và xoa đều Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay. Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. Bước 6: Tráng sạch tay dưới vòi nước. Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn sử dụng một lần (Phụ lục : hình ảnh 4) 3.4. Biện pháp 4: Tuyên truyền tới phụ huynh về phòng chống dịch bệnh Covid-19 Tuyên truyền và kết hợp chặt chẽ, phối hợp giữa y tế nhà trường và phụ huynh để thực hiện tốt công tác phòng tránh dịch bệnh cho học sinh tại trường và tại nhà đạt kết quả tốt. + Đối với biện pháp này thì vai trò của phụ huynh là hết sức quan trọng, vì chúng ta cần phải có những biện pháp phòng tránh dịch bệnh ngay cả ở lớp và ở nhà. + Đo thân nhiệt cho trẻ trước khi vào lớp và trao đổi với phụ huynh về tình hình dịch bệnh. + Trò chuyện, cung cấp, chia sẻ những kiến thức cơ bản với phụ huynh về tình hình dịch bệnh và đưa ra biện pháp chăm sóc trẻ để trẻ có được sức khỏe tốt. + Phụ huynh quan tâm tặng nước rửa tay khô cho các cháu. (Phụ lục : hình ảnh 5) 4. Hiệu quả của việc sử dụng biện pháp Sau khi áp dụng sáng kiến, các biện pháp đã tác động đến giáo viên, phụ huynh và học sinh * Bảng khảo sát sau khi áp dụng đề tài. Áp dụng 30 trẻ STT Nội dung KQ trước khi thực hiện KQ sau khi thực hiện Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 1 Trẻ rửa tay đúng cách 3 10 27 90 24 80 6 20 2 Biết xúc miệng bằng nước muối 6 20 24 80 27 90 3 10 3 Không đưa tay lên mắt mũi miệng 9 30 21 70 21 70 9 30 4 Trẻ biết đeo khẩu trang đúng cách 6 20 24 80 24 80 6 20 4.1. Đối với phụ huynh: Mối quan hệ giữa gia đình - con cái ngày càng quan trọng, họ nhận thức đúng đắn về dịch bệnh Covid - 19, tích cực tham gia phòng bệnh. 4.2. Đối với học sinh: Trẻ đã có ý thức, nhận thức được tác hại của dịch bệnh. Từ đó hình thành được cho học sinh một số kĩ năng phòng chống dịch bệnh Covid - 19 như sau: + Biết súc miệng bằng nước muối, nước ấm. + Đeo khẩu trang đúng cách. + Rửa tay, sát khuẩn tay thường xuyên. + Không khạc nhổ bừa bãi 4.3. Đối với giáo viên: Cô cung cấp thêm kĩ năng phòng dịch cho học sinh, có thêm thói quen vệ sinh trong, ngoài lớp học; mối quan hệ giữa gia đình - giáo viên ngày càng nâng cao, phụ huynh tin tưởng gửi gắm con. III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc phòng chống dịch bệnh cho học sinh trong trường mầm non là công việc rất cần thiết và không được chủ quan trong thời điểm hiện nay, đòi hỏi mỗi giáo viên, phụ huynh phải đặc biệt quan tâm, theo dõi sức khỏe cho học sinh một cách thường xuyên. Vì nguy cơ xảy ra dịch bệnh với học sinh có thể xảy ra bất kì lúc nào, nếu chúng ta không chủ động phòng tránh. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, sẽ giúp học sinh có một cơ thể khoẻ mạnh, để học sinh tích cực tham gia các hoạt động. Góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Để có được kết quả trên, là một giáo viên, tôi đã nhận thức về bệnh, hiểu được ý nghĩa, lợi ích việc phòng chống dịch bệnh xảy ra. Đồng thời tận dụng mọi nguồn lực để chăm sóc sức khỏe tốt cho học sinh nhằm ngăn chặn dịch bệnh cho trẻ mầm non. 2. Bài học kinh nghiệm: Từ những biện pháp cụ thể và những kết quả đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch của nhà trường tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: - Nhà trường phải luôn chủ động có kế hoạch cụ thể trong công tác phòng, chống dịch bệnh. - Phải triển khai, tuyên truyền sâu rộng kế hoạch tới GVNV- phụ huynh và học sinh. - Kết hợp chặt chẽ cùng phụ huynh để làm tốt công tác phòng dịch. Giáo viên phải thực sự có ý thức trách nhiệm, nâng cao nhận thức của phụ huynh - trẻ trong việc phòng, chống dịch. - Môi trường học tập phải luôn sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh... 3. Khuyến nghị Để tiếp tục thực hiện công tác phòng chống dịch Covid -19 có hiệu quả, phát huy những thành tích đã đạt được vào trong hoạt động thực tiễn tốt hơn nữa, dựa vào điều kiện thực tế của trường tôi có kiến nghị như sau: Đề nghị các cấp lãnh đạo, UBND luôn quan tâm, đầu tư của nhà nước để tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị cho trường học như: Máy đo thân nhiệt, buồng khử khuẩn, nước sát khuẩn, bồn rửa tay di động... Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình và không sao chép của người khác. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ......................................................................... ......................................................................... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Thanh Xuân, ngày 15 tháng 4 năm 2022 Người viết Tạ Thị Thủy VI : PHỤ LỤC Hình ảnh 1: Vệ sinh lớp học hàng tuần Hình ảnh 2 : Hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang Hình ảnh 3 : Trẻ rửa tay khô bằng nước sát khuẩn. Hình ảnh 4: Dạy trẻ kỹ năng rửa tay đúng cách Hình ảnh 5: Phụ huynh tặng nước rửa tay khô
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_tre_phong_cho.docx