Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm thiết kế video bài giảng giúp tăng hứng thú cho trẻ mầm non

- Việc thiết kế một video bài giảng đòi hỏi những hiểu biết nhất định không chỉ về

kiến thức chuyên môn của chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mà còn những

kiến thức về công nghệ thông tin, đòi hỏi lòng đam mê về giáo dục mầm non, cũng

như những kỹ năng nhất định về tin học .

- Trong giai đoạn dịch diễn biến phức tạp, giáo viên không thể đến trường thiết kế

video, một số giáo viên chưa có máy tính cá nhân nên việc thiết kế video bài giảng

còn gặp khó khăn

- Giáo viên gặp khó khăn trong việc cài đặt phần mềm để ứng dụng thiết kế video

bài giảng

pdf 17 trang vuthom 08/10/2022 9901
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm thiết kế video bài giảng giúp tăng hứng thú cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm thiết kế video bài giảng giúp tăng hứng thú cho trẻ mầm non

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm thiết kế video bài giảng giúp tăng hứng thú cho trẻ mầm non
ên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm thiết kế 
video bài giảng giúp tăng hứng thú cho trẻ mầm non” với hy vọng tìm ra 1 số 
kinh nghiệm, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thiết kế video bài giảng giúp trẻ 
3/10 
hứng thú hơn, tiếp thu kiến thức tốt hơn khi học tại nhà trong thời gian nghỉ dịch 
Covid 19. 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Cơ sở lý luận: 
Có thể hiểu một cách đơn giản, video bài giảng là một hình thức giảng dạy, 
dựa trên một số thiết bị công nghệ, chẳng hạn như điện thoại, máy tính, máy tính 
bảng. Video bài giảng sẽ được giáo viên tạo nên bằng những thiết bị hỗ trợ ghi 
hình, ghi âm,Tương tự như những bài giảng truyền thống, những bài giảng này 
cũng chứa các thông tin, hình ảnh được sắp xếp theo trật tự logic nhằm cung cấp 
cho người học kiến thức và kỹ năng nhất định. Người học có thể học ở bất kỳ đâu, 
bất kì khoảng thời gian nào miễn là các thiết bị để mở bài giảng có kết nối Internet. 
Thiết kế video bài giảng là người giáo viên dựa trên một số thiết bị công nghệ, 
chẳng hạn như điện thoại, máy tính, những thiết bị hỗ trợ ghi hình, ghi âm,để tạo 
nên những bài giảng chứa các thông tin, hình ảnh được sắp xếp theo trật tự logic 
kết hợp với những hiệu ứng nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng 
nhất định. Video bài giảng thường được xây dựng nội dung trên một số phần mềm 
như Microsoft Powerpoint, Camtasia, Movavi, Canva 
Tăng hứng thú trong học tập là trẻ tham gia học tập một cách tập trung, hưng 
phấn hơn, phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của trẻ trong quá trình 
học. 
Thiết kế video bài giảng giúp tăng hứng thú cho trẻ là thiết kế một bài video 
có nội dung phải thật mới mẻ, hấp dẫn, hình ảnh trong video phải đẹp, hiệu ứng 
sống động, hình thức dẫn dắt phải hay và linh hoạt. lời nói của cô nhẹ nhàng, 
truyền cảm, làm cho trẻ tập trung chú ý, tích cực chủ động, tiếp thu được những 
kiến thức mà video bài giảng truyền tải. 
2. Thực trạng vấn đề : 
2.1. Thuận lợi: 
- Tôi được công tác trong trường Mầm non Hoa Sữa – là trường học điện tử, có bề 
dày thành tích về Công nghệ thông tin. Trường được cấp trên trang bị đầy đủ các 
trang thiết bị về công nghệ thông tin như máy tính, máy chiếu, máy chiếu đa vật 
thể, loa, 
- Bản thân tôi là giáo viên mầm non, có trình độ chuẩn về chuyên môn. Có kiến 
thức cơ bản về sử dụng máy tính, thường xuyên cập nhật kiến thức tin học cho bản 
thân và thích khám phá công nghệ thông tin. 
4/10 
- Trong thời gian nghỉ dịch nhưng Sở giáo dục và phòng giáo dục vẫn tổ chức tập 
huấn Online cho giáo viên về một số ứng ứng hỗ trợ giáo viên thiết kế bài giảng để 
gửi cho học sinh trong mùa dịch Covid 19. 
2.2. Khó khăn: 
 - Việc thiết kế một video bài giảng đòi hỏi những hiểu biết nhất định không chỉ về 
kiến thức chuyên môn của chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mà còn những 
kiến thức về công nghệ thông tin, đòi hỏi lòng đam mê về giáo dục mầm non, cũng 
như những kỹ năng nhất định về tin học . 
- Trong giai đoạn dịch diễn biến phức tạp, giáo viên không thể đến trường thiết kế 
video, một số giáo viên chưa có máy tính cá nhân nên việc thiết kế video bài giảng 
còn gặp khó khăn 
- Giáo viên gặp khó khăn trong việc cài đặt phần mềm để ứng dụng thiết kế video 
bài giảng 
 Đầu năm, tôi tiến hành khảo sát mức độ hứng thú của trẻ khi học video bài 
giảng bằng cách nhờ các bậc phụ huynh cho ý kiến về mức độ hứng thú của con khi 
học qua video. Kết quả thu được như sau: 
Bảng khảo sát về mức độ hứng thú của trẻ khi học video bài giảng 
Số trẻ Cao Bình thường Không hứng thú 
40 
(100%) 
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 
7 17,5 28 70 5 12,5 
Thực trạng trên cho thấy đa số mức độ hứng thú của trẻ dừng lại ở mức độ 
bình thường (70%), hứng thú ở mức độ cao chỉ đạt 17,5%, và 12,5% trẻ không 
hứng thú. Như vậy kết quả khảo sát mức độ hứng thú của trẻ khi học video bài 
giảng chưa cao. Vì vậy, giáo viên phải thiết kế video bài giảng hay hơn để tăng 
hứng thú cho trẻ khi học qua video tại nhà. 
3. Một số biện pháp đã tiến hành : 
3.1. Biện pháp 1: Tự tìm tòi, học hỏi và tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn, 
tập huấn 
 Tôi nhận thấy việc tự tìm tòi , học hỏi của bản thân giáo viên là yếu tố quan 
trọng quyết định trực tiếp tới chất lượng dạy và học , không những thế nó còn mang 
tính cấp bách giúp cho giao viên thuận lợi khi làm việc và thích ứng với những thay 
đổi . 
5/10 
 Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn , tập huấn của nhà trường và các cấp , 
giáo viên lĩnh hội được nhiều kiến thức về công nghệ thông tin , được đưa ra các ý 
kiến thảo luận từ đó mỗi giáo viên sẽ tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm khác 
nhau trong việc thiết kế video bài giảng cũng như các bài giảng khác . 
Hiện nay có rất nhiều phần mềm, ứng dụng hỗ trợ thiết kế video, nhưng 
không phải phần mềm nào cũng miễn phí. Tuy nhiên có một số phần mềm, ứng 
dụng miễn phí nhưng sử dụng cũng rất hiệu quả và giáo viên có thể tự download và 
cài đặt dễ dàng (Có thể tham khảo cách download và cài đặt trên YouTube). 
 Để biết cách sử dụng phần mềm, ứng dụng mới tôi đã lên You tube để học 
hỏi và tự trau dồi, tại đây có những video hướng dẫn rất cụ thể. Qua thời gian thực 
hành, trải nghiệm các phần mềm, ứng dụng để thiết kế video, kỹ năng thiết kế của 
tôi đã dần thành thục. Dựa vào sự hỗ trợ của các phần mềm, ứng dụng và trang web 
đó, tôi đã thiết kế được những video có chất lượng từ đó giúp tăng hứng thú học tập 
cho trẻ 
 Dưới đây là một số phần mềm, ứng dụng và trang web hỗ trợ thiết kế video 
 Phần mềm đổi đuôi audio, video: Format factory, Total video converter, 
Video to video, Handbrake, Freemake clip Converter 
 Phần mềm cắt ghép, chỉnh sửa audio, video: Camtasia Studio, Format 
Factory, Wondershare Filmora, Windows Movie Maker, Weeny Free Video 
Cutter 
 Phần mềm chỉnh sửa hình ảnh: Adobe Photoshop Elements, Corel 
PaintShop Pro, GIMP 
 Ứng dụng thiết kế video trên điện thoại: Capcut (Cắt, ghép, lồng tiếng, 
chỉnh hiệu ứng, tách nền video) 
 Một số trang web online rất hữu ích để giáo viên ứng dụng thiết kế bài giảng 
điện tử: 
+ https://www.canva.com/ (Thiết kế truyện tranh, phim hoạt hình, thiết kế video, 
ảnh, khung nền) 
+ https://www.unscreen.com/ (Tách nền video, tách nền hình động) 
+ https://online-video-cutter.com/vi/ (Cắt ghép, chỉnh sửa video online) 
 Trong thời gian nghỉ dịch, tôi được tham gia các buổi tập huần về Công nghệ 
thông tin giúp hỗ trợ việc thiết kế bài giảng để gửi cho trẻ. Qua buổi tập huấn tôi đã 
thu hoặc được khá nhiều kiến thức và kinh nghiệm để vận dụng vào việc thiết kế 
bài giảng của mình (Hình ảnh 1,2) 
6/10 
3.2. Biện pháp 2: Nghiên cứu chương trình phù hợp lứa tuổi và lựa chọn đề tài 
mới lạ, hấp dẫn trẻ 
Để hấp dẫn được trẻ vào video bài giảng của mình thì theo tôi, đầu tiên 
chúng ta phải lựa chọn được đề tài phù hợp với khả năng của trẻ, không dễ quá mà 
cũng không khó quá. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu chương trình giáo dục phù hợp với 
lứa tuổi mình phụ trách, để từ đó lựa chọn những đề tài vừa sức với trẻ 
 Dựa vào các chủ đề, sự kiện của tháng đã xây dựng từ đầu năm, tôi đã lựa 
chọn các đề tài để thiết kế video mới lạ, hấp dẫn trẻ: những câu chuyện, bài thơ 
mới, bài hát mới, đề tài tạo hình sáng tạo, lựa chọn nội dung khám phá về kỹ năng 
sống 
Với đề tài video đã được lựa chọn, tôi lên ý tưởng xây dựng nội dung cho 
video bài giảng. Với mỗi bài video, tôi lựa chọn hình thức đầu vào, hình thức 
chuyển tiếp khác nhau để tạo sự mới lạ, bất ngờ giúp trẻ hứng thú hơn. 
Ví dụ: Kế hoạch tháng 10/2021 do tôi xây dựng: 
 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 
Thứ 2 HĐ tạo hình 
In, đồ hình từ 
bàn tay, ngón 
tay và sáng tạo 
Vận động 
VĐCB: Bật xa; 
Tung bóng lên 
và bắt bóng 
HĐ tạo hình 
Sáng tạo bưu 
thiếp tặng mẹ 
nhân ngày 20/10 
Vận động 
VĐCB: Ném xa 
bằng 1 tay 
Thứ 3 LQVT 
Tách nhóm 6 
đối tượng thành 
2 phần bằng các 
cách khác nhau 
LQVT 
Ôn nhận biết 
chữ số 6, số 
lượng và số thứ 
tự trong phạm 
vi 6 
LQVT 
Ý nghĩa của các 
con số trong 
cuộc sống 
LQVT 
Nhận biết chữ số 
7, số lượng và số 
thứ tự trong phạm 
vi 7 
Thứ 4 Khám phá 
Tìm hiểu về 
dịch bệnh Covid 
19 
Khám phá 
Cách xử trí khi 
bị sốt 
Khám phá 
Bé yêu mẹ như 
thế nào? 
Khám phá 
Bé làm gì khi 
những người thân 
yêu bị ốm 
Thứ 5 Văn học 
Truyện: Chiếc 
bánh mì cháy 
Âm nhạc 
- Dạy hát: 
Chiếc bụng đói 
- Nghe hát: 
Thật đáng yêu 
Văn học 
Truyện: Câu 
chuyện về người 
mẹ 
Âm nhạc 
- Dạy hát : Bố ơi, 
mình đi đâu thế! 
- Nghe hát : Ước 
của mẹ 
7/10 
3.3. Biện pháp 3: Tìm kiếm nguồn tư liệu sắc nét, sống động giúp lôi cuốn trẻ 
vào video bài giảng 
 Sau khi đã xây dựng nội dung cho video, tôi tìm kiếm các tư liệu hình ảnh, 
âm thanh, video có liên quan và chỉnh sửa cho phù hợp. Tôi thường tìm kiếm các tư 
liệu trên một số trang Web, you tube 
Tìm ảnh: Lựa chọn những hình ảnh hoạt hình ngộ nghĩnh, đáng yêu 
(Catoon) giúp cuốn hút trẻ vào bài giảng 
 Khi lựa chọn các hình trên mạng nên lựa chọn tìm kiếm hình ảnh có size lớn 
khoảng từ 300 x 400 trở lên để lúc thể hiện lên Slide khi cần kéo phóng to hình ảnh 
vẫn giữ độ sắc nét cho trẻ dễ nhìn. 
 Không nên lựa chọn những ảnh có bản quyền: Một số hình ảnh chất lượng 
cao thường được các trang web gốc gắn dấu bản quyền 
 Tôi thường tìm kiếm và tải ảnh chất lượng cao qua một số tranh web như 
Google Image, Pinterest, Pixabay 
 Tìm video: Khi tải video, tôi đã lựa chọn độ phân giải của video lớn để thu 
được những video sắc nét. 
 Tôi đã tìm và tải video từ YouTube, Facebook với công cụ tải trực tuyến 
SaveFrom.net bằng cách chỉ cần nhập đường link của video và nhấp vào 
Download. 
 Ngoài ra, tôi còn sử dụng một số thủ thuật để tải video trên YouTube: Chỉ 
cần nhập ss vào trước từ YouTube trên đường link của video hoặc Chỉ cần thêm pp 
vào sau từ YouTube trên đường link của video cần tải 
Ví dụ: https://www.youtube.com/watch?v=aS01LwpC23g 
Sẽ trở thành: https://www.ssyoutube.com/watch?v=aS01LwpC23g 
 Hoặc: https://www.youtube.com/watch?v=aS01LwpC23g 
Sẽ trở thành: https://www.youtubepp.com/watch?v=aS01LwpC23g 
3.4. Biện pháp 4: Thiết kế video bài giảng 
 Sau khi đã xây dựng nội dung và tìm kiếm đầy đủ các tư liệu cần thiết, tôi 
tiến hành thiết kế video bài giảng. Để thiết kế được video, việc đầu tiên tôi sẽ dựa 
vào ý tưởng nội dung của video để xử lý các tư liệu tư đã tìm được. Tôi đã kết hợp 
Thứ 6 LQCV 
Trò chơi với 
chữ a, ă,â 
LQCV 
Làm quen với 
chữ cái e, ê 
LQCV 
Trò chơi với chữ 
e, ê 
LQCV 
Trò chơi với 
những chữ cái đã 
học 
8/10 
nhiều phần mềm và ứng dụng như Power point, Camtasia, Canva, Format Factory, 
Capcut, Photoshop để chỉnh sửa hình ảnh, cắt ghép video và audio, tạo hiệu ứng, 
xóa nền video, quay màn hình, thu âm Vì tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực 
quan hình ảnh nên một video bài giảng hay và cuốn hút trẻ, ngoài nội dung chính 
xác và phù hợp thì hình ảnh trong video phải đẹp và sắc nét, có hiệu ứng, âm thanh 
phải sống động. Chính vì vậy tôi rất tỉ mỉ trong bước tìm tư liệu và xử lý tư liệu. 
 Bước tiếp theo sau khi xử lý hình ảnh là tôi tiến hành xây dựng video hoàn 
thiệt theo ý tưởng nội dung. Một video thường có trang bìa ghi đầy đủ các thông tin 
về tên hoạt động học, tên đề tài, lứa tuổi. Sau đó là phần nội dung video. Cuối 
video có lời tổng kết và kết thúc bài học. Tôi có 2 cách để xây dựng video hoàn 
thiện như sau: 
 Cách 1: Xây dựng video trên Power point (Hình ảnh 3) 
 Với cách này, tôi sẽ thiết kế các slide theo ý tưởng nội dung: Chọn những 
hình ảnh đẹp, ngộ nghĩnh, sắc nét làm hình nền. 
 Thiết kế trang bìa với đầy đủ các thông tin như tên trường, tên hoạt động 
học, tên đề tài, lứa tuổi, tên giáo viên. Dựa vào ý tưởng nội dung, tôi chèn hình ảnh, 
âm thanh, video đã được xử lý theo mục đích sử dụng, sắp xếp hợp lý, thiết lập các 
hiệu ứng của power point. 
Ghi âm lời giảng của giáo viên ở từng slide: Sau khi đã thiết kế xong tôi sẽ 
chèn ghi âm lời giảng của cô vào các slide và đóng gói bài giảng dưới dạng video. 
Một cách khác, tôi sẽ kết hợp với phần mềm Camtasia để quay màn hình và thu 
trực tiếp lời giảng của cô theo từng slide đã thiết kế trên Power point, chỉnh sửa 
video và xuất bản video 
Cách 2: Xây dựng video trên Canva (Hình ảnh 4) 
Khi thiết kế video trên Canva, tôi sẽ lựa chọn các mẫu trình bày đẹp mắt với 
hiệu ứng sinh động và phù hợp hoặc có thể dựa vào mẫu trình bày đó để chỉnh sửa 
theo ý tưởng nội dung của bài giảng. 
 Để thiết kế trang bìa, tôi có thể lựa chọn luôn trang mẫu của canva và điền 
thông tin của bài giảng như tên trường, tên hoạt động học, tên đề tài, lứa tuổi, tên 
giáo viên. 
Dựa vào ý tưởng nội dung, tôi lựa chọn những mẫu trình bày hợp lý, sau đó 
chèn hình ảnh, âm thanh, video đã được xử lý, sắp xếp theo mục đích sử dụng. 
Trong các mẫu trình bày của canva đã có sẵn hiệu ứng cho phần chữ và phần hình 
9/10 
ảnh, tôi có thể giữ nguyên hiệu ứng đó hoặc có thể thay đổi các hiệu ứng khác theo 
ý thích của mình. 
 Tiếp theo, tôi ghi âm lời giảng của toàn bộ bài, sau đó chèn vào phần vừa 
thiết kế, căn chỉnh thời gian phát từng trang sao cho khớp phần ghi âm với nội dung 
trình bày ở mỗi trang và tải bài giảng xuống dưới định dạng video. 
 Ưu điểm Canva là hình ảnh đẹp, hiệu ứng sinh động, tôi có thể lựa chọn các 
mẫu trình bày đã có sẵn nhưng ngân hàng hiệu ứng của canva còn hạn chế, chỉ có 
các hiệu ứng xuất hiện, không phong phú hiệu ứng như trong power point. Chính vì 
vậy, tùy vào từng ý tưởng nội dung của bài học mà tôi chọn thiết kế video trên 
Power point hay trên Canva để tạo ra những video cuốn hút được trẻ. 
 3.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ tại nhà 
 Trong tình hình dịch bệnh Covid 19 phức tạp, trẻ mầm non chưa được đến 
trường thì việc kết nối, phối kết hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ tự học tại nhà là 
rất cần thiết và quan trọng. 
Tôi thường xuyên kết nối với phụ huynh qua zalo nhóm lớp. Tại đây, tôi gửi 
video bài học hàng ngày và phụ huynh phản hồi bằng cách gửi ảnh, video con học 
bài cho cô giáo. Với những phản hồi của phụ huynh, tôi sẽ nhận xét, động viên 
khuyến khích, khen gợi bài của các con, từ đó tôi nắm bắt được tình hình học tập 
của từng trẻ và tăng tương tác với phụ huynh. Đồng thời, tôi xin ý kiến phụ huynh 
về các video bài giảng trên thực tế con học tại nhà. Từ đó, tôi hoàn thiện video bài 
giảng của mình để tăng hứng thú học cho các con. (Hình ảnh 5,6) 
Với những ngày đặc biệt như 20/10, 20/11, Noel, 8/3, tôi thường tổ chức 
các cuộc thi hoặc tổ chức giao lưu trực tuyến, giúp trẻ hào hứng tham gia, kêu gọi 
sự hưởng ứng, đồng hành của phụ huynh cùng các con và cô giáo (Hình ảnh 7,8) 
Ngoài ra, tôi còn chia sẻ cho phu huynh những bài viết ý, video ý nghĩa giúp 
phòng chống dịch covid, chăm sóc và giáo dục con trên trang web của trường. 
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi đã thu được kết quả về mức độ hứng 
thú của trẻ khi học video bài giảng như sau: 
Bảng so sánh số liệu trước và sau khi áp dụng các biện pháp 
giúp trẻ tăng hứng thú khi học video bài giảng tại nhà 
Số trẻ 
40 (100%) 
Cao Bình thường Không hứng thú 
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 
10/10 
4.1. Với trẻ : 
 Qua bảng so sánh số liệu trước và sau khi áp dụng các biện pháp thiết kế video 
bài giảng giúp tăng hứng thú cho trẻ mầm non khi học tại nhà cho thấy mức độ 
hứng thú của trẻ đã tăng lên rõ rệt: Không còn trẻ nào không hứng thú với bài 
giảng, hứng thú ở mức độ cao tăng lên 40%, mức độ bình thường là 60% 
 Như vậy, một số kinh nghiệm thiết kế video bài giảng giúp tăng hứng thú cho 
trẻ mầm non khi học tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid 19 đã giúp trẻ hứng 
thú hơn với các bài giảng qua video, từ đó trẻ tiếp thu được các kiến thức cô giáo 
muốn truyền tải qua video đó. 
4.2. Với bản thân : 
 Sau khi áp dụng các biện pháp thiết kế video bài giảng, tôi thu được những 
video với hình ảnh đẹp, hiệu ứng, âm thanh sống động, trẻ thích thú hơn khi học 
video tại nhà. 
Tích cực tìm tòi, nghiên cứu các phần mềm mới để thiết kế các video hấp dẫn, 
mới lạ, tạo hứng thú cho trẻ. 
4.3. Với phụ huynh: 
Phụ huynh rất yên tâm khi con hứng thú học, con nắm bắt được các kiến thức 
trong video bài giảng muốn truyền tải 
 Qua các video chất lượng cô giáo gửi cho các con, phụ huynh tin tưởng giáo 
viên, tin tưởng khi gửi con ở trường mầm non Hoa Sữa. 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 diễn ra phức tạp, trẻ mầm non chưa 
được đến trường thì sáng kiến kinh nghiệm này có ý nghĩa hết sức thiết thực đối 
với các giáo viên và trẻ mầm non. Nó cung cấp một số kinh nghiệm, một số biện 
pháp để thiết kế video bài giảng điện tử giúp trẻ hứng thú hơn khi học tại nhà. Từ 
đó tăng chất lượng giáo dục trong thời gian nghỉ dịch, phát triển khả năng tự học 
của trẻ. 
Trước khi 
áp dụng 
7 17,5 28 70 5 12,5 
Sau khi áp 
dụng 
16 40 24 60 0 0 
11/10 
 Những kinh nghiệm thiết kế video bài giảng trong sáng kiến kinh nghiệm rất 
thiết thực giúp giáo viên tự tin hơn khi xây dựng video 
 Thông qua việc tăng hứng thú cho trẻ khi học video bài giảng tại nhà, trẻ tiếp 
thu kiến thức tốt hơn, từ đó giáo viên tạo được sự tin tưởng, tín nhiệm của phụ 
huynh. 
2. Bài học kinh nghiệm: 
Trong thời gian thực hiện đề tài này, tôi rút ra được kinh nghiệm như sau: 
Giáo viên cần phải kiên trì, luôn tìm tòi học hỏi những kiến thức mới để có 
nhiều sáng tạo trong giảng dạy và giáo dục trẻ. 
Bản thân giáo viên không ngừng tìm hiểu, bồi dưỡng những kiến thức về phần 
mềm thiết kế bài giảng mới, cũng như các phần mềm hỗ trợ mới có nhiều 
chức năng, công cụ, phục vụ tốt hơn công việc thiết kế video bài giảng 
Thực hành thường xuyên để nâng kỹ năng thiết kế video bài giảng 
Thiết kế video bài giảng phải lấy trẻ làm trung tâm, tạo cơ hội cho trẻ được 
tương tác với bài học như vậy mới lôi cuốn và tăng hứng thú cho trẻ 
Luôn phối kết hợp với phụ huynh trong việc dạy trẻ để nắm bắt được tình hình 
học tại nhà của trẻ, từ đó có những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục. 
3. Ý kiến đề xuất: 
Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên dự giờ kiến tập, học tập trao đổi kinh 
nghiệm của các bạn đồng nghiệp trong và ngoài trường về thiết kế bài giảng điện tử 
Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia tập huấn các lớp thiết kế bài giảng 
điện tử với các phần mềm mới và tập huấn sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế 
bài giảng điện tử 
 Đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ cài đặt các phần mềm trên máy tính ở lớp để 
thuận tiện cho giáo viên thiết kế bài giảng điện tử. 
 Tổ chức các hội thi thiết kế bài giảng điện tử để phát huy và nâng cao kỹ 
năng thiết kế bài giảng điện tử của giáo viên. 
 PHỤ LỤC 
Hình ảnh 1: Tham gia tập huấn ứng dụng Canva để thiết kế truyện tranh 
Hình ảnh 2: Tham gia tập huấn ứng dụng Canva để thiết kế phim hoạt hình 
Hình ảnh 3: Xây dựng nội dung video trên Power point 
Hình ảnh 4: Xây dựng video trên Canva 
Hình ảnh 5: Giáo viên gửi kế hoạch tuần và link video bài học hàng ngày cho 
trẻ qua zalo nhóm lớp 
Hình ảnh 6: Phụ huynh phản hồi video học bài của con 
 cho cô giáo qua zalo nhóm lớp 
Hình ảnh 7: Giáo viên phát động phong trào làm thiếp tặng bà, tặng mẹ 
nhân ngày 8/3 qua zalo nhóm lớp 
Hình ảnh 8: Phu huynh gửi sản phẩm của con cho cô giáo qua zalo nhóm lớp 
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tài liệu bồi dưỡng tập huấn về CNTT cho giáo viên mầm non các năm. 
2. Soạn Bài Giảng Tương Tác Với PowerPoint Visual Basic (VBA), Quiz Builder, 
Adobe Flash; Tác giả: Phạm Quang Huy, Trần Thanh Thưởng, Trương Minh Trí; 
Nhà xuất bản: NXB Bách Khoa Hà Nội. 
3. Hướng Dẫn Sử Dụng Microsoft Office; Tác giả: Phạm Quang Huy, Phạm Quang 
Huấn; NXB Thanh Niên. 
4. Khám phá các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, audio, video; Tác giả:IIG Việt 
Nam, Nhà xuất bản:NXB Tổng Hợp TPHCM. 
5. Chinh Phục Trình Diễn Bằng Microsoft Powerpoint; Tác giả: Tống Xuân 
Tám, Trần Hoàng Đương; NXB Xây Dựng 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_thiet_ke_video_bai_gian.pdf