Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Nhỡ 4-5 tuổi trong trường mầm non
Đối với Giáo dục Mầm non nói riêng, hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ là một
loại hoạt động mang tính nghệ thuật. Hiệu quả của nó không phụ thuộc vào ý chí
mà phụ thuộc vào yếu tố xúc cảm, tình cảm vào hứng thú của trẻ. Hứng thú trong
hoạt động tạo hình làm nảy sinh ra những ý tưởng thú vị, các sản phẩm tạo hình
đầy vẻ hồn nhiên, đây cũng chính là điều kiện để kích thích trí tưởng tượng sáng
tạo thôi thúc trẻ luôn tìm tòi cách tạo ra những hình tượng mới mẻ.
Do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi mà trong hoạt động, trẻ thơ thường ham
thích một cái gì đó rất nhanh nhưng rồi cũng chóng chán. Muốn cho trẻ có được
hứng thú lâu bền thì cô giáo phải tạo những yếu tố mới lạ để hấp dẫn trẻ, thu hút
trẻ tạo ra được sự chú ý có tính chất kiên định với những đối tượng cần miêu tả
nào đó. Tuy nhiên, trên thực tế, trong giáo dục mầm non những hình thức tạo hình
diễn ra hàng ngày tuy đã có nhiều kết quả nhất định nhằm phát triển thẩm mỹ cho
trẻ, song đa số giáo viên thường đi theo lối mòn là dạy trẻ những bài dạy trong
chương trình, đa số giáo viên cảm thấy tự ti về khả năng tạo hình nên thường dạy
trẻ với cùng một hình thức là cô đưa mẫu, hướng dẫn và cho trẻ thực hiện bài của
mình một cách lặp đi lặp lại dễ gây sự nhàm chán cho trẻ, không mang lại hiệu
quả của giáo dục thẩm mỹ đối với sự phát triển toàn diện ở trẻ. Sự hạn chế trong
hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ đã cản trở sự phát triển tính tích cực
nhận thức và trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong các sản phẩm tạo hình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Nhỡ 4-5 tuổi trong trường mầm non
yêu thích hoạt động tạo hình, tôi mong muốn được tìm tòi, xây dựng những đề tài phù hợp khả năng của trẻ để kích thích sự hứng thú của trẻ trên lớp. 2.2. Những khó khăn: Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số hạn chế tồn tại trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ như sau: Một số giáo viên chưa tự tin, chưa mạnh dạn ứng dụng thay đổi hình thức, tiến trình tổ chức các hoạt động tạo hình; thể loại, chất liệu, kỹ năng chưa bổ sung các nội dung tạo hình mới, sẵn có gần gũi với cuộc sống của trẻ. Đôi khi giáo viên chưa quan tâm tới việc tạo không gian nghệ thuật trong và ngoài lớp học, tạo cảm hứng vui tươi của hoạt động mang tính nghệ thuật, chưa quan tâm tới cảm xúc, hứng thú của trẻ, tạo nên đứa trẻ thụ động làm theo cô, nhìn cô và nói theo cô. Không phát hiện được năng khiếu, năng lực cá nhân của từng trẻ để có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích, tạo cơ hội để trẻ được phát triển tố chất nghệ thuật. Sự phối hợp của phụ huynh chưa thực sự thường xuyên, liên tục nên trẻ chỉ được tạo điều kiện trải nghiệm trên lớp, khi về nhà thì bị hạn chế bởi thiếu thốn phương tiện, nguyên vật liệu.... một phần nữa, do tình trạng hiện nay có nhiều kênh truyền hình giải trí hoặc các phương tiện điện tử như smart phone, ipad... đã làm trẻ bị thu hút nhiều hơn khi ở nhà nên trẻ ít dành thời gian quan sát những sự vật hiện tượng xung quanh dẫn đến việc tích lũy kinh nghiệm và ý tưởng của trẻ bị hạn chế. 2.3. Kết quả khảo sát đầu năm: Ngay từ đầu năm học, tôi đã làm một cuộc khảo sát về kỹ năng sử dụng những nguyên vật liệu mở, đa dạng để tạo ra những tác phẩm tạo hình của trẻ và khả năng nảy ý tưởng sáng tạo của trẻ lớp mình, kết quả đạt được như sau: Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Kỹ năng sử dụng những nguyên vật liệu mở (Xốp bóp nổ, giấy báo, lá, gỗ, đinh, len......) 15/41 36,6% 26/41 63,4% 4/10 Khả năng sáng tạo của trẻ trên kinh nghiệm kiến thức của bản thân 14/41 34,1% 27/41 65,9% Trẻ hứng thú với những tác phẩm tạo hình sáng tạo (Các loại hình nghệ thuật, gốm sứ, tranh in lá cây, tranh số, chơi với màu và đặt tên cho sản phẩm....) 30/41 73,2% 11/41 26,8% Căn cứ vào bảng khảo sát trên tôi nhận thấy đa số trẻ đều thích thú đối với những sản phẩm tạo hình từ những nguyên vật liệu mở, nhưng trẻ bị hạn chế bởi kỹ năng và kinh nghiệm quan sát thu thập kiến thức thực tế để thể hiện vào tác phẩm của mình, từ đó hạn chế hứng thú và khả năng sáng tạo của trẻ, chính từ những lý do trên tôi càng quyết tâm thực hiện đề tài và đặt ra lộ trình cho chính mình cũng như cho trẻ trong việc phát triển thẩm mỹ của trẻ thông qua các hoạt động tạo hình từ những nguyên vật liệu mở dễ tìm, dễ thấy và dần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Qua đề tài này, tôi mong muốn trẻ lớp tôi sẽ nâng cao những kỹ năng, được cung cấp thêm những kiến thức về cái đẹp, về những loại hình nghệ thuật và phát triển trí tưởng tượng cho trẻ. 3. Các biện pháp đã tiến hành: 3.1. Tự học hỏi, nghiên cứu tài liệu nhằm trang bị kiến thức, nâng cao năng lực cho bản thân: Tôi nghiên cứu kỹ mục tiêu chương trình GDMN và kết quả mong đợi của trẻ cùng nội dung tài liệu chuyên đề “Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt dộng giáo dục lĩnh vực phát triển Thẩm mỹ” do Phòng giáo dục và đào tạo quận Long Biên tổ chức cho năm học 2019 – 2020. - Xác định mục tiêu (mục đích yêu cầu) dựa trên kết quả mong đợi của chương trình, nhu cầu, khả năng của trẻ trong nhóm/lớp, khả năng, năng khiếu của từng cá nhân trẻ. - Nghiên cứu thêm và tự tạo cho mình những cơ hội tiếp cận với các xu hướng nghệ thuật tạo hình dân gian (tranh Đông Hồ, tranh thêu, tranh lụa) và hiện đại (Các trường phái tranh của các họa sĩ nổi tiếng trên thế giới, tranh trừu tượng) qua việc đi thăm quan làng nghề, phòng tranh triển lãm và qua Internet..... - Nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý trẻ tuổi MN, những phương pháp, cách thức tiếp cận và phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo dựa trên những kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân, tăng cường vốn sống và kích thích nhu cầu hoạt động tích cực tạo sản phẩm ở trẻ. - Trau dồi lại về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ lứa tuổi MN, đặc biệt là lứa tuổi MGN (4-5 tuổi) tôi đang phụ trách 3.2. Khám phá và hướng dẫn trẻ tạo các sản phẩm tạo hình từ các nguyên vật liệu mở và màu: 5/10 - Tôi và cô giáo cùng lớp đã cùng nhau bàn bạc, tìm tòi những nguyên vật liệu như gốm sứ Bát Tràng, tranh Đông Hồ, in sáng tạo từ lá cây, xốp bóp nổ, bóng nước, súng phun nước màu, độ loang màu, màu nước, hột hạt..... và đã phát hiện ra rất nhiều điều thú vị nếu cho trẻ tiếp xúc và sáng tạo. - Từ những nguyên vật liệu trên, tôi nhận ra những kỹ năng vô cùng đơn giản và dễ dàng đối với trẻ khi trẻ sử dụng: + Với màu nước, tôi nghĩ đây là một chất liệu vô cùng đặc biệt, khi độc lập, chúng là những màu đơn sắc, nhưng khi được hòa quện với nhau, chúng lại tạo ra vô vàn những sắc độ khác nhau, điều này luôn thu hút trẻ nhỏ và hỗ trợ việc phát triển trí tưởng tượng cho trẻ một cách hiệu quả. Tôi thiết kế những bài chơi với màu rất đơn giản như việc cho các màu vào túi zip để trẻ nhào, vỗ, đập.... sau đó gạt hỗn hợp màu ra tấm bìa trắng, những vân màu quện vào nhau nhưng không đều sẽ tạo thành những bức tranh trừu tượng đẹp mắt. Tôi cũng cho trẻ lấy màu nước pha loãng bằng bàn chải đánh răng rồi hướng dẫn trẻ gõ vào thân bàn chải để màu rơi xuống mặt giấy..... để có được những bức tranh bầu trời đầy sao hoặc đêm Giao thừa với màn bắn pháo hoa ngoạn mục. Hoặc tôi cho trẻ đứng vòng tròn quanh một dải giấy hoặc bìa trắng to, trẻ được nghe nhạc có những đoạn thay đổi tốc độ đồng thời kết hợp cho trẻ dùng xốp bọt biển chấm màu nước cùng tone màu (Khi thì cùng màu xanh lam, xanh coban và trắng, khi thì vàng, cam, và đỏ, có khi lại hòa quận nhiều màu sắc nóng lạnh....) vỗ lên giấy theo tốc độ nhạc, nhạc nhanh thì vỗ nhanh, nhạc chậm thì vỗ .... cho đến khi dừng nhạc => Cuối cùng, các con sẽ tạo được một bức tranh trừu tượng lớn với những mảng màu sắc và trẻ có thể tự đặt tên cho sản phẩm đó, có thể là “Đại dương mênh mông với những con sóng lớn bạc đầu”, có thể là “Vũ điệu của lửa”, cũng có thể là “Rừng hoa”...... Ngoài những hoạt động trên, tôi vẫn tiếp tục phát huy những kỹ năng học được từ đồng nghiệp như kết hợp màu nước với các nguyên vật liệu mở tạo những đồ chơi, những sản phẩm tạo hình từ bông tăm nhuộm màu hoặc dùng bông tăm thay cọ vẽ tạo ra những bức tranh màu nước cũng vô cùng đẹp mắt mà lại phù hợp với trẻ lứa tuổi MG Nhỡ. Hoặc chỉ với màu nước và nilon trong, tôi căng chúng lên cây cho trẻ vẽ trong không gian mỗi khi ra sân trường chơi cũng tạo cảm xúc mạnh mẽ cho trẻ. (Hình ảnh 1) + Với gốm: Đặc tính thấm hút nhanh, trẻ trải nghiệm trên nhiều mặt phẳng, màu sắc nước men màu trước và sau khi nung, khơi gợi tình yêu và niềm tự hào dân tộc với những sản phẩm làng nghề. 6/10 + Với hột hạt nhiều màu, trẻ có thể tạo ra những bức tranh thiên nhiên, tranh chân dung... bằng cách gắn những hột hạt (Đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ trắng, thóc, gạo, đỗ tương...) hoặc nhuộm màu đá răm để làm tranh đá....(Hình ảnh 2) + Ngoài tranh trừu tượng, gốm sứ và các chất liệu tạo hình, tôi cũng tham khảo và đưa vào tiết dạy trẻ những kiểu làm tranh cát, tranh số. Tranh cát có lẽ mọi người cũng biết rất nhiều rồi, nhưng tranh làm cho mã số đưa vào dạy trẻ mẫu giáo Nhỡ cũng khá độc đáo và gây hứng thú cho trẻ. Với những bức tranh được in sẵn nền hoặc nội dung hình ảnh và có đánh số trong phạm vi từ 1 đến 5 (Vì MG Nhỡ học mặt chữ số trong phạm vi 5 nên tôi chỉ chọn tầm 5 mã trở về để đảm bảo tính đại trà của độ tuổi) phía dưới tranh là bảng giải mã số như Số 1 là hạt bí, số 2 là hạt đỗ đỏ..... hoặc số 1 là giấy màu xanh, số 2 màu đen, số 3 là giấy báo xé vụn, số 4 là bông gòn...... nhiệm vụ của trẻ là đọc bảng giải mã và chọn đúng chất liệu quy định trong bảng mã để hoàn thiện phần đánh mã số trên tranh và hoàn thành bức tranh. Với loại tranh này tôi có thể định hướng bằng rất nhiều chất liệu nhưn bông, giấy, màu, đất nặn, hột hạt.... Càng về cuối độ tuổi tôi càng tăng số lượng chi tiết được mã hóa để trẻ hoàn thiện tranh. Cũng với hình thức này khi áp dụng với các độ tuổi khác chỉ cần tăng hoặc giảm số lượng mã hóa, chúng ta có thể thiết kế được rất nhiều hoạt động cho trẻ làm, có thể áp dụng cả trên tiết và ngoài giờ học (Hình ảnh 3) 3.3. Cung cấp kiến thức và kinh nghiệm sống cho trẻ, phát huy khả năng ghi nhớ, tưởng tượng và tình yêu thiên nhiên, yêu thích cái đẹp cho trẻ: Theo tôi, để trẻ có thể sáng tạo được thì bản thân trẻ phải có những khái niệm về thực tế như: thế nào là một bầu trời đêm đầy sao, một cánh đồng hoa đầy màu sắc hoặc một cánh đồng lúa chín sẽ trông như thế nào, dưới đại dương có các loài sinh vật, thực vật gì và chúng có hình dáng như thế nào.... Những chú chuồn chuồn bay trên không trung thì sẽ nhưnthế nào....chính vì vậy, việc cung cấp kiến thức thực tế là vô cùng cần thiết cho trẻ. Bên cạnh đó, việc khơi gợi vẻ đẹp của những sự vật hiện tượng tự nhiên, những phong cảnh đẹp, những loài vật, hay thậm chí là những sản phẩm của những làng nghề... là một điều không thể thiếu để tạo cảm xúc và mong muốn được thể hiện lại của trẻ. Phát huy khả năng tưởng tượng, liên tưởng cho trẻ từ những nguyên vật liệu hoặc những dấu vết tự nhiên như: Liên tưởng những chiếc lá thành những sự vật, con vật... nào mà con thấy giống? liên tưởng những vệt nước trên mặt bàn hoặc những vết màu trên sân trường khi đi dạo thành những hình thù có ý nghĩa, liên tưởng một tấm vải nhung đen nếu bị bắn những vệt màu trắng lên thành một bầu trời đầy sao, liên tưởng những chiếc lá bạch chỉ vươn dài như những xúc tu của 7/10 một con bạch tuộc khổng lồ.... Việc liên tưởng này sẽ giúp trí tưởng tượng của trẻ trở lên vô cùng phong phú và sáng tạo. Có rất nhiều biện pháp và hình thức để thực hiện bước này: chỉ cần tôi thường xuyên cùng trẻ đi dạo quanh sân trường, tìm, phát hiện và liên tưởng, cũng có thể cho trẻ xem tranh của những họa sỹ nổi tiếng (Có thể cho xem tranh trìu tượng để kích thích sự khám phá, liên tưởng, tưởng tượng của trẻ tốt hơn) cũng có thể cho trẻ xem các clip trên TV hoặc cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và con người cua những bài hát, bài thơ, câu truyện hàng ngày (Hình ảnh 4) 3.4. Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với những nguyên vật liệu mở đa dạng và cung cấp những cách thức sử dụng chúng trong việc sáng tạo ra các tác phẩm tạo hình: Khuyến khích trẻ cùng cô sưu tầm sách báo, giấy lịch, tranh ảnh, xốp bóp nổ, cốc giấy, len, chỉ màu........ Tạo ra những hoạt động tưởng chừng vô tình để trẻ có thêm những kinh nghiệm sử dụng những nguyên vật liệu đó như: + Cho trẻ chấm màu để đập lên giấy bằng tấm xốp bóp nổ, Chăng các sợi dây len lên những chiếc que kem để làm dây phơi.... Xếp những mảnh giấy nhiều màu cạnh nhau để tạo những mảng màu đan xen.... + Từ những việc đi dạo, cô trò cùng nhau thu nhặt những chiếc lá vàng rụng để về làm nguyên liệu. Tôi đã dướng dẫn trẻ đặt úp mặt trái của chiếc lá khô xuống bàn, sau đó đặt tờ giấy trắng lên trên và dùng sáp màu di đều màu lên giấy, những gân lá sẽ hằn lên trên tạo thành một bức tranh lá thật đẹp. Trẻ cũng có thể dùng mặt trái của lá và màu nước để in những bức tranh rừng cây, cây cổ thụ..... (Hình ảnh 5) 3.5. Xây dựng những hoạt động giáo dục tạo hình sáng tạo để dạy trẻ: Song song với việc cung cấp những kiến thức, kỹ năng cho trẻ, tôi cùng đồng nghiệp đã xây dựng những hoạt động giáo dục cụ thể để tổ chức cho trẻ hàng ngày. Trong các hoạt động, tôi cố gắng đơn giản hóa nhất có thể những kỹ năng sử dụng trong bài, đặt mình vào khả năng của trẻ để dự đoán và từ đó xây dựng những hoạt động dễ thực hiện, hiệu quả và thu hút sự hứng thú của trẻ như: Làm tranh trừu tượng, vẽ gốm, vẽ trong không gian, in lá cây tạo thành những bức tranh theo ý thích của trẻ, sáng tạo từ những đốm màu, Tranh số....... và nhiều những hoạt động khác nữa nhằm mục đích phát triển thẩm mỹ cho trẻ, phát triển vận động tinh, củng cố và phát huy óc sáng tạo và trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú của trẻ. Từ những hoạt động đó, trẻ vô cùng hứng thú và say mê. 3.6. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong quá trình giáo dục thẩm mỹ trẻ: 8/10 Ngoài việc tổ chức các hoạt động mọi lúc mọi nơi và các hoạt động tập trung tại lớp, tôi đã tích cực phối hợp với phụ huynh bằng cách thường xuyên chia sẻ thông tin các hoạt động ở lớp và các kỹ năng cũng như các sản phẩm của các con tới phụ huynh học sinh thông qua các group zalo, face book của lớp. Từ đó, khơi gợi cho phụ huynh sự hứng thú, cảm nhận và dẫn đến ghi nhận những thành quả của cô trò đã đạt được. Cũng chính từ sự ghi nhận đó, tôi từng bước gắn kết với phụ huynh, ban đầu chỉ là cùng chia sẻ và yêu cầu phụ huynh cung cấp những nguyên vật liệu mở sưu tầm như lõi giấy vệ sinh, giấy in một mặt, chai, lọ, dây len, vải vụn, râu ngô, gỗ vụn, hột hạt..... những thứ tưởng chừng như không thể tái sử dụng sau khi được phụ huynh mang đến, tôi đã cho các con sáng tạo thành những sản phẩm trang trí hoặc tạo thành những vật dụng như ống đựng bút, chậu cây cảnh, những bức tranh trang trí bằng len, hột hạt.... và các con lại được mang về nhà để trang trí trong phòng mình, điều này khiến phụ huynh vô cùng ngạc nhiên và thích thú. Không chỉ có vậy, tôi đã định hướng để phụ huynh có thể cùng cô cung cấp kiến thức, kinh nghiệm cho các con, trong những buổi cuối tuần đi chơi hoặc về quê cùng gia đình, phụ huynh có thể giúp con ghi nhớ những hình ảnh, cảm nhận vẻ đẹp của nơi mình đến, quan sát bầu trời..... để tăng thêm cảm xúc cũng như kiến thức, thêm nguồn tư liệu cho các con thể hiện sự sáng tạo. Ngoài ra, tôi còn quay lại những clip hướng dẫn làm đồ thủ công hoặc làm tranh tràn trí rồi gửi lên group cho phụ huynh xem để giúp con luyện tập ở nhà, việc phụ huynh và các bé cùng tham gia và như vậy hiệu quả tương tác với phụ huynh ngày càng khăng khít. Với phụ huynh: - Sau khi thực hiện các biện pháp trên, phụ huynh rất ngạc nhiên và hứng thú khi con được tiếp cận với các kĩ năng tạo hình mới và có thể tự mình tạo ra những sản phẩm đẹp mắt. 4. Hiệu quả của SKKN: Từ những biện phát tôi đã thực hiện ở trên, tôi xin đưa ra những hiệu quả thiết thực mà bản thân tôi cùng các bạn nhỏ lớp tôi đã đạt được như sau. 4.1. Đối với trẻ: - Trẻ được vui chơi, học tập trong một môi trường thoải mái, sáng tạo và luôn có sự thay đổi khiến trẻ cảm thấy yêu trường lớp hơn. - Phát triển toàn diện cho trẻ không chỉ ở lĩnh vực thẩm mỹ mà còn ở các lĩnh vực khác như phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay, phối hợp nhịp nhàng giữ đôi tay và trí óc để tạo ra sản phẩm, phát triển ngôn ngữ phong phú cho trẻ, bồi 9/10 dưỡng tình cảm, xúc cảm và sự giao lưu học hỏi lẫn nhau, sự chia sẻ trong nhóm giúp trẻ phát huy được tinh thần hợp tác cùng nhau sáng tạo... - Phát huy được óc sáng tạo, sự liên tưởng, khả năng tính toán cân đối, sự phối hợp hài hòa... đó là tiền đề cho sự học ở các cấp học sau này. - Sau gần 1 năm tổ chức các hoạt động theo kế hoạch và có một lộ trình cụ thể, tôi đã khảo sát và thu được kết quả như sau: Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Kỹ năng sử dụng những nguyên vật liệu mở (Xốp bóp nổ, giấy báo, lá, gỗ, đinh, len......) 35/41 85,4% 6/41 14,6% Khả năng sáng tạo của trẻ trên kinh nghiệm kiến thức của bản thân 36/41 87,8% 5/41 12,2% Trẻ tạo ra được những sản phẩm tạo hình sáng tạo (Thêu, Tranh khâu tay, tranh đinh chỉ, gốm sứ, tranh in lá cây....) 35/41 85,4% 6/41 14,6% 4.2. Đối với giáo viên: - Qua việc tự học, tự nghiên cứu, tôi và các bạn đồng nghiệp cảm thấy vững vàng và tự tin hơn nhiều trong việc tổ chức hoạt động Tạo hình cho trẻ trong trường MN, đặt tâm huyết và hiểu rõ mục đích, yêu cầu và mục tiêu thì mới có thể làm được. - Việc thử trước những hoạt động tạo hình giúp tôi đúc kết ra những kinh nghiệm vô cùng quý giá trong việc hướng dẫn và định hướng kỹ năng cho trẻ, tôi cũng cảm thấy tự tin hơn khi tổ chức cho trẻ. - Tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ, tôi như trưởng thành hơn nữa, có thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong việc lựa chọn nội dung, hình thức và sử dụng hiệu quả các nguyên vật liệu giúp trẻ phát huy hết ý tưởng trong quá trình sáng tạo của mình. - Sản phẩm tạo hình hướng tới cuộc sống hàng ngày, những sản phẩm tạo hình được tạo ra mang một ý nghĩa nhất định trong cuộc sống, có thể dùng để trang trí hoặc sử dụng chứ không phải làm ra rồi cất đi sẽ hình thành cho trẻ những tư duy khởi đầu để sáng tạo ra những sản phẩm đa năng, đa công dụng và mang tính thẩm mỹ cao trong tương lai. - Kết nối khăng khít và có chủ đích với các bậc cha mẹ học sinh giúp tôi nhận được sự tin tưởng và yêu mến của họ, họ sẵn sàng ủng hộ và chung tay cùng tôi trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ ở cả gia đình và Nhà trường. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: 10/10 1.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: - Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi khi thực hiện đề tài “Một số Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Nhỡ 4 - 5 tuổi trong trường Mầm non”. Đối với tôi, thực hiện thành công đề tài này đã mang lại những ý nghĩa thiết thực trong công tác giảng dạy của chính bản thân mình và tôi nghĩ cũng sẽ có những ý nghĩa thiết thực đối với bạn bè đồng nghiệp trong trường. 1.2. Bài học kinh nghiệm: Những bài học kinh nghiệm sau khi tôi đã thực hiện đề tài đó là: + Trước khi thực hiện một đề tài dù lớn hay nhỏ, trước tiên ta phải có sự say nghề, yêu thích công việc mình đang làm và yêu thương, mong muốn được chăm sóc giáo dục trẻ từ chính tâm mình. + Khi bắt tay vào thực hiện, bản thân phải luôn tự trang bị cho mình những kiến thức liên quan qua nhiều kênh khác nhau để vững vàng về mặt lý luận. + Định hướng được các bước để đi từ lý luận đến thực tiến, phải có những kế hoạch cụ thể và kế hoạch này phải luôn được đứng ở phía trẻ để xây dựng và thực hiện thì mới sát thực và hiệu quả được. + Cần xác định rõ mình đang có cái gì và cần bổ sung điều kiện gì (Như yếu tố kinh phí, năng lực cá nhân, khả năng của trẻ và sự phối hợp với phụ huynh học sinh, sự quan tâm định hướng của tổ CM và BGH Nhà trường...) thì mới có thể khiến mình không bị động và không nản trí. + Bắt buộc phải khảo sát trẻ của mình để biết cần phát huy những gì trẻ có hoặc cần cung cấp những gì cho trẻ để trẻ có thể đạt được mục tiêu độ tuổi cũng như phát triển một cách tốt nhất như mình mong muốn. + Nên chia sẻ ý tưởng cùng đồng nghiệp để nhận được sự đồng thuận, ủng hộ chung tay và những lời khuyên bổ ích. 2. Kiến nghị: Với những kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được khi thực hiện đề tài trên đây, tôi cũng biết mình còn rất nhiều thiếu sót cũng như chưa nhìn ra hết được những việc mình cần hoàn thiện, và hơn hết, có thể sự giới hạn về thể thức của SKKN kèm theo khả năng hạn chế đúc rút câu chữ của mình khiến bản SKKN này còn nhiều điểm thiếu sót sơ sài chưa rõ ý, tôi kính mong Ban đánh giá chất lượng SKKN góp ý cho tôi để tôi hoàn thiện hơn về mọi mặt. Tôi cũng rất mong BGH Nhà trường cùng các cấp lãnh đạo Phòng GD tiếp tục tạo điều kiện cho chúng tôi có thêm cơ hội được học tập từ những chuyên gia, được giao lưu học hỏi các chị em bạn bè đồng nghiệp trên địa bàn Quận, Thành phố để chúng tôi ngày càng vững vàng và chủ động tự tin hơn trên con đường chăm sóc giáo dục trẻ mầm non - những chủ nhân tương lai của đất nước. PHỤ LỤC Hình ảnh 1: Những hoạt động và những sản phẩm sáng tạo từ màu nước của cô và trẻ Hình ảnh 2: Ảnh sản phẩm tranh xếp hạt, tranh đá.... \ Hình ảnh 3: Tranh số và một số hình ảnh trẻ làm tranh số. Phụ lục 4: Cô và trẻ cùng đi dạo trên sân trường, tìm hiểu về thiên nhiên . Phụ lục 5: Một số tranh từ lá cây.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_to_chuc.pdf