Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp

kế tục sự nghiệp của cha anh

Nói đến quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non chung và trẻ

mẫu giáo nói riêng thì các cô phải chăm sóc như thế nào để trẻ có được một cơ thể

tốt, một sức khỏe tốt đó mới là điều quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, các cô

giáo. Và đối với kế toán phụ trách công việc lên thực đơn cho trẻ phải có trình độ

chuyên môn về nuôi dưỡng và có tinh thần yêu nghề mến trẻ, luôn tìm tòi học hỏi

những kinh nghiệm để có các món ăn ngon đủ dinh dưỡng chất và calo phục vụ cho

công tác chăm sóc nuôi dưỡng tại trường

Để trẻ phát triển tốt về thể chất chúng ta phải cân đối hài hòa hợp lý giữa các

chất dinh dưỡng với nhau để chế biến những món ăn ngon, giúp trẻ ăn ngon miện

và hết suất của mình, nhằm giúp tăng cường sức k hỏe làm cơ sở cho sự phát triển

của nhiều hoạt động mà trẻ tham gia ở gia đình cũng như ở nhà trường một cách tốt

nhất, quan trọng hơn là sự phát triển về nhân cách cho trẻ

Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường tôi cùng các nhân viên nuôi

dưỡng đã thường xuyên thay đổi thực đơn theo mùa để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ

giúp trẻ ăn ngon miệng hết suất, song bên cạnh đó tôi vẫn thấy còn một số trẻ chưa

ăn ngon miệng, ăn chưa hết suất, một số trẻ không ăn thịt, không ăn rau

pdf 25 trang vuthom 08/10/2022 3601
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non
cần áp dụng và theo dõi kết 
quả việc thực hiện, tránh tình trạng hời hợt, hình thức, gây tốn kém lãng phí. 
VD: Đầu năm học mới, cử giáo viên tham quan học tập trường bạn về trang 
trí lớp, chúng tôi lựa chọn một số trường để đến tham quan học tập , đây là những 
trường điểm của Quận như: Mẫu giáo Quang Trung, Mầm non A, mầm non Chim 
Non.Tôi chia giáo viên thành nhiều nhóm nhỏ phân về các lớp tham quan. Sau 
khi học tập, tổ chức họp rút kinh nghiệm, chỉ đạo Tổ chuyên môn dạy xây dựng kế 
hoạch trang trí tại các nhóm lớp theo hướng đổi mới lấy trẻ làm trung tâm, giáo 
viên trao đổi thống nhất cách trang trí lớp, xây dựng tạo góc mở như thế nào cho 
hiệu quả, song vẫn phải căn cứ vào lớp mình để trang trí lớp phù hợp. Vì vậy 100% 
các lớp xây dựng được góc mở cho trẻ hoạt động, trong đợt chấm thi trang trí tạo 
môi trường lớp học các lớp đều đạt giải cao. 
10 
Biện pháp 4: Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn, hội thảo chuyên 
đề và xây dựng tiết học mẫu trong nhà trường 
- Tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn: Trường chúng tôi thường tổ chức các 
buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ và cùng chia sẻ với nhau những khó khăn trong 
quá trình thực hiện. 
+ Khi tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn những giáo viên có nhiều kinh 
nghiệm về chuyên môn đăng ký để chuẩn bị nội dung trao đổi trước buổi sinh hoạt, 
khi giáo viên chia sẻ kinh nghiệm những giáo viên khác chuẩn bị các câu hỏi cũng 
như ý kiến của mình để giáo viên được học tập lẫn nhau. 
+ Trong việc lập kế hoạch các nhóm lớp của trường cùng thảo luận về dự kiến 
kế hoạch chủ đề của BGH và tổ chuyên môn, mỗi giáo viên đưa ra ý kiến bổ sung 
của mình để kế hoạch thực hiện phù hợp hợp trên lớp. Thực hiện với biện pháp này 
giáo viên đã biết lập kế hoạch cho các chủ đề và thực hiên kế hoạch ở từng độ tuổi 
có hiệu quả. 
+ Với những buổi trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn chúng tôi bố trí cho 
những giáo viên nòng cốt có nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy trao đổi 
những kinh nghiệm hay trong quá trình thực hiện chuyên môn như tạo môi trường, 
tổ chức hoạt động góc, rèn thói quên nề nếp, phương pháp, hình thức tổ chức các 
hoạt động. 
+ Qua các buổi trao đổi giáo viên được học tập kinh nghiệm lẫn nhau vì vậy 
chất lượng giáo viên trong năm học 2017 - 2018 tương đối đồng đều. Thể hiện qua 
các đợt hội giảng hàng tháng cũng như kiểm tra chất lượng cuối năm số tiết dạy và 
hoạt động đạt loại khá, giỏi chiếm tỉ lệ cao hơn các năm trước. 
- Xây dựng tiết học mẫu: Vào đầu năm học, phối hợp với đồng chí phó Hiệu 
trưởng xây dựng kế hoạch các tiết dạy mẫu của các tháng trong năm, cho giáo viên 
tự đăng ký các tiết dạy mẫu. Những giáo viên tham gia dạy mẫu thì rút được nhiều 
kinh nghiệm nhờ sự góp ý của của hội đồng chuyên môn, các đồng nghiệp. Biện 
pháp này đã giúp cho đội ngũ giáo viên biết vận dụng phương pháp bộ môn, thay 
đổi hình thức dạy phù hợp điều kiện cụ thể từng năm học, từng hoạt động và điều 
kiện của nhóm lớp mình. Vì vậy đội ngũ giáo viên hầu hết đã nắm vững phương 
pháp đổi mới thực hiện đều các bộ môn và hoạt động. 
+ Hàng tháng, theo kế hoạch đã lên đầu năm tôi tiến hành tổ chức các tiết dạy 
mẫu các môn mỗi tháng 2 tiết dạy. 
11 
+ Tiết dạy mẫu chúng tôi tổ chức để tổ chuyên môn bồi dưỡng góp ý kế hoạch 
dạy cho giáo viên và chuẩn bị tốt đồ dùng đồ chơi sau đó tổ chức dạy và rút kinh 
nghiệm. 
VD: Theo kế hoạch đã dự kiến các tiết dạy mẫu hàng tháng được thông qua để 
giáo viên nắm bắt được, có kế hoạch chuẩn bị tốt, trước khi dạy mẫu tôi bố trí cho 
giáo viên dạy chuẩn bị giáo án và đưa ra tham khảo ý kiến của các thành viên trong 
tổ chuyên môn sau đó cho giáo viên chuẩn bị các điều kiện đưa ra trong kế hoạch 
và tổ chức dạy để rút kinh nghiệm. 
+ Sau các tiết dạy chúng tôi cho tất cả giáo viên được tham khảo lại giáo án đó 
và rút kinh nghiệm và điều chúng tôi đáng lưu ý ở biện pháp này là chúng tôi 
không cho dạy trước chỉ cho làm quen một số trò chơi khi cần thiết, bởi vì khi 
chúng ta dạy thử thì một số yêu cầu của phương pháp đổi mới là đánh giá kết quả 
dựa vào trẻ chứ cô giáo chỉ là một phần về phương pháp nếu chúng ta dạy trước 
đến khi dự giờ thì rất khó đánh giá kết quả trên trẻ, giáo viên dự giờ để học tập 
cũng không đạt hiệu quả cao, vị vậy khi tổ chức dạy mẫu chúng tôi chỉ góp ý trên 
kế hoạch của giáo viên là chính. 
+ Biện pháp này giúp cho giáo viên trực tiếp dạy có thêm những kính nghiệm 
trong chuyên môn và những giáo viện dự giờ học tập được đồng nghiệp rất nhiều. 
- Tổ chức Hội thảo chuyên đề: Năm học 2017-2018, Nhà trường đã triển 
khai thực hiện Kế hoạch số 292/KH-PGD ĐT ngày 25/12/2017 của Phòng Giáo 
dục và Đào tạo về việc Tổ chức Hội thảo chuyên môn với chủ đề “Đổi mới, sáng 
tạo trong dạy và học” năm học 2017 – 2018. Xây dựng Kế hoạch số 01/KH-
MNLTK ngày 15/01/2018 về tổ chức Hội thảo chuyên môn với chủ đề “Đổi mới, 
sáng tạo trong dạy và học” năm học 2017 – 2018. Kế hoạch đã đưa ra các nội dung 
cụ thể như sau: 
+ Cải tiến, sáng tạo trong dạy học, tổ chức hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, 
chăm sóc giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc nuôi, dạy trẻ. 
+ Làm đồ dùng dạy học mới hoặc cải tiến đồ dùng dạy học đã có cho phù hợp với 
độ tuổi của trẻ lớp mình. 
+ Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục, ứng dụng công 
nghệ thông tin trong công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch chăm 
sóc giáo dục; xử lý các tình huống sư phạm; rèn luyện kỹ năng sống phù hợp với 
trẻ; đổi mới việc thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ: xây dựng, áp dụng 
12 
hiệu quả thực đơn tiêu chuẩn, cải tiến kỹ thuật chế biến món ăn theo thực đơn, đổi 
mới hình thức tổ chức bữa ăn của trẻ 
+ Các việc làm đổi mới mang lại hiệu quả được đồng nghiệp công nhận, học 
tập làm theo, được phổ biến nhân rộng trong nhà trường; 
+ Giải pháp để các nhóm “Nhà giáo cùng nhau phát triển”, “Mỗi giờ lên lớp là 
một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày đến trường có một đổi mới trong công 
việc”... 
Phối hợp với Công đoàn tổ chức Hội thảo, 100% cán bộ giáo viên nhân viên 
dự hội thảo đã tham gia ý kiến chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi về các nội dung tham 
luận. 
Biện pháp 5: Vận dụng và phát huy tình tích cực sáng tạo của giáo viên 
Người quản lý phải thay đổi cách nhìn nhận đánh giá giáo viên, không góp ý 
một cách cứng nhắc, áp đặt sau khi dự giờ thăm lớp. Cần khuyến khích giúp đỡ 
giáo viên, chứ không nên lúc nào cũng phê bình áp đặt giáo viên làm theo ý của 
mình thì không phát huy được tính sáng tạo ở giáo viên. 
VD: Khi đến dự giờ thăm lớp thấy giáo viên làm được một đồ chơi, vì người 
quản lý chưa hiểu ý tưởng giáo viên nên đã phê bình đồ dùng này chưa đẹp, trang 
trí để như thế này là không phù hợp, như thế là không lên. Mà nên hỏi ý tưởng giáo 
viên làm đồ dùng này để làm gì? Từ đồ dùng nguyên vật liệu này thì đồng chí khai 
thác được cái gì ở trẻ và sau đó người quản lý nên chia sẻ thêm cùng giáo viên để 
giáo viên tiến hành hoạt động đó tốt hơn. Hay khi dự giờ giáo viên thì không nên 
góp ý buộc giáo viên phải theo phương pháp của mình mà nên đưa ra nhiều biện 
pháp để giáo viên tham khảo mà lựa chon cho phù hợp với điều kiện thực tế trẻ ở 
nhóm lớp đó. 
Như vậy phát huy được tính tích cực ở giáo viên và giáo viên tự tin hơn trong 
quá trình thực hiện hoạt động kết quả đạt được sẽ cao hơn. Giáo viên tự tin hơn khi 
thiết kế hay thực hiên các hoạt động từ đó chất lượng sẽ được nâng cao lên. Biện 
pháp này đã giúp cho đội ngũ giáo viện rất tự tin khi được chuyên môn dự giờ và 
luôn mong muốn được dự giờ để trình độ năng lực chuyên môn được nâng lên. Là 
người quản lý chúng ta phải sắp xếp kế hoạch cho khoa học và thường xuyên quan 
tâm đến việc dự giờ để bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ có như vậy thì chất 
lượng đội ngũ mới tốt được. 
13 
Biện pháp 7: Xây dựng đội ngũ ý thức tự bồi dưỡng 
Đứng trước một yêu cầu cấp thiết của ngành hiện nay là “Đổi mới căn bản và 
toàn diện” thì vấn đề tự bồi dưỡng, tự nâng cao nhận thức của giáo viên vô cùng 
quan trọng, nhận thức về việc đổi mới có thông thì việc thực hiện đổi mới mới có 
hiệu quả. Do đó, việc đổi mới có thành công hay không chính là việc đổi mới tư 
duy của từng cá nhân giáo viên. Vì vậy, trong mỗi buổi họp chuyên môn, Ban giám 
hiệu thường xuyên nhắc nhở bản thân giáo viên nếu không tự bồi dưỡng nâng cao 
trình độ, sẽ sớm bị đào thải bằng cách: 
- Mỗi giáo viên phát huy tinh thần chủ động, tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng 
để nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng ứng dụng CNTT đáp ứng yêu 
cầu công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo đổi mới. Nhà trường chú trọng cài đặt và 
nâng cấp phần mềm thiết kế bài giảng điện tử cho hệ thống máy tính phòng sinh 
hoạt chuyên môn. 
- Tiếp tục chỉ đạo lồng ghép các nội dung giáo dục tích hợp trong thực hiện 
Chương trình giáo dục mầm non: Giáo dục an toàn giao thông, bảo vệ môi trường; 
Sử dụng năng lượng tiết kiệm; Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; Ứng 
phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm hoạ thiên tai phù hợp lứa tuổi. Giáo 
dục trẻ kỹ năng tự phục vụ, tự bảo vệ bản thân trong trường hợp khẩn cấp. Các nội 
dung này được thể hiện trong sổ chỉ đạo của nhà trường và sổ soạn bài của giáo 
viên. 
- Đưa các yêu cầu thực hiện đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ 
vào các chuẩn đánh giá các tiết dạy. Sau dự giờ, BGH sẽ giúp giáo viên nhân ra 
những điểm còn thiếu sót, những điểm mạnh cần phát huy. 
- Động viên đội ngũ nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp giảng 
dạy, nội dung chương trình thông qua cac tài liệu tập huấn chương trình thay sách. 
Cung cấp các sách báo đến từng giáo viên như: Giáo dục sáng tạo. 
- Động viên tạo mọi điều kiên cho giáo viên tự đăng ký học cử nhân mầm non, 
học thêm đàn để nâng cao tay nghề. 
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội giảng để rút kinh nghiệm. 
Do đó, sau mỗi tiết dạy, BGH đều ngồi lại phân tích những ưu khuyết điểm 
của từng hoạt động, của từng bài dạy. Việc làm này nhằm mục đích giới thiệu 
những điểm hay, điểm mới để giáo viên có thể vận dụng, bổ sung cho tiết dạy của 
mình. 
14 
Đồng thời với việc làm trên chính là cơ sở để xây dựng tâm lý vững vàng, xây 
dựng bản lĩnh sư phạm cho giáo viên đảm bảo được về kỹ năng đứng lớp của mình. 
Thường xuyên thăm lớp tạo tâm lý ổn định cho giáo viên đồng thời giải quyết 
ngay các vướn mắc, những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong từng bài dạy cụ 
thể. 
- Tạo điều kiên cho giáo viên dự giờ đồng nghiệp trong khối cùng với BGH. 
- Tăng thời gian và số lần họp chuyên môn để cùng góp ý xây dựng các tiết 
dạy các hình thức tổ chức hoạt động trên lớp cho giáo viên. 
- Kiểm tra lại các đồ dung dạy học cho mỗi hoạt động vào chiều thứ sáu hàng tuần. 
- Đối với các kế hoạch dạy học, BGH cùng với tổ trưởng chuyên môn chỉ 
đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi ý. Nhiệm vụ chính trong việc định hướng các 
hoạt động vẫn là người giáo viên. 
- Sau mỗi tiết dự giờ, gợi mở để giáo viên trình bày phương án giảng dạy của 
mình, qua đó BGH phân tích cụ thể để giáo viên lựa chọn được phương án giảng 
dạy hợp lý phù hợp với lớp mình. 
- Mục đích của việc làm này để giúp cho giáo viên có cơ hội thông qua công 
tác dự giờ, tham dự rút kinh nghiệm cùng với BGH sẽ từng bước hoàn thiện hơn về 
tay nghề của mình. 
Biện pháp 8: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên 
Kiểm tra là một chức năng quan trọng, vừa là một biện pháp quản lý có hiệu 
quả. Kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn là trách nhiệm của cán bộ quản 
lý. Qua kiểm tra, cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết về tình 
hình thực hiện chuyên môn, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên, phát 
hiện đúng những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn giáo 
viên nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn của giáo viên. Trong 
công tác quản lý của nhà trường nếu thiếu kiểm tra chuyên môn thì việc chỉ đạo sẽ 
mất đi một nội dung quan trọng. Mặt khác qua kiểm tra chuyên môn, cán bộ quản 
lý tác động đến hành vi của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối 
với công việc, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng phấn đấu đáp ứng được yêu cầu 
chuyên môn của nhà trường. 
Vì vậy để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao, cán 
bộ quản lý không được phép buông lỏng công tác kiểm tra. Để công tác kiểm tra 
việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất, cán bộ 
quản lý cần đảm bảo: 
15 
Xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầu nhiệm 
vụ cụ thể của nhà trường của năm học. 
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch kiểm tra cả năm, học kỳ, đi sâu vào kế 
hoạch từng đợt kiểm tra xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung, hình thức, phương 
pháp kiểm tra. 
Làm tốt công tác tuyên truyền giúp cho giáo viên thông suốt việc kiểm tra , 
khuyến kích tinh thần tự giác, trung thực của giáo viên để giáo viên chuẩn bị mọi 
phương tiện và điều kiện tích cực góp phần thực hiện tốt cùng đợt kiểm tra đó. 
Về nội dung kiểm tra: Kiểm tra về quy chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách (bài 
soạn, sổ chất lượng, sổ theo dõi trẻ, nhật ký đón trẻ trẻ, sổ theo ghi chép cá nhân về 
các buổi bồi dưỡng chuyên môn) phương pháp dạy của bộ môn, cách trang trí 
nhóm lớp để đánh giá tình hình triển khai và thực hiện chuyên môn của giáo viên 
có đúng như kế hoạch mà trường đã chỉ đạo hay không. 
- Kiểm tra toàn diện 30% giáo viên, nhân viên. 
- Kiểm tra chuyên đề giáo viên 100% giáo viên toàn trường. 
- Kiểm tra hoạt động các tổ chuyên môn: 1 tổ/1 lần/ năm học 
- Kiểm tra định kỳ 2lần/lớp/năm về đánh giá lớp MGĐĐK (mỗi giáo viên 1 
lần/năm). 
Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra dự giờ có báo trước, đột xuất về các tiết dạy 
cũng như hoạt động thông qua phiếu dự giờ. 
Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá 
- Trong công tác kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và công khai, công 
bằng và dân chủ. 
- Sau kiểm tra phải có những nhận xét đánh giá chính xác, phân tích các ưu 
điểm, tồn tại của giáo viên để giúp họ phát huy những mặt mạnh khắc phục những 
hạn chế áp dụng vào thực tế chăm sóc giáo dục trẻ 
- Thời gian kiểm tra: Trong một tháng ít nhất giáo viên phải được dự ít nhất 
một giờ dạy hoặc một hoạt động. Trong một học kỳ, mỗi giáo viên phải được kiểm 
tra 3 - 4 lần. 
- Tổng số dự giờ các tiết dạy và hoạt động của giáo viên từ tháng 9 cho đến 
nay: 151 tiết 
- Xếp loại tốt: 136 tiết = 90,1% 
- Xếp loại khá: 15 tiết = 9,9% 
16 
Có thể nói, kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong việc bồi dưỡng chuyên 
môn cho giáo viên. Có kiểm tra, đánh giá chính xác thì mới tìm ra những ưu điểm, 
tồn tại của giáo viên trong giảng dạy. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chuyên 
môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường. 
4. Kết quả thực hiện 
Trong quá trình chỉ đạo chuyên môn vận dụng những biện pháp trên năm học 
2017- 2018 trường chúng tôi được chỉ đạo thực hiện chương trình chăm sóc giáo 
dục mầm non, chất lượng đội ngũ được nâng lên thể hiện qua kết quả sau. 
- Trình độ giáo viên so với đầu năm: 
+ Trình độ đào tạo trên chuẩn đạt 88% (tăng 5%) 
+ Trình độ ngoại ngữ B đạt 82% 
+ Trình độ tin học B đạt 71% ( tăng 18%) 
- Tổ chức tốt Hội thảo chuyên môn, đã có nhiều tham luận đạt kết quả Tốt, cụ 
thể; 
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động phát triển nhận thức 
cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi - Giáo viên Đỗ Thị Thanh Hoa. 
+ Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi - Giáo viên Bùi 
Thị Thạch Yên. 
+ Xây dựng bài giảng E-Learning “Vòng đời phát triển của loại bướm - Giáo 
viên Nguyễn Thị Thanh Thuỷ. 
+ Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non - 
Phó hiệu trưởng Đỗ Thị Nhàn. 
+ Đồ dùng dạy học tự làm cho trẻ mẫu giáo lớn luyện tập kỹ năng nhận biết 
số lượng, hình dạng - Giáo viên Nguyễn Thu Hương. 
+ Đồ dùng dạy học tự làm cho trẻ mẫu giáo bé chơi trò chơi vận động - Giáo 
viên Đặng Thị Thanh Huyền. 
- Kết quả chấm phúc tra lớp đủ điều kiện, đánh giá giáo viên học kỳ I: 
+ Lớp: 7/7 lớp tốt 
+ Giáo viên: 11/15 gv xếp loại tốt = 73,3; 04/15 gv xếp loại khá = 26,7% 
- Kết quả hội thi CNTT cấp trường: Báo cáo số 08/BC-MN.LTK ngày 
25/01/2018 của trường mầm non Lý Thường Kiệt về việc tổng kết Ngày hội Công 
nghệ thông tin cấp trường năm học 2017 - 2018 
- Kết quả công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường: 
17 
- Giáo viên đã chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực 
hiện kế hoạch đạt kết quả cao. 
TT Nội dung Năm 2017 Tỉ lệ Năm 2018 Tỉ lệ 
1 
Giáo viên chủ động lên kế 
hoạch 
12/16 75% 15/15 100% 
2 
Giáo viên dạy sáng tạo theo 
phương pháp mời 
3/16 18,8% 5/15 33,3% 
3 
Số giáo viên dạy giỏi cấp 
trường 
10/16 62,5% 12/15 80% 
4 
Số giáo viên dạy giỏi cấp 
Quận 
1/16 6,3% 1/15 6,7% 
6 Hồ sơ xếp loại khá trở lên 12/16 75% 12/15 80% 
Năm học 2017 – 2018 trường được đón đoàn kiểm tra của Quận về đánh giá 
chất lượng chuyên môn thực hiện chương trình. Kết quả được PGD đánh giá hơn 
hẳn năm học 2017 – 2018. Giáo viên năm vững được phương pháp dạy đổi mới, 
biết lập kê hoạch phù hợp, biết đánh giá trẻ để điều chỉnh kế hoạch và biết vận 
dụng môi trường ở lớp cho trẻ hoạt động, chất lượng chuyên môn ở giáo viên được 
nâng lên vì vậy nề nếp, chất lượng các lớp thể hiện qua đợt khảo sát đánh giá cuối 
năm đều đạt kết quả cao. Tỉ lệ trẻ đạt yêu cầu chiếm 91,9 % tổng số trẻ. 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Để nâng cao chất lượng đội ngũ ở trường mầm non, người quản lý phải xây 
dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể để đầu tư tạo điều kiện cho chuyên môn hoạt động 
theo tháng. Xây dựng kế hoạch thăm lớp dự giờ bồi dưỡng cho giáo viên mới ra 
trường, những giáo viên hạn chế về chuyên môn. Hàng năm có kế hoạch cụ thể 
trong công tác bồi dưỡng giáo viên và thực hiện kế hoạch đề ra một cách khoa học. 
Động viên giáo viên đi học để nâng cao trình độ, tiếp cận với công nghệ thông tin 
để đáp ứng yêu cầu đổi mới. 
Tạo điều kiện cho giáo viên được nghiên cứu tài liệu tìm hiểu, chia sẻ với 
nhau trong chuyên môn. Quan tâm đến học bồi dưỡng thường xuyên, ở nội dung 
18 
này cũng rất bổ ích trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Tổ chức giao lưu trao 
đổi kinh nghiệm, cũng như chia sẻ những khó khăn trong quá trình thực hiện kế 
hoạch từ đó giáo viên được học tập lẫn nhau rất nhiều. 
Thực hiện việc phân công giáo viên phù hợp, bố trí cho giáo viên giỏi kèm 
giáo viên mới, hay giáo viên còn yếu chuyên môn đứng cùng một lớp với giáo viên 
giỏi để học tập lẫn nhau về chuyên môn. Động viên kịp thời những giáo viên có 
những sáng tạo trong chuyên môn và biết phát huy tính sáng tạo đó của giáo viên, 
mua tài liệu tham khảo và tạo điều kiện cho giáo viên được nghiên cứu học tập về 
chuyên môn. 
2. Kiến nghị 
Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về kỹ năng, 
phương pháp đổi mới. 
Trên đây là một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo 
viên mầm non, bước đầu đã thu được một số kết quả đáng kể như đã trình bày ở 
trên. Song trong quá trình thực hiện vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. 
Kính mong sự giúp đỡ và góp ý kiến của Hội đồng khoa học Nhà trường, Hội đồng 
thi đua cấp trên, để đề tài của tôi được hoàn thiện và có hiệu quả hơn. 
 Xin chân thành cảm ơn! 
19 
PHỤ LỤC 
Hình ảnh minh họa 
Tập thể Ban giám hiệu và giáo viên trường mầm non Lý Thường Kiệt 
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức nhà trường năm học 2017 – 2018 
20 
CBGV nhà trường tham dự Hội thi tuyên truyền “Quy tắc ứng xử của CBCVVC” 
ngành giáo dục quận Hoàn Kiếm 
21 
22 
CB,GV tham gia ngày hội Công nghệ thông tin do Phòng GD&ĐT quận tổ chức 
Sinh hoạt tổ chuyên môn dạy 
Hội thảo “Đổi mới, táng tạo trong dạy và học năm học 2017 – 2018 
23 
Đại diện ban giám hiệu và đồng chí tổ trưởng chuyên môn dạy dự giờ tiết dạy 
của giáo viên Đỗ Huyền Trang. 
Đại diện Ban giám hiệu nhà trường dự giờ ăn các lớp 
24 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động phát triển nhận thức 
cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi - Giáo viên Đỗ Thị Thanh Hoa 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_boi.pdf