Báo cáo biện pháp Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học tập đọc Lớp 5
Dạy học là một nghề sáng tạo. Người giáo viên khi đứng trên bục giảng luôn gặp những vấn đề và tình huống thật phong phú, đa dạng, đòi hỏi phải có cách xử lý, giải quyết sáng tạo.Trong khi sử dụng đồ dùng dạy học nhiều câu hỏi về nội dung kiến thức, và phương pháp dạy học được đặt ra từ thực tế trên lớp, đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm lời giải đáp nhằm phục vụ cho yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy.
Tập đọc là một môn học có vị trí quan trọng đặc biệt trong chương trình ngữ văn Tiểu học. Nó là công cụ để học tập những môn khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Như vậy, dạy đọc có một ý nghĩa vô cùng to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Khi dạy đến các bài Tập đọc và cần sử dụng âm nhạc, giáo viên mới đi tìm, sưu tầm nên mất rất nhiều thời gian và không chủ động được bài dạy. Giáo viên chỉ sử dụng đồ dùng sẵn có trong thư viện, với tâm lí ngại nên giáo viên thường rất ít đưa các hình ảnh sinh động làm phong phú tiết dạy của mình. Thậm chí còn xuất hiện một số tiết dạy chay, học sinh không hứng thú, dẫn tới chất lượng của bài dạy không cao.
Lồng ghép âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo. Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách và năng lực ở học sinh qua phân môn Tập đọc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học tập đọc Lớp 5
“ thả thơ’ - Các phiếu “thả thơ” (bằng giấy hoặc bằng bìa mỏng, hình chữ nhật): mỗi phiếu ghi một câu thơ đầu của từng khổ thơ 4, 5 chữ (hoặc 1,2 từ đầu của mỗi câu thơ lục bát) trong bài đã học thuộc lòng. Ví dụ 1: Bài Chú đi tuần (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 51) cần làm 4 phiếu ghi 4 dòng thơ đầu của mỗi khổ thơ như dưới đây: Gió hun hút lạnh lùng Phiếu 1: Chú đi qua cổng trường Phiếu 2: Trong đêm khuya vắng vẻ Phiếu 3 Mai các cháu học hành tiến bộ Phiếu 4: Tìm nơi.................. Ví dụ 2: Bài Hành trình của bầy ong (Tiếng việt 5, tập 1, trang 117 ); cần làm 6 phiếu ghi từ ngữ đầu mỗi câu thơ lục bát như dưới đây: Phiếu 1: Bập bùng...................... Phiếu 2: Tìm nơi.................... Phiếu 3 Hàng cây...................... Phiếu 4: Tìm nơi............................ Phiếu 5 Có loài hoa............... Phiếu 6 * Cách thức - Trọng tài nêu cách chơi và quy định “luật chơi” + Mỗi lượt chơi gồm 2 nhóm (tổ) có số người bằng phiếu “thả thơ” đã chuẩn bị cho mỗi bài. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng để điều hành việc “thả thơ” của nhóm mình. Hai nhóm trưởng bắt thăm ( hoặc oẳn tù tì) để giành quyền “thả thơ” trước (VD nhóm A giành được quyền này.) + Hai nhóm đứng đối diện và cách nhau khoảng 2m. Mỗi người trong nhóm A cầm một tờ phiếu (giữ kín); sau khi nghe trọng tài hô “bắt đầu”, nhóm A cử một người đưa (thả) ra một tờ phiếu cho một bạn bất kì ở nhóm kia (nhóm B). Bạn ở nhóm B nhận phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ (hoặc cả câu thơ lục bát gồm 2 dòng) có câu (từ) ghi trên phiếu, nêu đọc đúng sẽ được thưởng một bông hoa . Khi nhóm A “thả” xong hết số phiếu, trọng tài tính tổng số bông hoa của cả nhóm và ghi lại. + Đổi lại nhóm “thả thơ” (nhóm B), chơi tương tự như trên, sau đó tính tổng số bông hoa của nhóm (nhóm B). - Lưu ý thêm về “luật chơi”: + Chỉ được “thả” từng phiếu và “thả” cho mỗi bạn đối diện một lần (không “thả” nhiều phiếu một lúc và không “ thả” nhiều lần phiếu cho một bạn). + Người nhận được phiếu phải tự nghĩ và đọc thuộc khổ thơ (câu thơ), không được hỏi bạn khác trong nhóm; các bạn trong nhóm không được nhắc. + Sau khi nhận phiếu, quá 10 giây (đếm từ 1 đến 10) mà người nhận không đọc được thì sẽ không được tính . - Kết thúc cuộc chơi, trọng tài nhận xét và công bố kết quả: nhóm đạt nhiều bông hoa hơn là nhóm thắng cuộc, được giáo viên thưởng hiện vật (nếu có) hoặc được cả lớp hoan nghênh. 3.4.2. Trò chơi: Ô chữ bí mật GV có thể sử dụng trò chơi trong hoạt động tìm hiểu bài hoặc cuối giờ học. * Mục đích: - Học sinh dựa trên kiến thức đã học để nhận định, phân tích, tổng hợp một vấn đề hay nội dung nào đó. - Luyện trí nhớ tốt, phản ứng mạnh. * Chuẩn bị: - Hệ thống câu hỏi (hàng dọc, hàng ngang). - Đội chơi (2 đội). - Trọng tài. - Máy tính, máy chiếu * Cách thức: Các đội chơi lần lượt lựa chọn bất kỳ câu hỏi ở hàng ngang. Sau đó, giáo viên đọc câu hỏi tương ứng với ô chữ ở hàng ngang đó. Mỗi đội chơi sẽ có 15 giây suy nghĩ và trả lời. Đối với ô chữ duy nhất ở hàng dọc, các đội chơi có quyền trả lời vào bất cứ lúc nào khi đang diễn ra trò chơi. Đội nào trả lời được ô chữ hàng dọc trước sẽ là đội chiến thắng. Ví dụ: Vận dụng dạy bài Tập đọc: Nghĩa thầy trò (Tiếng Việt 5 tập 2, trang 79) - Giáo viên sử dụng máy tính (phần mềm Violet hoặc Power Point), máy chiếu làm các ô chữ sau: + Câu hỏi hàng ngang số1: Gồm 4 chữ cái – Từ chỉ người dạy chữ Nho thời trước? (Đáp án: Cụ đồ ). + Câu hỏi hàng ngang số 2: Gồm 11 chữ cái – Trong bài tập đọc, các môn sinh đẫ tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để làm gì?? (Đáp án: Mừng thọ thầy ). + Câu hỏi hàng ngang số 3: Gồm 11 chữ cái – Đồ vật mà học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy giáo Chu ? (Đáp án: Cuốn sách quý ). + Câu hỏi hàng ngang số 4: Gồm 3 chữ cái - Chỉ việc chắp tay giơ lên hạ xuống, đồng thời cúi đầu, để tỏ lòng cung kính? (Đáp án: vái). + Câu hỏi hàng ngang số 5: Câu tục ngữ khuyên ta: “ Muốn học tri thức,phải bắt đầu từ lễ nghiã, kỉ luật? (Đáp án: Tiên học lễ, hậu học văn ). + Câu hỏi hàng ngang số 6: Câu tục ngữ có nội dung: Được hưởng bất kì ân huệ gì, phải nhớ tới cội nguồn của nó, phải biết ơn những người đã mang lại điều tốt lành cho mình? (Đáp án: Uống nước nhớ nguồn ). + Câu hỏi hàng ngang số 7 : Hành động âm thanh thể hiện sự nhất trí cao của các môn sinh khi nghe lời đề nghị của cụ giáo Chu? (Đáp án: dạ ran) + Câu hỏi hàng ngang số 8: Điều mà bài học từ câu chuyện đã dạy chúng ta? (Đáp án: Tình nghĩa thầy trò) + Câu hỏi gợi ý ở ô chữ hàng dọc ( câu hỏi 8) : Tên thầy giáo nổi tiếng thời Trần? (Đáp án: Chu Văn An ). 3.4.3 Trò chơi: Trắc nghiệm vui Giáo viên thay đổi phương pháp hỏi - đáp thông thường, sử dụng hình thức trò chơi này học sinh sẽ cảm thấy đỡ nhàm chán hơn. Giáo viên có thể tổ chức vào phần Tìm hiểu bài và ở câu hỏi khó hoặc tìm ra nội dung bài. * Mục đích: - Trong một thời gian ngắn, giáo viên có thể kiểm tra được nội dung kiến thức và kỹ năng của học sinh. - Rèn cho học sinh thói quen học tập và ghi nhớ thông tin ngay từ trên lớp và tinh thần đoàn kết ... * Chuẩn bị - Câu hỏi trắc nghiệm - Cả lớp – dùng thẻ phương án - Trọng tài. - Máy tính, máy chiếu * Cách thức Các em chơi sẽ cùng nghe giáo viên đọc câu hỏi với các phương án trả lời. có thời gian suy nghĩ và trả lời trong 15 giây, rồi giơ bằng thẻ phương án đáp án đúng nhất trong số các đáp án mà giáo viên đưa ra. Học sinh trả lời đúng nhất sẽ được thưởng. Ví dụ 1: Trong bài Những con sếu bằng giấy – Tiếng Việt 5 tập 1 trang 36 Câu hỏi : Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô? A: Những con sếu bằng giấy không cứu được bạn. B.Chúng tôi thương xót bạn. C. Chúng tôi sẽ đấu tranh cho một thế giới hòa bình, không có chiến tranh để không còn bị sát hại như bạn. (Đáp án đúng: C) Ví dụ 2: Trong bài Tà áo dài Việt Nam – Tiếng Việt 5 tập 2 trang 122 Câu hỏi : Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống Việt Nam? A.Vì áo dài thể hiện phong cách tế nhị kín đáo, sự nền nã của phụ nữ Việt Nam. B. Vì áo dài thể hiện vẻ đẹp riêng trong trang phục của phụ nữ Việt Nam. C. Vì áo dài khác biệt với y phục truyền thống các nước trong khu vực và trên thế giới. (Đáp án đúng: A) Ví dụ 3: Trong bài: Út Vịnh (Tiếng Việt 5, tập 1 trang 145) Câu hỏi trắc nghiệm để tìm ra nội dung của bài: Bài ca ngợi điều gì? A. Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt. B.Ca ngợi hành động dung cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh . C. Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt.Ca ngợi hành động dung cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh . (Đáp án đúng: C) 3.4.4. Trò chơi: Đọc thơ truyền điện Giáo viên có thể sử dụng trò chơi này trong các bài thơ có yêu cầu học thuộc lòng. * Mục đích - Rèn kĩ năng đọc thuộc nhanh câu thơ trong bài đã học thuộc lòng ở sách giáo khoa Tiếng Việt. - Luyện trí nhớ và phản xạ nhanh nhạy, kịp thời. * Chuẩn bị - Giáo viên dự kiến thời điểm chơi (cuối tiết Tập đọc – Học thuộc lòng hoặc tiết ôn tập các bài học thuộc lòng) thời gian chơi (khoảng bao nhiêu phút) và cách chơi (theo nhóm hay tổ, hoặc theo dãy bàn học). Từ đó, cho học sinh ngồi tại chỗ theo khu vực hay kê bàn ghế để 2 nhóm quay mặt vào nhau (hoặc đứng thành 2 hàng đối diện). * Cách thức - Giáo viên nêu tên bài thơ (đã học thuộc lòng) sẽ đọc truyền điện, sau đó hướng dẫn cách chơi và nêu yêu cầu: + 2 nhóm (tổ, dãy, bàn) cử đại diện bắt thăm (hoặc “oẳn tù tì”) để giành quyền đọc trước. + Đại diện nhóm đọc trước (A) sẽ đứng lên đọc câu thơ đầu tiên của bài rồi chỉ định thật nhanh “ truyền điện” một bạn bất kì của nhóm đối diện (B). bạn được chỉ định phải đứng dậy thật nhanh để đọc tiếp những câu thơ tiếp theo của khổ thơ đó; nếu đọc đúng và trôi chảy thì sẽ được chỉ định ngay một bạn ở nhóm kia (A) đọc tiếp câu thơ thứ nhất của khổ thơ tiếp...cứ như vậy cho đến hết bài. Ví dụ : Bài học thuộc lòng Cửa sông (Tiếng Việt 5, tập 2- tr 74) đọc như sau: - Học sinh A1 – Là cửa nhưng không then khóa - Học sinh B1 - Nơi những dòng sông cần mẫn - Học sinh A 2- Nơi biển tìm về với đất - Học sinh B2 - Nơi cá đối vào đẻ trứng ............ Trường hợp học sinh được chỉ định (được “truyền điện”) chưa đọc ngay (vì chưa thuộc). Các bạn ở nhóm đối diện sẽ hô “một, hai, ba” (hoặc đếm đến 5); hô (đếm) xong mà bạn đó không đọc được thì phải đứng yên tại chỗ (bị “điện giật”); học sinh đã đọc thuộc câu thơ trước sẽ được chỉ định một lần nữa để bạn khác trong nhóm đối diện đứng lên đọc tiếp,.. Ví dụ, ở bài thơ nêu trên: học sinh A1 (thuộc) học sinh B1 (không thuộc) học sinh A1 chỉ định tiếp học sinh B2 (thuộc) học sinh A2... Nhóm nào có nhiều học sinh phải đứng (không thuộc bài – bị “điện giật”) là nhóm thua cuộc. - Giáo viên cho học sinh thực hiện trò chơi, theo dõi và giúp học sinh chơi đúng yêu cầu; nhận xét và đánh giá kết quả (tuyên dương hay khen thưởng nhóm “đọc nhanh – thuộc giỏi” – thắng cuộc). Nếu có điều kiện, giáo viên cho 2 nhóm (tổ) khác chơi lại hoặc cho chơi lần thứ hai. Lưu ý: Giáo viên cần thống nhất quy ước cho học sinh dễ đọc: 1 câu thơ là 1 dòng thơ (in trong sách giáo khoa). Qua trình thực hiện trò chơi, giáo viên cũng cần nhắc học sinh tự giác, có kỉ luật (không nhắc bài cho bạn, không nhìn SGK) 3.4.5. Trò chơi: Chọn người uyên bác Giáo viên có thể áp dụng trò chơi này trong các tiết ôn tập. * Mục đích - Rèn kĩ năng đọc và ghi nhớ (đầu đề, nội dung, tên tác giả) các bài tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt. - Luyện trí nhớ nhanh và phản xạ nhanh nhạy, kịp thời. * Chuẩn bị - Làm các bộ bài để chơi: chọn 1 khổ bài thơ 4 tiếng – 5 tiếng hay 1 câu thơ lục bát (1 dòng 6 tiếng, 1 dòng 8 tiếng) hoặc 1 đoạn văn (3 – 4 câu) trong số các bài tập đọc đã học, chép vào các phiếu giống nhau (số lượng phiếu tuỳ theo số người tham gia chơi.) Ví dụ : + Bài : Những con sếu bằng giấy (Tiếng Việt 5, tập 1- tr 36) có thể đoạn Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom...gấp được 644 con.” + Bài : Phong cảnh đền Hùng (Tiếng Việt 5, tập 2- tr 68) có thể chép đoạn “ Lăng của các vua Hùng.........đồng bằng xanh mát.” + Bài Sang năm con lên bảy chép khổ 3 “Đi qua thời thơ ấu... từ hai bàn tay con” v.v..... * Chú ý: nên chọn các bài tập đọc có tên tác giả là người Việt Nam để dễ nhớ. - Cử một người làm trọng tài (khi chơi, trọng tài có thẻ xem lại SGK để khẳng định kết quả đúng hoặc tham khảo ý kiến của các bạn chứng kiến, nếu cần.) * Cách thức Những người tham gia chơi lên đứng trước bàn, quay mặt lại các bạn chứng kiến. Trọng tài đặt trước mặt mỗi bạn 1 tờ phiếu ghi nội dung (câu thơ hoặc khổ thơ, đoạn văn), úp mặt ghi chữ xuống bàn (hoặc gấp lại để giữ bí mật). - Khi trọng tài hô “bắt đầu”, tất cả cùng lật phiếu và đọc để nhớ lại tên bài tập đọc (có đoạn trích ghi trên phiếu), tên tác giả (là ai?) rồi giơ tay xin nêu kết quả thật nhanh. Ai nêu kết quả (tên bài, tên tác giả) đúng và nhanh nhất sẽ tặng một bông hoa. - Trọng tài đưa ra bộ phiếu khác để chơi và tính hoa tiếp thẻ. Khi dừng cuộc chơi (hết bộ bài đã chuẩn bị), trọng tài cộng hoa và công bố kết quả cuối cùng; ai nhiều hoa nhất sẽ được phong danh hiệu “Người uyên bác”. * Lưu ý: Số lượng trò chơi còn rất nhiều và ngày càng nhiều vì được giáo viên sẽ tiếp tục sáng tạo ra. Một số trò chơi vừa kể trên chỉ là một vài ví dụ nhỏ. 3.4.6 Trò chơi: Thi đọc tiếp sức Trò chơi này có thể áp dụng vào hoạt động Luyện đọc thuộc lòng trong các tiết Tập đọc. * Mục đích - Rèn kĩ năng đọc đúng và nhanh các bài văn, bài thơ đã học trong sách giáo khoa. - Luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng câu nối tiếp. * Chuẩn bị - 1 đồng hồ (dùng để tính thời gian đọc của mỗi nhóm) - Mỗi học sinh trong nhóm thi có một cuốn sách giáo khoa. - Lập các nhóm chơi có số người bằng nhau; cử 1 người làm trọng tài; xác định bài văn (thơ) sẽ thi đọc. * Cách thức - Giáo viên nêu yêu cầu và hướng dẫn cách chơi: + Các tổ (nhóm) tham gia chơi thi với số người bằng nhau (hoặc giáo viên ấn định số học sinh cụ thể). + Từng nhóm thi sẽ lần lượt lên bảng đứng thành hàng ngang quay mặt về phía các bạn trong lớp; mỗi em cầm một cuốn SGK đã mở sẵn trang có bài văn sẽ thi đọc để theo dõi. + Khi nghe giáo viên hô lệnh “bắt đầu”, em số 1 (đầu hàng bên phải hoặc bên trái) phải đọc câu thứ nhất của bài một cách rõ ràng, chính xác và nhanh; dứt tiếng cuối cùng của câu thứ nhất, em số 2 (cạnh em số) mới được đọc tiếp câu thứ hai,.. cứ như vậy cho đến em cuối cùng của nhóm; nếu chưa hết bài, câu tiếp theo lại đến lượt em số 1 đọc – em số 2 đọc... cho đến hết bài văn thì dừng lại. Giáo viên tính và ghi bảng thời gian đọc bài của nhóm. + Học sinh phạm phải các tường hợp sau sẽ bị trừ thi đua: đọc sai lẫn hay thừa thiếu tiếng trong câu; đọc tiếp câu sau, khi người đọc câu văn trước chưa xong; đọc vượt quá 1 câu theo quy định... - Giáo viên cho từng nhóm thi đọc, tính thời gian và tính thi đua theo nhóm “đọc tiếp sức” (mỗi câu văn đọc đúng yêu cầu đã nêu, được 1 bông hoa; không cho hoa các trường hợp vi phạm nói trên). - Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, chọn và tuyên dương nhóm “đọc tiếp sức” nhanh nhất, giỏi nhất; có thể gợi ý học sinh rút kinh nghiệm cho những lần chơi sau. *Lưu ý: Ở tiết Tập đọc một bài thơ, giáo viên nên cho học sinh đọc 2 dòng (thơ 4 tiếng, 5 tiếng) hoặc một câu thơ lục bát. Nếu là tiết Tập đọc – Học thuộc lòng, giáo viên có thể khuyến khích học sinh học thuộc ở lớp, thi “đọc tiếp sức” theo cách trên nhưng không nhìn sách giáo khoa. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Để có những đánh giá mang tính khoa học, khách quan, tôi đã tiến hành thực hiện cho học sinh bài kiểm tra trước và sau khi áp dung sáng kiến “Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5”. Kết quả như sau: Bảng 1: Mức độ hứng thú và yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc và hiểu văn bản trước khi áp dụng sáng kiến (Số liệu lấy vào thời điểm tháng 10/ 2016) Sĩ số Mức độ hứng thú Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc 53 Thích Bình thường Không thích Đọc đúng Đọc hiểu văn bản Đọc diễn cảm SL % SL % SL % SL % SL % SL % 13 24,4 20 37,3 20 37,3 16 30,2 22 41,5 15 28,3 Bảng 2: Mức độ hứng thú và yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc và hiểu văn bản sau khi áp dụng sáng kiến (Số liệu lấy vào thời điểm tháng 3/ 2017) Sĩ số Mức độ hứng thú Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc 53 Thích Bình thường Không thích Đọc đúng Đọc hiểu văn bản Đọc diễn cảm SL % SL % SL % SL % SL % SL % 39 73,6 14 26,4 0 0 53 100 35 66,0 18 34,0 Tôi đã áp dụng sáng kiến trên để đề xuất, tham mưu với nhà trường giải pháp đưa âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5. Kết quả cho thấy học sinh chú ý hơn, hứng thú hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo và phát triển được năng lực cảu học sinh. Đặc biệt, chất lượng môn Tập đọc đã tăng lên đáng kể. Học sinh không những đọc đúng, lưu loát mà còn hiểu sâu văn bản và đã biết thể hiện nội dung bài học qua giọng đọc, tư duy. Đây là sự khởi đầu tốt nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách và năng lực ở học sinh qua phân môn Tập đọc. Các giải pháp trên dễ thực hiện, dễ vận dụng, không tốn kém nhiều về thời gian hay kinh phí nên có thể áp dụng đối với mọi giáo viên, mọi trường học. Trò chơi học tập không chỉ áp dụng trong phân môn Tập đọc lớp 5 mà các giáo viên có thể sử dụng linh hoạt trong tất cả các khối lớp, các phân môn khác như: Luyện từ và câu, Tập làm văn. Giáo viên có thể tự xây dựng các bước, sử dụng kết hợp phương tiện kĩ thuật dạy học, tự bồi dưỡng, xây dựng và sử dụng âm nhạc hay trò chơi một cách linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng học sinh. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc không những giúp các em tác động một lần nữa với bài đọc, mà còn cố gắng thể hiện bằng lời, bằng ngữ điệu và tỏ rõ thái độ của mình đối với điều đã học. Chất lượng của kể lại cái đã học, đã đọc chính là thước đo những cái mà các em đã nhận thức được nội dung về bài đọc. Đây chính là dịp các em rèn ý nghĩa và sử dụng vốn từ mới làm sống lại cách diễn đạt có hình ảnh theo cách suy nghĩ của riêng mình. Việc này có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển ngôn ngữ cho học sinh. Chính vì vậy, sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc là một hình thức đổi mới góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong tình hình hiện nay, tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, sinh động và hấp dẫn. Giờ học Tập đọc sẽ không còn khô cứng, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái, hứng thú, kích thích hoạt động tư duy của các em, quan trọng hơn là góp phần phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở học sinh. Qua trò chơi, tư duy và khả năng ngôn ngữ của các em sẽ được bộc lộ tự nhiên, giáo viên có thể phát hiện uốn nắn kịp thời những mặt còn hạn chế. Đồng thời, giúp học sinh mạnh dạn, nhanh nhẹn, sôi nổi trong học tập, có tinh thần đoàn kết với bạn bè trong lớp, trong nhóm chơi, rèn thói quen phản ứng nhanh. Việc lồng ghép âm nhạc và trò chơi trong dạy học Tập đọc ở lớp 5 đã thực sự có biến đổi chất lượng sâu sắc. Hầu hết các giờ Tập đọc đều diên ra sôi nổi, tích cực, hiệu quả. Học sinh hứng thú học tập, tiến bộ rõ rệt. Nhất là học sinh không cảm thấy nhàm chán trong giờ học Tập đọc. Do đó, duy trì tốt hơn sự chú ý của các em đối với bài học và đặc biệt là đã phát triển được năng lực của học sinh. Những biện pháp, hình thức lồng ghép trên đã thực sự có ý nghĩa và tác dụng tích cực đối với giáo viên và học sinh. Chất lượng môn Tiếng Việt cũng đã tăng lên đáng kể. Học sinh yêu thích môn học, tích cực tham gia vào học phân môn Tập đọc. Đối với giáo viên, bổ sung và đổi mới những phương pháp dạy học Tiếng Việt truyền thống. Từ đó, hoàn thành được mục tiêu giáo dục đã đề ra, đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới hiện nay. - Định hướng phát triển đề tài: Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn cần đưa nội dung sử dụng âm nhạc và các trò chơi đến toàn thể giáo viên, thảo luận xây dựng tiết dạy minh họa có sự đóng góp của giáo viên trong tổ. Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về việc sử dụng âm nhạc và trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5. Đặc biệt nghiên cứu sâu hơn về những khó khăn của giáo viên khi sử dụng âm nhạc và trò chơi trong khi dạy học để tiếp tục đề ra các biện pháp thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy. 2. Khuyến nghị: * Để các em tiếp thu được ở mức tốt nhất, tôi xin có một số khuyến nghị sau: - Về phía giáo viên + Đội ngũ giáo viên không ngừng nâng cao tay nghề bằng nhiều hình thức, trong đó có hình thức tự học, tự nghiên cứu tài liệu. + Giáo viên cần biết sưu tầm và thiết kế các hình ảnh, bài hát, trò chơi đa dạng, phong phú, đồng thời cần có sự chuẩn bị chu đáo về các phương tiện dạy học. - Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. - Về phía nhà trường + Tăng cường chỉ đạo chuyên môn, khuyến khích giáo viên mạnh dạn sử dụng các phương pháp mới vào trong quá trình dạy học, trong đó có phương pháp trò chơi. + Thường xuyên thảo luận tổ, khối chuyên môn để nghiên cứu đổi mới các phương pháp trong đó có phương pháp trò chơi. Trên đây là quá trình điều tra, nghiên cứu các biện pháp sử dụng âm nhạc và tổ trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5 mà tôi đã đúc rút ra. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các cấp quản lý và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến được áp dụng có hiệu quả. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan là sáng kiến do tôi viết không sao chép của ai dưới bất kì hình thức nào. Nếu đi sao chép tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hỏi & đáp về dạy học Tiếng Việt lớp 5 Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - NXBGD, H. 2003, 2004, 2005. 3. Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Tác giả Nguyễn Trí NXBGD, H.2002 4. 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. NXB Giáo dục - 2002 5. Đổi mới nội dung, phương pháp ở bậc Tiểu học – Vụ giáo viên, H.1999 6. Sách giáo khoa lớp 5 - Tập 1,2 7. Sách giáo viên lớp 5 - Tập 1,2 8. Tạp chí giáo dục Tiểu học 9. Tạp chí thế giới quanh ta 10. Vui học Tiếng Việt – NXB Giáo dục – 2002 11. Dạy học Tập đọc ở Tiểu học
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_su_dung_am_nhac_va_to_chuc_tro_choi_trong.doc
- sang_kkn_tap_doc_lop_5_ok_8620188.pdf