Báo cáo biện pháp Sử dụng các kỹ thuật thống kê để phân loại câu hỏi trắc nghiệm môn sinh lý học tại trường đại học điều dưỡng Nam Định

Bước vào thế kỷ XXI, việc cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục ngày

càng được quan tâm ở các cơ sở đào tạo. Trong đó, đánh giá kết quả học tập là

một khâu quan trọng nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu của sinh viên.

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên cho thấy kết quả của quá trình dạy -

học và điều tiết trở lại quá trình dạy - học. Kết quả của việc đánh giá được thể

hiện thông qua bảng điểm của sinh viên sau các bài thi, kiểm tra. Một vấn đề đặt

ra là đề thi, kiểm tra có thể có những thiếu sót như: độ khó không phù hợp với

sinh viên, độ phân biệt, độ tin cậy và tính giá trị kém.

Do vậy, các nhà quản lý, nhà giáo và những người chuyên ra đề thi, kiểm

tra đều mong muốn có một tập hợp lớn những câu hỏi thi, kiểm tra có chất lượng

tốt, được cất giữ một nơi nào đó, khi cần thì có thể rút ra những câu hỏi thích

hợp và tổ hợp thành một đề thi, kiểm tra. Điều đó sẽ giảm đáng kể thời gian làm

đề và đảm bảo rằng chỉ những câu hỏi tốt mới được sử dụng.

Hiện nay, để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, phương pháp

trắc nghiệm khách quan đã và đang được ứng dụng nhiều trong dạy học. Tại bộ

môn Sinh lý – Sinh lý bệnh – Miễn dịch trường Đại học Điều dưỡng Nam Định,

việc đánh giá kết quả học tập gồm có đánh giá định kỳ và đánh giá kết thúc môn

học. Việc đánh giá định kỳ áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan. Tuy

nhiên, chưa có giải pháp cụ thể và đơn giản để đánh giá chất lượng các câu hỏi

kiểm tra.

pdf 16 trang vuthom 08/10/2022 8300
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Sử dụng các kỹ thuật thống kê để phân loại câu hỏi trắc nghiệm môn sinh lý học tại trường đại học điều dưỡng Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Sử dụng các kỹ thuật thống kê để phân loại câu hỏi trắc nghiệm môn sinh lý học tại trường đại học điều dưỡng Nam Định

Báo cáo biện pháp Sử dụng các kỹ thuật thống kê để phân loại câu hỏi trắc nghiệm môn sinh lý học tại trường đại học điều dưỡng Nam Định
 
Nơi thường trú: 361 Hàn Thuyên - Nam Định. 
Nơi công tác: Bộ môn SL – SLB – MD. 
Điện thoại: 0916076161. 
Tỷ lệ đóng góp trong việc tạo ra sáng kiến: 5%. 
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến. 
Bộ môn Sinh lý – Sinh lý bệnh – Miễn dịch, trường Đại học Điều dưỡng 
Nam Định. 
3 
BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến. 
Bước vào thế kỷ XXI, việc cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục ngày 
càng được quan tâm ở các cơ sở đào tạo. Trong đó, đánh giá kết quả học tập là 
một khâu quan trọng nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu của sinh viên. 
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên cho thấy kết quả của quá trình dạy - 
học và điều tiết trở lại quá trình dạy - học. Kết quả của việc đánh giá được thể 
hiện thông qua bảng điểm của sinh viên sau các bài thi, kiểm tra. Một vấn đề đặt 
ra là đề thi, kiểm tra có thể có những thiếu sót như: độ khó không phù hợp với 
sinh viên, độ phân biệt, độ tin cậy và tính giá trị kém. 
Do vậy, các nhà quản lý, nhà giáo và những người chuyên ra đề thi, kiểm 
tra đều mong muốn có một tập hợp lớn những câu hỏi thi, kiểm tra có chất lượng 
tốt, được cất giữ một nơi nào đó, khi cần thì có thể rút ra những câu hỏi thích 
hợp và tổ hợp thành một đề thi, kiểm tra. Điều đó sẽ giảm đáng kể thời gian làm 
đề và đảm bảo rằng chỉ những câu hỏi tốt mới được sử dụng. 
Hiện nay, để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, phương pháp 
trắc nghiệm khách quan đã và đang được ứng dụng nhiều trong dạy học. Tại bộ 
môn Sinh lý – Sinh lý bệnh – Miễn dịch trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, 
việc đánh giá kết quả học tập gồm có đánh giá định kỳ và đánh giá kết thúc môn 
học. Việc đánh giá định kỳ áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan. Tuy 
nhiên, chưa có giải pháp cụ thể và đơn giản để đánh giá chất lượng các câu hỏi 
kiểm tra. 
Xuất phát từ thực tế trên, nhóm tác giả đề xuất sáng kiến: “Sử dụng các kỹ 
thuật thống kê để phân loại câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học tại trường 
đại học Điều dưỡng Nam Định” để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của 
trường. 
II. Mô tả giải pháp kỹ thuật. 
II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. 
Trong chương trình học môn sinh lý học đối với đối tượng đại học chính 
quy hiện có hai bài kiểm tra định kỳ. Các bài kiểm tra theo hình thức trắc 
nghiêm khách quan, bao gồm các dạng câu hỏi: câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi 
đúng – sai, câu điền khuyết. Mục đích của các bài kiểm tra là đo lường kiến 
thức, thái độ của sinh viên đáp ứng với quá trình dạy – học môn sinh lý học. Mỗi 
đề kiểm tra sinh lý học 1 bao gồm 50 ý. Thời gian làm của mỗi bài kiểm tra là 
30 phút. Quá trình coi kiểm tra được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Bài kiểm 
tra thu về được niêm phong, đánh phách – rọc phách theo đúng quy trình, chấm 
bài tại văn phòng khoa Y học cơ sở. 
4 
Hiện nay việc đánh giá đề kiểm tra tại Bộ môn Sinh lý – Sinh lý bệnh – 
Miễn dịch được thực hiện dựa vào đánh giá cảm tính của giảng viên và kết quả 
điểm thô của thí sinh, phụ thuộc vào kinh nghiệm của giảng viên. Việc đánh giá 
chưa dựa vào các phương pháp thống kê được đưa ra trong khoa học đo lường 
và đánh giá. 
II.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. 
a. Mô tả giải pháp 
Căn cứ theo Lý thuyết trắc nghiệm cổ điển, các câu hỏi trắc nghiệm được 
phân loại theo ba tiêu chí: 
 Độ khó của câu hỏi 
 Độ phân biệt của câu hỏi 
 Độ tin cậy của đề trắc nghiệm 
Quy trình phân loại câu hỏi trắc nghiệm: 
STT CÁC BƯỚC NGƯỜI THỰC HIỆN YÊU CẦU 
1 Tổ hợp đề kiểm tra Giảng viên, giáo vụ Đề kiểm tra được bảo mật. 
2 Kiểm tra 
Cán bộ coi kiểm tra; 
Sinh viên 
Quá trình làm bài kiểm tra 
nghiêm túc. 
3 
Đánh phách, rọc 
phách 
Nhân viên văn phòng 
khoa 
Đảm bảo tính bảo mật. 
4 Chấm bài Giảng viên 
Quá trình chấm bài kiểm 
tra nghiêm túc tại văn 
phòng khoa. 
5 Nhập số liệu Nhân viên nhập liệu 
Chính xác, nhập hai lần 
trên MS Excels. 
6 Làm sạch số liệu Nhân viên xử lý số liệu 
Số liệu được làm sạch trên 
MS Excels và SPSS. 
7 Xử lý số liệu Nhân viên xử lý số liệu 
Số liệu được xử lý trên 
MS Excels và SPSS. 
8 
Chỉnh sửa các câu 
hỏi không đạt yêu 
cầu 
Giảng viên 
Các câu hỏi không đạt yêu 
cầu được loại bỏ hoặc hiệu 
chỉnh để đảm bảo phù hợp 
với sinh viên. 
Quay lại bước 1. 
5 
Kết quả phân loại câu hỏi trắc nghiệm: 
• Độ khó của các câu hỏi trắc nghiệm. 
Độ khó của câu hỏi kiểm tra được tính bằng tỷ lệ thí sinh trả lời đúng so 
với tổng số thí sinh tham gia trả lời câu hỏi đó. Theo Lâm Quang Thiệp, các câu 
hỏi có độ khó lớn hơn 0.75 là câu hỏi quá dễ, còn các câu hỏi có độ khó nhỏ hơn 
0.25 là câu hỏi quá khó. 
Từ kết quả đánh giá trong Phụ lục 4, chúng ta nhận thấy các câu hỏi có độ 
khó trong khoảng 0.12 đến 1.0. 
Bài kiểm tra định kỳ 1: đề 1 có 28 câu hỏi quá dễ, đề 2 có 22 câu hỏi quá 
dễ, đề 3 có 13 câu hỏi quá dễ, đề 4 có 22 câu hỏi quá dễ. Các câu hỏi này cần 
chỉnh sửa để tăng độ khó. Ngược lại, đề 2 có 01 câu hỏi quá khó, đề 4 có 01 câu 
hỏi quá khó. Số lượng các câu hỏi này không nhiều, có thể giữ lại với mục đích 
phân loại thí sinh. 
Bài kiểm tra định kỳ 2: đề 1 có 27 câu hỏi quá dễ, đề 2 có 25 câu hỏi quá 
dễ, đề 3 có 19 câu hỏi quá dễ, đề 4 có 20 câu hỏi quá dễ. Các câu hỏi này cần 
chỉnh sửa để tăng độ khó. Ngược lại, đề 2 có 03 câu hỏi quá khó, đề 4 có 04 câu 
hỏi quá khó. Số lượng các câu hỏi này không nhiều, có thể giữ lại với mục đích 
phân loại thí sinh. 
• Độ phân biệt của các câu hỏi. 
Độ phân biệt của câu hỏi kiểm tra là mức độ khác nhau về kết quả trả lời 
giữa hai nhóm trên và dưới khi làm bài. Còn theo định nghĩa khái quát thì độ 
phân biệt là hệ số tương quan Pearson của câu hỏi với tổng điểm của đề trắc 
nghiệm. Lâm Quang Thiệp cho rằng các câu hỏi có chỉ số phân biệt nhỏ hơn 
hoặc bằng 0 cần bị loại bỏ, còn các câu hỏi có độ phân biệt lớn hơn 0.2 là chấp 
nhận được. 
Kết quả tính toán độ phân biệt bằng hệ số tương quan Pearson của các câu 
hỏi với tổng điểm của đề trắc nghiệm được thể hiện ở Phụ lục 5. Theo đó, bài 
kiểm tra định kỳ 1: đề 1 có 18 câu hỏi có độ phân biệt < 0.2, đề 2 có 19 câu hỏi 
có độ phân biệt < 0.2, đề 3 có 11 câu hỏi có độ phân biệt < 0.2, đề 4 có 13 câu 
hỏi có độ phân biệt < 0.2. Các câu hỏi này cần chỉnh sửa để tăng độ phân biệt. 
Bài kiểm tra định kỳ 1: đề 1 có 27 câu hỏi có độ phân biệt < 0.2, đề 2 có 24 
câu hỏi có độ phân biệt < 0.2, đề 3 có 17 câu hỏi có độ phân biệt < 0.2, đề 4 có 
19 câu hỏi có độ phân biệt < 0.2. Các câu hỏi này cần chỉnh sửa lại. 
• Độ tin cậy của đề kiểm tra. 
Độ tin cậy của đề trắc nghiệm là đại lượng biểu thị mức độ chính xác của 
phép đo nhờ đề trắc nghiệm. Độ tin cậy của đề kiểm tra được đánh giá dựa vào 
các tiêu chí sau: 
 Hệ số Cronbach’s Alpha của các đề trắc nghiệm: 
6 
Hệ số Cronbach’s Alpha là một hệ số kiểm định thống kê về mức độ tin cậy 
và tương quan trong giữa các biến quan sát trong thang đo. Nó cho biết sự chặt 
chẽ và thống nhất trong các câu trả lời nhằm đảm bảo người được hỏi đã hiểu 
cùng một khái niệm. Khi giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha <0.6 thì thiết kế bộ 
câu hỏi chưa tốt hoặc dữ liệu thu được từ khảo sát có nhiều mẫu xấu. 0.6 < 
Cronbach’s Alpha < 0.7: Hệ số Cronbach’s Alpha đủ để thực hiện đánh giá mới. 
0.7 < Cronbach’s Alpha < 0.8: Hệ số Cronbach’s Alpha đạt chuẩn cho đánh giá. 
0.8 < Cronbach’s Alpha < 0.95: bộ câu hỏi được thiết kế trực quan, rõ ràng, 
phân nhóm tốt và mẫu tốt. Cronbach’s Alpha >0.95: thiết kế nội dung các câu 
hỏi trong bộ công cụ cùng phản ánh một vấn đề hoặc không có sự khác biệt về 
mặt ý nghĩa. Theo Phụ lục 6, giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha nằm trong 
khoảng từ 0.611 đến 0.825 cho thấy các đề kiểm tra có độ tin cậy tương đối tốt. 
Tuy nhiên, có hai đề kiểm tra có hệ số Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng từ 
0.6 đến 0.7, chỉ phù hợp với đánh giá mới. Các câu hỏi trong đề kiểm tra này 
cần được chỉnh sửa thêm để phù hợp với những lần đánh giá tiếp theo. 
 Sự tương đương của các đề trắc nghiệm với nhau: 
Kết quả tính toán giá trị t và mức ý nghĩa (significant 2 phía) thu được khi 
sử dụng phương pháp so sánh trung bình giữa các cặp của điểm thô của các đề 
kiểm tra (khoảng tin cậy 95%, df = 198, ttra bảng = 1.972): 
Theo Phụ lục 6, có 6 cặp đề kiểm tra có trị số ttính toán > 1.972 và mức ý 
nghĩa significant < 0.05 (là các cặp Đề 1 - Đề 2, Đề 1 - Đề 3, Đề 2 - Đề 3 thuộc 
bài kiểm tra 1, các cặp Đề 1 - Đề 2, Đề 1 - Đề 3, Đề 1 - Đề 4 thuộc bài kiểm tra 
2), chứng tỏ khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm của thí sinh đạt được giữa 
các cặp đề này, hay các cặp đề này không tương đương. Những câu hỏi của các 
đề kiểm tra này cần chỉnh sửa lại và đánh giá thí điểm để làm tăng tính tương 
đương của các đề này. Những cặp đề còn lại không nhận thấy sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê. 
Kết luận: 
Sau khi phân loại, có một số câu hỏi cần được hiệu chỉnh để phù hợp với 
sinh viên hơn. 
7 
a. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 
+ Được sự đồng ý của đơn vị áp dụng sáng kiến; 
+ Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm để có thể tổ hợp ngẫu nhiên đề kiểm tra; 
+ Kết quả làm bài của sinh viên; 
+ Máy tính có cài đặt MS Excels và SPSS phiên bản bất kỳ; 
+ Nhân viên nhập liệu có thể sử dụng MS Excels để nhập số liệu; 
+ Nhân viên xử lý dữ liệu sử dụng được các thao tác cơ bản trên MS Excels 
và SPSS; 
+ 01 buổi tập huấn cho nhân viên xử lý số liệu. 
b. Tính mới của sáng kiến 
Giải pháp đưa ra có tính mới như sau: 
 Đưa ra được giải pháp đánh giá đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan một 
cách có hệ thống, có cơ sở khoa học, không phụ thuộc vào cảm tính chủ quan 
của người đánh giá. 
 Việc đánh giá được thực hiện nhanh, dễ thực hiện, cho kết quả chính xác 
dựa vào việc ứng dụng công nghệ thông tin. 
c. Khả năng áp dụng sáng kiến 
Sáng kiến dễ thực hiện, phù hợp với thực tế để đánh giá chất lượng đề kiểm 
tra định kỳ môn Sinh lý học tại Bộ môn Sinh lý – Sinh lý bệnh – Miễn dịch, 
trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. 
Sau khi đánh giá đề kiểm tra, có thể chọn lọc được những câu hỏi phù hợp 
để xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra. 
Sáng kiến có thể đưa ra áp dụng rộng rãi để đánh đánh giá chất lượng đề 
thi, kiểm tra cho các môn thi, kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. 
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại 
III.1. Hiệu quả kinh tế 
Phương pháp nhóm tác giả đưa ra giúp sơ bộ đánh giá được chất lượng đề 
kiểm tra một cách chính xác, khoa học mà không cần phải sử dụng những phần 
mềm đánh giá chuyên sâu có giá thành cao hay thuê chuyên gia đánh giá. 
III.2. Hiệu quả về mặt xã hội. 
a. Giá trị làm lợi cho môi trường 
b. Giá trị làm lợi cho an toàn lao động 
c. Giá trị làm lợi khác 
Sáng kiến coi đề kiểm tra là một thang đo và đưa ra phương pháp đánh giá 
thang đo này một cách có hệ thống, có phương pháp, có cơ sở khoa học. Việc 
thường xuyên áp dụng sáng kiến cũng giúp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa 
học của giảng viên. 
8 
Sáng kiến hỗ trợ cho việc giảng dạy của giảng viên được hiệu quả hơn. 
Góp phần xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra môn Sinh lý học tại Bộ môn 
Sinh lý – Sinh lý bệnh – Miễn dịch phù hợp với sinh viên. 
IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. 
Tôi xin cam đoan những nội dung của sáng kiến được mô tả ở trên là do 
nhóm tác giả của sáng kiến này thực hiện. Chúng tôi không sao chép hoặc vi 
phạm bản quyền của bất kỳ tác giả nào. 
CƠ QUAN ĐƠN VỊ 
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 
 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN 
VŨ THẾ HÙNG DƯƠNG ĐÌNH DŨNG 
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH 
9 
PHỤ LỤC 
1. Phụ lục 1. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế. 
10 
2. Phụ lục 2. Các lệnh sử dụng trên MS Excels trong sáng kiến. 
 Các câu lệnh để phát hiện các giá trị nhập sai: =MAX(D2:D66), 
=MIN(D2:D66). 
 Lệnh tính điểm của thí sinh: = ROUND(10*SUM(D2:AI2)/50,0). 
 Câu lệnh tính độ khó của các câu hỏi: =ROUND(SUM(D2:D66)/65,3). 
3. Phụ lục 3. Các lệnh sử dụng trên SPSS trong sáng kiến. 
 Cú pháp thống kê mô tả để phát hiện các giá trị nhập sai: Analyze/ 
Descriptive Statistics/ Frequencies. 
 Cú pháp tính hệ số Cronbach’s Alpha: Analyze/Scale/Reliability Analysis. 
 Cú pháp tính hệ số tương quan Pearson của các câu hỏi với điểm của toàn 
bài: Analyze/Correlate/Bivariate. 
 Cú pháp so sánh sự khác biệt về điểm của thí sinh khi giữa các đề kiểm 
tra: Analyze/Compare Means/ independent sample t test. 
4. Phụ lục 4. Bảng tổng hợp độ khó của các câu hỏi. 
Câu hỏi 
Bài kiểm tra 1 Bài kiểm tra 2 
Đề 1 Đề 2 Đề 3 Đề 4 Đề 1 Đề 2 Đề 3 Đề 4 
Câu hỏi 1 0.83 0.82 0.71 0.8 0.83 0.45 0.31 0.88 
Câu hỏi 2 0.82 0.85 0.65 0.68 0.68 0.66 0.32 0.91 
Câu hỏi 3 0.82 0.66 0.55 0.57 0.86 0.12 0.55 0.22 
Câu hỏi 4 0.79 0.59 0.57 0.62 0.42 0.17 0.55 0.57 
Câu hỏi 5 0.71 0.54 0.62 0.57 0.51 0.22 0.54 0.17 
Câu hỏi 6 0.66 0.62 0.59 0.55 0.65 0.32 0.54 0.22 
Câu hỏi 7 0.54 0.62 0.66 0.88 0.89 0.83 0.85 0.98 
Câu hỏi 8 0.54 0.54 0.55 0.63 0.91 0.91 0.29 0.72 
Câu hỏi 9 0.77 0.55 0.59 0.66 0.89 0.77 0.55 0.71 
Câu hỏi 10 0.86 0.45 0.57 0.54 0.95 0.60 0.57 0.49 
Câu hỏi 11 0.79 0.28 0.51 0.46 0.85 0.54 0.46 0.68 
Câu hỏi 12 0.94 0.92 0.89 0.77 0.78 0.80 0.91 0.8 
Câu hỏi 13 0.71 0.71 0.63 0.80 0.83 1.00 0.42 0.42 
Câu hỏi 14 0.60 0.59 0.77 0.85 0.82 0.88 0.43 0.38 
Câu hỏi 15 0.95 0.92 0.91 0.97 0.95 0.89 0.75 0.68 
Câu hỏi 16 0.68 0.63 0.83 0.94 0.97 0.94 0.68 0.63 
11 
Câu hỏi 
Bài kiểm tra 1 Bài kiểm tra 2 
Đề 1 Đề 2 Đề 3 Đề 4 Đề 1 Đề 2 Đề 3 Đề 4 
Câu hỏi 17 0.91 0.91 0.92 0.82 0.98 0.62 0.80 0.78 
Câu hỏi 18 0.31 0.54 0.49 0.68 0.77 0.60 0.88 0.83 
Câu hỏi 19 0.85 0.91 0.63 0.88 0.85 0.83 0.89 0.97 
Câu hỏi 20 0.91 0.86 0.65 0.72 0.57 0.85 0.97 0.60 
Câu hỏi 21 0.71 0.80 0.52 0.71 0.62 0.80 0.94 0.86 
Câu hỏi 22 0.88 0.80 0.86 0.72 0.69 0.78 0.92 0.97 
Câu hỏi 23 0.59 0.75 0.40 0.85 0.66 0.91 0.94 0.78 
Câu hỏi 24 0.82 0.85 0.88 0.52 0.60 0.57 1.00 0.89 
Câu hỏi 25 0.86 0.89 0.92 0.82 0.60 0.78 0.94 0.97 
Câu hỏi 26 0.82 0.72 0.75 0.66 0.43 0.97 0.92 0.86 
Câu hỏi 27 0.74 0.88 0.75 0.74 0.86 0.86 0.85 0.20 
Câu hỏi 28 0.72 0.77 0.88 0.86 0.88 0.78 0.71 0.58 
Câu hỏi 29 0.75 0.79 0.29 0.60 0.78 0.82 0.77 0.68 
Câu hỏi 30 0.86 0.92 0.66 0.89 0.62 0.77 0.77 0.68 
Câu hỏi 31 0.59 0.82 0.46 0.85 0.88 0.77 0.72 0.69 
Câu hỏi 32 0.37 0.63 0.40 0.14 0.60 0.48 0.88 0.54 
Câu hỏi 33 0.97 0.86 0.48 0.91 0.31 0.77 0.38 0.55 
Câu hỏi 34 0.97 0.83 0.46 0.91 0.88 0.69 0.92 0.91 
Câu hỏi 35 0.97 0.74 0.40 0.86 0.78 0.48 0.63 0.49 
Câu hỏi 36 0.8 0.71 0.48 0.57 0.63 0.49 0.71 0.37 
Câu hỏi 37 0.83 0.77 0.52 0.51 0.89 0.68 0.68 0.82 
Câu hỏi 38 0.72 0.66 0.34 0.54 0.85 0.71 0.48 0.85 
Câu hỏi 39 0.66 0.54 0.71 0.88 0.71 0.57 0.74 0.57 
Câu hỏi 40 0.66 0.54 0.51 0.72 0.66 0.58 0.75 0.69 
Câu hỏi 41 0.89 0.54 0.69 0.60 0.52 0.62 0.65 0.63 
Câu hỏi 42 0.97 0.32 0.68 0.46 0.65 0.69 0.92 0.65 
Câu hỏi 43 0.92 0.17 0.63 0.26 0.89 0.85 0.60 0.86 
Câu hỏi 44 0.92 0.95 0.92 0.74 0.86 0.88 0.66 0.69 
Câu hỏi 45 0.66 0.62 0.69 0.63 0.65 0.88 0.72 0.82 
Câu hỏi 46 0.52 0.51 0.74 0.95 0.83 0.71 0.80 0.72 
Câu hỏi 47 0.95 0.95 0.88 0.91 0.72 0.55 0.72 0.86 
12 
Câu hỏi 
Bài kiểm tra 1 Bài kiểm tra 2 
Đề 1 Đề 2 Đề 3 Đề 4 Đề 1 Đề 2 Đề 3 Đề 4 
Câu hỏi 48 0.63 0.68 0.86 0.94 0.91 0.72 0.72 0.78 
Câu hỏi 49 0.91 0.89 0.83 0.95 0.69 0.75 0.71 0.58 
Câu hỏi 50 0.35 0.63 0.43 0.59 0.74 0.88 0.60 0.68 
Độ khó lớn nhất. 0.97 0.95 0.92 0.97 0.98 1.00 1.00 0.98 
Độ khó nhỏ nhất. 0.31 0.17 0.29 0.14 0.31 0.12 0.29 0.17 
Số câu hỏi quá 
dễ. 
28 22 13 22 27 25 19 20 
Số câu hỏi quá 
khó. 
0 1 0 1 0 3 0 4 
Số câu hỏi đạt. 22 27 37 27 23 22 31 26 
5. Phụ lục 5. Bảng tổng hợp độ phân biệt của các câu hỏi. 
Câu hỏi 
Bài kiểm tra số 1 Bài kiểm tra số 2 
Đề 1 Đề 2 Đề 3 Đề 4 Đề 1 Đề 2 Đề 3 Đề 4 
Câu hỏi 1 0.336 0.115 0.478 0.184 0.401 0.423 0.411 0.277 
Câu hỏi 2 0.312 0.200 0.532 0.432 0.410 0.486 0.434 0.286 
Câu hỏi 3 0.312 0.365 0.521 0.607 0.147 0.158 0.054 0.071 
Câu hỏi 4 0.456 0.536 0.340 0.321 0.307 0.286 0.218 0.410 
Câu hỏi 5 0.494 0.479 0.461 0.410 0.394 0.222 0.353 0.285 
Câu hỏi 6 0.509 0.420 0.394 0.345 0.468 0.399 0.353 0.283 
Câu hỏi 7 0.621 0.539 0.451 0.014 0.224 0.096 0.188 -0.025 
Câu hỏi 8 0.621 0.337 0.511 0.192 0.156 0.212 0.327 0.361 
Câu hỏi 9 0.309 0.508 0.384 0.356 0.061 0.296 0.218 0.157 
Câu hỏi 10 0.304 0.436 0.437 0.399 0.108 0.094 0.383 0.345 
Câu hỏi 11 0.530 0.458 0.479 0.446 0.209 -0.046 0.434 0.512 
Câu hỏi 12 -0.058 0.260 0.380 0.170 0.297 0.272 0.094 0.189 
Câu hỏi 13 0.362 0.085 0.201 0.519 0.266 0.005 0.137 -0.064 
Câu hỏi 14 0.054 0.361 0.307 0.343 0.363 0.103 0.191 0.310 
Câu hỏi 15 0.208 -0.082 0.271 0.512 0.188 0.154 0.283 0.387 
Câu hỏi 16 0.270 0.093 0.176 0.451 0.087 0.011 0.405 0.386 
Câu hỏi 17 0.034 0.239 0.469 0.180 0.061 0.211 0.169 0.282 
Câu hỏi 18 0.145 -0.067 0.186 0.305 0.068 0.094 0.288 0.218 
13 
Câu hỏi 
Bài kiểm tra số 1 Bài kiểm tra số 2 
Đề 1 Đề 2 Đề 3 Đề 4 Đề 1 Đề 2 Đề 3 Đề 4 
Câu hỏi 19 0.277 0.293 0.321 0.384 0.349 0.440 0.349 0.048 
Câu hỏi 20 0.365 0.293 0.190 0.345 0.323 0.217 0.157 0.219 
Câu hỏi 21 0.099 0.114 -0.062 0.374 0.421 0.355 0.225 0.213 
Câu hỏi 22 0.335 0.221 0.307 0.423 0.143 0.406 0.254 0.132 
Câu hỏi 23 0.225 0.318 0.206 0.309 0.172 0.014 0.282 0.529 
Câu hỏi 24 0.391 0.241 0.102 0.143 0.537 0.385 0.220 0.304 
Câu hỏi 25 0.349 0.274 0.320 0.463 0.227 0.127 0.113 0.132 
Câu hỏi 26 0.312 0.181 0.248 0.305 0.392 0.091 0.203 0.339 
Câu hỏi 27 0.464 0.122 0.150 0.340 0.245 0.059 0.225 -0.116 
Câu hỏi 28 0.211 0.358 0.243 0.241 0.235 0.197 0.327 0.565 
Câu hỏi 29 0.239 0.221 -0.158 0.423 0.503 0.464 0.418 0.574 
Câu hỏi 30 0.448 -0.037 0.547 0.653 0.179 0.432 0.289 0.512 
Câu hỏi 31 0.294 0.343 0.494 0.377 0.286 0.364 0.423 0.381 
Câu hỏi 32 0.149 0.362 0.500 0.118 0.124 0.303 0.247 0.307 
Câu hỏi 33 0.326 0.510 0.430 0.296 0.186 0.228 0.056 0.226 
Câu hỏi 34 0.326 0.472 0.337 0.385 0.440 0.060 0.152 0.336 
Câu hỏi 35 0.326 0.347 0.457 0.313 0.174 0.246 0.112 0.287 
Câu hỏi 36 0.015 0.085 0.376 0.195 0.060 0.216 0.268 0.125 
Câu hỏi 37 0.050 0.392 0.425 0.326 0.007 0.428 0.405 0.277 
Câu hỏi 38 0.244 0.091 0.373 0.352 -0.119 0.437 0.379 0.034 
Câu hỏi 39 0.226 0.337 0.242 0.247 0.055 0.327 0.246 0.204 
Câu hỏi 40 0.163 0.364 0.352 0.342 0.172 0.473 0.188 0.242 
Câu hỏi 41 0.145 0.221 0.398 0.308 0.163 0.270 0.142 0.025 
Câu hỏi 42 -0.033 0.185 0.541 0.328 0.150 0.153 0.000 0.032 
Câu hỏi 43 -0.007 0.037 0.466 0.195 -0.048 0.138 0.138 -0.039 
Câu hỏi 44 0.177 0.346 0.100 0.367 0.001 0.103 0.257 -0.104 
Câu hỏi 45 0.184 0.156 0.135 0.467 0.150 0.060 0.272 0.352 
Câu hỏi 46 0.139 -0.033 0.272 0.183 0.311 0.028 0.271 0.328 
Câu hỏi 47 0.123 -0.049 0.272 -0.102 -0.037 -0.019 0.423 0.087 
Câu hỏi 48 0.296 0.212 0.146 -0.112 0.039 0.155 0.151 0.105 
Câu hỏi 49 0.200 0.168 0.313 0.115 0.107 0.058 0.208 0.153 
Câu hỏi 50 0.134 0.006 -0.202 0.243 0.214 0.016 0.193 0.108 
14 
Câu hỏi 
Bài kiểm tra số 1 Bài kiểm tra số 2 
Đề 1 Đề 2 Đề 3 Đề 4 Đề 1 Đề 2 Đề 3 Đề 4 
Lớn nhất 0.621 0.539 0.547 0.653 0.537 0.486 0.434 0.574 
Nhỏ nhất -0.058 -0.082 -0.202 -0.112 -0.119 -0.046 0.000 -0.116 
> 0.2 32 31 39 37 23 26 33 31 
< 0.2 18 19 11 13 27 24 17 19 
6. Phụ lục 6. Bảng tổng hợp độ tin cậy của các đề kiểm tra. 
Hệ số Cronbach’s Alpha của các đề kiểm tra. 
Đề số Bài kiểm tra 1 Bài kiểm tra 2 
Đề 1 0.737 0.611 
Đề 2 0.720 0.632 
Đề 3 0.825 0.712 
Đề 4 0.823 0.689 
Giá trị ttính toán và mức ý nghĩa (significant 2 phía) thu được khi so sánh 
trung bình giữa các cặp của điểm thô của các đề kiểm tra. 
Các cặp 
so sánh 
Bài kiểm tra số 1 Bài kiểm tra số 2 
Giá trị t 
(tính toán) 
Mức ý nghĩa 
(sig. 2 phía) 
Giá trị t 
(tính toán) 
Mức ý nghĩa 
(sig. 2 phía) 
Đề 1 - Đề 2 3.362 0.001 2.272 0.025 
Đề 1 - Đề 3 5.148 0.000 2.449 0.016 
Đề 1 - Đề 4 1.841 0.068 3.785 0.000 
Đề 2 - Đề 3 2.310 0.023 0.236 0.814 
Đề 2 - Đề 4 1.164 0.247 1.387 0.168 
Đề 3 - Đề 4 1.147 0.362 1.109 0.270 
7. Phụ lục 7. Mẫu đề kiểm tra đang sử dụng tại Bộ môn Sinh lý – Sinh lý 
bệnh – Miễn dịch. 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_bien_phap_su_dung_cac_ky_thuat_thong_ke_de_phan_loai.pdf