Báo cáo biện pháp Sưu tầm và thiết kế một số bài tập tạo hình sáng tạo cho trẻ vui chơi tại nhà trong giai đoạn nghỉ dịch

Trong những năm gần đây thế giới và đất nước ta đang phải đối mặt với một đại dịch vô cùng khủng khiếp - đại dịch COVID - 19, dịch bệnh đưa đến những đảo lộn trong cuộc sống như bị cách ly, bị phong tỏa, sản xuất kinh doanh, giao thông, du lịch đình trệ, không có việc làm, giảm hoặc mất thu nhập. Trẻ em và thanh thiếu niên không được đến trường mất đi sự giao lưu trực tiếp với bạn bè, học online căng thẳng Nó gây ảnh hưởng rất to lớn đối với hệ thống giáo dục trên thế giới nói chung và ngành giáo dục của Việt Nam nói riêng.

Tại Việt Nam, đại dịch COVID kéo dài có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với trẻ em, tùy theo lứa tuổi có thể gặp các rối loạn tâm lý với các biểu hiện cáu kỉnh, chán ăn, ác mộng, sợ bóng tối, sợ ở một mình, học kém tập trung, tăng xung đột. Một số ít trẻ có thể có nguy cơ bị rối loạn stress sau sang chấn bao gồm các triệu chứng trên kèm theo việc sống lại các biến cố đau thương qua trò chơi hoặc giấc mơ, cảm giác thảm họa tái xuất hiện, tình trạng chết lặng đối với các chủ đề cảm xúc, khó tập trung và dễ giật mình, trầm cảm.

Với trẻ mầm non trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, trẻ không được đi học, cũng không được ra ngoài vui chơi với các bạn. Mà đặc điểm của trẻ mầm non là vui chơi nên thời gian dài ở nhà trẻ có thể gặp những rối loạn tâm lý.

 

docx 9 trang vuthom 08/10/2022 4320
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Sưu tầm và thiết kế một số bài tập tạo hình sáng tạo cho trẻ vui chơi tại nhà trong giai đoạn nghỉ dịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Sưu tầm và thiết kế một số bài tập tạo hình sáng tạo cho trẻ vui chơi tại nhà trong giai đoạn nghỉ dịch

Báo cáo biện pháp Sưu tầm và thiết kế một số bài tập tạo hình sáng tạo cho trẻ vui chơi tại nhà trong giai đoạn nghỉ dịch
 Sáng kiến kinh nghiệm, Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến và Biên bản chấm của đơn vị, kèm theo)
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã nêu trong đơn.
Hoàn Kiếm, ngày ... tháng... năm 2022
Người nộp đơn
Nguyễn Thị Thơm
UBND QUẬN HOÀN KIẾM
TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến: 
“Sưu tầm và thiết kế một số bài tập tạo hình sáng tạo cho trẻ vui chơi tại nhà trong giai đoạn nghỉ dịch”
Lĩnh vực/môn: Giáo dục mẫu giáo
        Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thơm
        Chức vụ: Giáo viên- Tổ trưởng chuyên môn
        ĐT liên hệ:0969385875
        Email: thuthom91@gmail.com
   Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Sen, Hoàn Kiếm
Hoàn Kiếm, tháng 4/2022
MỤC LỤC
Nội dung
Trang 
Phần 1: Đặt vấn đề 
Phần 2: Giải quyết vấn đề 
1. Mục đích của sáng kiến, giải pháp
2. Các biện pháp, giải pháp mới đã tiến hành
Biện pháp 1: 
Biện pháp 2: 
Biện pháp 3: 
Biện pháp 4:  
Biện pháp 5:
Biện pháp 6: 
3. Địa chỉ áp dụng sáng kiến
4. Thời gian bắt đầu áp dụng sáng kiến
5. Hiệu quả của sáng kiến
Phần 3. Kết luận, kiến nghị
I.  ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong những năm gần đây thế giới và đất nước ta đang phải đối mặt với một đại dịch vô cùng khủng khiếp - đại dịch COVID - 19,  dịch bệnh đưa đến những đảo lộn trong cuộc sống như bị cách ly, bị phong tỏa, sản xuất kinh doanh, giao thông, du lịch đình trệ, không có việc làm, giảm hoặc mất thu nhập... Trẻ em và thanh thiếu niên không được đến trường mất đi sự giao lưu trực tiếp với bạn bè, học online căng thẳngNó gây ảnh hưởng rất to lớn đối với hệ thống giáo dục trên thế giới nói chung và ngành giáo dục của Việt Nam nói riêng.
Tại Việt Nam, đại dịch COVID kéo dài có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với trẻ em, tùy theo lứa tuổi có thể gặp các rối loạn tâm lý với các biểu hiện cáu kỉnh, chán ăn, ác mộng, sợ bóng tối, sợ ở một mình, học kém tập trung, tăng xung đột. Một số ít trẻ có thể có nguy cơ bị rối loạn stress sau sang chấn bao gồm các triệu chứng trên kèm theo việc sống lại các biến cố đau thương qua trò chơi hoặc giấc mơ, cảm giác thảm họa tái xuất hiện, tình trạng chết lặng đối với các chủ đề cảm xúc, khó tập trung và dễ giật mình, trầm cảm.
Với trẻ mầm non trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, trẻ không được đi học, cũng không được ra ngoài vui chơi với các bạn. Mà đặc điểm của trẻ mầm non là vui chơi nên thời gian dài ở nhà trẻ có thể gặp những rối loạn tâm lý.
Với những hậu quả nghiêm trọng mà tôi tìm hiểu được, tôi nhận thấy việc sưu tầm và xây dựng một số hoạt động tạo hình sáng tạo cho trẻ vui chơi trong giai đoạn dịch bệnh là vô cùng cần thiết. Chính vì thế tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Sưu tầm và thiết kế một số bài tập tạo hình sáng tạo cho trẻ vui chơi tại nhà trong giai đoạn nghỉ dịch”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG GIẢI PHÁP):
1. Mục đích của sáng kiến:
Thật đáng lo ngại khi trẻ nghỉ học ở nhà chỉ làm bạn với máy tính, điện thoại, ti vi,... Thiếu hoạt động lâu ngày, không học tập thường xuyên trẻ sẽ dần rơi vào trạng thái thụ động, lười nhác. Vì vậy, ba mẹ có thể hướng dẫn các bài tập tạo hình tại nhà cho bé mầm non rất thú vị, giúp bé vừa giải trí vừa nâng cao , phát triển thẩm mỹ. Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm ghiên cứu các dạng trò chơi tạo hình sáng tạo cho trẻ mầm non - Tạo cho trẻ một số bài tập tạo hình vui vẻ, dễ chơi, an toàn.
- Giúp bé không bị bỡ ngỡ khi tập viết chữ
- Phát triển khả năng tư duy logic cùng sự quan sát và sáng tạo cho bé
- Giúp bé thư giãn tinh thần và gắn kết tình cảm với mọi người
 Đầu tiên, cha mẹ hãy bắt đầu tập cho bé tô màu nhằm rèn luyện kỹ năng khéo léo của đôi tay cùng khả năng thẩm định màu sắc tinh tế của khối óc trẻ. Việc tô màu tranh vẽ giúp cho bé phát triển tư duy và khả năng sáng tạo từ nhỏ. Bạn có thể dễ dàng tải các bức tranh này về và in ra cho bé tập tô theo ý thích.
Tranh tô màu cho bé mầm non
Việc tô màu không chỉ đơn giản là để chơi, để giúp trẻ mầm non giải trí. Mà nó còn là những phút giây cho bé khám phá thế giới đầy sắc màu xung quanh. Từ đó bé sẽ thỏa sức với niềm say mê, sáng tạo của riêng mình.
Khi bé cầm những cây màu đầy màu sắc và tô những màu khác nhau. Thì trí não của trẻ sẽ được vận dụng để phân biệt từng màu sắc và óc tư duy sáng tạo hơn để tạo ra những tác phẩm cho riêng mình.
Lợi ích tuyệt vời của việc cho trẻ mầm non tập tô màu
Khi làm quen với những chiếc bút tô màu khi còn nhỏ. Bé sẽ thành thạo hơn trong việc điều khiển cây bút theo cách dễ dàng nhất. Sau này lúc đi học bé sẽ không bỡ ngỡ trước việc cầm bút lên viết chữ. Cũng như giúp bé rèn luyện kĩ năng viết chữ dễ hơn.
Trong lúc tô màu thì bé phải liên tưởng đến các sự vật, hiện tượng trong đời sống thực tế để lựa chọn màu sắc phù hợp để tô. Hoặc bé có thể ngẫu hứng tô theo sở thích của mình nhằm mang lại một bức tranh độc đáo, thể hiện suy nghĩ, tính cách riêng của bé.
Khi tô màu, trẻ sẽ phải phối hợp giữa tay và mắt. Hai bàn tay bé sẽ cử động linh hoạt để cầm bút và tô theo ý muốn sở thích của mình. Lúc này, não bộ sẽ trẻ phụ trách việc điều khiển tay, nhằm phân biệt và lựa chọn màu sắc để tạo ra bức tranh hoàn chỉnh theo ý muốn. Từ đó sẽ kích thích khả năng học hỏi, khám phá của bé và tăng cao trí tưởng tượng cho bé.
Vẽ tranh là một quá trình cho bé vừa học vừa chơi. Mặc khác, thay vì việc các bậc phụ huynh thường cho bé xem điện thoại, chơi game, .. Thì bé tập tô màu sẽ giúp cho mọi người tương tác với nhau, cùng trò chuyện sẽ đem lại cho bé không gian vui vẻ. Đồng thời sẽ hạn chế tình trạng trẻ nghiện smartphone.
Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ thông qua môi trường thiên nhiên.
Nguồn ấn tượng không bao giờ cạn về cái đẹp chính là thiên nhiên. Thiên nhiên có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển của tâm hồn con người. Con người mỗi lúc buồn chán lại tìm đến thiên nhiên, ngồi yên lặng nhìn đồng cỏ với âm thanh rì rào trong gió, lúc đó ta lại cảm thấy yêu đời hơn, muốn sống tốt đẹp hơn. Do đó, cần biết tận dụng sức mạnh của thiên nhiên để giáo dục tâm hồn trong sáng cho trẻ, tìm cho trẻ khung cảnh thiên nhiên với ánh mặt trời rực rỡ, những khóm cây khoác trên mình mảnh lá xanh non đang đưa mềm mại trong gió, giọt sương long lanh trên lá, những bông hoa muôn màu để trẻ thể hiện qua hình vẽ củ mình.
Hoạt động tạo hình cần biết khuyến khích trẻ quan sát, nhận xét các sự vật hiện tượng thiên nhiên giúp trẻ bị thu hút vào vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên, tâm hồn trẻ sẽ tràn ngập niềm vui sướng khi tiếp xúc với thiên nhiên, trẻ càng yêu quý thiên nhiên và muốn mình trở nên đẹp hơn, tốt hơn; đồng thời tăng thêm ý thức bảo vệ và chăm sóc thiên nhiên tạo môi trường ngày càng đẹp hơn cho trẻ.
 Đưa trẻ đến với thế giới hội họa 
Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non cũng là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu. Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động nghệ thuật giúp cho trẻ có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mỹ; giúp trẻ nhận ra màu sắc, hình dạng, đường nét, tỷ lệ, sự sắp xếp trong không gian nhận thấy được cái đặc trưng và nét đẹp trong sự vật, hiện tượng mà trẻ miêu tả.
Những bức tranh nghệ thuật là những cửa sổ mà đó con người sẽ nhìn thấy thế giới trong sáng hơn. Yêu cầu sơ đẳng trong hội họa với trẻ mẫu giáo là quan sát thiên nhiên để có cảm xúc yêu thích những bức tranh. Từ chỗ ngắm nhìn những bức tranh sẽ dẫn đến trẻ hứng thú vẽ tranh, đây là thời điểm trí tưởng tượng của bé phát triển phong phú nhất. Những đồ chơi, đồ vật, đám mây, mặt trời, ngôi nhà thân yêu, hình ảnh cha mẹ, cô giáo  đều là đề tài yêu thích trong các bức vẽ của trẻ. Sự sáng tạo của trẻ trong tranh vẽ sẽ trở thành phương tiện để trẻ nhận thức cái đẹp và thể hiện sự phong phú của tâm hồn trẻ.
Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ thông qua lễ hội
Cùng với các giờ học chính khoá nhà giáo dục tạo cơ hội cho các em được tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoài trường và tiếp xúc với các mặt của đời sống con người bằng cách nhà giáo dục sử dụng khéo léo các phương tiện nghệ thuật cũng như các phương tiện thẩm mỹ khác trong hiện thực (thiên nhiên, lao động, đời sống xã hội, quan hệ giao tiếp, các hành vi ứng xử) để các em bộc lộ quan hệ thẩm mỹ của mình trong các hoạt động đó. Khi bộc lộ các em sẽ dễ dàng nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình một cách tinh tế. Đây lại chính là động lực thúc đẩy các em bước những bước tiếp theo trong quá trình hoàn thiện mình về mặt quan hệ thẩm mỹ dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục.
Ngoài bài giảng trên lớp trẻ cần được ôn luyện mọi nơi, mọi lúc để được trình bày hay thể hiện những gì mình học được. Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội, có thể tổ chức hoạt động mỹ thuật theo một chương trình trưng bày sản phẩm mà tất cả trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn mỹ thuật.
Thường xuyên tổ chức các cuộc thi cho trẻ:
Tổ chức cho trẻ thi vẽ (vẽ tặng bà, mẹ, cô giáo, anh chị em, bạn bè nhân ngày lễ, ngày sinh nhật ), ngày hội tạo hình theo chủ đề nhân các ngày lễ, ngày hội hàng năm (như ngày 8/3, 1/6, 20/11, 22/12 ) nhằm khuyến khích những trẻ có khả năng, năng khiếu về lĩnh vực thẩm mỹ và thể hiện sự sáng tạo của mình góp phần khơi gợi óc nghệ thuật cho trẻ, động viên khuyến khích những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin cố gắng hơn để tạo ra được nhiều tác phẩm đẹp. Qua hội thi trẻ tự thể hiện khả năng tạo hình với nhiều hình thức khác nhau. Các bé được tham gia rất nhiều hoạt động như: Vẽ màu nước, in tranh bằng các nguyên vật liệu (rau, củ, quả, ngón tay); cắt dán trang trí mặt nạ, làm hộp bút, làm câu đối Tết... hay những bức tranh tĩnh vật, tranh chân dung mẹ vẽ bằng màu bột, rất nhiều bức tranh phong cảnh về quê hương đất nước và những sản phẩm vô cùng sáng tạo của bé.
Để khích lệ, động viên trẻ tham gia các hoạt động tạo hình và tạo cơ hội cho trẻ thể hiện năng khiếu bản thân, trong các cuộc thi đều trao một số giải thưởng; Giải ấn tượng, giải tài năng, giải tác phẩm ngộ ngĩnh... Tất cả những trẻ tham dự hội thi đều được trao giải thưởng. Do vậy trẻ rất thích thú, phấn khởi, qua đó kích thích trẻ tạo ra sản phẩm và rèn kỹ năng tạo hình từ các cuộc thi.
Hoạt động Tạo hình là một dạng hoạt động nghệ thuật nhằm giúp trẻ nhận biết và phản ánh thế giới xung quanh thông qua những hình tượng nghệ thuật nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhằm thỏa mãn nhu cầu, ý thích và phù hợp với khả năng của trẻ. Hoạt động này là một dạng hoạt động có sản phẩm đặc trưng của trẻ mầm non. Có bốn dạng hoạt động cơ bản sau: Vẽ, Nặn, Cắt – xé – dán – Lắp ghép xây dựng.
Đầu tiên, cha mẹ các bé cần hiểu một cách khái quát về ba cách tổ chức hoạt động này:
Hoạt động cá nhân: Đây là dạng hoạt động nhằm giúp trẻ hình thành những kiến thức và kĩ năng cụ thể nhất định. Hoạt đông này chủ yếu được tổ chức trong mối quan hệ giữa cô với từng trẻ hay giữa trẻ với đồ vật – sản phẩm.
Hoạt động nhóm: Là dạng hoạt động được dùng để dạy cho trẻ các kiến thức mới, các hoạt động lẫn nhau giữa các đứa trẻ nhằm hình thành mối quan hệ giữa người với người đặc biệt phù hợp để trẻ cùng tranh luận, sáng tạo và hiểu nhau hơn.
Hoạt động tập thể: Là dạng hoạt động tổ chức cho cả lớp hay đa số trẻ trong lớp chủ yếu là cùng nghe thông tin hay cùng trải nghiệm một hoạt động và cảm xúc.
Thực trạng việc lựa chọn và phối hợp này trong khi tổ chức cho trẻ tạo hình lại còn rất nghèo nàn và phiến diện nếu như không nói là chưa chú trọng đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Thực vậy, với những hình thức tổ chức tạo hình đơn điệu như trong thời gian qua vô tình giáo viên mầm non đã đánh mất tính nhẹ nhàng của loại hình nghệ thuật này với trẻ mầm non mà thay vào đó là sự sự áp đặt một hình thức cứng nhắc và những thiếu sót gây ra không phải là đơn giản:
Cá nhân mỗi đứa trẻ hoạt động rất riêng lẽ, đơn độc, thiếu sự phối hợp và kết hợp với nhau trong khi tạo hình
Trẻ chưa được giao tiếp một cách thoải mái, chưa được sử dụng ngôn ngữ của cá nhân mình cũng như chưa được thể hiện thể hiện sở thích và ý tưởng mà chỉ thụ động nói theo yêu cầu của cô khi tham gia hoạt động tạo hình
Trẻ chỉ được học và làm dưới một hình thức đồng laọt mà chưa được phát huy “ cá nhân” mình, chưa được kích thích để thể hiện kinh nghiệm, ấn tượng và cảm xúc của riêng mình
Trẻ chưa được hoạt động phối hợp để tạo ra các sản phẩm chung của cả nhóm
Trẻ chưa được tranh luận, giao tiếp cùng nhau, cùng trao đổi, cùng nhận xét
Trẻ chưa được giáo dục tinh thần tập thể, tương trợ lẫn nhau thông qua loại hình hoạt động đặc biệt này
Và còn nhiều khuyết điểm nữa có thể phê phán. Song vấn đề đặt ra ở đây: Đâu là cơ sở của sự phê phán này?
Sự phê phán trên được chúng tôi đề cập dưới hai góc độ cơ bản:
–          Mối quan hệ giao tiếp của trẻ mầm non
–          Tính chất hoạt động của lứa tuổi mầm non
Điều này sẽ thật sự sáng tỏ nếu như chúng ta thống nhất rằng hoạt động cùng nhau là hoạt động khá đặc trưng của trẻ mầm non, hoạt động này phải có cái riêng dành cho cá nhân nhưng vẫn đảm bảo có những lúc dành cho nhóm hay tập thể. Mặt khác, hai trong các mối quan hệ cơ bản của trẻ ở trường mầm non là quan hệ giữa cô với trẻ và quan hệ giữa trẻ với trẻ phải luôn được dung hòa. Hãy nhìn lại khoảng trống mà giáo viên mầm non đã và đang bỏ ngõ trong khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ. Có chăng chỉ là việc giao tiếp giữa cô và trẻ được đẩy lên đỉnh điểm của sự hỏi – đáp tái tạo một cách thụ động, mỗi trẻ phải lặng im và nghiêm túc tạo hình mà không được quan tâm hay thể hiện cảm xúc với những gì xung quanh.
Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
Một số cha mẹ chưa hiểu đúng về hoạt động tạo hình của lứa tuổi mầm non mà lại cho rằng đó là hoạt động của một hoạ sĩ độc lập hay thậm chí là một người thợ, chưa thật sự tạo cơ hội cho trẻ tự do hoạt động, tự do thể hiện cảm xúc – suy nghĩ hay tự chọn sản phẩm.
Đứng trước những yêu cầu về sự phối hợp ba hình thức tổ chức hoạt động, tăng cường sự giao tiếp cùng nhau, khai thác tối đa khả năng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ trọn vẹn và rèn luyện cảm xúc cho trẻ  chúng tôi xin đề xuất một vài kiến nghị trong khi chọn lựa và phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non như sau:
Tạo tình huống và kích thích trẻ cùng thảo luận, tranh luận về đặc điểm của vật khi khảo sát vật thật, vật mẫu, tranh mẫu, mô hình 
Tăng cường và bổ sung những nguyên vật liệu phong phú như: hột, hạt, que, lá, tăm, gạch non, phấn, màu nước, bột mì, giấp xốp  để trẻ được tự chọn theo cá nhân.
Cho trẻ tự chọn nhóm cùng phối hợp tạo thành các sản phẩm mới lạ đặc biệt trong các giờ tạo hình theo đề tài hay tạo hình theo ý thích. Khuyến khích trẻ giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm khi được bạn bè đồng ý
Tiến hành cho trẻ trưng bày theo nhóm trẻ cùng làm, nhóm cùng sở thích. Tập cho trẻ cùng thỏa thuận một cách thống nhất và giới thiệu – nhận xét sản phẩm.
Cho trẻ trưng bày sản phẩm nơi trẻ thích, không được áp đặt trẻ trưng bày ở trên hay ở dưới ( trẻ làm trước phải trưng bày ở trên, làm sau phải trưng bày ở dưới  ).
Tăng cường cho cá nhân trẻ tự giới thiệu sản phẩm của mình. Khuyến khích các trẻ khác cho ý kiến riêng, cảm xúc riêng của mình.
Khuyến khích cá nhân trẻ, nhóm trẻ sáng tác những bài hát, bài thơ, câu đố, trò chơi đối với đề tài tạo hình và để miêu tả về sản phẩm làm ra.
Hướng dẫn trẻ biết phối hợp nhiều nguyên vật liệu để tạo ra những sản phẩm mới lạ, đẹp mắt.
Chú trọng đến kỹ năng sắp xếp và tổ chức hoạt động tạo hình ở các goác lắp ghép – xây dựng hay góc nghệ thuật để trẻ được chơi theo nhóm và cá nhân nếu trẻ thích.
10. Thường xuyên thay đổi nơi trưng bày, đội hình của trẻ khi tổ chức hoạt động tạo hình. Tăng cường việc cho trẻ tạo hình ngoài thiên nhiên.
Bên cạnh những thay đổi vừa sức như trên, Vụ giáo dục mầm non cũng nên xem lại một cách tổng thể toàn bộ chương trình chăm sóc giáo dục và đặc biệt là với Hoạt động tạo hình. Cần phân biệt các thể loại theo mẫu, đề tài, tự do một cách rõ nét ; cần chú ý đến độ khó và sự liên thông qua từng lứa tuổi ; tránh việc áp đặt các đường nét vẽ cơ bản ở lứa tuổi nhà trẻ thành các sự vật một cách gượng ép mà không phát triển trí tưởng tượng và ngôn ngữ của trẻ khi vẽ 
Với thực tế đa số phụ huynh là những người buôn bán, tầm hiểu biết của họ vẫn còn ở mức độ đơn giản và chưa chú trọng đến việc học của con trẻ, đối với họ trẻ mầm non chỉ biết hát và đọc thơ thế là đủ, thì việc lôi cuốn sự tham gia phối hợp của phụ huynh mang một hiẹu quả cao rất khó. Vì thế, để cho họ thấyđược nănglực thật sự của đứa trẻ thì trong lớp tôi cũng tạo ra những mãng để trưng bày sản phẩm của trẻ cũng như triển lãm những bức tranh đẹp, thu hút sự chú ý của các bậc phụ huynh, từ đó có thể tiếp cận trao đổi thông tin một cách thân thiện, và thường xuyên thăm hỏi cách thức phụ huynh hướng dẫn cho trẻ ở nhà để nắm được những khó khăn họ mắc phải để cùng nhau gỡ những vướng mắc đó, còn về phần cô sẽ hiểu sâu thêm một số đặc điểm của trẻ hơn để có hướng khắc phục.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Với những biện pháp như trên tôi đã vận dụng vào tình hình thực tế một cách hợp lí và kết quả mang lại cho trẻ trong giờ hoạt động tạo hình đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ:
- Gần cuối năm học trẻ lớp tôi có những chuyển biến rõ nét, hầu hết các tiết tạo hình 100% trẻ đều hoàn thành sản phẩm.
- Tôi đã chọn ra những cháu có năng khiếu để bồi dưỡng thêm và kết hợp với phụ huynh có hướng bồi dưỡng năng khiếu của trẻ.
- Một số cháu tuy chưa học qua MGB nhưng cũng đã theo kịp các bạn trong lớp và thậm chí có khả năng tạo hình tốt hơn một số bạn đi trước.
- Góc tạo hình đã có nhiều tranh của nhiều cháu và các sản phẩm bằng đất nặn làm cho phụ huynh phấn khởi và yên tâm hơn. Vì thế mà phụ huynh đã có những cách nhìn nhận tốt hơn về năng lực của con em mình. Từ đó, có những đóng góp tích cực đối với các hoạt động của lớp, sưu tầm đồ dùng, đồ chơi giúp đỡ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giúp trẻ ngày càng tiến bộ hơn.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động tạo hình với một số biện pháp và kết quả đạt được, bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
- Cần cho trẻ hoạt động trong môi trường nghệ thuật phong phú.
- Giáo viên phải có khả năng tìm tòi, sáng tạo ra những cái mới để tạo ra những sản phẩm đẹp mắt mang tính thẩm mĩ cao và phù hợp với nhận thức của trẻ, qua đó thu hút sự chú ý của trẻ và tạo nguồn cảm hứng cho trẻ làm theo.
- Cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm công mỹ nghệ, các bức tượng, phù điêu. Tìm kiếm các loại tranh phong cảnh, tranh đồ hoạ và tranh dân gian cho trẻ quan sát, từ đó làm giàu vốn biểu tượng của trẻ hơn.
- Giáo viên phải biết sử dụng đồ dùng trực quan linh hoạt, đúng lúc tránh lạm dụng, ôm đồm.
- Biết tích hợp lồng ghép nhẹ nhàng chuyên đề vào các hoạt động mọi lúc mọi nơi.
- Giáo viên phải biết phối hợp chặt chẽ với phụ huynh.
- Luôn tìm tòi học hỏi qua sách báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua chị em đồng nghiệp.
- Luôn tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên đề thông qua dự giờ đồng nghiệp và việc tiếp thu chuyên đề do nhà trường tổ chức.
- Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động tổng hợp mang tính nghệ thuật: ngày hội, lễ, hoạt động sân khấu. Ngoài ra, tổ chức các cuộc dạo chơi trong thiên nhiên, tạo điều kiện phát triển ở trẻ óc thẩm mỹ, sáng tạo.
- Sử dụng các đò dùng hằng ngày có các yếu tố trang trí, có chất lượng thẩm mĩ cao: màu sắc tươi sáng, hình dáng sinh động, bắt mắt và gây hứng thú cho trẻ.
Trẻ em để lĩnh hội một tri thức đầy đủ và toàn diện thì đòi hỏi ở trẻ có một trạng thái tâm lý thoải mái và an toàn. Vì vậy, là một cô giáo Mầm non chúng ta cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở và tôn trọng trẻ, từ đó trẻ thấy mình thực sự được an toàn và nó tích cực tham gia vào hoạt động và lĩnh hội tri thức một cách trọn vẹn.
Nhờ đó mà trẻ rèn luyện kỹ năng tạo hình và phát huy được tính sáng tạo, chủ động tích cực theo cách riêng của mình. Lúc này chúng ta mới thực sự đưa hoạt động tạo hình của trẻ đạt đến mức độ hoạt động Nghệ Thuật. Đó là: " Nghệ thuật của trẻ thơ".

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_suu_tam_va_thiet_ke_mot_so_bai_tap_tao_hin.docx