Báo cáo biện pháp Thiết kế trò chơi gây hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 3
Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc phụ huynh và các thầy cô giáo. Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển toàn diện, có thể nói toán học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó rèn luyện cho các em không chỉ đơn thuần là tính toán, mà điều chủ yếu là năng lực tư duy. Chính bởi tư duy sâu sắc mà các em mới có thể nhanh nhẹn, nhạy bén hơn không chỉ trong môn toán mà còn ở nhiều các môn học khác. Rèn luyện toán học không có nghĩa đơn giản là kì vọng các em trở thành nhà khoa học, mà chính là rèn luyện tư duy cho các em trở nên linh hoạt hơn khi tiếp cận những vấn đề trong nhà truờng hoặc ở bất kì lĩnh vực nào mai sau.
Tiểu học là bậc nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người toàn diện, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.Vì vậy các em muốn học tốt môn toán ở tiểu học cũngg như các cấp học trên thì trước hết phải tạo cho các em sự say mê, hứng thú Vớimôn học. Trên quan điểm đó người giáo viên cần lựa chọn những phương pháp dạy học nào đó cho phù hợp để phát huy hiệu quả cao nhất trong từng bài học, đảm bảo những yêu cầu kiến thức và kĩ năng toán học, nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới chương trình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Thiết kế trò chơi gây hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 3
hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rừ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bó khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khú khăn, phấn đấu hết khẩ năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đó tham gia trò chơi, học sinh thương vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, thông minh và sự sáng tạo của mình. Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực, rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy qua hoạt động trò chơi. Trò chơi học tập rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Trong quá trình dạy học, trò chơi học tập trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập của học sinh đa dạng hơn. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà cũng là phương pháp giáo dục. II. MỘT SỐ TRÒ CHƠI TOÁN HỌC LỚP 3 1. Chuẩn bị và tổ chức trò chơi trong môn Toán: Căn cứ vào nội dung kiến thức, trình độ học sinh và điều kiện hiện có, Giáo viênlựa chọn trò chơi để đưa vào dạy học như một hoạt động dạy học toán. Giáo viên phải đặc biệt chú ý xác định được rừ mục đích của trò chơi. các bước chuẩn bị và tiến hành trò chơi như sau: 1.1. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, cú thể cho học sinh chuẩn bị những dụng cụ dễ Tìm, dễ làm. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ vào các lĩnh vực của đời sống không còn xa lạ nữa. Và ngành giáo dục cũngg đã từng bước tiếp cận Với công nghệ hiện đại. Với yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, đưa công nghệ thông tin vào trong các hoạt động của trường học, vào trong các bài giảng hàng ngày là một việc làm cần thiết và bài giảng điện tử mà chủ yếu là sử dụng phần mềm Power Point là một công cụ tất yếu để giúp các thầy cô giáo truyền đạt kiến thức đến người học một cách có hiệu quả, có chất lượng hơn. Yêu cầu về dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin được áp dụng ở hầu hết các môn học là vô cùng cần thiết, đặc biệt là môn Toán. Giáo viên có điều kiện chuẩn bị bài giảng bằng giáo án điện tử có phần trò chơi sẽ tạo hứng thú cho học sinh, tạo sự lôi cuốn các em vào trò chơi bởi việc tạo hiệu ứng sẽ làm tăng tính hấp dẫn lôi cuốn người xem. Học sinh tiểu học luôn hứng thú Với hình động và âm thanh nên việc bạn đưa chúng vào các trang chiếu cũngg sẽ lôi cuốn học sinh. Những câu hỏi, đáp án hay đồng hồ tính giờ được tạo hiệu ứng cũngg đem lại hiệu quả thiết thực, cuốn hút sự tập trung chú ý của học sinh, tạo cho các em có tâm thế sẵn sàng vào cuộc. Song bạn cũngg cần lưu ý là không nên quá lạm dụng ảnh động, gây mất sự tập trung của học sinh trong khi chơi. 2.1. Công bố luật chơi (hoặc cách chơi): Giáo viên giải thích cách chơi, trong đó nêu rừ những ai chơi trực tiếp, ai cổ động, ai đánh giá (người đánh giá không nhất thiết phải là giáo viên), chơi như thế nào, chơi bao nhiêu lâu, phần thưởng là gỡ ... Giáo viên cần chọn hình thức ngắn gọn, rừ ràng để giải thích cách chơi. Không nên giải thích dài dũng khiến học sinh mất hứng thú ngay từ khi chưa tham gia trò chơi. 3.1. Tiến hành chơi: Dự trực tiếp hay gián tiếp, tất cả học sinh của lớp phải tham gia trò chơi; giáo viên theo dõi và giúp học sinh tháo gỡ vướng mắc nếu cần. 4.1. Nhận xét: Giáo viên nhận xét, khuyến khích học sinh. 2. Giới thiệu một số trò chơi toán học lớp 3: Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đó áp dụng trong quá trình dạy Toán cho học sinh lớp 3. Trò chơi 1 CẶP ĐÔI HOÀN HẢO Mục đích: Giúp học sinh ôn lại các bảng nhân, bảng chia đồng thời rèn kĩ năng hợp tác, tinh thần tập thể. Chuẩn bị: Bảng phụ nội dung sau: Ghép các thẻ ghi số Với phép tính tạo thành “cặp đôi hoàn hảo”. 0 56 3 × 7 8 × 8 + 4 48 32 8 × 8 + 4 8 × 8 + 4 8 × 8 + 4 8 × 8 + 4 8 × 8 + 4 Cách chơi: - Treo bảng phụ vẽ các thẻ ghi số và phép tính; chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử 3 bạn lên tham gia chơi. Bên dưới theo dõi, cổ vũ. - 3 bạn của mỗi nhóm thảo luận rồi phân công nhau nối các phép tính Với số thích hợp (là kết quả của phép tính). Ở bên dưới ghi các cặp đôi (số và phép tính) vào nháp tạo thành các cặp đôi hoàn hảo. Đội nào xong trước thì về chỗ, giáo viên thu thêm nháp của hai bạn bên dưới gắn lên phần bảng của đội. - Yêu cầu lớp kiểm tra chéo kết quả giữa hai đội, nhận xét. Đội có kết quả các bạn đều tạo được các cặp đôi hoàn hảo thì đội đó được nhận phần thưởng của lớp. * Ở bài Tính giá trị của biểu thức (trang 79), giáo viên cũng có thể tổ chức trò chơi này ở phần khởi động, tiến hành như sau: - Giáo viên chia lớp thành hai đội; mỗi đội cử 4 bạn tham gia chơi. Dưới lớp theo dõi và cổ vũ các đại diện. Giải thích trò chơi: Khi 4 bạn của mỗi nhóm đã xếp hàng 1, giáo viên đi từ phía sau đeo cho mỗi bạn một thẻ số hoặc thẻ có ghi biểu thức vào cổ. Khi đeo xong cho tất cả thì các bạn quay thẻ về trước mặt để xem thẻ gì. Các bạn cùng nhóm nhẩm tính giá trị của biểu thức trên hai thẻ rồi ghép cặp đôi (nắm tay) Với bạn có số đúng bằng giá trị của biểu thức mình đeo. Đội ghép xong hai cặp đôi hoàn hảo thì được 20 điểm. Đội xong trước được khen thưởng. * Lưu ý: GV có thể áp dụng trò chơi này trong các tiết luyện tập để củng cố kiến thức. Trò chơi 2 TÌM NGƯỜI THẮNG CUỘC – TÌM ĐỘI THÔNG THÁI Mục đích: Giúp học sinh củng cố kiến thức. Chuẩn bị: Hai bảng phụ ghi nội dung bài tập 1 (trang 62 SGK) Cách chơi: Chia lớp thành hai nhóm; mỗi nhóm cử 3 bạn lên tham gia chơi. - Mỗi nhóm đọc kĩ nội dung ghi trong bảng, tìm hiểu bài mẫu cột 1, sau đó thảo luận để điền nốt các cột còn lại, dưới lớp ghi vào nháp kết quả theo thứ tự. Khi 3 bạn trên lớp điền bảng xong, GV thêm nháp của hai bạn bên dưới dán lên phần bảng của mỗi đội. Nếu đội nào làm nhanh và đúng tất cả thì thắng cuộc. * Khi dạy Bài 65. Gam, GV cũng có thể tiến hành trò chơi có tên gọi Tìm đội thông thái. Mục đích: Giúp học sinh gợi mở kiến thức. Chuẩn bị: Hai bộ phiếu yêu cầu ghi nội dung sau: a) Dụng cụ nào đo được mứ độ nặng, nhẹ của các vật? b) Đơn vị nào để đo mức độ nặng, nhẹ mà chúng ta đã học? c) Trong siêu thị, người ta tính số lượng gạo đóng trong túi theo đơn vị nào? d) Lượng mì nhiều hay ít trong mỗi gói mì tôm tính theo đơn vị nào? Cách chơi: Đặt hai bộ phiếu yêu cầu trên bàn, GV chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử 4 bạn tham gia chơi. Dưới lớp cổ vũ. Mỗi bạn trong đội lần lượt rút một phiếu yêu cầu; thảo luận cùng các bạn trong nhóm rồi ghi câu trả lời vào phiếu. Đặt úp trả lại trên bàn Gv và về chỗ. GV cùng các bạn đại diện lật phiếu đã ghi câu trả lời, đọc to để cả lớp nhận xét. Nếu đội nào cả 4 câu trả lời đúng thì được nhận danh hiệu Đội thông thái. Sau khi nhận xét câu thứ tư, GV dẫn dắt vào bài mới. Trò chơi 3 AI NHANH – AI ĐÚNG Mục đích: Giúp học sinh củng cố kiến thức. Chuẩn bị: 10 bộ hình,trong đó có 3 hình chữ nhật, 3 hình tam giác. Cách chơi: Để sẵn 10 bộ hình đã chuẩn bị lên bàn GV. Chia lớp thành hai đội; mỗi đội cử 2 bạn tham gia chơi. Dưới lớp lấy ra bộ đồ dùng học toán để trên bàn, theo dõi và cổ vũ các đại diện. - Giải thích trò chơi: Các bạn tham gia chơi phải chú ý lắng nghe để chọn ra đúng hình theo hiệu lệnh của GV. Sau mỗi lần GV yêu cầu, các đội lấy hình trong số 10 hình, giơ cao để cả lớp nhìn và chấm điểm, lấy được một hình đúng thì ghi được 10 điểm. Đội lấy đúng và lấy được số hình nhiều hơn thì được khen thưởng. * Lưu ý: Trò chơi này có thể áp dụng trong rất nhiều dạng bài và tên trò chơi có thể thay đổi, cụ thể hơn như: Nối giỏi - Điền nhanh (Bài tập 4, tiết 83. Luyện tập chung), Ghép hình nhanh - Tạo hình đẹp (Với các bài tập ghép hình thoa mẫu); Ai tính giỏi như máy; Quân xanh quân đỏ; Ai đo chính xác - Ai tính nhanh; ... * Ví dụ: Trò chơi Ai đo chính - Ai tính nhanh có thể sử dụng trong phần khởi động ở Bài 86. Chu vi hình chữ nhật. Cách chơi như sau: - Chia lớp thành hai đội; mỗi đội cử 2 bạn tham gia chơi. Dưới lớp làm theo nhóm đôi và cổ vũ các đại diện. - Giải thích trò chơi: Khi hai bạn của mỗi đội đã nhận hình chữ nhật. Dùng thước đo độ dài các cạnh, rồi tính tổng độ dài 4 cạnh. Ghi kết quả vào hình vẽ, đặt lên bàn giáo viên và về chỗ. Khi cả hai đội đo và tính xong , GV thu thêm kết quả đo và tính của hai nhóm bên dưới thuộc mỗi đội. Lớp cùng kiểm tra két quả của các nhóm, nêu nhận xét. - Khen thưởng nhóm làm nhanh; kết quả chính xác. Trò chơi 4 TRUYỀN ĐIỆN (TIẾP SỨC) Mục đích: Giúp học sinh ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài. Chuẩn bị: Khoảng sân vừa đủ xếp thành một vòng tròn. (HS có thể chơi ngay trên lớp) Cách chơi: Các em học sinh ngồi hoặc đứng thành một vòng tròn. Bắt đầu từ một em nào đó, ví dụ em A. Em A xướng to một đơn vị đo độ dài, chẳng hạn "mét" và cầm tay em B (ở bên phải A) để truyền điện. Lúc này, em B phải nói tiếp, chẳng hạn: "đề - xi - mét" rồi cầm tay em C (ở bên phải B) để "truyền điện". vậy là em C phải nói tiếp "xăng - ti - mét". Nếu C nói đúng thì C được quyền xướng to như A. Cứ làm như vậy, nếu bạn nào nói sai hoặc làm tính sai thì bị phạt đi kiểu người mẫu một vòng. Phạt xong, bạn đó được quyền xướng to một số để lại tiếp tục chơi. * Lưu ý: + Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng giáo cụ.. + Trò chơi này có thể áp dụng vào nhiều bài, ví dụ: Bài 3, tiết 134. Luyện tập; Bài 1, tiết 146. Diện tích hình chữ nhật; bài 1, tiết 143. Diện tích hình vuông. + Trò chơi này tuy không cầu kì nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em. Trò chơi 5 ĐI CHỢ (Áp dụng trong bài: Tiền Việt Nam - Tiết 125, 126, 127) Mục đích: - Củng cố cho học sinh nhận biết và sử dụng một số loại giấy bạc trong phạm vi 100.000 đồng (1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng) - Rèn kĩ năng cộng, trừ các số hơn đơn vị “đồng” - Thực hành trả tiền và nhận tiền thừa trong khi mua và bán Chuẩn bị: + 1 số tờ giấy bạc loại 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng + 1 số đồ vật: bóng, giấy kiểm tra, hồ dán, cặp tóc, tranh cát. + 1 số tờ bìa ghi giá 1.000 đồng, 3.000 đồng, 6.000 đồng , 7.000 đồng, 15.000 đồng, 55.000 đồng. + Tất cả bày lên bàn giáo viên. - Cách chơi: + Gọi 2 em chơi: 1 em đóng người bán hàng, 1 em đóng người mua hàng + Phát tiền cho cả 2 em + Người mua hàng có thể mua bất kỡ mặt hàng nào trả tiền theo đúng giá ghi trên sản phẩm. Người mua và người bán sẽ phải suy nghĩ. Ví dụ: Mua bóng: 1.500 đồng Người mua đưa trả: 2.000 đồng Người bán phải suy nghĩ và trả lại: 500 đồng + Sau mỗi một lần 2 em đóng vai mua bán xong cho các bạn nhận xét, nếu đúng thì được chơi 2 lần và được thưởng một vài nhãn vở. Nếu sai thì về chỗ để bạn khác lên chơi. - Tổng kết: Khen những em nghĩ ra cách trả tiền để người bán phải suy nghĩ trả lại khó và em biết tính để trả lại cho đúng những “nhà kinh doanh giỏi”. * Lưu ý: Nếu có điều kiện và được sự đồng ý của Ban giám hiệu, GV có thể đưa học sinh ra cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị gần trường, tổ chức cho các em trực tiếp tham gia mua hàng. Trò chơi 6 RUNG CHUÔNG VÀNG Mục đích: Củng cố kĩ năng tính nhẩm. Chuẩn bị: Nội dung bài tập 4, trang 165 Cách chơi: - Sau khi hướng dẫn phân tích phép tính mẫu, GV lần lượt giơ các thẻ có phép tính. Ai có tín hiệu trước (rung chuông trước) có quyền trả lời; mỗi kết quả đúng được 10 điểm. Sau khi chơi được 5 phút, lớp tổng kết, khen thưởng những học sinh có nhiều điểm nhât. * Trò chơi này có thể áp dụng trong phần khởi động ở các tiết luyện tập. Ví dụ bài 4. tiết 89. Luyện tập chung ; bài4, tiết 152. Luyện tập IV. KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG MINH HỌA TRƯỜNG TH PHƯƠNG LIỆT LỚP: 3A6 TIẾT: 133 TUẦN: 27 Ngày dạy: Người soạn: Trần Hông Hạnh KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TOÁN Bài 133: Các số có năm chữ số (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: * Kiến thức: - Nhận biết các số có năm chữ số (trường hợp chữ số hàng nghìn/ trăm/ chục/ đơn vị là 0). - Biết đọc, viết các số có năm chữ số có dạng nêu trên và biết được chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng đó của số có năm chữ số. - Biết thứ tự các số trong 1 nhóm các số có năm chữ số. - Luyện ghép hình. * Kĩ năng: Đọc, viết thành thạo các số có năm chữ số (trường hợp chữ số hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị là 0). * Thái độ: Yêu thích học môn toán, yêu thích xếp hình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Bài giảng điện tử, máy chiếu hắt, phiếu học tập, phiếu bài tập 3b khổ A1. - Học sinh: Mỗi học sinh chuẩn bị 8 hình tam giác vuông. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ 31’ 1' 9' 7' 5' 5’ 4' 1' 1. KIỂM TRA BÀI CŨ Kiểm tra đọc, viết các số có 5 chữ số. 2. BÀI MỚI a. Giới thiệu bài: b. Đọc và viết số có 5 chữ số (trường hợp các chữ số ở hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị là 0 ) * Nêu cách viết, cách đọc số: 30 000 * Nêu cách viết, cách đọc các số 32.500; 32.560; 32.505; 32.050; 30.050; 30.005 c. Luyện tập, thực hành: * Bài 1: Viết (theo mẫu) Củng cố cách đọc viết số có 5 chữ số. a) * Bài 2: Số? Củng cố về dãy số tự nhiên liên tiếp có 5 chữ số. a) 18 301; 18 302; ; ; ; 18 306; . b) 32 606; 32 607; ;; ; 32 611; . * Bài 3: Số? C2 về dãy số tròn nghìn/ trăm/ chục. a) 18 000; 19 000; ; ; ; ; 24 000. b) 47 000; 47 100; 47 200; ; ; ; . + Dãy a: Trong dãy số a, mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm mấy đơn vị? + Trong các dãy số trên, dãy số nào là dãy các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục? * Bài 4: Xếp 8 hình tam giác như hình vẽ. * Trò chơi: Xếp hình nhanh - Tạo hình đẹp Tổ chức thi xếp hình theo nhóm bàn và thi đua giữa các tổ xem tổ nào trong cùng 1 thời gian có nhiều nhóm bàn xếp hình nhanh và đẹp. III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - GV nêu yêu cầu - GV đọc cho HS viết và đọc số 2000; 32000 - GV nhận xét - GV giới thiệu bài. - Ghi tên bài. - GV yêu cầu HS quan sát phần bài học, sau đó chỉ vào dòng của số 30.000 và hỏi: + Số này gồm mấy chục nghìn, mấy trăm, mấy chục, đơn vị? +Vậy ta viết số này như thế nào? + Số này đọc như thế nào? - Yêu cầu hs chọn một số trong bảng, viết và đọc số đó. - Tổ chức cho học sinh chữa bài theo nhóm. - Chữa, hoàn thành bảng - Yêu cầu học sinh nhận xét về các số có trong bảng. - GV lưu ý Hs cách đọc số: 32 505; 30 005 - Cho HS đọc đồng thanh các số. - Yêu cầu HS cho ví dụ về các số có 5 chữ số (trường hợp chữ số hàng nghìn/ trăm/ chục/ đơn vị là 0). - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Hướng dẫn mẫu - Yêu cầu HS tự làm - Chữa bài. - Lưu ý HS nhắc lại cách đọc trường hợp chữ số 1 ở hàng đơn vị (số 58 601; 70 031) - Yêu cầu HS quan sát dãy số (a) và nêu quy luật của dãy. - Hỏi Hs cách tìm ra số 18303 - Yêu cầu Hs tự hoàn thành bài. - Chữa bài: Chiếu bài làm của 2 HS, nhận xét. - Hỏi HS làm phần (b) cách điền được số 32 610. - Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học tự làm bài. - Chữa bài, nhận xét, hỏi HS về quy luật của dãy số. - Tổ chức chữa bài phần b) bằng trò chơi Ai nhanh - Ai đúng. - Cho Hs đọc đồng thanh 2 dãy số. - Yêu cầu Hs lấy ví dụ số tròn trăm/ số tròn chục/ số tròn nghìn. - Yêu cầu HS lấy 8 hình tam giác vuông, suy nghĩ thảo luận tìm cách xếp hình trong 1 phút. - Tổ chức cho HS thi xếp hình giữa các tổ. - Nhận xét, chốt kết quả. - Nhận xét tiết học. - Dặn về luyện đọc, viết, lấy ví dụ về các số có 5 chữ số (trường hợp chữ số hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị là 0). - 3 HS nối tiếp đọc 3 số có 5 chữ số bất kì, lớp viết ra nháp, 1 HS lên bảng viết. - Nhận xét - Ghi vở - 1HS lên bảng, lớp viết ra nháp. - Đọc là: Ba mươi nghìn. - HS thảo luận nhóm bàn - Lần lượt các dãy bàn lên viết, đọc số - 3 HS nêu ví dụ - HS làm bài vào phiếu học tập. - 5 HS đọc nối tiếp 5 số. - 1 HS nêu yêu cầu - Lấy: 18 302 + 1 - HS làm vào vở. Lớp nhận xét. - 1 HS nêu yêu cầu - HS tự làm bài vào vở. 1HS làm trên bảng lớp phần a) - 1 HS nêu yêu cầu - HS xếp hình theo nhóm bàn, thi đua xếp đúng, nhanh. V. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Qua tiến hành dạy thực nghiệm Các số có năm chữ số như kế hoạch bài giảng trên, tôi có kết quả như sau: Số HS được khảo sát Học sinh đạt yêu cầu xếp đúng hình như mẫu Học sinh còn nhầm lẫn xếp chưa đúng hình như mẫu 52 45 HS = 86,5% 7 HS = 13,5% Do nắm chắc các cơ sở lý luận, nắm chắc mục đích của từng trò chời và chuẩn bị tốt trong từng tiết học nên qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy: - Khi tổ chức trò chơi trong tiết học, tôi thấy các em rất hào hứng tham gia và tiết học trở nên rất sôi nổi. - Khi chưa sử dụng trò chơi học toán, trong lớp chỉ 50% học sinh hứng thú với tiết học. Nhưng khi sử dụng hợp lý các trò chơi vào tiết học thì có đến 98% học sinh hứng thú với tiết học. Khi học tập sôi nổi như vậy giúp các con đua nhau học mà nó cũng là nguồn cổ vũ, khích lệ các con học tốt các môn học khác hơn. - Nhờ có các trò chơi học tập nên học sinh rất thích học, luôn mong được đến các tiết học Toán và coi học Toán là một niềm say mê. - Qua những lần chơi trò chơi, các con trở nên nhanh nhạy hơn, thông minh hơn và nắm bắt vấn đề tốt hơn. Trong lớp không còn hiện tượng học sinh dè dặt, nhút nhát trong khi chơi cũngg như khi tham gia mọi hoạt động của lớp, của trường. PHẦN KẾT LUẬN Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nú cũng kớch thích được trí tưởng tượng, tũ mũ, ham hiểu biết ở trẻ. Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà cũng giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mìnhvà tự đánh giá nhau trong học tập. Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học toán là vô cùng cần thiết. Song không nên qua lạm dụng phương pháp này, ở mỗi tiết học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ 3 đến 5 phút hoặc cùng lắm 10 phút. Do vậy người giáo viên cần có kĩ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện trò chơi thật hợp lí và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh. Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và mụn Toán lớp 3 nói riờng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trương, thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Song để tổ chức trò Toán học được có hiệu quả đũi hỏi mỗi người thầy phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng hạn chế, rất mong sự đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được đầy đủ và phong phú hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2019 Người viết Trần Hồng Hạnh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dạy học môn toán ở bậc tiểu học (Nguyễn Phụ Huy – Bùi Thị Hưởng - Nguyễn Thị Trang) - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2. Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy học môn Toán tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục 3. Những vấn đề cơ sở của phương pháp dạy và học Toán cấp I (Hà Sĩ Hồ) - Nhà xuất bản Giáo dục 4. Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học (Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan - Vũ Dương Thụy - Vũ Quốc Chung) - Nhà xuất bản Đại học Hà Nội 5. Sách giáo khoa Toán 3 – Nhà xuất bản Giáo dục 6. Sách giáo viên Toán 3 – Nhà xuất bản Giáo dục 7. Sách hướng dẫn giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực mon Toán lớp 3 (Nguyễn Hùng Quang – Trần Ngọc Lan – Bùi Thị Viên) - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm MỤC LỤC -----&----- Trang Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2 III. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2 IV. Phương pháp nghiên cứu 2 Phần nội dung Chương I. Cơ sở lí luận 4 Chương II. Cơ sở thực tiễn Chương III. Biện pháp 4 6 I. Tác dụng của trò chơi toán học 7 II. Một số trò chơi toán học lớp 3 8 1. Chuẩn bị và tổ chức trò chơi trong môn Toán 8 2. Giới thiệu một số trò chơi toán học lớp 3 9 IV. Kế hoạch bài giảng minh họa 16 V. Kết quả thực nghiệm 20 Phần C: Kết luận 22 Tài liệu tham khảo 23
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_thiet_ke_tro_choi_gay_hung_thu_hoc_toan_ch.doc