Báo cáo biện pháp Thiết kế trò chơi rèn phát âm tiếng Anh cho học sinh Lớp 3
“Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học” luôn là phương hướng đổi mới phương pháp dạy và học môn tiếng Anh ở bậc tiểu học. Một trong những biện pháp chủ yếu để đạt được mục đích trên là gây cho học sinh hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui bằng cách lôi cuốn các em vào những trò chơi tiếng Anh hấp dẫn, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm lứa tuổi các em trong giờ học tiếng, đặc biệt là ở các lớp đầu cấp – khối lớp đầu tiên được tiếp xúc với một thứ ngôn ngữ mới ngoài tiếng mẹ đẻ.
Đã bước vào môi trường tiểu học đến nay vừa tròn ba năm - một môi trường có đối tượng học sinh nhỏ đã khiến tôi có nhiều trăn trở : làm thế nào để học sinh của mình hứng thú trong việc học ngôn ngữ mới trong khi việc sử dụng tiếng mẹ đẻ còn chưa thuần thục, chưa trôi chảy Và tôi nhận thấy rằng việc dạy học sinh nói tiếng nước ngoài cũng như bắt đầu dạy một đứa trẻ tập nói vì thế đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết và thấy việc tạo hứng thú học tập cho hoc sinh để các em phát âm đươc mềm, trôi chảy, bớt áp lực là cần thiết. Vì vậy tôi xin phép BGH Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung thiết kế trò chơi phát âm của giờ học tiếng Anh lớp 3 làm sáng kiến kinh nghiệm. Trong thực tế giảng dạy tôi đã đưa vào ứng dụng và thấy học sinh tiến bộ hẳn lên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Thiết kế trò chơi rèn phát âm tiếng Anh cho học sinh Lớp 3
ến thức của bài học một cách nhẹ nhàng . Trong quá trình học tiếng Anh ở tiểu học, sử dụng trò chơi trong dạy học có nhiều tác dụng như : Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập. Kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình. Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức một cách năng nổ, hoạt bát, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Ngoài ra, thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Vì vậy trò chơi là rất cần thiết trong giờ học ngoại ngữ ở tiểu học. 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 2.1. Đặc điểm chung về tình hình nhà trường: a, Thuận lợi: - Nhà trường luôn tạo điều kiện cho công tác giảng dạy, giáo viên được tham gia các lớp học bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ của quận và thành phố. - Giáo viên có tay nghề, đầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn và được học về sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Giáo viên yêu nghề, có năng lực sư phạm, cũng như vững vàng về chuyên môn. - Đặc biệt, lớp học tiếng Anh được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy và học, như: máy tính nối mạng internet, máy chiếu, lóa. - Bộ môn tiếng Anh là bộ môn mới mẻ, thu hút được sự hứng thú của học sinh; sách giáo khoa có nhiều hình ảnh, màu sắc phù hợp với tâm lý lứa tuổi. - Trẻ em ngày nay có lợi thế được tiếp cận sớm và nhiều với công nghệ thông tin và các kỹ thuật tiên tiến, nên khả năng ngôn ngữ của các em rất phát triển. Học sinh đa số được làm quen với tiếng Anh từ rất sớm, được cha mẹ hướng dẫn, xem tv, được tham gia các lớp học ở trung tâm, nên các em dễ dàng lĩnh hội và luyện tập thực hành tiếng Anh dưới sự hướng dẫn của giáo viên trên lớp. b, Khó khăn: - Học sinh tiểu học, nhất là đối tượng lần đầu tiên tiếp xúc với tiếng nước ngoài đều thích bắt chước những tiếng âm mới lạ nhưng trong tiếng Anh có những âm khác và khó phát âm so với tiếng Việt nên học sinh có tâm lý lần đầu phát âm không được lần sau sẽ nản. Hơn thế nữa, qua thực tế giảng dạy và tham khảo dự giờ của các bạn trường khác tôi thấy việc rèn phát âm chưa được quan tâm nhiều, chủ yếu chỉ dừng ở việc học sinh nhận dạng âm và đọc theo giáo viên. Học sinh chỉ đạt được ở mức hiểu từ mới, câu mới chứ khả năng nói của học sinh chưa cao. Vì vậy trong giờ học các em còn ngại phát biểu, có trường hợp học sinh có đáp án nhưng không biết phát âm, đọc từ đó như thế nào. - Bộ môn tiếng Anh vẫn là môn học tự chọn nên tính tự giác học của các em vẫn chưa cao. 2.2. Mục đích yêu cầu của nghiên cứu thực trạng: a. Do việc phát âm đối với học sinh lớp 3 chỉ dừng lại ở từ và âm nên phía giáo viên phải có sự hiểu biết về các âm nhỏ, biết phân loại các âm và đưa vào gần gũi với âm của tiếng Việt để học sinh dễ liên tưởng: - Có 18 nguyên âm trong tiếng Anh (vowel sounds ) / i / : đọc giống âm i của tiếng Việt. / i : / : đọc giống âm i của tiếng Việt nhưng kéo dài hơi hơn âm i trước. / e / : đọc giống âm e của tiếng Việt. / : / : đọc giống âm e của tiếng Việt nhưng kéo dài hơi hơn âm e trước và đọc bẹt lưỡi. / / : đọc giống âm ă của tiếng Việt. / a : / : đọc giống âm a của tiếng Việt nhưng kéo dài hơi hơn . / / : đọc giống âm o của tiếng Việt. / : / : đọc giống âm o của tiếng Việt nhưng kéo dài hơi hơn âm o trước. / u / : đọc giống âm u của tiếng Việt. / u : / : đọc giống âm u của tiếng Việt nhưng kéo dài hơi hơn âm u trước. / / : đọc giống âm ơ của tiếng Việt. / : / : đọc giống âm ơ của tiếng Việt nhưng dài kéo hơi hơn âm ơ trước. / ei / : đọc giống âm ây của tiếng Việt. / ai / : đọc giống âm ai của tiếng Việt. / i / : đọc giống âm oi của tiếng Việt. / au / : đọc giống âm ao của tiếng Việt. / u / : đọc giống âm a của tiếng Việt. / i / : đọc giống âm ia của tiếng Việt - Có 29 âm phụ âm: (consonant sounds) Trong đó các âm / p / , / b / , / t / , / s / , / v /, / h / , / l / , / m / , / n / , / r / , / k / đọc giống âm của tiếng Việt. Còn lại các phụ âm khác không giống với tiếng Việt đòi hỏi giáo viên làm mẫu khẩu hình, cách đọc và đặt lưỡi để bật ra âm chuẩn: / / Đọc giống âm s của tiếng Việt nhưng chu môi và âm đọc nặng hơn. / / Đọc giống âm s của tiếng Việt nhưng kéo khóe mệng về hai bên tai. / / Đọc giống âm ch của tiếng Việt. / / Đọc giống âm ph của tiếng Việt. b. Ngoài việc nghiên cứu về các âm trên thì hiện nay máy tính hỗ trợ rất nhiều trong giảng dạy tiếng Anh như “từ vựng tiếng anh theo chủ đề” trong google hay “phần mềm từ điển Lạc Việt ” quả là tuyệt vời cho giáo viên khi dạy học phát âm, giúp học sinh gần gũi hơn với tiếng người bản ngữ. Bất cứ từ nào cần dạy trong bài giáo viên chỉ cần gõ từ và câu rồi nhấn vào công cụ chọn “listening” sẽ nghe được tiếng đọc của người bản ngữ với từ hay câu cần biết. Điều này đảm bảo tính chính xác của từ và âm trong bài học và giúp giáo viên tự tin hơn rất nhiều khi lên lớp. 2.3. Nội dung và cách tiến hành: a. Trò chơi thông qua 5 bước : - Giới thiệu tên trò chơi. - Phổ biến luật chơi. - Tiến hành chơi. - Thảo luận rút ra kiến thức. - Đánh giá kết luận. b. Thiết kế trò chơi vừa sức, dễ thực hiện: - Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung học cụ thể trong từng bài (Có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức thực hành, luyện tập) - Phát âm đối với học sinh lớp 3 chỉ dừng lại ở từ và âm, chưa đi vào câu và loại câu. Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học và được đặt những cái tên gợi cảm, gây hứng thú, góp phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức . - Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phán đoán, phát huy trí tuệ, sự nhanh nhẹn, tư duy sáng tạo . - Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian (Sử dụng trong giờ học từ 5 đến 7 phút ). - Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái. - Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 3. - Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp . c. Nội dung và cách tiến hành: - Thiết kế trò chơi rèn phát âm về âm. - Thiết kế trò chơi rèn phát âm về từ. - Tổ chức trò chơi luyện tập bài vừa học, ôn lại bài đã học, nhằm củng cố phát âm và tự tin khi giao tiếp. 2.4. Kết quả đạt được: Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy giờ học sinh động hơn, các em mạnh dạn, tự tin khi nói tiếng nước ngoài. Với sự chuẩn bị giáo án cẩn thận, chi tiết, sự chỉ đạo hướng dẫn của giáo viên theo hướng “say- do- check” - hướng dẫn - làm mẫu - kiểm tra, các em học sinh đã hăng hái phát biểu, tích cực tập nói theo cặp, nhóm. Việc sử dụng trò chơi học tập không chỉ giúp học sinh nắm được, củng cố được âm và nghĩa của từ một cách nhẹ nhàng, mà còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, giúp các em tự tin, khả năng diễn đạt mạch lạc, đặc biệt là tạo hứng thú học tập, tạo niềm vui, lòng say mê học tập cho học sinh. 3. GIẢI PHÁP: Thiết kế trò chơi rèn phát âm tiếng Anh cho học sinh lớp 3. 3.1. Trò chơi rèn phát âm về âm: a. TRÒ CHƠI I : Making friends – kết bạn. * Mục đích chơi : Giúp học sinh củng cố cách đọc của âm vừa nhận biết. * Thời gian chơi : 7 phút * Chuẩn bị chơi : Giáo viên – chuẩn bị 6 thẻ từ ( Có kích thước 10 x 15 cm ) cho mỗi nhóm 6 người (thẻ từ chứa 3 căp đôi có từ gạch chân phát âm giống nhau . Ví dụ : Tiết 2 : bài tập số 5 trang 56 sgk . Khi tổ chức trò chơi giáo viên có thể chuẩn bị nội dung ghi trong bìa : this big school that book small * Chọn đội chơi : chia lớp làm hai đội, mỗi đội lấy 6 em; các em đặt tên cho đội mình dùng những từ mới đã học tiết trước (Ví dụ : đội “pen” - đội “ruler” ) Những học sinh còn lại là ban giam khảo. * Cách chơi : Hai đội trưởng lên nhận bìa của tổ và phát bìa cho mỗi bạn ở đội mình. Giáo viên hô “start” thì học sinh của hai đội đọc từ của mình trước nhóm rồi phát hiện ra từ của mình giống bạn nào thì nhanh chóng nắm tay bạn đó để làm thành đôi. * Kết quả : Nhóm nào tìm bạn nhanh và đúng nhất nhóm đó sẽ chiến thắng. Trò chơi có thể sử dụng ở các tiết 2 của các bài phần “say it right” có 3 cặp từ phát âm khác nhau trang 28, 40, 48, 56, 68, 84, 96, 112 sách giáo khoa tiếng Anh lớp 3. b. TRÒ CHƠI II : One, two, three – một, hai, ba * Mục đích chơi : Giúp học sinh củng cố cách đọc của âm vừa nhận biết và luyện kỹ năng nghe và phản ứng của trẻ. * Thời gian chơi : 7 phút * Chuẩn bị : Ngoài những từ vừa học phát âm giáo viên chuẩn bị thêm một số các từ có cùng cách đọc. Ví dụ : luyện âm / u : / / b / / i / giáo viên chuẩn bị thêm các từ : room book he school big me afternoon bye sit * Cách chơi : giáo viên qui ước / u : / / b / / i / tương ứng với 1 2 3 rồi đọc bất kỳ từ nào mà mình đã chuẩn bị. Học sinh ở dưới lắng nghe rồi xem âm đó thuộc số nào rồi hô to số đó Ví dụ : - giáo viên : room học sinh : one (1) - giáo viên : big học sinh : two (2) - giáo viên : me học sinh : three (3) * Kết quả : học sinh nào nói nhanh nhất đúng nhất giáo viên sẽ khích lệ và cho điểm học sinh đó. Trò chơi có thể sử dụng ở các tiết 2 của các bài phần “say it right” có 3 cặp từ phát âm khác nhau trang 28, 40, 48, 56, 68, 84, 96, 112 , 104 sách giáo khoa tiếng Anh lớp 3. c. TRÒ CHƠI III: Take a right seat – Ngồi đúng ghế * Mục đích chơi : Giúp học sinh củng cố cách đọc của âm vừa nhận biết , luyện kỹ năng nghe và phản ứng của trẻ. * Thời gian chơi : 7 phút * Chuẩn bị : - Giáo viên – chuẩn bị 2 chiếc ghế phía trước bảng. - Ngoài những từ vừa học phát âm, giáo viên chuẩn bị thêm một số các từ có cùng cách đọc. Ví dụ : Tiết 2 : bài tập số 5 trang 56 sgk có các từ chứa 2 cách phát âm khác nhau / i / / l / See LiLi Meet Alan Read giáo viên chuẩn bị thêm một số các từ có cùng cách đọc với từ gạch chân me large be listen * Chọn đội chơi : chia lớp theo đội, đặt tên cho đội dùng những từ mới đã học tiết trước (Ví dụ : đội “pen” - đội “ruler”) * Cách chơi : giáo viên qui ước / i / tương ứng với ghế trái; / l / tương ứng với ghế phải rồi mời 2 học sinh của 2 đội (có khoảng cách bằng nhau tới chiếc ghế cho công bằng) nghe từ sắp phát âm. Học sinh đó nghe và chạy tới ngồi vào ghế chứa âm đã qui ước. Học sinh nào ngồi vào ghế nhanh và đúng sẽ ghi điểm cho đội mình. Giáo viên gọi cặp khác nhau với mỗi lần đọc từ. (Những học sinh còn lại là ban giam khảo ) *Kết quả : Sau các lần đọc đội nào nhiều điểm hơn đội đó sẽ chiến thắng. Trò chơi có thể sử dụng ở các tiết 2 của các bài phần “say it right” có 2 cặp từ phát âm khác nhau trang 12, 20, 76, 104 sách giáo khoa tiếng Anh lớp 3. 3.2. Trò chơi rèn phát âm về từ a. TRÒ CHƠI I : Big wave, small wave – Làn sóng to, làn sóng nhỏ * Mục đích chơi : Giúp học sinh củng cố cách đọc của từ vừa được học (ứng dụng sau khi dạy xong từ mới ) * Thời gian chơi : 7 phút * Phân đội chơi : chia lớp theo đội (mỗi dãy dọc là một đội) * Cách chơi: học sinh mỗi đội đọc to các từ vừa được học theo làn sóng (học sinh bàn đầu đọc từ thứ nhất, học sinh sau tự động đọc tiếp từ thứ hai cho đến hết các từ rồi quay lại từ đầu tiên theo phản xạ lan truyền. Mỗi lần học sinh đọc vấp là một lỗi. Ví dụ: sau khi học xong từ mới bathroom bedroom kitchen living room Đội 1: học sinh bàn đầu đọc “bathroom” học sinh sau tự động đọc tiếp từ thứ hai “bedroom’’ học sinh tiếp sau tự động đọc tiếp từ thứ ba “kitchen” học sinh thứ tư tự động đọc tiếp từ thứ tư “living room” học sinh thứ tư tự động đọc lại từ đầu tiên “bathroom” . đến hết học sinh cuối . *Kết quả : Đội nào đọc to, ít vấp, trôi chảy đội đó sẽ thắng. Trò chơi có thể sử dụng ở các tiết 1, 3 của mỗi bài phần “look, listen and repeat”; “listen and repeat ” sau khi dạy xong từ mới. b. TRÒ CHƠI II : Guessing words – Đoán từ * Mục đích chơi: Giúp học sinh củng cố cách đọc của từ vừa được học, và tăng khả năng phán đoán của trẻ * Thời gian chơi : 5 phút * Cách chơi: Giáo viên đọc từ vừa dạy nhưng không phát ra tiếng, học sinh phải quan sát khẩu hình của cô rồi đoán từ bằng cách gọi tên từ đó thật nhanh. * Kết quả : học sinh nào nói nhanh nhất đúng nhất giáo viên sẽ khích lệ và cho điểm học sinh đó Trò chơi có thể sử dụng ở các tiết 1, 3 của mỗi bài “look, listen and repeat ”; “listen and repeat” sau khi dạy xong từ mới hay sử dụng để kiểm tra từ bài cũ trước khi vào bài mới. c. TRÒ CHƠI III : Odd one out – Cắt từ ra khỏi nhóm * Mục đích chơi : Giúp học sinh củng cố cách đọc của từ vừa được học, và khắc sâu khả năng nhớ nghĩa của từ . * Thời gian chơi : 7 phút * Chuẩn bị : - Giáo viên chuẩn bị một bìa giấy ghi rõ các từ cần ghi nhớ bằng tiếng Anh theo hàng ngang mỗi hàng chứa một từ có nghĩa khác với từ còn lại. Ví dụ: sau khi học xong từ mới của bài 6 giáo viên chuẩn bị ra bìa những từ sau: name classroom library big small it book pen that my ruler your (số 1 chứa từ “name” - tên - khác loại với hai từ còn lại thuộc chủ đề trường học. số 2 chứa từ “ it ” - nó - khác loại với hai từ còn lại chỉ kích thước. số 3 chứa từ “ that” - kia - khác loại với hai từ còn lại chỉ đồ dùng. số 4 chứa từ “ ruler” - thước kẻ - khác loại với hai từ còn lại chỉ sự sở hữu.) * Cách chơi: Mời 3 học sinh lên bảng, giáo viên cho xem nội dung ghi trong tờ bìa và qui ước mỗi em sẽ đảm nhận việc đọc mỗi từ của một số rồi đứng trước lớp lần lượt đọc từ đó lên. Học sinh phía dưới lắng nghe và gọi to từ mà mình nghĩ là khác với hai từ kia.Học sinh nào nói đúng và nhanh giáo viên sẽ khen và cho điểm thưởng. Ví dụ: - Lần xem thứ 1. Ba học sinh lần lượt đọc: name / classroom / library Học sinh phía dưới lắng nghe và gọi to từ mà mình nghĩ là khác với hai từ kia. Học sinh A nói được từ “name” nhanh nhất giáo viên sẽ khen và cho điểm thưởng. - Lần xem thứ 2. Ba học sinh lần lượt đọc : big / small / it Học sinh phía dưới lắng nghe và gọi to từ mà mình nghĩ là khác với hai từ kia. Học sinh B nói được từ “ it ” nhanh nhất giáo viên sẽ khen và cho điểm thưởng. - Lần xem thứ 3. Ba học sinh lần lượt đọc : book / pen / that Học sinh phía dưới lắng nghe và gọi to từ mà mình nghĩ là khác với hai từ kia. Học sinh A nói được từ “that” nhanh nhất giáo viên sẽ khen và cho điểm thưởng. - Lần xem thứ 4. Ba học sinh lần lượt đọc : my ruler your Học sinh phía dưới lắng nghe và gọi to từ mà mình nghĩ là khác với hai từ kia. Học sinh B nói được từ “ruler”nhanh nhất giáo viên sẽ khen và cho điểm thưởng. Trò chơi có thể sử dụng khi giáo viên chữa bài tập 1 ở các bài 1à12 sách bài tập tiếng Anh d. TRÒ CHƠI IV : Whispering – Thì thầm * Mục đích chơi : Giúp học sinh củng cố cách đọc của từ vừa được học (ứng dụng sau khi dạy xong từ mới ) * Thời gian chơi : 7 phút * Phân đội chơi : chia lớp theo đội (mỗi dãy dọc là một đội) * Cách chơi: Với mỗi dãy giáo viên sẽ đọc thầm 1 từ vào tai học sinh đầu dãy, học sinh đó quay lại đọc thầm từ đó vào tai bạn sau và cứ tiếp tục đến hết dãy. Học sinh cuối của dãy đó có nhiệm vụ đọc to từ mình nghe được. Nếu em đó đọc đúng giáo viên thưởng điểm tốt cho cả đội hoặc tùy từng lỗi sai (thiếu âm gió hay sai cả từ) để giáo viên thưởng điểm. 3.3. Kết quả Sau mét thêi gian thùc hiÖn ®Ò tµi, qua kiÓm nghiÖm thùc tÕ t¹i mét sè giê häc ë líp 3 vµ thu ®îc kÕt qu¶ sau: Giờ học Lôi cuốn hs vào giờ học Hs chủ động nói Hs nắm được bài sau giờ học Kết quả phát âm tiếng anh tốt Cã trò chơi 100% 95% 85% 80% Kh«ng có trò chơi 60% 50% 60% 50% Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy giờ học sinh động hơn, các em mạnh dạn, tự tin khi nói tiếng nước ngoài. Với sự chuẩn bị giáo án cẩn thận, chi tiết, sự chỉ đạo hướng dẫn của giáo viên theo hướng “say- do- check” - hướng dẫn - làm mẫu - kiểm tra. Các em học sinh đã hăng hái phát biểu, tích cực tập nói theo cặp, nhóm và thấy được việc sử dụng trò chơi học tập không chỉ giúp học sinh nắm được, củng cố được âm và nghĩa của từ một cách nhẹ nhàng , mà còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, giúp các em tự tin , khả năng diễn đạt mạch lạc. Trò chơi đã tạo hứng thú học tập, tạo niềm vui, lòng say mê học tập cho học sinh. Một số mẫu phiếu được sử dụng trong tổ chức trò chơi rèn phát âm trong các giờ học tiếng Anh lớp 3. I. Trò chơi Making friends: 1. Phần Say it right – Unit 6. 2. Phần Say it right – Unit 3. 3. Phần say it right – Unit 4. 4. Phần Say it right – Unit 7. 5. Phần Say it right – Unit 9. 6. Phần Say it right – Unit 10. 7. Phần Say it right – Unit 12. II. Trò chơi One, two, three 1. Phần Say it right – Unit 11. III. Trò chơi Big wave, small wave 1. Phần Say it right – Unit 1. 2. Phần Say it right – Unit 2. 3. Phần Say it right – Unit 8. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận chung: Như đã trình bày, việc tổ chức trò chơi trong giờ dạy tiếng Anh ở cấp tiểu học là rất cần thiết và có hiệu quả, bởi hoạt động có sức hấp dẫn rất lớn đối với học sinh, là động lực thúc đẩy hứng thú học tập, thu hút khả năng tập trung vốn ngắn hạn của các em và khiến các em muốn tham gia vào các hoạt động học tập hơn. Ngoài ra, đối với giáo viên, tổ chức trò chơi còn là phương pháp kiểm tra bài học nhanh nhất và tiết kiệm thời gian nhất. Tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung của bài học mà chúng ta có thể sử dụng các trò chơi một cách nhịp nhàng để đạt hiệu quả cao, gây hứng thú cho học sinh trong giờ học, tạo cho học sinh nhiều cơ hội để sử dụng tiếng Anh, làm cho các em vui vẻ, tự tin và mạnh dạn hơn trong giờ học tiếng Anh trên lớp cũng như trong giao tiếp. 2. Khuyến nghị: Tuy nhiên, tôi xin được mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả luyện phát âm trong các giờ dạy tiếng Anh ở cấp tiểu học. 1) Về phía giáo viên: - Chủ động tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu về tâm sinh lý của học sinh tiểu học để có những cách thức lựa chọn và tổ chức trò chơi sao cho phù hợp với học sinh, giúp nâng cao động lực học tiếng Anh cho các em. - Chủ động tìm hiểu những kiến thức về cách lựa chọn cũng như cách thức tổ chức trò chơi sao cho phù hợp với trình độ học sinh và nội dung, mục đích của bài học; chẳng hạn như thành thạo kỹ năng sử dụng máy vi tính, máy chiếu, cách tổ chức hoạt động trong lớp, cách thức luyện phát âm cá nhân,... - Thiết kế thêm các trò chơi cho giờ dạy tiếng Anh thêm phong phú, đáp ứng nhu cầu của học sinh giúp các em tăng hứng thú học với tiếng Anh hơn. - Đặc biệt, xem việc kết hợp trò chơi trong giờ dạy là một phần quan trọng khi chuẩn bị giáo án. 2) Về phía nhà trường và phòng giáo dục: - Tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kỹ năng giao tiếp. - Tổ chức các lớp tập huấn về giảng dạy tiếng Anh ở cấp tiểu học. - Hỗ trợ giáo viên về giáo cụ trực quan, những bộ tranh ảnh, wordcard dạy và học đi kèm với sách giáo khoa. 3) Về phía gia đình: - Liên hệ với giáo viên và nhà trường nhằm nắm bắt sức học của con em, từ đó có những phương thức phù hợp hỗ trợ hiệu quả cho việc học tiếng Anh của con em mình, chẳng hạn như, mua các giáo trình tiếng Anh phù hợp có kèm theo băng đĩa để các con có thể rèn nghe và phát âm ở nhà. Một số phương pháp tôi vừa trình bày tuy không mới mẻ song nó đem lại kết quả tốt trong các giờ học tiếng Anh của trẻ, giúp trẻ giữ mãi được sự thích thú và nhiệt tình đối với môn tiếng Anh mọi lúc mọi nơi. Đề tài cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo cũng như các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2012 Người viết Phạm Hồng Anh MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Lí do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 2 III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 IV. Đối tượng khảo sát và đối tượng thực nghiệm 2 V. Phương pháp nghiên cứu 2 VI. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 3 B. NỘI DUNG 4 1. NỘI DUNG LÝ LUẬN 4 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Đặc điểm chung về tình hình nhà trường 4 2.2. Mục đích yêu cầu của nghiên cứu thực trạng 5 2.3. Nội dung và cách tiến hành 7 2.4. Kết quả đạt được 8 3. GIẢI PHÁP 8 3.1. Trò chơi rèn phát âm về âm 8 3.2. Trò chơi rèn phát âm về từ 11 3.3. Kết quả 14 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 17 1. Kết luận chung 17 2. Khuyến nghị 17
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_thiet_ke_tro_choi_ren_phat_am_tieng_anh_ch.doc