Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh khối 3 ở trường Tiểu học Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân

Bậc Tiểu học là bậc học quan trọng, đặt nền móng cho giáo dục phổ thông. Bởi giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tiếp các bậc học sau.

 Trong các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan trọng. Học tốt môn Tiếng Việt, học sinh có cơ sở để học tốt các môn học khác. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học hình thành cho học sinh kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (Nghe, nói, đọc, viết) để tập cho học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Học Tiếng Việt rèn luyện các thao tác của tư suy, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và xây dựng thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 Kể chuyện là một môn học lí thú và hấp dẫn ở các lớp trong trường tiểu học. Tiết kể chuyện thường được các em đón nhận với tâm trạng hào hứng và thích thú.

 Khác với các giờ học khác: tập đọc, luyện từ và câu ở tiết kể chuyện, giáo viên và học sinh gần như là thoát li khỏi sách giáo khoa mà được giao hòa tình cảm một cách hồn nhiên thông qua nội dung những câu chuyện được kể. Thông qua lời kể của giáo viên và lời kể của học sinh mọi người như được sống trong những giây phút hồi hộp đầy cảm xúc ngoài quy chế thông thường của một số tiết lên lớp bởi không có những hiện tượng căng thẳng như quay cóp, sao chép Gần như mối quan hệ thầy trò mới được xác lập giữa một không khí mới, không khí cổ tích, không khí của sự khích lệ, không khí của lòng vị tha rất đỗi thanh tao.

 

doc 37 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 1420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh khối 3 ở trường Tiểu học Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh khối 3 ở trường Tiểu học Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh khối 3 ở trường Tiểu học Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân
 tự câu chuyện.
	Cách chơi như sau:
	a) Chuẩn bị:
	- Giáo viên làm các phiếu bằng giấy trắng hoặc bìa kích thước khoảng 10cm x 50cm đủ để ghi rõ các ý tóm tắt (hoặc chi tiết nổi bật) theo từng đoạn của câu chuyện, tạo thành một bộ phiếu. Có thể làm bộ phiếu cho 2 tổ (nhóm cùng chơi). Mỗi bộ phiếu để trong một phong bì to, các phiếu lộn xộn, không đúng trình tự câu chuyện. Ngoài bìa cần đề tên câu chuyện.
	- 1 đồng hồ tính thời gian.
	- Lập các nhóm học sinh tham gia cuộc chơi (2 nhóm, mỗi nhóm có 4 hoặc 5 học sinh).
	- Bầu tổ trọng tài (gồm có giáo viên và 3 học sinh đại diện 3 tổ).
	b) Luật chơi:
	- Giáo viên phổ biến luật chơi:
	- 2 nhóm cùng lên bảng.
	- Mỗi nhóm nhận một bộ phiếu (đựng trong phong bì có đề tên câu chuyện) khi giáo viên phát lệnh “bắt đầu” cả hai nhóm cùng được bóc bì thư, đọc và cùng sắp xếp thật nhanh các phiếu sao cho đúng trình tự nội dung câu chuyện.
	- Thời gian thực hiện trò chơi là 3 phút. (Thời gian này có thể tùy thuộc vào số phiếu nhiều hay ít mà giáo viên quy định).
	c) Cách đánh giá:
	Sau hiệu lệnh “hết giờ” 2 đội chơi phải dừng lại, giáo viên cùng tổ trọng tài đánh giá kết quả sắp xếp ý của các nhóm xem đội nào đúng toàn bộ hay sai, sai ở chi tiết nào, sai mấy chi tiết. Đúng hết 20 điểm, sai mỗi chi tiết trừ 2 điểm.
	Dựa vào kết quả, trọng tài công bố giải nhất, nhì nếu cả 2 đội cùng đúng toàn bộ thì dựa vào thời gian để đánh giá. Nếu cả 2 đội không vi phạm thời gian thì hai đội đồng giải nhất.
	Ví dụ minh họa:
	Ví dụ 1: Dạy bài: NẮNG PHƯƠNG NAM (Tiếng Việt 3 - tập 1 - trang 94)
	* Chuẩn bị:
	- Bầu tổ trọng tài.
	- Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 4 em (học sinh xung phong chơi).
	- Hai bộ phiếu có nội dung như sau:
+ Phiếu 1: Chuyện xảy ra vào ngày hai mươi tám Tết
+ Phiếu 2: Mọi người sững lại vì có tiếng gọi: nè sắp nhỏ kia, đi đâu vậy?
+ Phiếu 3: Phương và Uyên nhắc đến Vân ở trại hè Nha Trang
+ Phiếu 4: Uyên và bạn đi chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ
+ Phiếu 5: Đọc thư của Vân, các bạn biết Tết ở ngoài Bắc rất lạnh.
+ Phiếu 6: Phương nảy ra sáng kiến tặng bạn Vân một cành mai.
+ Phiếu 7: Các bạn mong ước gửi cho Vân một ít nắng phương Nam.
+ Phiếu 8: Cả bọn quay lại đi chợ hoa và đi giữa một rừng mai vàng thắm.
* Phổ biến luật chơi: Giống như phần đầu đã nêu.
	* Tiến hành: 
	Giáo viên gọi tất cả 8 học sinh xung phong lên bảng và chia làm 2 đội. Yêu cầu mỗi đội cử một em đại diện lên lấy phong bì. Sau hiệu lệnh “bắt đầu” hai nhóm bóc phong bì và chia cho mỗi bạn 2 phiếu, các bạn đọc và sắp xếp lên bảng từ theo trình tự câu chuyện. Cả lớp ở dưới cổ vũ động viên hai đội trên bảng. Khi có hiệu lệnh “hết giờ” cả hai nhóm dừng lại.
	* Giáo viên cùng tổ trọng tài kiểm tra và công bố kết quả. Cả lớp khen đội thắng cuộc.
	(Thứ tự xếp đúng như sau: Phiếu 1, phiếu 4, phiếu 2, phiếu 3, phiếu 5, phiếu 7, phiếu 6, phiếu 8).
	Ví dụ 2: Dạy bài: ĐÔI BẠN (Tiếng Việt 3 tập 1 - trang 130)
	* Chuẩn bị:
	- Hai đội chơi, mỗi đội có 5 em.
	- Đồng hồ tính thời gian (4 phút).
	- Tổ trọng tài (giáo viên + 2 học sinh).
	- 2 bộ phiếu có ghi nội dung sau:
+ Phiếu 1: Ngày ấy giặc Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc,
+ Phiếu 2: Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi, Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi
+ Phiếu 3: Mỹ thua, Thành về lại thị xã
+ Phiếu 4: Ở thị xã, Mến thấy nhiều điều lạ, phố xá, nhà cửa san sát, xe cộ đi lại nườm nượp, đèn điện sáng trong đêm như sao sa.
+ Phiếu 5: Đang mải chuyện, bỗng nghe hai bạn kêu cứu thất thanh: Cứu với!
+ Phiếu 6: Thành chưa hiểu chuyện gì đã thấy Mến nhảy xuống nước.
+ Phiếu 7: Giữa hồ một cậu bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
+ Phiếu 8: Hai bạn đi chơi trong công viên ngắm cảnh mặt hồ gợn sóng lăn tăn.
+ Phiếu 9: Mến bơi rất nhanh ra giữa hồ, khéo léo tóm tóc cậu bé đưa vào bờ.
+ Phiếu 10: Mãi đến khi Mến đã về quê, bố Thành mới biết chuyện, bèn bảo Thành: “Người ở làng quê tốt bụng như thế đấy con ạ”.
+ Phiếu 11: Sợ bố lo, thành không kể với bố chuyện xảy ra trong công viên.
	* Phổ biến luật chơi: Giống ví dụ 1.
	* Tiến hành: Giống như nêu ở ví dụ 1.
	* Đánh giá: Giáo viên và tổ trọng tài đánh giá.
	(Thứ tự các phiếu sắp xếp đúng là: Phiếu 1, phiếu 3, phiếu 2, phiếu 4, phiếu 8, phiếu 5, phiếu 6, phiếu 7, phiếu 9, phiếu 11, phiếu 10).
	* Kết luận: 
	Bằng cách tổ chức cho học sinh sắp xếp ý đúng trình tự của câu chuyện tôi đã giúp học sinh ghi nhớ được nội dung và nhanh chóng tái hiện lại các chi tiết trong câu chuyện một cách rõ ràng. Để đánh giá, nhận xét các nhóm chơi yêu cầu học sinh phải thực sự chú ý. Bằng biện pháp này tôi giúp học sinh kể lại câu chuyện tốt hơn ở các phần tiếp theo.
	3.1.1.4 - Hình thức tổ chức 4: Tổ chức cho học sinh đóng vai.
	Đóng vai các nhân vật để kể lại nội dung câu chuyện là một hình thức tổ chức hấp dẫn đối với học sinh tiểu học. Với hình thức này khi các em sắm vai một nhân vật nào đó nhất là một nhân vật mà em yêu thích thì các em vô cùng thích thú. Lúc này, các em sẽ được bộc lộ tài năng diễn xuất của mình, các bạn học sinh khác cũng hồ hởi lắng nghe.
	Để giờ học có hiệu quả tôi cũng suy nghĩ lựa chọn bài để tạo điều kiện thuận lợi cho các em khi đóng vai.
	Ví dụ: Khi dạy bài: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA (Tiếng Việt 3 - tập 2 - trang 49)
	* Chuẩn bị:
	- 1 học sinh trong vai người dẫn truyện.
	- Một học sinh trong vai Vua.
	- Một học sinh trong vai Cao Bá Quát. 
	* Tiến hành: 
	- Người dẫn truyện: Một lần vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội), vua cho xa giá đến hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu quân lính đuổi tất cả mọi người không cho đến gần. Cao Bá Quát lúc ấy còn nhỏ, cậu muốn nhìn thấy mặt vua nên nảy ra một ý.
	- Học sinh đóng vai Cao Bá Quát: Vua đến, vua đến, nhà Vua chắc là đẹp lắm nhỉ? Làm thế nào ta nhìn thấy mặt vua?
	- Người dẫn truyện: Nghĩ rồi Cao Bá Quát nhảy xuống hồ tắm, quân lính nhìn thấy hốt hoảng xúm vào bắt trói cậu bé táo tợn.
	- Học sinh đóng vai Cao Bá Quát (La hét om sòm): Cứu! Cứu!
	- Học sinh đóng vai nhà vua: Có chuyện gì mà la hét như vậy? Hãy truyền lệnh đưa cậu bé vào đây.
	- Học sinh đóng vai Cao Bá Quát (Hai tay chắp trước ngực): Tâu bệ hạ, con là học trò ở quê ra chơi nên không biết , xin đức Vua xá tội.
	- Học sinh đóng vai nhà vua: Ngươi nói, ngươi là học trò. Nếu là học trò ngươi phải đối được vế đối của ta thì ta sẽ tha.
Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
	- Học sinh đóng vai Cao Bá Quát: 
Trời nắng chang chang người trói người.
	- Học sinh đóng vai vua: Quân, cởi trói cho cậu bé.
	Cả lớp cùng vỗ tay hoan hô.
Ví dụ 2: Dạy bài: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ (Tiếng Việt 3 - tập 2 - trang 31)
	* Chuẩn bị:
	- Một học sinh vai người dẫn truyện.
	- Một học sinh vai Ê-đi-xơn
	- Một học sinh vai bà cụ
	* Tiến hành: 
	- Người dẫn truyện: Ê-đi-xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mỹ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường.
	- Bà cụ (bóp chân và đấm lưng).
	- Ê-đi-xơn: Cụ sao thế?
	- Bà cụ: cụ đã đi bộ gần 3 giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Mỏi quá, giá ông Ê-đi-xơn làm được một cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn hơn cho già không?
	- Ê-đi-xơn: Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ?
	- Bà cụ: Đi xe ấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần người kéo mà lại thật êm.
	- Người dẫn truyện: Nghe lời bà cụ nói bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê-đi-xơn.
	- Ê-đi-xơn (nói như reo): Cụ ơi! Tôi là Ê-đi-xơn đấy, nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.
	- Người dẫn truyện: bà cụ ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác.
	- Ê-đi-xơn (nắm tay bà cụ): Cảm ơn cụ, tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe đầu tiên.
	- Bà cụ: Thế nào già cũng đến, nhưng ông phải làm nhanh lên nhé, kẻo tuổi già chẳng còn bao lâu
	- Người dẫn truyện: Từ lần gặp bà cụ Ê-đi-xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Hôm chạy thử chuyến xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến xe điện đầu tiên, đến ga ông bảo:
	- Ê-đi-xơn: Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé!
	- Bà cụ (cười): cảm ơn ông, giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi.
	* Sau khi học sinh sắm vai và kể xong câu chuyện, tôi yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét bạn kể theo các tiêu chí sau:
	- Giọng kể của bạn có khắc họa được tính cách của nhân vật không? Đã sáng tạo trong lời thoại chưa?
	- Cả lớp bình chọn người nhập vai tốt nhất. Giáo viên có điểm thưởng cho học sinh, cả lớp khen bạn.
	* Kết luận: Trong giờ kể chuyện học sinh được đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện tôi thấy học sinh có cơ hội để thể hiện khả năng diễn xuất của mình, giúp các em mạnh dạn và tự tin trong học tập. Nhiều em nhút nhát nay đã mạnh dạn hẳn lên, không khí lớp học vui hơn. Đây chính là sân chơi dành cho học sinh tiểu học.
3.1.2 Chỉ đạo tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn có chất lượng:
	Khi bước vào năm học, tôi lên kế hoạch chỉ đạo các tổ chuyên môn triển khai họp tổ để triển khai cụ thể hóa nhiệm vụ năm học cho từng tổ. Tôi tổ chức họp tổ chuyên môn khối 3 để giúp đồng chí tổ trưởng và các tổ viên nắm vững được quy trình và nội dung sinh hoạt của từng tuần và để các đồng chí giáo viên chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt sau.
	Tôi đưa ra nội dung một buổi sinh hoạt tổ theo hướng dẫn của các đồng chí chuyên viên Phòng giáo dục để các đồng chí tổ trưởng cùng nắm rõ: Nội dung của Buổi SHCM như sau:
	+ Kiểm diện
	+ Rút kinh nghiệm hoạt động của tuần trước những vướng mắc về chương trình, nội dung, đề xuất hướng giải quyết, bàn bạc thống nhất cách giải quyết.
	+ Thống nhất chương trình, nội dung hoạt động dạy học trong tuần tới.
	+ Trao đổi các bài khó dạy.
	+ Thống nhất phần chấm, chữa trong tuần tới.
	+ Bàn bạc tổ chức các chuyên đề, thời gian dạy.
	+ Chuẩn bị đồ dùng cho các môn học tuần sau, cách sử dụng đồ dùng.
	+ Các đề xuất với ban giám hiệu.
3.1.3. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề:
	Sau khi sinh hoạt chuyên môn, tôi yêu cầu tổ chức các chuyên đề để mọi người dự nhận xét, rút kinh nghiệm và thống nhất quy trình, phương pháp dạy đối với các môn học nói chung, phân môn kể chuyện nói riêng.
	Thông qua các chuyên đề ngoài việc giúp giáo viên nắm vững quy trình của các dạng bài trong phân môn kể chuyện thì việc giúp giáo viên nắm vững các phương pháp để dạy tốt phân môn kể chuyện cũng là một việc làm rất quan trọng. 	Bởi vậy sau mỗi chuyên đề giáo viên trong tổ cần phải:
	Thống nhất các phương pháp dạy từng loại bài, các phương pháp ứng với từng hoạt động của từng bài, cách chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào cho đạt hiệu quả cao.
3.1.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn.
	Đây là nhiệm vụ trước tiên và hết sức quan trọng mà người cán bộ quản lý cần làm. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải được xác định trong toàn bộ kế hoạch năm học và phải hỗ trợ tích cực cho việc triển khai các chức năng quản lý khác. Mặt khác kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn và đặc biệt phù hợp với tình hình thực tế của yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Để đảm bảo cho kế hoạch thanh tra, kiểm tra đạt được tính ổn định và tính thực thi cao, trong khi xây dựng kế hoạch tôi đã tập trung vào các vấn đề sau:
	- Kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học bao gồm cả quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh.
	- Kiểm tra việc thực hiện quy chế soạn - giảng - chấm chữa, cho điểm đánh giá xếp loại học sinh.
	- Kiểm tra các quy định trong chuyên mô của tổ - nhóm chuyên môn, kiểm tra học tập và kết quả học tập của học sinh.
	- Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, các tài liệu nghiên cứu, sách tham khảo phục vụ việc dạy và học.
	- Kiểm tra công tác quản lý, hồ sơ chuyên môn, của hiệu phó, tổ chuyên môn, của cá nhân từng giáo viên.
	Sau đây tôi xin minh họa kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên môn tháng 9/2011 và tháng 11/2011 được trích trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên môn của cả năm học 2011 - 2012 của trường tiểu học Thanh Xuân Trung.
Tuần
Tháng
Nội dung công việc kiểm tra
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
9/2011
- Kiểm tra cơ sở vật chất, toàn bộ thiết bị đồ dùng dạy học.
- KT việc chuẩn bị ĐDHT của HS toàn trường.
Kiểm tra sinh hoạt tổ chuyên môn của tổ 2 và tổ 3.
Dự giờ dạy của GV cơ bản.
- Dự giờ thăm lớp các GV khối 1,2.
- Kiểm tra bài soạn của giáo viên khối 4 + 5.
- Kiểm tra sinh hoạt tổ chuyên môn của tổ 1, tổ 4 và tổ 5.
- Dự giờ các tiết Kể chuyện khối 2 + 3.
11/2011
Kiểm tra sổ chủ nhiệm của 100% các lớp.
Khảo sát đội tuyển HS giỏi lớp 4, lớp 5 (Toán + tiếng Việt)
Dự giờ các Kể chuyện của 2 GV khối 3
Dự giờ chuyên đề TLV của khối 4 + 5. KT kết quả môn viết HS qua bài KTĐKL2
* Hình thức thanh tra, kiểm tra: 
	Để kế hoạch thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cao người hiệu trưởng phải biết lựa chọn hình thức kiểm tra phù hợp nhất bởi hình thức hay nói một cách khác cách thức kiểm tra có vai trò quyết định kết quả của công tác kiểm tra.
	- Đối với nội dung dạy và học thì vừa sử dụng phương pháp kiểm tra trực tiếp như kiểm tra giáo án bài soạn, sổ kế hoạch giảng dạy, sổ sử dụng đồ dùng, sổ điểm, dự giờ thăm lớp, ra đề khảo sát chất lượng vừa kết hợp kiểm tra gián tiếp nắm tình hình qua học sinh - phụ huynh - đồng nghiệp để đánh giá chất lượng giảng dạy, trình độ nghiệp vụ - năng lực của từng giáo viên. Đặc biệt tăng cường dự giờ các tiết Tập làm văn.
	- Đối với nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn thì tôi đã sử dụng phương pháp kiểm tra, đó là vừa trao đổi phỏng vấn tổ trưởng, giáo viên trong tổ vừa xem xét hồ sơ của tổ, của giáo viên - các kết quả, tài liệu lưu trữ của tổ. Kết hợp với dự buổi sinh hoạt triển khai nhiệm vụ chuyên môn tháng - tuần - dự chuyên đề Kể chuyện - dự rút kinh nghiệm chuyên đề - trao đổi kinh nghiệm - nghe ý kiến đề xuất - kiến nghị của các thành viên vừa tham khảo kết quả kiểm tra của các lực lượng khác để đánh giá xếp loại tổ, nhóm.
	* Thăm lớp dự giờ:
	Qua những việc làm trên để kiểm tra xem hiệu quả của đề tài như thế nào, tôi thường xuyên dự giờ, thăm lớp ở các giờ Kể chuyện của các giáo viên để nắm bắt kết quả giảng dạy của giáo viên, kịp thời bổ xung những thiếu sót, khắc phục tồn tại để nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Kể chuyện. Qua các tiết dự giờ tôi thấy 100% giáo viên đã nắm vững quy trình dạy các dạng bài của tiết Kể chuyện, nắm vững các phương pháp dạy và sử dụng nhiều hình thức hoạt động trong các giờ dạy của phân môn Kể chuyện.
	- Giáo viên biết dử dụng đồ dùng dạy học hợp lý, khoa học, có nhiều tiết đã được BGH đánh giá cao về sử dụng đồ dùng hiệu quả.
	- Hình thức tổ chức dạy học phong phú, thể hiện sự đổi mới về phương pháp giảng dạy rõ rệt tạo hứng thú học tập cho học sinh.
	- Học sinh tích cực học tập, chủ động nắm kiến thức, tiết học vui sôi nổi.
	- Chất lượng giờ dạy được nâng lên. Qua khảo sát, phần lớn học sinh hiểu bài và nắm kiến thức ngay tại lớp, có sự sáng tạo.
	* Đánh giá rút kinh nghiệm
	Việc đánh giá sơ kết rút kinh nghiệm cũng là những dịp kiểm điểm lại công tác thanh tra, kiểm tra có hiệu quả nhất. Sau những lần thanh tra, kiểm tra, dự giờ, dự chuyên đề tôi đều tổ chức rút kinh nghiệm cho đội ngũ giáo viên nắm vững hơn về quy trình tiết dạy, cách đổi mới phương pháp dạy phân môn Kể chuyện. Từ đó giúp giáo viên tự tin hơn khi dạy Kể chuyện, việc làm đó đã tạo đà thúc đẩy trình độ chuyên môn của giáo viên ngày càng được nâng cao rõ rệt.
3.2. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp chỉ đạo dạy Kể chuyện ở trường tiểu học Thanh Xuân Trung.
3.2.1. Mục đích khảo nghiệm.
	Xác định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp chỉ đạo dạy Kể chuyện lớp 3 ở trường tiểu học Thanh Xuân Trung.
3.2.2. Đối tượng khảo nghiệm:
	Giáo viên và học sinh khối 3 trường tiểu học Thanh Xuân Trung.
3.2.3. Kết quả khảo nghiệm.
	Sau một năm đưa biện pháp “Chỉ đạo tổ chức dạy Kể chuyện cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Thanh Xuân Trung”, tôi đã thu được một số kết quả như sau:
	* Đối với giáo viên:
	- Giáo viên thấy được tầm quan trọng của tổ chức chuyên môn. Thông qua các buổi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn giáo viên được trao đổi với nhau về những bài khó dạy để thống nhất quy trình và cách dạy từng dạng bài, được bàn bạc với nhau về cách sử dụng đồ dùng, cách tổ chức các hoạt động, phương pháp dạy từng bài sao cho hiệu quả nhất. Đặc biệt thông qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn các đồng chí giáo viên còn được học hỏi kinh nghiệm của nhau để nâng cao tay nghề.
	- Việc chỉ đạo sát sao nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn giúp cho tổ trưởng tổ chuyên môn có nội dung sinh hoạt rõ ràng, khoa học. Các vấn đề vướng mắc về nội dung, phương pháp kịp thời tháo gỡ.
	- Việc tổ chức các chuyên đề giúp cho giáo viên nắm vững quy trình tiết dạy, tiếp cận với việc đổi mới phương pháp một cách nhanh chóng, thống nhất việc sử dụng đồ dùng sao cho hiệu quả.
	- Việc đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức một cách chủ động, học sinh sẽ hiểu bài sâu và hứng thú học tập.
	- Chỉ đạo dạy tốt phân môn Kể chuyện giúp cho giáo viên dạy tốt các phân môn khác trong môn Tiếng Việt cũng như các bộ môn khác.
	- Việc giáo viên dạy tốt phân môn kể chuyện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường. Chính vì vậy, khi được đón đoàn thanh tra của phòng giáo dục về thanh tra hoạt động sư phạm của nhà trường, kết quả:
	+ Thanh tra 10 tiết dạy thì có 8 tiết được đánh giá xếp loại Tốt, 2 tiết loại Khá.
	+ Thanh tra toàn diện 9 đồng chí giáo viên kết quả 7 đồng chí xếp loại tốt, 2 đồng chí xếp loại khá.
	+ Trường được đánh giá xếp loại Tốt về hoạt động sư phạm.
	* Đối với học sinh:
	- Học sinh yêu thích môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Kể chuyện.
	- Kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh được nâng lên rõ rệt.
	- Năm học 2010 – 2011 có 5 em đi thi học sinh giỏi các môn cấp quận thì có 5 em đạt giải cao trong đó có 2 giải nhất Toán, 2 giải nhất Tiếng Việt, 1 giải nhì Tiếng Việt .
	- Phong trào viết chữ đẹp khởi sắc, các khối lớp đều đạt giải cao khi tham gia viết chữ đẹp cấp Quận.
	Để có được những kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Ban giám hiệu nhà trường, sự nỗ lực phấn đấu của các đồng chí giáo viên trong công tác giảng dạy. Điều đó góp phần tạo nên những thành tích chung cho nhà trường.
C. Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận chung
	Đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Thanh Xuân Trung - Thanh Xuân” là đề tài tôi thực hiện lần đầu và thực hiện trong thời gian ngắn nhưng đã thu được kết quả đúng với mong muốn, đóng góp một phần vào việc tự nâng cáo chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, qua đó thúc đẩy công tác giáo dục đáp ứng nhu cầu không ngừng đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với tình hình giáo dục hiện nay của nước ta.
	Việc triển khai đề tài giúp giáo viên nhận thức rõ vị trí, vai trò của tổ chuyên môn và sự cần thiết phải sinh hoạt tổ chuyên môn. Giáo viên nắm vững nội dung, phương pháp dạy phân môn Kể chuyện sẽ chủ động sáng tạo trong giảng dạy. Việc đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh làm chủ được những kiến thức mà mình đã lĩnh hội được góp phần thực hiện thành công sự nghiệp giáo dục mà Đảng và Nhà nước giao cho.
2. Khuyến nghị: 
2.1. Đối với các cấp lãnh đạo chuyên môn
	Nên tổ chức thêm các chuyên đề về phân môn Kể chuyện để cán bộ quản lý và giáo viên có điều kiện học hỏi, nắm vững hơn nội dung, phương pháp và quy trình dạy các kiểu bài của phân môn Kể chuyện.
 Sau mỗi kỳ học cân mở các hội thảo để rút kinh nghiệm dạy học, đổi mới chương trình cho cán bộ quản lý trong các nhà trường.
2.4. Đối với Ban Giám hiệu trường tiểu học Thanh Xuân Trung
	Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức tốt các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy phân môn Kể chuyện để các đồng chí giáo viên học tập rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn.
2.5. Đối với các tổ chức khác
	- Công ty thiết bị sách và đồ dùng trường học cần có sự đầu tư hơn nữa về đồ dùng dạy học của môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Kể chuyện.
	- Các cấp ngành quan tâm đầu tư thêm trang thiết bị dạy học hiện đại cho các nhà trường để phục vụ giảng dạy giúp cho hiệu quả giảng dạy được nâng cao hơn nữa. 

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_to_chuc.doc